Tin nội bộ 2020

Tin buồn

ANH TÔN THẤT HIỆP VỪA CHO ANH EM CHÚNG TA TIN BUỒN VỀ ANH NGUYỄN HUY LUẬN

« 8h sáng nay 30/12/2020 , mình nhận được một tin buồn, từ em gái của Luận báo cho biết.
Mẹ của Luận bị nhiễm covid và đã qua đời ngày 25/12/2020 tại Đức .

Vợ chồng Luận không biết mẹ bị covid, chăm sóc mẹ và đã bị lây nhiễm. Luận đã không qua khỏi và mất tối 29/12/2020. Còn chị Phượng vợ Luận, đã qua giai đoạn nguy kịch. Bác gái và Luận sẽ được hỏa táng .

Vài hàng thông báo đến các bằng hữu khóa 5/72 Thủ Đức và các anh em đồng môn trường Hàng hải Thương thuyền của Luận được biết.
Hình của Nguyễn Huy Luận mới nhất, mình đã chụp màn hình, khi video chat trên Skype hồi tháng 11/2020″.

Cảm ơn anh Tôn Thất Hiệp và anh Vũ Công Thạnh đã cho biết tin nhanh nhất về sự mất mát nầy của anh em Hàng hải chúng ta…

PHÂN ƯU

Vừa nhận được tin buồn:
Đồng môn NGUYỄN HUY LUẬN, cựu sinh viên trường Việt Nam Hàng Hải Khóa 20 Pont.
Từ trần tại Đức Quốc ngày 29 tháng 12 năm 2020.
Hưởng thọ 72 tuổi

HỘI THÂN HỮU HÀNG HẢI THƯƠNG THUYỀN VIỆT NAM
KỶ YẾU HÀNG HẢI
BAN ĐẠI DIỆN VÀ TOÀN THỂ CỰU SINH VIÊN KHÓA 20
ĐỒNG NGHIỆP
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC VÀ THÀNH KÍNH CHIA BUỒN CÙNG TANG QUYẾN, NHẤT LÀ CHỊ NGUYỄN HUY LUẬN.
NGUYỆN CẦU HƯƠNG LINH ANH SỚM HƯỞNG NHAN THÁNH CHÚA TRÊN NƯỚC THIÊN ĐÀNG.

Trang mạng Việt Nam Hàng Hải Pháp thành thật chia buồn cùng tang quyến và cầu chúc anh linh anh Nguyễn Huy Luận và Bác gái được nhẹ nhàng siêu thoát. Và cũng cầu chúc chị  Luận được sớm bình phục.

Mạng Việt Nam Hàng Hải Pháp vừa nhận được tin đồng môn Đào Chủng Đức vừa qua đời ngày 11 tháng 12 năm 2020 tại Guam-USA. Xin thành thật chia buồn cùng tang quyến và xin cầu chúc anh linh bạn Đào Chủng Đức được nhẹ nhàng siêu thoát.

Tin buồn

Nhận được tin buồn:
Đồng môn trường Việt Nam Hàng Hải
Anh NGUYỄN HỒNG ÂN
Pháp danh Minh Thành
Khóa 14 Pont trường Việt Nam Hàng Hải
Sinh ngày 26-11-1941 tại Việt Nam
Mất ngày 12-12-2020 tại Houston, Texas
Hưởng thọ 80 tuổi
Sẽ được di quan hỏa táng ngày 15-12-2020 trong khuôn viên nhà quàn Vĩnh Phước.
8514 Tybor Dr. Houston, TX 77074

HỘI THÂN HỮU HÀNG HẢI THƯƠNG THUYỀN VIỆT NAM
KỶ YẾU HÀNG HẢI

– Toàn thể anh em đồng khóa,
– Đồng môn trường Việt Nam Hàng Hải,
– Đồng nghiệp Hàng Hải
Xin thành thật chia buồn với Chị NGUYỄN HỒNG ÂN và các cháu.

Nguyện cầu hương linh anh NGUYỄN HỒNG ÂN sớm siêu thoát nơi cõi Phật.

Khóa 21 và Thầy Phạm Văn Sanh

Thầy Phạm Văn Sanh và Khóa 21

Điểm danh Khóa 19 Cơ Khí Trường VNHH

KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY TỐT NGHIỆP SĨ QUAN HÀNG HẢI THƯƠNG THUYỀN (07/1971 – 07/2020)

TRUNG TÂM QUỐC GIA KỸ THUẬT PHÚ THỌ SÀI GÒN

TRƯỜNG VIỆT NAM HÀNG HẢI

Source: facebook Trần Hoàng Thiện và https://www.facebook.com/kyyeuhanghai/

Chào quý bạn!

