South VietNam Ships pre 1975

South VietNam Ships pre 1975

TRƯỜNG VINH

(IMO: 6512718) is a General Cargo registered and sailing under the flag of Viet Nam. Her gross tonnage is 2948 and deadweight is 4900. TRUONG VINH was built in 1965 by HASHIHAMA ZOSEN. TRUONG VINH length overall (LOA) is 97.7 m, beam is 14.9 m.

IMO number 6512718
Name of the ship BEN NGHE
Type of ship CARGO
Gross tonnage 2948 tons
DWT 4979 tons
Length Overall 97.7 m
BEAM 14.9 m
Year of build 1965
Builder IS SHIPYARD – IMABARI, JAPAN
Last known flag VIETNAM
Class society VIETNAM SHIPPING REGISTER
Former names TRUONG VINH until 1973

KYOTOKU MARU until 1970
SHOYO MARU until 1965

http://www.shipnumber.com/page-26856.html

TRƯỜNG XUÂN

(IMO: 5320302) is a General Cargo registered and sailing under the flag of Japan. Her gross tonnage is 1723 and deadweight is 2568. TRUONG XUAN was built in 1958 by USUKI TEKKOSHO. TRUONG XUAN length overall (LOA) is 82.9 m, beam is 12 m.

Ship page http://maritime-connector.com/ship/truong-xuan-5320302/ IMO number 5320302. Name of the ship TRUONG XUAN. Type of ship CARGO. Gross tonnage 1723 tons. DWT 2569 tons. Year of build 1958. Builder USUKI IRON WORKS – SAIKI, JAPAN. Last known flag VIETNAM. Former names SENRYU MARU until 1958

IMO number 5320302
Name of the ship TRUONG XUAN
Type of ship GENERAL CARGO
Gross tonnage 1723 tons
DWT 2568 tons
Length Overall 82.9 m
BEAM 12 m
Year of build 1958
Builder USUKI IRON WORKS – SAIKI, JAPAN
Last known flag VIETNAM
Former names SENRYU MARU until 1958

TRƯỜNG THÀNH

(IMO: 5355319) is a General Cargo registered and sailing under the flag of Viet Nam. Her gross tonnage is 1346 and deadweight is 2115. TRUONG THANH was built in 1957 by MITSUHAMA. TRUONG THANH length overall (LOA) is 78.2 m, beam is 10.4 m and maximum draught is 0 m. Her container capacity is 0 TEU. The ship is operated by UNKNOWN.

IMO number 5355319
Name of the ship TRƯỜNG THÀNH
Type of ship CARGO
Gross tonnage 1347 tons
DWT 2115 tons
Length Overall 78.2 m
BEAM 10.4 m
Year of build 1957
Builder MITSUHAMA SHIPBUILDING – SHIBUSHI, JAPAN
Last known flag VIETNAM
Former names TENRYU MARU until 1957

TRƯỜNG GIANG

(IMO: 6500595) is a General Cargo registered and sailing under the flag of Viet Nam. Her gross tonnage is 1991 and deadweight is 3238. TRUONG GIANG was built in 1964 by UJINA ZOSENSHO. TRUONG GIANG length overall (LOA) is 89.1 m, beam is 12.8 m and maximum draught is 0 m. Her container capacity is 0 TEU. The ship is operated by UNKNOWN.

IMO number 6500595
Name of the ship TRƯỜNG GIANG
Type of ship CARGO
Gross tonnage 1991 tons
DWT 3290 tons
Length Overall 89.1 m
BEAM 12.8 m
Year of build 1964
Builder SHIN KURUSHIMA UJINA DOCKYARD – HIROSHIMA, JAPAN
Last known flag VIETNAM
Former names KYOZAN MARU until 1964

TRƯỜNG SINH

 built by Sanoyasu Dkyd, Osaka 1960   tonnage 1997

TRƯỜNG HẢI

IMO number 5083411
Name of the ship TRƯỜNG HẢI
Type of ship TANKER
Gross tonnage  
DWT 1810 TONS
Length Overall 232 f
BEAM 44 f
Draft 14.6f
Year of build 1961
Builder CHANTIER DUBIGEON NORMANDIE NANTES -FRANCE
Last known flag VIETNAM
Former names – CYPREA to 1973 – Armement : Société Maritime Shell France

– TRƯỜNG HẢI to 1975 – Armement : Thái Bình Công Ty Saigon

– MARIA I  from 1975

INFORMATION Completed 1961 as Cyprea for Shell France. 1973 sold to Thai Binh Congty Saigon and renamed Truong Hai. 1975 renamed Maria I. After the fall of South Vietnam in 5-1975, the vessel was anchored at Singapore with other escaped Vietnamese coastal vessels. Later as a derelict she was scuttled by the US Coast Guard.

HÒA BÌNH

IMO number 5026384
Name of the ship HOA BINH
Type of ship TANKER
Gross tonnage 676 tons
DWT 1076 tons
Length Overall 57.51m
BEAM 8.97m
Year of build 1961
Builder ICHIKAWA SHIPBUILDING – ISE, JAPAN
Last known flag PETRO TIGA until 1985
PETROTIGA until 1980
PETRO TIGA until 1975
ASAHI MARU NO.11 until 1970

SAO MAI

Vessel SAO MAI (IMO: 5324968, MMSI: Unknown) is a general cargo ship built in 1949 and currently sailing under the flag of Vietnam. Her gross tonnage is 681 tons Deadweight: 938 t

IMO number 5324968
Name of the ship SAO MAI
Type of ship GENERAL CARGO
Gross tonnage 681 tons
DWT 938 tons
Year of build 1949
Builder NAKAMURA SHIPBUILDING – WAKAYAMA, JAPAN
Last known flag VIETNAM
Former names SHOEI MARU until 1968

 BÔNG HỒNG 9

Le navire BONG HONG 9 (IMO: 6421323, MMSI: Inconnu) de type chemical/oil products tanker a été construit en 1964 et navigue actuellement sous le pavillon Vietnam. Son tonnage est de 625 tonneaux.

SUCCESS. We found records for IMO 6421323. This Ship IMO Number has been given the current ship name BONG HONG 9. It carries the flag of USA

In fact, BONG HONG 9 is marked as having a vessel type of « TANKER » and its trade indicator is unknown to us.

The hull of boat 6421323 (BONG HONG 9) is made of metal/steel and was manufactured by HONG KONG UNITED DOCKYARD – HONG KONG, CHINA in 1964. The length of this boat is while the vessel has a gross tonnage of 625 tons and a dead weight of 800 tons. It will be a good idea to check the latest vessel information by ordering a Boat History Report.

IMO Number 6421323 had previous boat names (THANH HUONG until 1964 Dec). The watercraft or boat has a radio ‘call-sign’ of unknown call-sign. On the other hand BONG HONG 9 is currently owned by and the previous owners are unknown to us. The MMSI is . To find the location of the boat right now you can visit marinetraffic.com and vesselfinder.com

IMO number 6421323
Name of the ship BONG HONG 9
Type of the ship TANKER
Gross tonnage 625
DWT 800 t
Length Overall 52m
Breadth Extreme 11.18m
Year of build 1964
Builder HONG KONG UNITED DOCKYARD – HONG KONG, CHINA
Last known flag VIETNAM
Former names THANH HUONG until 1964 Dec

ĐẠI HẢI

IMO number 5084116
Name of the ship ĐẠI HẢI
Type of ship CARGO
Gross tonnage 281 tons
DWT 607 tons
LENGHT OVER ALL 55 m
BEAM 9.0 m
Speed 10.5 knots
Year of build 1953
Builder Brodogradiliste III Maj – RIJEKA, CROATIA
Last known flag VIETNAM
Armement Hỏa Xa Quốc Gia Việt Nam

KHÁNH HÒA

IMO number 5186275
Name of the ship KHÁNH HÒA
Type of ship CARGO
Gross tonnage 526 tons
DWT 324 tons
Length Overall 47 m
BEAM 8.1 m
Speed 10.5 knots
Year of build 1953
Builder SCHIFFS HANS BASEDOW – HITZACKER, GERMANY
Last known flag VIETNAM
Former names BARBARA AHRENS

KHÁNH HÒA – Armement : Việt Tài Công Ty – Sài Gòn

NAM QUAN

Vessel NAM QUAN (IMO: 5244091, MMSI: Unknown) is a general cargo ship built in 1962 and currently sailing under the flag of Vietnam. Her gross tonnage is 566 tons. Below you can find more technical information, photos.

