Tin tức nội bộ 2023
Tin buồn
Được tin trễ cụ bà Đinh văn Tiết nhũ danh Trắc Thị Yến, pháp danh Diệu Như, thân mẫu bạn Đinh văn Thạnh K21 Cơ khí trường VNHHTT
Vừa từ trần ngày 03 tháng 02 năm 2023 tại Houston, Texas, hưởng thọ 89 tuổi.
Trang mạng vnhanghaiphap thành thật chia buồn cùng anh Đinh văn Thạnh cùng gia quyến và thành kính cầu chúc linh hồn cụ bà được nhẹ nhàng siêu thoát.
Tin buồn

Đã qua đời hưởng thọ 78 tuổi và ra đi bình an trong giấc ngủ vào lúc 1:30 sáng Thứ Bảy 1 tháng 4 năm 2023.

Chị Trần Thị Nguyệt và con trai
PHÂN ƯU
Chúng tôi vừa nhận được tin buồn:
Cụ Bà NGUYỄN THỊ XUÂN
Pháp Danh: Như Huyên
từ trần ngày 21/5/2023
Đại Thọ 93 tuổi
Hội Thân Hữu Hàng Hải Thương Thuyền Việt Nam
Kỷ Yếu Hàng Hải
Đồng môn các khóa trường Việt Nam Hàng Hải
chân thành chia buồn cùng anh chị Đào Tuấn Triết K20 CK và tang quyến
Nguyện cầu Hương Linh Cụ Bà NGUYỄN THỊ XUÂN được sớm siêu thoát
Mùa Thu Paris
Tháng Chín năm rồi(2022), Paris đang vào Thu, anh Lê Châu An Thuận và cô bạn đến du lịch nước Pháp, đặc biệt vùng Saint Maximin La Sainte Baume nơi anh Nguyễn Ngọc Nhơn đang cư ngụ và Paris. Mùa Thu là mùa đẹp nhất của Paris đã làm rung động bao văn, thi nhân.
.... hàng năm, dưới bầu trời xao động của mùa Thu, những bữa cơm chiều dưới ánh đèn dầu và những chiếc lá úa vàng trên những cành cây run rẩy ... lúc ấy khu vườn Luxembourg hơi buồn và đẹp hơn bao giờ hết vì đó là khoảng thời gian mà những chiếc lá vàng rơi từng chiếc trên bờ vai trắng của những pho tượng ... (La rentrée - Anatole France)
Anh đã ghi lại những khám phá và hình ảnh trong chuyến viếng thăm Paris sau đây.
Lê Châu An Thuận
Sáng ngày thứ 2 sống tại Thủ đô Paris, ngày 15 tháng 9 năm 2022 chúng tôi quyết định đi thăm ngôi mộ Vua Bảo Đại, chúng tôi có 3 người- tôi, bà bạn của tôi, cô Lý Bạch Yến, anh bạn đồng môn trường Việt Nam Hàng Hải, anh Nguyễn Hiếu Liêm khóa 19 Pont, anh rời đất nước để làm việc trên các thương thuyền Pháp rất nhiều năm trước khi biến cố 1975 xảy ra, sau 75 anh tiếp tục đi tàu và sau cùng lên bờ làm nghề về computer.
Tối hôm trước Liêm và tôi, trên điện thoại, đặt kế hoạch cho chuyến đi thăm mộ Vua Bảo Đại tại nghĩa trang Cimetière de Passy Paris- 2 rue du Commandant Schloesing 16e, 75116 Paris France, Neighborhood: 16th Arr. - Passy- anh vào internet để “ngâm cứu”, riêng tôi khi còn ở Hoa Kỳ tôi đọc nhiều bài viết và xem nhiều clip trên youtube của nhiều đồng hương trên khắp thế giới thực hiện. Phải công nhận các anh chị đã tận tụy chỉ dẫn những người muốn đến thăm mộ Vua. Khi xem xong các clip đó tôi hơi vững tin là sẽ đến đó dễ dàng!
Sáng sớm từ khách sạn 26 Faubourg- trước đây có tên Hotel de Reims anh em chúng tôi đi ăn sáng uống cà phê gần đó rồi đến Gare de Lyon để dùng Metro và sau đó chuyển sang xe buýt. Xuống xe buýt tại Champ de Mars Tower băng qua cầu trên sông Seine để hướng về nghĩa trang Cimetière de Passy Paris- 2 rue du Commandant Schloesing 16e, 75116 Paris France, Neighborhood: 16th Arr. - Passy, chúng tôi đi lòng vòng một hồi theo trí nhớ và sau cùng phải hỏi một bà cụ có nhà gần nghĩa trang mới đến cửa vào được. Vào nghĩa trang chúng tôi chia làm 2 cánh, anh Liêm và cô Yến một cánh và cá nhân tôi một cánh.
Vì nghĩa trang đang được sửa chữa lớn nên không thấy nhân viên cơ hữu làm việc ở phòng tiếp khách để được chỉ dẫn cách đến mộ, chỉ thấy nhiều công nhân với máy móc, vật liệu, vật tư bày đầy ra đó; hỏi thì họ cũng không biết gì, thấy thoáng xa xa bên trong nghĩa trang có một số khách đi thăm mộ thân nhân của họ nên chúng tôi mạnh dạn bước vào...