Sau gần 4 năm ra trường, chỉ nói riêng 16 tân khoa của lớp chúng ta, đa số đã bỏ nước ra đi và định cư ở một số quốc gia trên thế giới mà phần đông là ở Hoa kỳ và cũng từ đó chúng ta đã mất liên lạc lẫn nhau! Hiện nay, nhờ mạng truyền thông xã hội, chúng ta đã liên lạc lại được với nhau khá nhiều, ngoại trừ 2 bạn đã qua đời!

Giờ đây, tôi hy vọng một ngày rất gần, tất cả chúng ta sẽ đoàn tụ nơi quê cha đất tổ Việt Nam, ngày ấy vui vẻ biết dường nào!

Dưới đây là danh sách những bạn đã kết nối được:

Họ tên đầy đủ – hình ảnh tương ứng!

• Nguyễn Văn Thiện Hòa – Việt nam
• Trần Văn Trực – Việt nam
• Hồ Thúc Ngọc – Hoa kỳ
• Nguyễn Thanh Sơn – Hoa kỳ
• Huỳnh Ngọc Trí – Hoa kỳ
• Đào Chủng Đức – Hoa kỳ
• Phan Đình Trọng – Hoa kỳ
• Nguyễn Văn Trung – Hoa kỳ
• Đặng Linh Tá – Hoa kỳ
• Nguyễn Phú Thiệu – Úc
• Trần Hoàng Thiện – Úc

Những bạn không liên lạc được:
• Nguyễn Minh Cường – Việt nam
• Huỳnh Kim Thông – Hoa kỳ
• Đinh Quốc Dũng – Hoa kỳ

Những bạn đã qua đời:
• Nguyễn Xuân Đào – Việt nam
• Huỳnh Di Thân – Việt nam

Anh Chị Trần Hoàng Thiện – Adelaide – Australia
Anh Chị Nguyễn Văn Trung – California – USA
Bạn Nguyễn Phú Thiệu và vợ là ca sĩ Ngọc Hoa ở Sydney, Australia
Anh Chị Nguyễn Văn Thiện Hòa ở Việt Nam
Anh Chị Trần Văn Trực ở Việt Nam
Bạn Đặng Linh Tá ở California – USA
Anh Chị Đào Chủng Đức ở đảo Guam – USA
Bạn Phan Đình Trọng ở California – USA
Anh Chị Hồ Thúc Ngọc ở California – USA
Anh Chị Nguyễn Thanh Sơn ở California – USA
Anh Chị Huỳnh Ngọc Trí ở California – USA

Thân chúc nhau luôn vui vẻ, mạnh khỏe, thanh thản, gặp nhiều may mắn, gia đình hạnh phúc, bách niên giai lão, con cháu thịnh đạt và vạn sự an lành!

Mong ngày họp mặt đông đủ trên quê hương, đất tổ Việt nam!

Tìm bạn cũ Trường Việt Nam Hàng Hải

1/. Anh NGUYỀN TẤN PHÚ sinh viên khóa 17 ngành Máy trường Việt nam Hàng Hải muốn tìm anh BÙI VĂN HỔ
email của Phú. phutony@gmail.com. Tel. 61424 777614.

2/. Sau khi bài viết của anh Trần Hậu Khánh Thương Thuyền VIỆT NAM THƯƠNG TÍN I: Nhớ Lại 40 Năm trước (1975 – 2015) được phổ biến lên các trang web Trường Hàng Hải do anh Nguyễn Hiếu Liêm phụ trách và Kỷ Yếu Hàng Hải facebook thì có anh bạn Nguyễn Văn Út hệ 4 năm 1973- comment và tìm các bạn cùng khóa:

Nguyễn Văn Út says says:

Cám ơn tác giả.
Tình cờ đọc được bài nầy, tôi nhớ lại kỷ niệm xưa.
Tôi là cựu sinh viên khóa 1 của lớp pont Hàng Hải đầu tiên khóa 4 năm 1973/1974 ở trường Đại Học Phú Thọ.
Hiệu Trưởng của trường lúc đó là Thầy Phạm Văn Sanh (Thiếu Tá Hải Quân).
Tôi có học với các Thầy Nguyễn Nhứt Thống, Phùng Lương Ngọc, ?? Hùng (HQ) dạy Anh Văn, ?? Uyên dạy Luật HH, …..
Các Thầy bây giờ chắc đã lớn tuổi hết rồi.
Như trong bài viết, Thầy Thống định cư ở Canada, tôi cứ tưởng Thầy sống ở Pháp, vì Thầy học ở Brest!
Rất tiếc là sau 1975, chúng tôi không còn được phép tiếp tục học nữa!
Nhân dịp nầy, tôi rất mong được liên lạc lại với các bạn học cùng khóa nầy Trần Văn Quân, Đào Quang Quyến, Thanh, bạn? nhà tiệm hớt tóc ở đường Gia Long cũ, và tất cả các bạn khác đã quên tên!