IMO number 5244091
Name of the ship NAM QUAN
Type of ship GENERAL CARGO
Gross tonnage 566 tons
DWT 1026 tons
Year of build 1962
Builder SHIN KURUSHIMA HASHIHAMA DOCKYARD – HASHIHAMA, JAPAN
Last known flag VIETNAM
Former names MUROTO MARU NO.1

 NAM SANH

subtype/class:  coastal cargo ship class
propulsion:  steam
date built:  1945
details
tonnage:  554  grt
dimensions:  46.3 x 8.2 x 5.2 m
material:  steel
engine:  1 x 3 cyl. triple expansion engine, single shaft, 1 screw
power:  79  n.h.p.
speed:  8.5  knots
yard no.:  458
IMO/Off. no.:  5246221
cause lost:  ran aground (wrecked)
other reasons:  typhoon
date lost:  30/10/1971 [dd/mm/yyyy]
builder: 
  Ailsa Shipbuilding Co. Ltd., Troon (Scotland)
engine by: 
  North Eastern Marine Engineers Ltd., Sunderland
last owner: 
[1]   Hong Phat Hang – Saigon – Vietnam
  SS Nam Sanh [+1971]
  period 1955 ~ 1971
  IMO/Off. no.: 5246221
prev. owners: 
[2]   Shun Cheong SN Co. Ltd.
  SS Adelina
  period 1953 ~ 1955
  IMO/Off. no.: 169266
[3]   Straits Steamship Co. Ltd., Singapore
  SS Membau
  period 1947 ~ 1953
  IMO/Off. no.: 169266
[4]   MOWT – Ministry of War Transport (WWII), London
  SS Empire Maytime
  period 1945 ~ 1947
  IMO/Off. no.: 169266

 

IMO number 5246221
Name of the ship NAM SANH
Type of ship CARGO
Gross tonnage 394 tons
DWT 468 tons
LENGHT 144 feet
BEAM           27 feet
B’LDR 28 feet
Year of build 1945
Builder Ailsa Shipbuilding Co. Ltd Troon Scotland
Former names
SS Empire Maytime
period 1945 ~ 1947
IMO/Off. no.: 169266
SS Membau

Straits SS Co.Ltd.

period 1947 ~ 1953

IMO/Off. no.: 169266

SS Adelina

Shun Cheong S.N.Co, Hong Kong.
period 1953 ~ 1955

IMO/Off. no.: 169266

SS Nam Sanh [+1971]

Hong Phat Hang, Vietnam.

period 1955 ~ 1971
IMO/Off. no.: 5246221
Last known situation 30.10.71 Wrecked in typhoon in Chulai Harbour. Faifo – Hôi An)
Information Empire Maytime was a 394 GRT coaster which was built by Ailsa Shipbuilding Co Ltd, Troon. Launched on 25 April 1945 and completed in July 1945. Sold in 1947 to Straits Steamship Co Ltd, Hong Kong and renamed Membau. Sold in 1953 to Shun Cheong Steam Navigation Co and renamed Adelina. Operated under the management of K S Pang, Hong Kong. Sold in 1955 to Hong Phat Hang, Vietnam and renamed Nam Sanh. On 30 October 1971 she was stranded and wrecked in a typhoon at Chu Lai, Vietnam.

NAM HẢI

IMO number  
Name of the ship NAM HẢI
Type of ship FISHING
Gross tonnage 32 tons
DWT 103 tons
LENGHT OVER ALL 30 m
BEAM 5.3 m
Speed 12 knots
Year of build 1961
Builder Nagasaki Zosen K.K – Nagasaki
Last known flag VIETNAM
Former names NAM HẢI Armement : Nam Hải Ngư Nghiệp

 NAM VIỆT

IMO number 5246233
Name of the ship NAM VIỆT
Type of ship TANKER / CARGO
Gross tonnage 300 tons
DWT 485 tons
LENGHT OVER ALL 46 m
BEAM 8.4 m
Speed 8.5 knots
Year of build 1944 in Selby – UK  
Builder Cochrane and Sons Ltd
Last known flag VIETNAM
Former names VOURI until 1954
VATERSAY until 1946

 NHỰT LỆ

IMO number  
Name of the ship NHỰT LỆ
Type of ship CARGO
Gross tonnage 558 tons
DWT 935 tons
LENGHT OVER ALL 66 m
BEAM 9.9 m
Speed 10.5 knots
Year of build 1953 in Reykjavik
Builder Brodogradiliste III Maj
Last known flag VIETNAM
Armement Hỏa Xa Quốc Gia Việt Nam

 PHONG CHÂU

IMO number 5277414
Name of the ship PHONG CHÂU
Type of ship CARGO
Gross tonnage 307 tons
DWT 499 tons
LENGHT 52 m
BEAM           8.6 m
Speed 10 knots
Year of build 1949
Builder Gerb. Van Diepen – Werkspoor – Amsterdam 
Last known flag VIETNAM
Former names HELLE DANICA

PHONG CHÂU Armement : Đông Á Hải Văn Công Ty

 PHÚ QUỐC

IMO number 5277517
Name of the ship PHÚ QUỐC
Type of ship CARGO
Gross tonnage 281 tons
DWT 607 tons
LENGHT OVER ALL 55 m
BEAM 9.0 m
Speed 10.5 knots
Year of build 1954 in Reykjavik
Builder Brodogradiliste III Maj
Last known flag VIETNAM
Armement Hỏa Xa Quốc Gia Việt Nam

 THĂNG LONG

IMO number 5357886
Name of the ship THĂNG LONG
Type of ship CARGO
Gross tonnage 281 tons
DWT 607 tons
LENGHT OVER ALL 55 m
BEAM 9.0 m
Speed 10.5 knots
Year of build 1953
Builder 3 MAJ SHIPBUILDING INDUSTRY – RIJEKA CROTIA
Last known flag VIETNAM
Former names DRINA until 1953
Armement Hỏa Xa Quốc Gia Việt Nam

 THỐNG NHỨT

IMO number 5359731
Name of the ship THỐNG NHỨT
Type of ship CARGO
Gross tonnage 281 tons
DWT 607 tons
LENGHT OVER ALL 55 m
BEAM 9.0 m
Speed 10.5 knots
Year of build 1954 in Reykjavik
Builder 3 MAJ SHIPBUILDING INDUSTRY – RIJEKA CROTIA
Last known flag VIETNAM
Former names TIMOK until 1954
Armement Hỏa Xa Quốc Gia Việt Nam

TIỀN PHONG

IMO number
Name of the ship TIỀN PHONG
Type of ship CARGO
Gross tonnage 281 tons
DWT 607 tons
LENGHT OVER ALL 55 m
BEAM 9.0 m
Speed 10.5 knots
Year of build 1953 in Reykjavik
Builder BRODOGRADILISTE III Maj
Last known flag VIETNAM
Armement Hỏa Xa Quốc Gia Việt Nam

 TRƯỜNG SƠN

IMO number 5369578
Name of the ship TRƯỜNG SƠN
Type of ship CARGO
Gross tonnage 281 tons
DWT 607 tons
LENGHT OVER ALL 55 m
BEAM 9.0 m
Speed 10.5 knots
Year of build 1953 in Reykjavik
Builder 3 MAJ SHIPBUILDING INDUSTRY – RIJEKA CROTIA
Last known flag VIETNAM
Former names VARDAR until 1958
THONG NHUT until 1958
Armement Hỏa Xa Quốc Gia Việt Nam

 VIỆT NAM THƯƠNG TÍN 1

IMO number 5380821
Name of the ship VIỆT NAM THƯƠNG TÍN 1
Type of ship Cargo
Gross tonnage 6505 tons
DWT 10965 tons
LENGHT 148,60 m
BEAM           19,00 m
SPEED 14,00 knots
Year of build 1956
Builder Cantieri Navali di Taranto -Taranto Yard n.149
Last known flag Vietnam
Former names

– Piétro Canale until 1962

– Ville de Diego-Suarez 2 until 1965 – Armement : Nouvelle Cie Havraise Peninsulaire de Nav. – Le Havre

– Sonia until 1969 – Armement  Limani Sg Co Inc de Panama

– Viet-Nam Thuong Tin I until 1975 – armement : Vietnam Marine Lines Co Inc de Saigon

– Vung Tau until 1986 – armement : Vietnam Ocean Sg Co de Haiphong.

Scrapped in Japan 1986

 

ĐẾM ÁNH SAO ĐÊM

ĐẾM ÁNH SAO ĐÊM

Võ Sơn –  K19 Pont

Trích Giai Phẩm Xuân Hàng Hải 1971

                Người Hàng Hải ra đi nhưng không từ chối cuộc sống. Và vì yêu cuộc đời nầy nên họ âm thầm « nhặt ánh sao đêm » để quên đi những hờn dỗi, những trái ngang của một kiếp người.