Anh An Thuận và Chị Bạch Yến
Nói sơ qua về nghĩa trang Passy của thủ đô Paris, nghĩa trang có diện tích 1.70 héc ta gần quảng trường Trocadéro, nơi đây có gần 2615 ngôi mộ nên việc tìm ngôi mộ của Vua Bảo Đại của ba anh em chúng tôi không phải là dễ dàng. Nghĩa trang có nhiều tầng lớp gồm quý tộc, nhà văn, diễn viên, doanh nhân, chính trị viên; những người mà tôi nhắc đến tên dưới đây chắc chắn tất cả các bạn đều biết, đó là vua hài Fernandel, gia đình Renault, nhà sản xuất xe hơi nổi tiếng của Pháp, Édouart Manet, họa sĩ, gia đình nhà chính trị gia Carnot... và vua Bảo Đại, vị Hoàng Đế cuối cùng của nước Việt Nam. Các ngôi mộ hay lăng mộ gia đình thì từ đơn giản đến to lớn như lăng tẩm.

Chị Bạch Yến
Đến thăm vị Vua của chúng ta trên đất khách quê người mà không nói về Ngài là điều thiếu sót. Theo sách lịch sử của nhiều nước thì Cựu hoàng Bảo Đại sinh ngày 22/10/1913, tên khai sinh Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Ngài là vị hoàng đế thứ 13 và là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn, cũng là vị hoàng đế cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử nước Việt Nam.
Nếu tính từ khi lên ngôi năm 1926, đến khi thoái vị năm 1945 là 19 năm. Nhưng, sau khi lên ngôi, Vua Bảo Đại trao quyền lại cho Phụ chính thân thần Tôn Thất Hân và quay trở lại Pháp để tiếp tục việc học. Ngài đã từng học trường khoa học Chính Trị ELSP- Sciences Po chuyên đào tạo những tinh hoa hàng đầu của nước Pháp.
Mãi đến ngày 8/9/1932, Vua Bảo Đại mới hồi loan chính thức trị vì đất nước. Khi Nhật đảo chánh Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945, vua Bảo Đại đã tuyên bố Độc Lập cho Việt Nam, xé bỏ mọi hiệp ước liên hệ với nước Pháp, chấm dứt nền đô hộ gần trọn thế kỷ. Khi Pháp sắp sửa tái xâm chiếm Việt Nam nên vào tháng 8/1945, Vua Bảo Đại thoái vị, trao lại ấn kiếm cho đại diện Việt Minh, chấm dứt vĩnh viễn chế độ quân chủ tại Việt Nam. Như vậy, Vua Bảo Đại thực sự trị vì đất nước trong 13 năm.
Mang tiếng là người thân Pháp, nhưng trong thời gian làm Quốc trưởng, vua Bảo Đại vẫn tỏ rõ phong cách và thái độ một lãnh tụ quốc gia. Nhà vua trọng dụng những phần tử cách mạng, các nhân sĩ có thành tích yêu nước, các nhân tài trí thức, ông không phân biệt chia rẽ đảng phái, không kỳ thị tôn giáo. Gia đình của Ngài không mang tiếng tham nhũng như các chế độ sau ông. Ông đã tỏ rõ tư thế một vị Quốc trưởng của một quốc gia độc lập, làm cho nhiều người kính trọng.