Trên trang facebook của Kỷ Yếu Hàng Hải ngày Oct. 18, 2020 chúng tôi cáo đăng tin anh Nguyễn Văn Út sinh viên Kỹ sư Hàng Hải hệ 4 năm trường Việt Nam Hàng Hải tìm bạn cùng khóa thì anh Nguyễn Tự Do tại Canada đã nhanh chóng trả lời bạn Út như sau:
« Chào bạn Nguyễn Văn Út
Đây là Nguyễn Tự Do, một thời có đi chung với Út
Đây là email của Trần Văn Quân: quanvantran@hotmail.com. Quân đang sống ở Canada
email cua Tu Do. tdnguyen819@yahoo.com »

Cảm ơn anh Tự Do đã nhanh chóng trả lời cho anh Út.

Tin buồn

PHÂN ƯU

Được tin Chú của bạn Huỳnh Ngọc Trí, cụ ông HUỲNH VINH, pháp danh Thiện Quang.

Từ trần ngày  10 tháng 10 năm 2020 tại San Jose – California. Hưởng thọ 92 tuổi.

Đồng nghiệp và Đồng môn HHTT thành thật chia buồn cùng bạn Huỳnh Ngọc Trí và tang quyến và cầu chúc anh linh cụ ông HUỲNH VINH được nhẹ nhàng siêu thoát.

PHÂN ƯU

Được tin Thân Mẫu anh Nguyễn Văn Thiện Hòa, cựu sinh viên Khóa 19 trường Việt Nam Hàng Hải là:

Cụ Bà NGUYỄN THỊ NGỌC
Từ trần ngày 11 tháng 9 năm 2020, nhằm ngày 24 tháng 7 năm Canh Tý, hưởng Đại Thượng thọ 91 tuổi.

Hội Thân Hữu Hàng Hải Thương Thuyền Việt Nam
Kỷ Yếu Hàng Hải
Đồng nghiệp, Đồng môn khóa 19 trường Việt Nam Hàng Hải
Chân thành chia buồn cùng Anh Chị Nguyễn Văn Thiện Hòa và toàn thể tang quyến.
Nguyện cầu hương linh Cụ Bà NGUYỄN THỊ NGỌC sớm về miền Cực Lạc

Tin buồn

PHÂN ƯU

Được tin Đồng nghiệp:
PHẠM HỐI NHÂN
Sĩ quan Cơ Khí HHTT
đã được an nghỉ nơi Nước Chúa ngày Chúa nhật 23 tháng 8 năm 2020 tại San Jose California, hưởng thọ 86 tuổi.

HỘI THÂN HỮU HÀNG HẢI THƯƠNG THUYỀN VIỆT NAM
KỶ YẾU HÀNG HẢI
thành thật chia buồn cùng Bà Phạm Hối Nhân và toàn thể tang quyến.
Nguyện cầu linh hồn Ông PHẠM HỐI NHÂN sớm an lành nơi nước Chúa.

Tin buồn

HỘI THÂN HỮU HÀNG HẢI THƯƠNG THUYỀN VIỆT NAM
KỶ YẾU HÀNG HẢI

Vô cùng thương tiếc biết tin
Bạn đời của đồng môn, đồng nghiệp Lê Châu An Thuận là bà NGÔ THANH TIỀN
Pháp danh Diệu Hạnh
Sinh ngày 20 tháng 8 năm 1943 tại Saigon, Việt Nam
Mất ngày 12 tháng 8 năm 2020 lúc 5:26 pm tại thành phố Houston, Texas
Hưởng thọ 77 tuổi

Nguyện cầu chúc hương linh Diệu Hạnh sớm về Cõi Niết Bàn.

Phân Ưu

Mạng vnhanghaiphap cùng các thân hữu Hàng Hải Thương Thuyền tại Pháp thành thật chia buồn cùng anh Lê Châu An Thuận và gia quyến và cầu chúc hương linh chị Diệu Hạnh nhẹ nhàng siêu thoát.