                Từ ngàn xưa, đêm đêm, mỗi khi ngước mắt thành kính ngắm một vì tinh tú, con người đã cảm nhận như một linh hồn hiện hữu. Từ những tinh tú mang nét dịu dàng như Mặt Trăng đến nổi nhà thơ Lý Bạch đã nhảy xuống hồ thu để ôm ánh trăng vàng, đến những vì sao đầy « quỉ quái » như sao Algol đã làm người Ả Rập kinh hoàng ví ánh sáng nhấp nháy, trêu nhát của nó, tất cả đã sống ở mỗi lớp người, mỗi phương trời với những cảm nghĩ, những cái nhìn khác nhau. Ôi ! Vũ Trụ, bao la và diễm ảo, với những khát khao, hiểu biết trong lòng, ta đến đây để nghe vũ trụ vận hành qua cái nhìn của Thi văn, Thiên văn học và Hàng Hải.

Thi văn và trăng sao

                Trăng sao là cảm hứng vô tận của văn nhân, thi sĩ. Trăng sao xuất hiện như một an ủi và gọi mời. Người không thể nào thông cảm với người vì mỗi người là một « hải đảo cô đơn » và « người khác là hỏa ngục của ta » như Françoise Sagan đã từng than. Nên hãy tìm về với vũ trụ, trăng sao. Với dịu vợi, với cảm thông.

« Sao rơi trên biển » – Nguyên Vũ

                Hãy nghe Lưu kỳ Linh, một chiều dừng bước giang hồ bên quán trọ, nâng chén rượu nhớ lại người xưa. Nói cùng ai, và ai cảm thông cho giây phút chạnh lòng đó nếu không phải là những vì sao đêm đang thổn thức :

Bắc Đẩu hoành thiên dạ dục lan.

Sầu nhân ỷ nguyệt tứ vô đoan.

                Chính Huy Cận đã tìm thấy nguồn an ủi ấy khi chàng đứng ngắm người yêu :

Rồi một bửa chờ người chẳng tới,

Ta thấy buồn cùng mọc với trăng sao.

Hoặc táo bạo như Chế Lan Viên, chàng thẳng bước lên mấy tầng mây để đến tắm bên giòng Ngân Hà, để quên đi mối hận ngàn đời của dân Hời. Chàng say sưa với ánh hào quang dịu vợi của sông Ngân, không giữ gìn gì cả làm cho mấy Tiên sao hoảng hốt :

Rồi trần truồng ta nằm trên Điện Ngọc

Hai tay cuồng vơ níu áo muôn Tiên

Đầu gối lên hàng Thất Tinh vừa mọc

Hồn giạt trôi về bến nước non Chiêm

Và rồi thất thểu trên đường mây muôn sắc, chàng đã gặp lại hình bóng cũ của người Chiêm nữ ở một thời xa xưa :

Ta gặp nàng trên một vì sao nhỏ

Ta hôn nàng trong bóng núi, mây cao

Ta ôm nàng trong những nguồn trăng đổ

Ta ghì nàng trong những suối trăng sao.

Hãy khóc đi, thi sĩ. Những giọt nước mắt sẽ làm lòng người dịu vợi. Xin người hãy nghỉ yên trên gối Thất tinh, như Cuội sầu bên gốc đa muôn thuở.

Trăng sao trước cái nhìn của Thiên Văn học

                Nếu Lý Bạch sống vào thời đại của chúng ta, để biết rằng nàng Trăng không diễm kiều, gương mặt rổ như tảng ong, lồi lõm khó thương và lòng nàng chứa đầy núi lửa, liệu thi sĩ có đủ can đảm để chết dưới chân nàng hay không ?

                Những huyền thoại và quan niệm xưa cũ đã xụp đổ trước những khám phá của khoa học. Trái đất không đứng yên, sao Hôm và sao Mai là một. Sao Chổi không mang nhiều hình ảnh chết chóc nữa, cũng như Algol nhấp nháy chỉ vì sự quay tròn của một sao lớn mờ quanh sao nhỏ sáng.

                Quả đất chúng ta là một trong những hành tinh của Thái Dương Hệ quay chung quanh mặt Trời với vận tốc trung bình 140 000 km/giờ. Cả Thái Dương Hệ quay quanh tâm Ngân Hà với tốc độ 800 000 km/giờ. Các bạn có thể tưởng tượng được là Ngân Hà của chúng ta là một trong những Ngân Hà nhỏ của Vũ trụ có đường kính khoảng 90 000 năm ánh sáng (1 năm ánh sáng = 30840 x 0,307 tỉ km). Tâm của Ngân Hà là một quả bóng khinh khí chừng 20000 năm ánh sáng. Ngân Hà chuyển động nhích xa các thiên hà khác với một tốc độ chóng mặt là 50000 km/giây.

                Lấy tốc độ biểu kiến (mouvement apparent) của quả đất đối với Thái Dương Hệ quay chung quanh Ngân Hà thì ta thường di chuyển chừng 26 400 000 km/giờ.

                Trong vũ trụ có rất nhiều chòm sao và chứa hàng chục triệu mặt trời. Riêng Ngân Hà đã có 70 tỉ mặt trời, mà chỉ là một trong những thiên hà nhỏ của vũ trụ. Các thiên hà hợp với nhau thành Thiên tòa, mà trong vũ trụ lại có vô số Thiên tòa mà ta chưa khám phá ra.

                Trước bao la của vũ trụ, ý niệm về thời gian của một kiếp người rất nhỏ bé. Một hiện tượng trong vũ trụ xuất hiện trước mắt ta đã xảy ra cả triệu năm về trước. Một vụ sao nổ ở Thiên hà NGC 4157 được Zwicky trông thấy đêm 16/02/1937 đã xảy ra 4 triệu năm rồi. Cái vĩ đại mà con người thực hiện dù cao ngất như dảy Hi Mã Lạp Sơn đi nữa cũng xụp đổ một cách dễ dàng trước một chuyển động nho nhỏ của vũ trụ.

Trăng sao trước cái nhìn của nhà Hàng Hải

Chòm sao Orion

                Cái nhìn của nhà Hàng Hải đối với trăng sao vừa được nét mộng mơ của thi nhân, vừa có óc phân tích của một khoa học gia.

                Quả thật vậy, nhà Hàng Hải không thể nhìn sao qua những câu chuyện cổ tích mà có thể đưa con tàu về bến được. Họ phải có cái nhìn phân tích và tính toán. Trước một vì sao lạ, họ phải dùng một phép tính nhỏ để định tên tuổi của vì sao. Có như vậy, sau khi đo độ cao, họ có thể định được một quỉ tích của con tàu trên quả đất và dùng phép chiếu Mercator để đưa quỉ tích con tàu lên bản đồ, thì quỉ tích con tàu được đồng hóa với một đường thẳng (Droite de hauteur). Như vậy, chỉ cần quan trắc 3 vì sao liên tiếp, ta có thể định được tọa độ của tàu một cách dễ dàng (giao điểm của 3 đường thẳng). Ngoài ra, nhà Hàng Hải dùng sao để lấy phương giác hải hành, điều chỉnh compas …

                Và cuối cùng, con mắt của nhà Hàng Hải không phải dừng ở đó. Cái nhìn mộng mơ làm giàu tình người đi biển. Sau gương mặt lạnh lùng, dày dạn của những « con sói trên biển cả », họ chôn dấu tận đáy lòng những ray rức giửa ý hướng ra đi để tìm kiếm một chân trời nào đó và ý hướng trở về để thấy « có một mái nhà ». Vì người Hàng Hải không từ chối cuộc sống. Và vì yêu cuộc đời nầy, nên họ âm thầm « nhặt ánh sao đêm » để quên đi những hờn dỗi, những trái ngang của một kiếp người. Luôn sống trong cảnh trời biển bao la, họ ý thức được cái nhỏ bé của con người, nên tình yêu họ sâu rộng. Những lúc chiều xuống, ngồi trước mũi tàu, ai có can đảm ném một mảnh giấy lộn để rồi phải băn khoăn không biết nó trôi giạt về đâu không ? Nhưng nếu một ngày đẹp trời nào đó, người đi biển trở về « cập bến » xưa thì người cũ đã « nhổ neo » từ mùa Xuân trước, phỏng chàng nghĩ sao đây ?

                « … Một ngày nào đó, chúng ta đếm sao bên nhau. Sao đêm thật đẹp. Anh kể cho em nghe đám cưới những vì sao … Anh chợt nghe vai nằng nặng. Thì ra em đã ngủ. Anh yên lặng nhìn em, rồi nhìn những vì sao hành trình lặng lẽ. Anh đang tìm một vì sao đẹp nhất, sáng nhất, đã lạc đường, đến tựa vai anh mà ngủ … (1)

                Hảy trả những ánh sao đêm về vị trí muôn đời của nó. Có một thi sĩ đã chẳng trách Khoa học có cái nhìn soi mói đó sao ? Cuộc đời lắm đau thương. Hãy để sao đêm trong màu huyền thoại cho vết chân trần gian đở nhức nhối. Cũng đừng trách tại sao « người ôm trăng mà lại chết hồ ».

                                                                                         Viết xong đêm 01/12/1970

                                                                                                    Võ Sơn

                                                                                                                                                  

———————————————————–

(1) Theo « Les Étoiles » của Alphonse Daudet .