Ngày 20/7/1954 đại diện Việt Minh và Pháp đã ký Hiệp định Genève 54 chia cắt đất nước tại vĩ tuyến 17, Việt Nam Quốc Gia không ký và bộ trưởng ngoại giao lúc đó là cụ Trần Văn Đỗ đã khóc về sự chia cắt đất nước ngay tại hội nghị. Hiệp định đình chiến Genève chia hai nước Việt Nam tại sông Bến Hải, thuộc tỉnh Quảng Trị. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ở phía bắc và Quốc Gia Việt Nam ở phía nam. Chính quyền Miền Nam đã đón tiếp gần triệu đồng bào vào lánh nạn cộng sản và đã giúp cho đồng bào an cư lạc nghiệp trong một thời gian ngắn kỷ lục.
Vào ngày 23-10-1955 chính quyền Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã tổ chức cuộc trưng cầu dân ý truất phế vua Bảo Đại; tháng 10 năm 1956 Ngài chính thức sống lưu vong trên đất Pháp.
Cựu hoàng Bảo Đại qua đời vào 5 giờ sáng ngày 31 tháng 7 năm 1997 tại Quân y viện Val-de-Grâce, Paris hưởng thọ 85 tuổi. Đám tang vua Bảo Đại được tổ chức vào lúc 11 giờ ngày 6 tháng 8 năm 1997 tại nhà thờ Saint-Pierre de chaillot, số 35 đại lộ Marceau, quận 16 Paris và linh cữu được mai táng tại nghĩa địa Passy trên đồi Trocadero.
Ngôi mộ của Ngài luôn luôn có nhiều hoa tươi của những người tôn kính Ngài đến viếng và mang đến từ nhiều nơi trên nước Pháp hoặc đồng hương trên khắp thế giới về đây viếng Ngài.Tôi không biết ý kiến, quan điểm chính trị của các bạn ra sao, nhưng cá nhân tôi luôn kính trọng vị vua nầy của nước Việt Nam và 100 năm sau những người viết sử sẽ có cái nhìn chính xác và công bằng hơn cho Ngài!

Liêm và Chị Bạch Yến
Trân trọng những hướng dẫn của đồng hương đến thăm mộ Vua trước đây, nhưng kinh nghiệm bản thân tôi thì để đến ngay ngôi mộ của Ngài mà không mất quá nhiều thời giờ thì quý bạn đến ngay Tour Eiffel trên đường Quai Jacques Chirac, băng qua cầu Pont d’Iéna hướng về Quảng trường Trocadéro, Place du Trocadéro, nhìn chếch về phía tay trái của mình sẽ thấy nghĩa trang Passy nổi tiếng với những bức tường bao quanh với nhiều cây thánh giá; giờ giấc vào thăm nghiã trang thì có thay đổi tùy vào ngày trong tuần, nhưng các bạn cứ đến đó từ 8:30 sáng đến 6:00 chiều thì chắc chắn được vào.
Vào cửa nghĩa trang thì đến phòng tiếp tân ngay trước mặt để hỏi, nếu không có ai ở đó thì các bạn cứ theo bức vách bên tay trái của mình mạnh dạn bước vào, mộ của Vua gần cuối nghĩa trang và sát bên tay phải của bạn.
Nhắc lại là các bạn đừng theo các con đường bên tay phải sẽ đi vòng vo lắm và có khi các bạn sẽ đi lạc! Đính kèm tấm hình để các bạn hình dung ra cách tìm mộ Vua.
Gởi đến các bạn một số hình ảnh mà chúng tôi chụp nhân chuyến viếng thăm mộ của Ngài; vì nắng chói chang và rọi ngược (contre soleil) nên chụp và quay clip ngắn không được đẹp nhưng chúng tôi cả ba người đều hạnh phúc khi van vái Ngài phò hộ cho đất nước và dân tộc Việt Nam sớm được hưởng tự do thật sự và mau chóng thoát khỏi cảnh bất công nghèo khó!