PHÂN ƯU

Nhận được tin buồn:
Cụ Ông VÕ THÀNH TUẤN

Cựu sinh viên Khóa 1 trường Việt Nam Hàng Hải
Cựu Thuyền Trưởng trên các tàu Viễn Dương
Cựu Hoa Tiêu Sông Cửu Long

Sanh năm 1926 tại Long An
Tạ thế lúc 4:30 sáng ngày 14 tháng 7 năm 2020 tại Montreal, Québec, Canada
Hưởng thọ 95 tuổi

Hội Thân Hữu Hàng Hải Thương Thuyền Việt Nam
Cựu sinh viên các khóa trường Việt Nam Hàng Hải
Đồng nghiệp Hàng Hải từ các nơi trên thế giới
Kỷ Yếu Hàng Hải

Thành kính phân ưu cùng đại gia đình của Cụ Ông VÕ THÀNH TUẤN
Nguyện cầu Chân linh Cụ Ông VÕ THÀNH TUẤN được siêu thăng tịnh độ về cõi Thiêng Liêng Hằng Sống.

Giới thiệu sách mới của Giáo Sư Nguyễn Văn Canh

Giới thiệu với Quí Thân hữu quyển sách « DOSSIERS ON PARACELS & SPRATLYS AND NATIONAL SOVEREIGNTY » – HỒ SƠ HOÀNG SA & TRƯỜNG SA VÀ CHỦ QUYỀN DÂN TỘC – của GIÁO SƯ NGUYỄN VĂN CANH, GS giảng dạy Luật Biển tại TRƯỜNG VIỆT NAM HÀNG HẢI.

GS Nguyễn Văn Canh là Giáo Sư Đại Học Luật Khoa Sài Gòn và Huế; Phân Khoa Khoa Học Xã Hội, Đại Học Vạn Hạnh; Thuyết Trình Viên Trường Chỉ Huy và Tham Mưu tại Trường Cao Đẳng Quốc Phòng Quân Lực VNCH. Sau 1975, Giáo Sư là học giả, Viện Nghiên Cứu Hoover về Chiến Tranh, Cách Mạng và Hòa Bình, Đại Học Stanford; Giám Đốc Dự Án Oral Life History, Viện Nghiên Cứu Đông Á, UC Berkeley. Ông là tác giả nhiều sách, nhiều bài nghiên cứu đăng tải trên nhiều tạp chí bằng Anh Ngữ và Việt Ngữ. Giáo Sư đã tham dự nhiều hội nghị quốc tế về Việt Nam và Đông Nam Á.”

Trân trọng giới thiệu cùng quý Thân hữu Hàng Hải và quý Thân Hữu có thể vào mua trên mạng của Amazon.

Tin buồn

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

Được tin đồng môn trường Việt Nam Hàng Hải
Anh Giuse PHẠM TẤN QUỐC
Khóa 17 Pont
Cựu HS trung học Hồ Ngọc Cẩn Gia Định
Cựu SV trường Việt Nam Hàng Hải
Cựu Sĩ quan Hải Quân VNCH
Đã qua đời ngày 2/6/2020 tại California Hoa Kỳ.
Hưởng thọ 75 tuổi
HỘI THÂN HỮU HÀNG HẢI THƯƠNG THUYỀN VIỆT NAM
KỶ YẾU HÀNG HẢI
ĐỒNG MÔN, ĐỒNG NGHIỆP
KHÓA 17 trường Việt Nam Hàng Hải
Chân thành phân ưu cùng chị Phạm Tấn Quốc, anh chị Phạm Phước và tang quyến.
Nguyện cầu linh hồn anh PHẠM TẤN QUỐC được hưởng Nhan Thánh Chúa.

Tin buồn

Nhận được tin trể đồng môn NGUYỄN VĂN MAI, cựu sinh viên Cơ-Khí Trường Việt-Nam Hàng-Hải, khóa 22 đã từ trần ngày 19/3/2020 tại Áo quốc, hưởng thọ 66 tuổi.

Hội Thân hữu Hàng Hải và các đồng môn, đồng nghiệp thành thật chia buồn cùng gia quyến và cầu chúc hương linh anh Nguyễn Văn Mai được nhẹ nhàng siêu thoát.

Tin buồn

PHÂN ƯU

Được tin Đồng Môn HÀ PHÚ CƯỜNG – Pháp danh Trí Hưng
Cựu sinh viên khóa 13 Pont Trường Việt Nam Hàng Hải
Thuyền Trưởng Thương Thuyền tại Việt Nam và Canada
Giáo sư giảng dạy tại trường Việt Nam Hàng Hải và giảng viên Trường Hàng Hải Montreal, Quebec, Canada
Đã từ giã kiếp phù sinh lúc 3 giờ 15 AM ngày chúa nhật 24 tháng 05 năm 2020 tại Canada.