Phụ nữ Việt gặp lại vị Thuyền trưởng …

Phụ nữ Việt gặp lại vị Thuyền trưởng tàu hàng Sibonga đã cứu sống cả ngàn thuyền nhân Việt

Bà Ann Bates gốc Việt gặp lại ông Healey Martin trong một viện dưỡng lão tại Bắc Ái Nhĩ Lan sau gần 40 năm. (Hình: Belfast Telegraph)

BELFAST – Một cựu thuyền trưởng ở County Tyrone, Bắc Ái Nhĩ Lan (Ireland) đã hội ngộ với một phụ nữ Việt, là người tị nạn Việt Nam mà ông cứu sống cách nay gần 40 năm. Khi chiếc tàu chở hàng của ông nhìn thấy chiếc tàu chở người tị nạn sắp chìm giữa Biển Đông, cô Ann Bates gốc Việt là một trong số những người đó.

Vietnamese Boat People On The British Cargo Ship Sibonga In The Harbour Of Hong Kong 1979

Theo tin của nhật báo Belfast Telegraph, số ra ngày 13 tháng 9, 2017, vào năm 1979, ông Healey Martin, 79 tuổi, là Thuyền trưởng tàu chở hàng Sibonga. Dưới sự chỉ huy của ông, tàu đã giải cứu hơn 1,000 thuyền nhân Việt Nam đang tuyệt vọng trên hai chiếc tàu tìm cách thoát chế độ Cộng Sản. May cho các thuyền nhân, và khốn đốn cho ông thuyền trưởng, khi con tàu của ông bất ngờ phát giác hai chiếc tàu đang kêu cứu với chật cứng người ở bên trong.

Sau bốn thập niên, ông Healey gặp lại cô Ann. Ngày gặp lần đầu Ann chỉ là cô bé 15 tuổi, đứng mếu máo khóc khi nước biển bắt đầu dâng lên cao hơn đầu gối.

Cuộc hội ngộ diễn ra thật cảm động sau khi cô Ann tìm ra ông Healey sống ở viện dưỡng lão Nightingale Nursing Home, ở County Tyrone. Cô vội vã thu xếp và cùng chồng cô rời thủ đô London bên Anh để tới thăm vị cựu thuyền trưởng mà cô gọi là « người hùng” của cô.

M/V SIBONGA

Ông Healery rất xúc động, nói rằng ông không thể nhớ nổi Ann là ai. Cả ngàn người nhốn nháo trên hai chiếc tàu. Ông biết cuộc hội ngộ này thực sự quan trọng đối với cô, nhưng cũng biết nó mang lại nhiều kỷ niệm đau đớn. Ông nói khi Ann vừa nhìn thấy ông, hầu như cô suýt nhảy lên chiếc ghế ông đang nằm. Cô nói không dứt, nhắc lại những chuyện cũ, và gọi ông là một « người hùng » của thuyền nhân Việt Nam.  

Ông Healey nói, « Khi biết những người mà tôi cứu vớt có một cuộc sống tốt đẹp, có được hạnh phúc và tương lai rộng mở, tôi cảm thấy mình vui lây và hạnh phúc lây. »

Ông nhớ lại lúc đó tàu chở hàng của ông đang lướt sóng trong khu vực giữa Biển Đông thì thủy thủ của ông nhìn thấy chiếc tàu chở hơn 600 người tị nạn đang vẫy tay kêu cứu.

Vào thời điểm đó, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã tàn ác như mọi lần. Nhà cầm quyền đã cướp tài sản của dân qua sự việc làm ngơ trước hoạt động của các cán bộ địa phương trong việc thu nhận tiền, và vàng, của nhiều người muốn thoát khỏi Việt Nam, mà trong đó có nhiều người Việt gốc Hoa, nhét họ lên những chiếc tàu đã chật cứng người, đẩy tàu ra khơi và để cho mặc các thuyền nhân chết sống ở đại dương.

Theo luật hàng hải, một chiếc tàu nhận được lời kêu cứu khẩn cấp từ một chiếc tàu gần đó phải cung cấp sự trợ giúp. Thuyền trưởng Healey và 47 thủy thủ đoàn chứng kiến những cảnh đau lòng, trong đó có cảnh một người mẹ trẻ phải thả xác con xuống biển sau khi đứa bé chết trên tàu. Ông nói cảnh đó làm vợ ông Mildred thương xót. Vợ ông đứng ra chăm sóc những đứa trẻ, tắm rửa cho chúng và cho chúng ăn. Sau đó, tàu của ông gặp một chiếc tàu thứ nhì của người tị nạn. Tình cảnh của những người này còn tệ hơn, vì trên tàu không có cả nhà vệ sinh. Phân nửa người tị nạn hấp hối chờ chết.

M/V SIBONGA

Ông Healey cho biết nhiều người viết thư cho ông khen ngợi ông làm một việc tốt. Nhưng cũng có nhiều người nói thẳng họ không thích điều ông đã làm. Họ hỏi tại sao ông làm như vậy. Họ còn đề nghị công ty của ông sa thải ông ngay, sau khi ông mang hàng ngàn người tị nạn vào nước họ. Ông xác nhận dân chúng Vương Quốc Anh lúc ấy không thích người tị nạn.

Ông Healey nói lúc đó ông cũng cảm thấy tiến thoái lưỡng nan, vì những người trên chiếc tàu thứ nhì hôi hám quá. Trên người họ chỉ có phân và nước tiểu. Cuối cùng ông cũng giải quyết được chuyện cho họ tắm rửa, nhưng thực phẩm và nước uống cũng là một vấn đề nam giải. Ông chỉ chuẩn bị thực phẩn cho 47 người, mà giờ đây phải nuôi cả ngàn miệng ăn!

Sau đó, tàu chở người tị nạn ghé vào Hồng Kông, nhưng chính quyền Hồng Kông không cho phép người tị nạn lên bờ. Ông Healey buộc phải thả neo tại đó hai tuần, chờ công ty của ông là Bank Line gởi phi cơ tới để chở người tị nạn về Vương Quốc Anh.

Vietnameese Refugee on the M/V SIBONGA

Lúc bấy giờ cô Ann đi vượt biên một mình. Cô ổn định cuộc sống ở Anh Quốc, đi học và làm y tá ở một bệnh viện gần thành phố Dover. Cô Ann gặp chồng cô tại đó. Cứ mỗi Giáng Sinh, cô lại gởi thiệp chúc mừng tới ông Healey, vì chiếc tàu của cô được ông Healey cứu vớt cũng vào mùa Giáng Sinh. Cô Ann gọi ngày đó là sinh nhật của cô.

Theo ông Healey, cô Ann có một trí nhớ rất tốt về những gì xảy ra trong ngày hôm đó. Ngoài cô Ann, cũng có vài người tị nạn khác nhớ tới ông và viết thư cho ông. Ông nhắc tới một cô bé khác được đưa tới Colwyn Bay thuộc xứ Wales. Vì cô bé không biết tên mình là gì nên các thủy thủ lấy tên chiếc tàu « Sibonga » đặt tên cho cô bé.

Thuyền trưởng Healey Martin có hai người con là Healey và Judith. Người con lớn sống ở Bleary và người con nhỏ sống ở Moira. Vợ ông qua đời năm 2014. Ông nói ông và cô Ann vẫn giữ liên lạc với nhau.

Source :

http://www.viendongdaily.com/phu-nu-viet-gap-lai-vi-thuyen-truong-tau-cho-hang-tung-cuu-song-ca-RS4htYSX.html

WIKILEAKS : Chuyến trở về từ Guam của tàu Việt Nam Thương Tín 1

US TO LET 1,600 RETURN TO VN
Date:

1975 October 2, 20:23 (Thursday)

Canonical ID:

1975STATE235075_b

Original Classification:

UNCLASSIFIED

Current Classification:

UNCLASSIFIED

Handling Restrictions

— N/A or Blank —

Character Count:

9501

Executive Order:

— N/A or Blank —

Locator:

TEXT ON MICROFILM,TEXT ONLINE

TAGS:

SREF – Social Affairs–Refugees | US – United States | VS – South Vietnam

Concepts:

REFUGEES | REPATRIATION

Enclosure:

— N/A or Blank —

Type:

— N/A or Blank —

Office Origin:

ORIGIN ITF – Interagency Task Force to coordinate evacuation from Vietnam

Office Action:

— N/A or Blank —

Archive Status:

Electronic Telegrams

From:

Department of State

Markings:

Margaret P. Grafeld Declassified/Released US Department of State EO Systematic Review 06 JUL 2006

To:

CG FT CHAFFEE IMMMEDIATE | CG PENDLETON | Commander in Chief US Pacific Command | INDIANTOWN GAP MILITARY RESERVATION PA | WAKE IS

 

FOR SENIOR CIVIL COORDINATOR

  1. FOLLOWING IS OCTOBER 1, 1975 WASHINGTON POST ARTICLE BY MURRAY MARDER ON REPATRIATION (TRANSLATION INCLUDED) WHICH YOU SHOULD PRINT SOONEST IN CAMP NEWSPAPER, BEGIN ARTICLE:
  1. PRESIDENT FORD HAS AGREED TO PERMIT ABOUT 1,600 REFUGEES TO TRY TO RETURN TO SOUTH VIETNAM FROM GUAM, ON A SHIP THEY WILL SAIL THEMSELVES.
  1. THERE IS NO CERTAINTY, HOWEVER, THAT COMMUNIST AUTHORITIES IN SAIGON WILL ALLOW THEM TO LAND. UNCLASSIFIED PAGE 02 STATE 235075
  1. THIS IS A « HUMAN DILEMMA, » SAID JULIA V. TAFT, VIETNAM TASK FORCE DIRECTOR, IN ANNOUNCING THE LONG DEBATED DECISION YESTERDAY.
  1. ABOUT 128,000 REFUGEES HAVE BEEN RESETTLED BY THE UNITED STATES, SHE SAID, BUT THE 1,600 OR MORE WANTING TO GO BACK TO SOUTH VIETNAM HAVE REACHED « VIOLENT PROPORTIONS » IN THEIR DEMANDS TO BE RETURNED, AND THE UNITED STATES CANNOT HOLD THEM « AGAINST THEIR WILL. »
  1. IF SOUTH VIETNAM REFUSES TO ACCEPT THE PEOPLE ON THE SHIP, THERE COULD BE A STORMY PROPAGANDA BATTLE BETWEEN THE VIETNAMESE COMMUNISTSHAND THE UNITED STATES, OVER WHO IS RESPONSIBLE FOR THE IMPASSE. THAT POSSIBILITY HAS TROUBLED MANY AMERICAN OFFICIALS FOR MONTHS.
  1. PRESIDENT FORD MADE THE DECISION MONDAY NIGHT, WITH THE CONCURRENCE OF THE NATIONAL SECURITY COUNCIL, TAFT SAID, TO MEET THE « ADAMANT DESIRE » OF THE REFUGEES TO SAIL BACK TO SAIGON.
  1. « THIS CANNOT BE A ‘FLYING DUTCHMAN’ SITUATION, » SAID ONE U.S. OFFICIAL, REFERRING TO THE LEGENDARY SHIP CONDEMMED TO SAIL THE SEAS FOREVER. « WE WILL RECEIVE THEM BACK AT GUAM » IF THEY CANNOT LAND IN SOUTH VIETNAM, HE SAID.
  1. MOST OF THE REFUGEES INVOLVED NEVER INTENDED TO LEAVE SOUTH VIETNAM. THEY THOUGHT THEY WOULD BE LANDED AT ANOTHER PORT IN THAT COUNTRY WHEN THEY LEFT IN CONFUSION AS SOUTH VIETNAM FELL UNDER COMMUNIST CONTROL LAST APRIL. THEY ARE CONFIDENT THAT THEY WILL BE ALLOWED TO LAND, ON THE BASIS OF RADIO BROADCASTS AND REPORTS REACHING THEM FROM NORTH AND SOUTH VIETNAM, ALTHOUGH THERE IS NO OFFICIAL ASSURANCE OF THAT.
  1. THE UNITED STATES HAS AGREED TO RECONDITION A SHIP THAT BROUGHT MANY OF THEM TO GUAM, THE 487-FOOT VESSEL VIETNAM THUONG TIN, A 6,275-TON CARGO SHIP. IT WILL TAKE ABOUT TWO TO THREE WEEKS TO EQUIP THE SHIP FOR THE TWO-WEEK VOYAGE FROM GUAM TO VIETNAM, OFFICIALS SAID. UNCLASSIFIED PAGE 03 STATE 235075 IT WILL CARRY PROVISIONS FOR A ROUND TRIP.
  1. « WE ARE NOT ‘SENDING THEM BACK,' » TAFT SAID, « WE ARE ALLOWING THEM TO REPOSSESS THE SHIP THEY BROUGHT. »
  1. TAFT SAID « TENSIONS HAVE PEAKED IN THE LAST FEW WEEKS ON GUAM WITH A SERIES OF OUT-BURSTS AND DEMONSTRATIONS, » FOUR U.S. MARSHALS WERE HOSPITALIZED IN AN AUG. 31 RIOT.
  1. THE DECISION ON LETTING THEM SAIL, U.S. OFFICIALS SAID, CAME AFTER THE UNITED NATIONS HIGH COMMISSIONER, PRINCE SADRUDDIN AGA KAHN, FAILED TO GET « ANY CONCRETE WORD » FROM COMMUNIST AUTHORITIES IN HANOI DURING A TRIP TO NORTH VIETNAM LAST WEEK.
  1. ACCORDING TO SADRUDDIN’S DEPUTY, THE NORTH VEITNAMESE AUTHORIES REITERATED THEIR « POLICY OF RECEIVING THOSE VIETNAMESE DESIROUS OF RETURNING TO THEIR HOMELAND, » AND SAID: « SUCH RETURN WILL TAKE PLACE AS SOON AS POSSIBLE AFTER THE INDIVIDUAL APPLICATIONS FOR RETURN HAVE BEEN EXAMINED. »
  1. TAFT SAID THOSE APPLICATIONS WERE TURNED OVER TO COMMUNIST AUTHORITIES IN JULY.
  1. OTHER SOURCES SAID THE FORD ADMINISTRATION CONCLUDED THAT THE PRINCE « STRUCK OUT » FOR ANY REFUGEE RETURN IN THE NEAR FUTURE, AND THAT THE UNITED STATES WOULD BE IN AN IMPOSSIBLE SITUATION IF IT DELAYED ANY LONGER.
  1. THE U.S. VETO OF U.N. MEMBERSHIP FOR BOTH NORTH AND SOUTH VIETNAM, UNLESS SOUTH KOREA ALSO IS ALLOWED TO ENTER THE UNITED NATIONS, CLEARLY « HAS COMPLICATED THIS PROBLEM, » ONE U.S. SOURCE ACKNOWLEDGED.
  1. IN ADDITION, SECRETARY OF STATE HENRY A. KISSINGER IS REPORTED TO HAVE PUT SOUTH VIETNAM AND CAMBODIA ON THE LIST OF NATIONS WHERE AMERICAN PASSPORTS ARE INVALID WITHOUT SPECIFIC APPROVAL, AGAINST THE RECOMMENDATIONS OF SUBORDINATES IN THE BUREAU OF EAST ASIAN AND PACIFIC UNCLASSIFIED PAGE 04 STATE 235075 AFFAIRS.
  1. THE FORMAL NOTICE OF THAT ACTION, PUBLISHED IN THE FEDERAL REGISTER, CITED « SEVERE HOSTILITY » OF THOSE GOVERNMENTS TOWARD THE UNITED STATES SINCE THE COMMUNIST TAKEOVER IN APRIL.
  1. TONG THONG FORD DA CHAP THUAN CHO KHOANG 1,600 NGUOI TY NAN HIEN O DAO GUAM TRO VE MIEN VIET-NAM BANG TAU DO TU HO SE TU DIEU KHIEN LAY.
  1. TUY NHIEN, CHUA CO GI CHAC CHAN RANG CHINH QUYEN CONG SAN O SAIGON SE CHO PHEP HO NHAP CANH.
  1. DAY LA MOT SU « MAU THUAN NHAN DAO, » BA JULIA V. TAFT, GIAM DOC LIEN CO QUAN DAC NHIEM TY NAN DON DUONG TUYEN BO VE CUOC BAN CAI KY LUONG DE DI DEN QUYET DINH NAY NGAY HOM TRUOC.
  1. KHOANG 128,000 NGUOI TY NAN DA DUOC DINH CU TAI HOA-KY, BA NOI, NHUNG 1,600 HOAC NHIEU HON MOT CHUT MUON TRO LAI MIEN NAM VIET-NAM DO CO « NHUNG THAI DO GAY GAT » TRONG VIEC DOI HOI CUA HO, VA CHINH PHU HOA-KY KHONG THE NAO LAM « TRAI VOI SO NGUYEN CUA HO. »
  1. NEU NAM VIET-NAM TU CHOI TIEP NHAN NHOM NGUOI TRO VE BANG TAU, RAT CO THE SE BUNG NO SU TRANH LUAN VE TUYEN TRUYEN GIUA CONG SAN VIET-NAM VA HOA-KY, DE QUY TRACH NHIEM VE PHIA BEN NAO DOI VOI SU TAC NGHEN NAY. SU KIEN CO THE DO DA LAM PHIEN CHO GIOI CHUC HOA-KY TRONG NHIEU THANG NAY.
  1. TONG-THONG DA DUA RA QUYET DINH NAY VAO TOI NGAY THU HAI, VOI SU THOA THUAN CUA HOI DONG AN NINH QUOC GIA DE DAP LAI « NGUYEN VONG VONG SAT DA » CUA NHUNG NGUOI TY NAN MUON XU DUNG TAU TRO VE SAIGON. BA JULIA TAFT CHO BIET NHU TREN.
  1. « DAY KHONG THE LA MOT CHUYEN DI VO DINH », GIOI UNCLASSIFIED PAGE 05 STATE 235075 CHUC HOA-KY TUYEN BO KHI DE CAP DEN SU TICH CUA MOT CHIEC TAU DA KHONG BAO GIO DUOC CAP BEN « FLYING DUTCHMAN’ SITUATION. » ONG TUYEN BO TIEP « CHUNG TOI SE TIEP NHAN HO TRO LAI DAO GUAM » NEU HO KHONG THE DO BO LEN HAN VIET- NAM.
  1. PHAN LON NHUNG NGUOI TY NAN XIN HOI HUONG TRUOC DAY KHONG BAO GIO CO Y DINH ROI KHOI VIET-NAM. KHI HO ROI NAM VIET-NAM TRONG HOAN CANH HON LOAN HOI CUOI THANG TU VUA QUA KHI MA NAM VIET-NAM DO LOT VAO SU KIEM SOAT CUA CONG SAN, HO NGHI RANG HO CO THE DO BO LEN MOT HAI CANG NAO KHAC CUA QUOC GIA DO. HO TIN TUONG RANG HO SE DUOC CHAP THUAN NHAP CANH, CAN CU THEO TIN TUC DAI PHAT THANH VA NHUNG LOI TUONG THUAT VE TINH HINH BAC VA NAM VIET-NAM DEN VOI HO, MAC DAU KHONG COHBAO DAM CHINH THUC NAO VE VIEC DO.
  1. CHINH PHU HOA-KY DA THOA THUAN TU BO LAI CHIEC TAU TRUOC DAY DA DUA MOT SO LON NHUNG NGUOI MUON HOI HUONG NAY TOI DAO GUAM, DO LA CHIEC TAU VIET-NAM THUONG TIN VOI 487 BO, CO TRONG TAI 6.275 TAN. CAC GIOI CHUC TUYEN BO PHAI MAT TU HAI DEN BA TUAN LE DE TRANG BI CHIEC TAU CHO MOT CUOC HANH TRINH HAI TUAN LE TU DAO GUAM DI VIET- NAM. CHIEC TAU NAY SE CO DU PHUONG TIEN CHO MOT CUOC HANH TRINH KHU HOI.
  1. « KHONG PHAI CHUNG TOI ‘GUI HO VE,' »BA JULIA TAFT TUYEN BO. « CHUNG TOI CHO PHEP HO XU DUNG CHIEC TAU HO CHO THEO. »
  1. BA TAFT CHO BIET TRONG VAI TUAN QUA DA CO SU CANG THANG TOT DO XAY RA TAI GUAM VOI HANG LOAT BIEU TINH, TRONG CUOC BAO DONG XAY RA NGAY 31 THANG 8 VUA QUA DA CO 4 QUAN CANH MY GB THUONG.
  1. QUYET DINH DE TU HO TRO VE BANG TAU DUOC DUA RA SAU KHI HOANG THAN SADRUDIDIN AGA KAHAN, CAO UY VIEN LIEN HIEP QUOC TRONG CHUYEN CONG DU TUAN QUA DA THAT BAI KHI DP EU DINH DE CO MOT LOI NOI DUT KHOAT CUA CHINH QUYEN CONG SAN HANOI VE VIEC TIEP NHAN CAC NGUOI HOI HUONG. UNCLASSIFIED PAGE 06 STATE 235075
  1. THEO LOI CUA VI PHU TA ONG SADRADDIN, CHANH QUYEN BAC VIET LAP LAI VE CHANH SACH TIEP NHAN NHUNG NGUOI MUON TRO VE QUE NHA, LA VIEC HOI HUONG CUA HO SE DUOC THUC HIEN NGAY SAU KHI DON CUA HO DA DUOC CUU XET.
  1. BA TAFT CHO BIET NHUNG DOM XIN HOI HUONG DA DUOC CHUYEN DEN CHINH QUYEN CONG SAN TRONG THANG 7 VUA QUA.
  1. NGUON TIN KHAC CHO BIET, CHINH QUYEN CUA TONG THONG FORD DA DI DEN KET LUAN LA HOANG THAN SADRADDIN DA THAT BAI TRONG SU MANG CUA ONG VE VIEC DIEU DINH CHO NHUNG AI MUON TRO VE TRONG TUONG LAI, VA CHINH PHU HOA-KY SE ROI VAO TINH TRANG KHO KHAN NEU SU KIEN NAY CON KEO DAI THEM NUA.
  1. THEO NGUON TIN CUA CHINH PHU THI VIEC HOA-KY PHU QUYET QUYEN GIA NHAP LIEN HIEP QUOC CUA CA HAI MIEN BAC VA NAM VIET-NAM, TRU PHI NAM HAN CUNG DUOC GIA NHAP DA THUC SU GAY KHO KHAN CHO VAN DE NAY.
  1. THEM VAO DO, DUOC BIET RANG NGOAI TRUONG HENRY A. KISSINGER DA DAT NAM VIET-NAM VA CAM-BOT VAO DANH SACH CAC QUOC GIA MA CAC GIAY THONG HANH HOA-KY SE KHONG CO GIA TRI NEU KHONG DUOC DAC BIET CHUAN NHAN, SU KIEN NAY DA NGUOC LAI VOI CAC KHUYEN NGHI CUA VAN PHONG DAC TRACH SU VU DONG A VA THAI BINH DUONG.
  1. THONG CAO CHINH THUC VE QUYET DINH NAY DA DUOC PHO BIEN TREN TO « FEDERAL REGISTER » NEU LEN TINH TRANG TRAM TRONG TRONG VIEC BANG GIAO GIUA CAC CHINH PHU NAY VOI HOA-KY KE TU NGAY CONG SAN CHIEM SAIGON TRONG THANG 4 VUA QUA. 40. SUBSEQUENT GUIDANCE TO SENIOR CIVIL COORDINATORS CONCERNING REPATRIATION POLICIES AND PROCEDURES WILL BE PROVIDED IN SEPARATE MESSAGE. INDIVIDUAL COUNSELINGHOF REPATRIATES SHOULD COMMENCE AFTER YOU RECEIVE FURTHER GUIDANCE BY SUBSEQUENT CABLE. KISSINGER