HỘI THÂN HỮU HÀNG HẢI THƯƠNG THUYỀN VIỆT NAM
KỶ YẾU HÀNG HẢI
ĐỒNG MÔN-ĐỒNG NGHIỆP HÀNG HẢI
Xin chia buồn cùng chị Hà Phú Cường và các cháu.
Cầu nguyện hương linh anh Hà Phú Cường sớm về hưởng cõi Niết Bàn.

VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC

ANH HÀ PHÚ CƯỜNG ĐÃ QUA ĐỜI
Theo tin từ gia đình anh HÀ PHÚ CƯỜNG, chúng tôi được biết anh đã vĩnh viễn từ giã gia đình, thân quyến và bạn bè thân quen.
Anh ra đi sáng hôm nay lúc 3 giờ 15 AM ngày chúa nhật 24 tháng 05 năm 2020.
Chiều hôm qua, lúc 5 giờ bác sĩ điện thoại cho gia đình biết là anh bị xuất huyết, hemoglobin xuống rất thấp nên họ phải tiếp máu để có thể làm scan tìm nguyên nhân. Vì bs truyền IV morphine nên anh ngủ và không mở mắt cũng như nói được, nhưng có biểu hiện là nghe được nhưng tiếng nói không thoát ra được khỏi cổ họng và nước mắt ứa ra.
Chị Cường và cháu ra khỏi nhà thuơng sau khi gặp được bác sĩ phụ trách lúc 7:30 PM thì đến 12 giờ đêm y tá cho biết là tình trạng anh ấy khá hơn sau khi được tiếp 3 bịch máu, họ hy vọng có thể làm scan trong vòng 15 phút. Nhưng gần sáng thì cho hay là anh ấy không đủ sức, tim ngưng đập lúc 3:15 AM.
Không được giữ lâu quá 1 giờ trong bệnh viện nên g/đ phải liên lạc với nhà quàn để đưa linh cửu ra khỏi nhà thương.
Chị Cường và gia quyến xin báo tin để các anh trong hội Thân Hữu Hàng Hải Thương Thuyền Việt Nam được biết. Gia đình xin chân thành cảm ơn tất cả quý anh chị đã quan tâm, chia sẻ trong thời gian vừa qua.

VIẾT VỀ NGƯỜI BẠN HỌC CÙNG LỚP VỪA NẰM XUỐNG

Những kỷ niệm khó quên với người bạn cùng lớp khóa 13 trường Việt Nam Hàng Hải, anh Hà Phú Cường.
Chúng tôi học khóa 13 ngành Pont của trường Việt Nam Hàng Hải tại Trung tâm Kỹ thuật Phú Thọ; Hàng Hải chia ra làm 2 ngành riêng biệt, một ngành được gọi là ngành Pont hay ngành chỉ huy đào tạo sinh viên sau khi ra trường tùy theo khả năng có thể tiến xa lên làm thuyền trưởng một thương thuyên, nghành còn lại là ngành Cơ khí đào tạo sinh viên trở thành cơ khí trưởng thương thuyền.

Khóa 13 Pont của trường tuyển 16 sinh viên chính thức và 8 sinh viên dự khuyết. Anh Hà Phú Cường là một trong những sinh viên đổ cao vào trường, còn tôi là sinh viên dự khuyết hạng chót. Đề thi bằng tiếng Việt Nam và tiếng Pháp, sinh viên dự tuyển có thể làm bài bằng một trong hai thứ tiếng của đề thi.
Khóa học khai giảng ngày 22 tháng 7 năm 1963, giáo sư giảng dạy một số là người Pháp do Mission d’ asistance technique et économique chọn giới thiệu cho trường, một số giáo sư là người Việt Nam và tùy môn học có khi giảng bằng tiếng Việt có khi giảng bằng tiếng Pháp! Vì sinh viên học chương trình Việt không thể theo kịp bài giảng bằng tiếng Pháp nên lần lượt bỏ học, vì vậy tôi được vào trường nhưng vì học tú tài 2 ban Sciences Experimentales, xem như là ban A chương trình Việt, nên tôi chật vật với các bài toán thiên văn, lượng giác cầu… trong khi anh Cường đã học MPC ở đại học nên thời gian học ở trường anh học rất thoải mái, còn giải những bài toán theo cách riêng của anh mà giáo sư chánh người Pháp, thầy Jean Ducasse, phải công nhận là xuất sắc. Anh là người sẳn sàng giúp đở bạn học cùng lớp, sau nầy ra trường anh là thuyền trưởng tốt giúp đở anh em ra trường các khoá sau trở thành sĩ quan có năng lực trong nghề nghiệp. Được mời về trường làm giáo sư giảng dạy anh được sinh viên rất yêu mến.

Tôi nhớ khi khoá chúng tôi ra trường ngày 07 tháng 5 năm 1965 tổ chức tại rạp chiếu bóng Đại Nam- Saigon anh Hà Phú Cường đậu cao nên anh được ưu tiên chọn tàu để xuống làm việc trong khi tôi đậu thấp phải ngồi nhà chờ đến lượt gọi, chán cảnh chờ với đợi nên tôi quyết định ra Cam Ranh để nhận công việc quản lý đội tàu của một công ty tại miền Trung, tuy được hãng trọng vọng và có lương cao hơn các bạn cùng khoá nhưng tôi luôn mong ước được đứng làm việc trên một đài chỉ huy của một thương thuyền lớn. Anh Cường tuy đã làm việc cho một hãng của Việt Nam nhưng hãng Shell lại chọn anh và cho việc làm nhưng anh lại nhường, giới thiệu tôi, hãng đồng ý, và khi từ Huế trở lại Đà Nẵng, các bạn cùng khoá gặp tôi kêu ầm lên là « mầy phải về Saigon ngay vì hãng Shell đang cho mầy việc làm ». Tôi gọi thầy tôi thầy Jean Ducasse, ông vừa là giáo sư tại trường nhưng hè thì ông là thuyền trưởng của hãng Shell, tôi được thầy xác nhận tin tôi được hãng tuyển dụng. Mỗi lần gặp anh Cường tôi đều nhắc lại chuyện đó, lần cuối cùng anh em gặp nhau vào năm 2014 tại Houston, Texas khi anh từ Canada bay qua thăm người em gái của anh. Lần đó anh hăng say nói với tôi về phát minh 3D Star Finders, Máy tìm sao trong không gian 3 chiều, của anh, hai chúng tôi ngồi thực hiện công trình của anh mất cả nửa ngày trời.

Sau nầy anh bịnh nên khi nói chuyện với anh phải cố gắng tập trung để nghe nên anh em chúng tôi text message với nhau nhiều hơn. Tuần rồi nghe anh bịnh chúng tôi cầu nguyện cho anh được khỏi bịnh như những lần trước, nhưng lần nầy anh không qua khỏi được rồi! Biết rằng kiếp con người phù du nhưng nghe anh ra đi chúng tôi, những người bạn cùng trường với anh không khỏi ngậm ngùi. Sinh, lão, binh, tử là một vòng tròn mà con người không thể trốn tránh; tất cả ai rồi cũng chết; chúng tôi nguyện cầu hương linh anh sớm tiêu diêu nơi miền cực lạc. Với gia đình anh chúng tôi mong chị và các cháu vượt qua nỗi đau lớn lao nầy!

Gia đình Lê Châu An Thuận.

Tin buồn

PHÂN ƯU

Niên Trưởng Lâm Văn Bổn

Chúng tôi vừa được tin buồn

Ông LÂM VĂN BỔN

Cựu Cơ Khí Trưởng Hàng Hải Thương Thuyền Việt Nam (Khoá 1)

Tạ thế ngày 16 tháng 05 năm 2020

Nhằm ngày 24 tháng 04 năm Canh Tý, tại Montréal, Québec, Canada

Hưởng Thọ 94 tuổi

Chúng tôi xin thành thật chia buồn cùng Lâm Văn Bổn và tang quyến.

Nguyện cầu cho hương linh Ông Lâm Văn Bổn sớm được về cõi vĩnh hằng.

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

Ông Võ Thành Tuấn và Gia đình

– Ông Bà Diêu Văn Hoàng

– Ông Bà Hà Phú Cường (Mississauga)

– Ông Bà Hoàng Mộng Giới (Mississauga)

– Ông Bà Hà Văn Tài (Philadelphia)

– Ông Bà Lê Văn Được (Baltimore)

– Ông Bà Lê Châu An Thuận (Houston)

– Ông Bà Phạm Đình Trọng (Halifax)

– Ông Bà Thành Jane (Houston)

– Ông Bà Tôn Thất Thuấn (Saint Diago)

Bà Trần Đắc Nguyền (Toronto)

– Mạng vnhanghaiphap.free.fr và các thân hữu tại Pháp

Tin buồn

TRÂN TRỌNG BÁO TIN ĐẾN QUÝ ĐỒNG NGHIỆP, ĐỒNG MÔN
Sáng nay nhận được email của anh Trần Hậu Khánh từ Canada báo tin:

Niên Trưởng VÕ KIẾT TRIỆU, cựu Thuyền-Trưởng Thương-Thuyền VIỆT-NAM THƯƠNG-TÍN 1 đã qua đời lúc 6:30 sáng ngày 10/03/2020 tại bệnh viện ở Montreal, Québec, Canada
Hưởng thượng thọ 93 tuổi.