UNCLASSIFIED

 << END OF DOCUMENT >>

Source :  https://wikileaks.org/plusd/cables/1975STATE235075_b.html

 

Những thương thuyền « tiêu chuẩn » của Đức

Những thương thuyền « tiêu chuẩn » của Đức

Albatros

M/V DIRK MITTMANN tàu hàng loại German Liberty đầu tiên được chuyển giao cho hãng khai thác Ernst Jacob vào năm 1968 theo phiên bản căn bản

Những thương thuyền « tiêu chuẩn » của Đức được tung ra để thay thế những thương thuyền của hạm đội tàu liberty ship già nua nhưng vẫn còn được xử dụng rộng rãi trên thị trường vận tải hàng hóa vào cuối thập niên 60. Thế hệ mới kế tiếp của liberty ship cũng mang những đặc điểm giản dị nếu không nói là đơn sơ so với loại tàu của thế hệ trước nhưng được thiết kế với động cơ tân tiến hơn và ít hao nhiên liệu hơn. Thương thuyền loại mới sẽ có tốc độ nhanh hơn, khoảng 15 gút và có khả năng đa năng để có thể tự vận chuyển chất hàng trong hầm tàu, trên pont giửa, hàng hóa vrac (loại hàng không bao bì như ngũ cốc, quặng mỏ, than đá) hoặc chất lỏng như dầu thực vật hay hàng đông lạnh.