Hội Thân Hữu Hàng Hải Thương thuyền Việt Nam
Kỷ Yếu Hàng Hải
Đồng Nghiệp Hàng Hải
Xin chia buồn cùng tang quyến của Niên Trưởng VÕ KIẾT TRIỆU

Nguyện cầu hương linh Cụ Ông VÕ KIẾT TRIỆU sớm tiêu diêu cõi Niết Bàn.

Hình chụp vào tháng Giêng và tháng Hai năm 2020

CẢM NGHĨ CỦA MỘT SĨ QUAN CƠ KHÍ VỀ THUYỀN TRƯỞNG VÕ KIẾT TRIỆU:

Khi tôi là Học-viên CK trên T/T VNTT1 tháng 1/1971, ông Triệu là Dịch 1. Ông cũng là Dịch 1 trong thủy-thủ đoàn đã đem chiếc VNTT1 mua từ Pháp về Sài-Gòn 1968.

Đến nửa năm 1972 Ông lên làm Gòn (Second Capitaine) cho đến 1974. Khi Ông Nguyễn Nhứt Thống về dạy ở trường VNHH năm 1974, Ông Triệu lên làm Thuyền Trưởng (Capitaine). Chuyến hải-hành cuối cùng của Ông với cương-vị là Thuyền Trưởng của VNTT 1 khởi hành từ Sài Gòn 2/2/1975, qua Philippines lấy đường để đến Osaka, Hakata (Japan), đến Australia 10/4/1975, rồi được lệnh trở về Sài-Gòn 17/4/1975, trong lúc chiến-trường Nam VN dao-động mạnh.
Sáng 30/4/1975 Ông đem tàu neo trên sông vào Kho 5, Khánh-hội, sắp-đặc di-tản. Ông rời tàu để về nhà đón vợ, con. Khi vào lại Kho 5 với gia-đình thi tàu mới vừa tách cảng. Mặc dầu Ông Nguyển Nhứt Thống cố đưa tàu cập sát vào cầu Kho 5 hai lần nhưng đều bất-thành vì tình-trạng quá hỗn-loạn. Ông Triệu, Thuyền Trưởng đương-nhiệm, và gia-đình bị kẹt lại trong một trường-hợp thật đặc-biệt của ngày 30/4.

Tháng 9/1978, Ông và gia-đình vượt biển cùng với 358 người tị-nạn khác, được tàu hàng Anh-Quốc vớt đưa về Đài-Loan, rồi 15/10/1978 nhập-cảnh đến London, Anh-quốc. Tháng 10/1979 gia-đình Ông đến Montreal, Canada định-cư. (Tôi xin phép được đính-kèm những lá thư Ông Triệu gởi cho THK nói về cuộc sống, sinh-hoạt và hành-trình vượt-biên của Ông sau 30/4/1975). Ở Montral, Ông Triệu đã trở lại ngành hàng-hải, làm SQ Pont trên những tàu chở hàng của Canada, hải-trình Montral – Arctic – Montreal trong 12 năm trước khi về hưu.

Ông Triệu có một đặc-điểm là không lái xe hơi trong suốt cuộc đời, mặc dầu là Thuyền Trưởng của một thương-thuyền Viễn-Duyên “Việt Nam Thương Tín 1”.

Thành-thật chia-buồn cùng Tang-Quyến và nguyện hương-hồn Minh-Huy tiêu-diêu nơi miền Cực-Lạc.

Trần Hậu Khánh
B.C. Canada

Phụ-Lục đính-kèm:

Tin buồn

Thành Kính Phân Ưu

Được tin Cụ Bà NGUYỄN THỊ HẠNH, Phu Nhân của cố Thuyền Trưởng Nguyễn Nhứt Thống qua đời ngày Thứ Bảy 18 tháng 4 năm 2020 tại nhà dưỡng lão ở Toronto – Canada, hưởng thọ 85 tuổi, pháp danh Diêu Ngô.

Hội Hàng Hải Thương Thuyền Việt Nam & Kỷ Yếu Hàng Hải chân thành chia buồn cùng đại gia đình cố Thuyền Trưởng Nguyễn Nhứt Thống và kính chúc hương linh Cụ Bà NGUYỄN THỊ HẠNH được tiêu diêu miền cực lạc.