Những xưởng đóng tàu Anh quốc tung ra loại tàu SD14, đóng được 211 chiếc từ năm 1968 đến 1987, trong khi đó, hãng đóng tàu Nhật Bản IHI đã đóng được 168 tàu loại Freedom (14 800 tấn), 66 chiếc loại Fortune (22 000 tấn). Kỹ nghệ đóng tàu Đức quốc bắt đầu quan tâm đến thị trường béo bở và đề nghị với giới thuyền chủ danh mục những thương thuyền « tiêu chuẩn » với những cải tiến tùy theo nhu cầu loại hàng chuyên chở. Những hãng đóng tàu Flensburger Schiffbau Gesellschaft (FSG) ở Flensburg, Bremer Vulcan de Brême  và Rickmers de Bremerhaven đã cố gắng chung để phát triển mô hình liberty ship Đức quốc hay « German liberty » hay Deutscher Mehrzweckfrachter (tàu chở hàng đa năng Đức quốc), phải có kiến trúc giản dị hay đơn sơ nhưng với kỹ thuật tân tiến hơn. Đây là tàu chở hàng (cargo) loại shelter deck trọng tải 15000 tấn với động cơ được thiết kế phía sau. Tàu có một pont giửa kéo dài trên suốt chiều dài của tất cả hầm chở hàng. Hầm hàng 2/3 dài 30m được tiếp nối bằng một hầm deep tank nằm ở phía sau dành cho loại hàng lỏng. Sự vận chuyển hàng được thực hiện với 10 cần hàng (corne de charge) với khả năng 10 tấn. Cần tàu phía trước  có một cần trục hàng lớn (bigue) với khả năng 60 tấn. Tất cả những máy kéo (treuil) chạy bằng điện. Động cơ là loại máy Diesel chạy chậm hai thì MAN có 6 cylindre với vòng quay 137 t/m có thể đẩy con tàu với vận tốc 16 gút.

Thương thuyền đầu tiên được hoàn tất mang tên Dirk Mittmann được giao cho hãng của Đức quốc Ernst Jacob ngày 30 tháng Năm 1968. Trong khi thương thuyền SD14 của Anh quốc nhắm vào khách hàng Hi Lạp, thương thuyền « Liberty Đức » nhắm chính yếu vào những khách hàng của Đức. Tất cả có 18 thương thuyền loại Deutscher Mehrzweckfrachter nầy được đóng bởi FSG, 22 chiếc bởi Bremer Vulkan và 10 chiếc bởi Rickmers Werft vào giửa năm 1968 và 1976. Không lâu sau đó, nhiều phiên bản khác tiếp nối xuất hiện. Một cột hàng tàu được thêm vào giửa những hầm hàng số 4 và 5 và đôi khi một cột hàng (mât de charge) nữa được thêm giữa hầm 2 và 3. Những thương thuyền được trang bị đầy đủ nhất mang tên Lumumba, Bandundu, Mbandaka, Kisangani, Mbuji Maji và Bukavu được chuyển giao bởi hãng đóng tàu Rickmers Werft và Bremer Vulkan cho Công ty hàng hải Zaïre từ năm 1974 đến 1975. Bảy chiếc khác được sản xuất theo một phiên bản « Bremen Express » tân tiến hơn được đóng bởi Bremer Vulkan từ năm 1976 đến 1978.

M/V MBANDAKA, một trong 6 chiếc tàu German Liberty được đóng bởi hãng Bremer Vulkan và Rickmers Werft và chuyển giao cho Cie Maritime Zaïroise vào giửa năm 1974 và 1975
M/V VITORIA EXPRESS, một German Liberty khác được đóng năm 1970

Phiên bản « Typ 36 »

M/V William Shakespeare, một phiên bản German Liberty « Typ 36 »

 Vào năm 1968, hãng đóng tàu Đức Seebeck Werft của tập đoàn AG Weser đã giao 3 tàu hàng trọng tải 15680 tấn cho hãng khai thác Adolf Wiard. Những tàu nầy có 4 hầm chứa hàng được kiến trúc giản dị theo kiểu cổ điển, không có những trang bị tự động theo một phiên bản mang tên « Typ 36 » khởi đầu cho một lô gồm 60 chiếc, và một phiên bản khác « 36L » với thân tàu được nối dài 10m. Theo mẫu « German Liberty » của những hãng đóng tàu cạnh tranh khác, những chiếc tàu « 36L » có 5 hầm chất hàng.

Nhiều mẫu mã khác nhau được chọn lựa tùy theo những trang bị như cột hàng loại Stülcken, cần cẩu Liebherr hoặc Hägglunds …

Sự khác biệt chính yếu của phiên bản « Typ 36 »  đối với những chiếc tàu « German Liberty » khác là động cơ chính của tàu bởi vì loại 36 và 36L được đẩy bằng động cơ bán nhanh bốn thì MAN loại 16V 40/54A với 6390 kW với vòng quay 450t/m.

Thương thuyền loại Trampko

M/V Schirokko, loại tàu Trampko được chuyển giao cho hãng trang bị Đức Hugo Stinnes vào năm 1972, được trang bị 2 cần hàng loại Stülcken, với cần trục hàng có khả năng 35 tấn

Một phiên bản khác của « German liberty », Trampko được khai triển bởi những hãng Orenstein & Koppel của Lübeck và Schlichting Werft của Travemünde bắt đầu từ cuối năm 1968. Chiếc tàu đầu tiên loại « Trampko » mang tên Carlo Porr được giao cho một hãng khai thác vào tháng Tám 1969. Loại tàu nầy có hình dáng thẩm mỹ có 3 hầm tàu, hai tầng pont và phần kiến trúc nằm ở phía sau. Dàn cột hàng tàu (mât de charge) gồm có hai cột, mỗi cột có 2 cần hàng (corne de charge) 5/10 tấn hoặc cột hàng Stücken.

33 chiếc tàu loại Trampko được hoàn tất giữa năm 1969 và 1978, trong số đó có 6 chiếc được nối dài thêm 10m để giao cho hãng Compagnie Nationale Algérienne de Navigation (CNAN). Ngoài ra, hãng nầy cũng đã nhận trước đó 5 chiếc tàu loại Trampko với trang bị căn bản. Ngoài 11 chiếc tàu nầy, tất cả những chiếc Trampko khác đều được giao cho những Thuyền chủ Đức.

Thương thuyền loại Rendsburg

M/V Neptun thuộc kiểu tàu Rendsburg được đóng vào năm 1973

Một kiểu tàu khác cạnh tranh với kiểu Trampko được đóng thành 21 chiếc bởi hãng đóng tàu Nobiskrug ở Rendsburg (14 chiếc) và Paul Lindenau ở Kiel (7 chiếc). Kiến trúc tổng quát giống như loại Trampko với 3 hầm tàu, phần kiến trúc gồm 4 tầng và một bulbe (bulk) ở mũi tàu. Như kiểu tàu Trampko, kiểu « Flensburg » được đóng đặc biệt cho những Thuyền chủ Đức muốn sở hữu loại tàu hiệu quả và đa năng nhưng không cần thiết phải đơn sơ như tiêu chuẩn của loại tàu « German Liberty » và « Typ 36L ». Vận tốc của Rendsburg  được nâng lên từ 16,2 đến 17 gút, nhanh hơn kiểu Trampko một chút. Loại tàu Rendsburg cũng có một phiên bản khác, thân tàu được nối dài với 2 chiếc Fleethörn và Sandhörn được đóng trong năm 1972 và 1973 bởi hãng Nobiskrug. Những tàu nầy dài  142,70m (Longueur hors tout) và sức chứa hàng tối đa là 9450 tấn. Ngoài ra có một kiểu tàu khác ngắn hơn đối với những loại tàu tiêu chuẩn « German Liberty », chiếc Barbarella dài khoảng 130m và sức chứa hàng 8140 tấn.

Nếu không tính những kiểu tàu chỉ được đóng vài ba chiếc, tổng cộng số lượng tất cả các kiểu tàu « German Liberty »  được đóng lên đến khoảng 170 chiếc trong khoảng giữa năm 1968 và 1978 là một thành công tốt đẹp của kỹ nghệ đóng tàu của Đức.

 

Lá thơ gởi bạn

Lá thơ gởi bạn

Đặng linh Tá – K19 Cơ Khí

August/5/2014

Gửi đến các bạn đồng môn khóa 19 Việt Nam Hàng Hải thân mến,

Tá đây nè các bạn ơi ! Từ ngày anh em chia tay với nhau hơn 40 năm, Tá tưởng chừng như không có ngày hôm nay. Năm đầu tiên qua đến Mỹ, Tá cũng đã để tâm tìm kiếm bạn bè. Tá nhớ lại, trong dịp nào đó, Tá thấy trong danh sách giáo sư của trường đại-học cộng đồng CCC, có tên là giáo sư Võ Sơn, Tá đã mừng lắm, tưởng là bạn cùng khóa năm xưa, mau chóng đi tìm người có tên Võ Sơn, hy vọng tìm ra manh-mối của những người bạn Hàng Hải năm xưa. Nhưng giáo sư Sơn nầy, không phải là người bạn thân-thiết năm xưa, mà là người trùng tên. Vậy là không còn manh mối nào khác để tìm các bạn nửa.

Từ trái: Đặng linh Tá, Lê thanh Tân, Trần quang Sang, Trần đắc Tuệ, Trần sĩ Hào, Dũng, Tâm, Thông

                        Nhưng rồi một ngày gần đây, Tá nhận được điện thoại của Lê Thanh Tân gọi liên lạc, nhờ anh Nguyễn Minh Châu, Hàng Hải khóa 17, là bạn học với Đặng công Tiến, (Tiến là anh bà con của Tá), nên đã liên lạc với Tá ngay sau đó.

                        Trí (Huỳnh ngọc Trí) đã kể lại rằng Tân và gia đình sau 2 tuần vacation ở quận Cam, Nam Cali, trở về Milwaukee, tiểu bang Wisconsin, đã gọi báo tin cho Trí :

                        –  Mầy có hay tin gì chưa, đã gặp Đặng linh Tá đang ở Long Beach, Nam Cali chưa ?

                         Lúc đó, Trí đã trở về nhà ở Modesto, Bắc Cali, sau vài ngày có công việc ở Nam Cali. Trí đã rất ngạc-nhiên, về tin của Tá đang ở California. Trí và Nguyễn minh Châu vừa gặp nhau ở quận Cam cách đây vài ngày trước, và chưa nghe nói tin nầy.

                        –  Cái gì ? Tá, khóa của tụi mình đã mất tích lâu rồi !!!…               

                        Trí đã rất ngạc nhiên như vậy khi trả lời với Tân. Sau đó, Tá đã từ từ liên-lạc được với các bạn bè Hàng Hải năm xưa. Cám ơn Lê thanh Tân, cám ơn đến tất cả các bạn, ban Cơ-khí cũng như ban Thuyền-trưởng, đã quan-tâm, chiếu cố đến người bạn cùng lớp Hàng Hải với các bạn.

Tá cũng thông-báo đến các bạn. Hiện giờ, Tá đang làm việc trên một chiếc tàu đánh cá của người Việt ở Long Beach, Nam California. Công việc, hiện nay nói chung rất ổn định cho Tá, được chủ tàu quý mến và cho ăn ở cư ngụ trên chiếc tàu cá nầy. Nói thêm, Tá hiện giờ sống độc-thân, vợ của Tá đã chết hơn mười bốn năm rồi. Tá có hai con, một trai và môt gái đều đã có gia đình và ở riêng, cho nên Tá không phải nặng gánh và sống vô tư.

Bạn Đặng Linh Tá làm việc trên tàu đánh cá tại Mỹ

                        Tá cũng đã liên lạc được với Nguyễn thanh Sơn (Long Beach), gần bến cảng mà tàu cá của Tá đang ghé bến và Sơn cũng đã ghé thăm Tá nhiều lần. Anh em có dịp trò chuyện và nâng ly. Tá cũng đã ghé thăm Hồ thúc Ngọc ở Tustin, Nam Cali.

                        Còn các bạn khác, ở xa quá, chắc là khó có dịp để gặp và cụng ly.

                        Ở chổ tôi đánh cá, có loại đặc-sản hải-sâm hay là đỉa biển (sea cucumber) mà người Á châu rất thích ăn, coi như là một vị thuốc bổ. Bạn nào muốn ăn thử, hãy cho tôi địa chỉ và cách thức gửi đến các bạn.

                        Các bạn thân mến, hôm nay Tá viết vài hàng chử để cho các bạn biết Tá còn sống là thật và hiện sống và làm việc ở vùng Long Beach, California. Tá mong rằng một ngày gần đây sẽ được gặp lại các bạn.

                        Một lần nữa, Tá cám ơn bạn Tân và các bạn nhận được thư nầy.

 

Bơ Bretel

 Bơ  Bretel

Albatros

Beurre Bretel được sản xuất bởi hãng Maison Bretel Frères năm 1871 sáng lập bởi hai anh em Eugène Bretel và Adolphe Bretel ở Valognes (Pháp). Hãng phát triển mau chóng, sản xuất từ 95 tấn năm 1871 nhảy vọt lên 1840 tấn năm 1879, là một trong những  hãng sản xuất bơ quan trọng nhứt của Pháp thời bấy giờ. Hãng đã nhận được nhiều huy chương trong nhiều hội chợ quốc tế năm 1878, 1889, 1900 ở Paris, 1893 ở Chicago … và sống nhờ xuất cảng ra ngoại quốc (80% beurre được xuất cảng). Hãng tiếp tục phát triển mua lại nhiều cơ xưởng khác trong vùng Normandie và mở thêm chi nhánh mới ở Rennes: Nouvelle Beurrerie d’Ile-et-Vilaine, sau đó hãng nầy được mua lại bởi Raoul Le Doux, là cháu của hai người sáng lập. Lúc đó Maison Bretel Frères đã có tất cả là 17 cơ xưởng và được sáp nhập với nhóm Union Laitière Bricquebec vào năm 1960 nhưng sau đó được mua lại bởi hãng Gloria vào năm 1972.

Nhà phân phối N.V.T in trên hộp beurre Bretel bây giờ là chữ viết tắt của tên Ngo Van The, tôi có vào trong immeuble (building) để xem bảng tên đó vì tôi cũng làm việc trong quartier gần đó. Thật ra N.V.T chỉ là nhà phân phối thôi, văn phòng ở địa chỉ 30 rue de la Montagne Sainte Geneviève chỉ là cái văn phòng nhỏ để liên lạc, còn entrepôt ở đâu tôi không biết. Cái hộp bơ bây giờ không giống cái hộp ngày trước, không có các mề đay trúng tuyển trong các hội chợ và cái hộp nhỏ hơn và nó không còn được sản xuất bởi Maison Bretel Frères nửa vì nó đã bị mua lại. Tôi đoán có lẽ ông NVT đặt một số hàng với cái hiệu bơ Bretel để phân phối trong vài siêu thị Việt Nam ở Pháp và ở một số nước khác trên thế giới như Mỹ, Canada, Úc vì vẫn còn một số những người tiêu thụ  » hoài cổ « , là những người lớn tuổi, vẫn nhớ những hương vị của món ăn ngày trước, chớ còn giới trẻ Việt Nam ở Pháp bây giờ đâu có quan tâm đến loại bơ đó nữa đâu, nói thiệt xin quí vị đừng buồn, nó dở ẹt ! Siêu thị ở Pháp bán thiếu gì các thứ bơ mặn, tươi có trộn với muối vùng Guérande của Đại tây Dương ngon gấp mấy lần bơ Bretel. Quí vị có qua Pháp chơi, gặp người Pháp hỏi họ có nghe nói đến beurre Bretel bao giờ chưa thì tôi chắc chắn họ sẽ lắc đầu và trong siêu thị Pháp không bao giờ có bán loại beurre đó vì một lẽ giản dị là nó chỉ để xuất cảng mà thôi và do đó beurre Bretel bán trong hộp là beurre trộn muối để bảo quản lâu không bị hư thối dù được bán trên quầy hàng chưng bày ngoài trời trong những quốc gia nhiệt đới. Trong những siêu thị Tàu bây giờ thấy có bán loại beurre hộp hiệu Beur’tel, không biết có phải là một phiên bản khác của nhãn hiệu Bretel không, chớ cũng không bán beurre Bretel chính gốc . Lâu lâu, tôi có vài người quen từ Mỹ đến Pháp chơi và bắt tôi dẫn đi mua beurre Bretel, tôi phải kêu lên :  » Chị đến từ một siêu cường Hoa Kỳ, đồ ăn thừa mứa, bơ sữa tràn đồng, bơ mặn thiếu gì, tội gì phải qua bên Tây ăn bơ Bretel ! « . Bà chị tôi trả lời tỉnh bơ:  » Tại chị ăn bơ Bretel quen rồi em à, hồi nhỏ ưa ăn bơ Bretel quẹt lên bánh mì, ông già chị uống cà phê phải cho một chút bơ vô tách cho thơm ổng mới chịu, với chị mua chút ít về làm quà cho mấy người quen ở Mỹ « . Thiệt hết chổ nói ! Tôi cũng có mua thử một hộp về ăn coi hương vị nó có thay đổi hay không ? Quả thật ! Nó dở hết chổ chê ! Thua xa lắc mấy thứ bơ mặn trong siêu thị, mà bây giờ thì tôi đâu dám ăn bơ, sợ bị cholestérol thấy bà ! Hay là bây giờ tôi sống lâu ở Pháp nên cái goût cũng thay đổi hoặc Bụt nhà không thiêng nên ăn beurre Bretel không thấy ngon như lúc còn trẻ chăng ? Chớ còn tôi nói chuyện với mấy bà chị ở Mỹ, mấy bả khen bơ Bretel đáo để, nói là nó thơm ngon và đậm đà hơn bơ Mỹ, không có mùi. Bây giờ bơ Bretel chỉ được bán ở tiệm Thanh Bình Jeune, 18 rue Lagrange 75005 Paris, ở khu Maubert Mutualité thôi chớ mấy chổ khác không thấy bán. Tôi chỉ giữ hộp bơ làm kỷ niệm, là hình ảnh của những năm tháng cũ ở Việt Nam và xin góp thêm vài ý với quí vị đồng hương Việt Nam để bà con « fan » của bơ Bretel  có cái nhìn rõ hơn về loại bơ mà mình đã gắn bó từ bấy lâu nay.