THƯƠNG THUYỀN VIỆT NAM THƯƠNG TÍN 1: NHỮNG DỮ KIỆN SAU 30/4/75

Trần-Hậu-Khánh

Cựu Sĩ-Quan Cơ-Khí T/T VNTT1

Tác giả phục vụ cho Garde Côtière Canadienne/Canadian Coast Guard

Thắm thoát đã 45 năm từ khi di tản với tàu VNTT 1 ngày 30/4/1975, tôi vẫn không quên những kỷ niệm của một thời trai trẻ đã từng phục vụ là một Sĩ Quan Cơ Khí trên chiếc tàu viễn dương đầu tiên của Miền Nam Việt-Nam trước 4/1975.

Bến đậu cuối cùng sau chuyến hải hành lịch sử đó của VNTT1 là vịnh Apra, Guam. Từ tháng 5/75 đến tháng 7/75, chúng tôi, gia đình của thủy thủ đoàn và nhân viên Quản trị của Công ty VNHH, được phép sống trên tàu, neo ở vịnh Apra, Guam. Đó là khoảng thời gian dài, mang nặng nổi buồn, lo âu vì xa lìa cha mẹ, gia đình, mất quê hương và một tương lai vô định.

Cách đây 5 năm, nhân dịp kỷ niệm 40 năm di tản, tháng 4/2015, tôi có viết bài « T/T VNTT1:Nhớ Lại 40 Năm Trước« . Trong đó tôi đã sơ lượt về lịch sử, đặc tính và sinh hoạt của một thương thuyền viễn dương (navire au long-cours) và hải trình di tản ngày 30/4/75. Lần nầy tôi muốn ghi lại những dữ kiện mà tôi còn nhớ đến và những dữ liệu mà tôi còn lưu giữ liên quan đến VNTT1 sau hành trình lịch sử nầy.

VNTT1- Bến Đậu Cuối Cùng

Tàu đến đảo Guam và cập bến lúc 4 giờ chiều ngày 9/5/1975, sau 9 ngày vượt biển từ Sài-gòn. Khoảng 750 hành khách rời tàu để nhập trại tị nạn ASAN theo hướng dẫn của nhân viên chức trách của trại. Trong số hành khách nầy có ông Lê-Tấn-Lộc, TGĐ ngân hàng VNTT, ông Phạm Cơ, GĐ.. ngân hàng VNTT, ông Châu-Kim-Ngân, Bộ Trưởng Kinh Tế, ông Nguyễn Hữu Chung, dân biểu quốc hội, cô Phương Hoài Tâm, ca sĩ mà trước 75 tôi hay đến nhà hàng Bồng Lai để xem cô trình diễn. Vợ chồng cô được sắp đặt cho một phòng riêng ở bên trái (babord) pont chính, phòng của 2 thủy thủ (Chấm dầu). Trong số thủy thủ đoàn di tản, có ông Sĩ Quan Radio Dương Khắc Hổ và gia đình, ông Quách Văn Gòn, thợ điện 2, cũng rời tàu để vào trại tị nạn ASAN. Ông Hổ và gia đình có ý định định cư ở Pháp, ông Gòn nói với chúng tôi là muốn trở về VN để gặp lại vợ con. Tôi tin là ông Gòn trở về Việt Nam trên tàu VNTT1 tháng 10, 1975.

Sau khi hành khách tị nạn rời tàu, VNTT1 được phép ra neo ở vịnh Apra. Thủy thủ đoàn cùng hai vị TGĐ và GĐ của công ty Việt Nam Hàng Hải và gia đình được phép cư ngụ trên tàu thay vì nhập trại tị nạn ASAN. Trên tàu có gia đình Thuyền trưởng Nguyễn Nhứt Thống gồm phu nhân, 3 con trẻ, và 1 người em rể Nguyễn Hữu Nguyên; gia đình Cơ khí trưởng Phùng Văn Gạt gồm phu nhân, 2 người con (1 gái, 1 trai) và 1 cô con dâu; SQ Pont vừa được thăng chức Thuyền phó Bùi-Hữu Hoàng; SQ Cơ khí vừa được thăng chức Cơ khí phó Trần Hậu Khánh; Học viên SQ Cơ khí Lý Thế Đạt; ông Chấm dầu Nguyễn Văn Sang (ra đi một mình). Ông Sang là một người hiền lành, khiêm tốn, rất thích nghe nhạc Việt, quen thân với ca sĩ Kim-Vui, Thanh-Thúy. Hình như ông có 1 người anh và con gái sống ở Pháp. Trên tàu còn có ông Dương Liên, TGĐ của công ty VNHH, gồm phu nhân và 4 cô con gái; ông Lê Minh Đức, GĐ Nha Khai-Thác Kỹ-Thuật, gồm phu nhân và 5 người con, 4 cô gái và 1cậu trai.

Thời gian tàu neo ở vịnh Apra chúng tôi sống và sinh hoạt với nhau như bạn bè, bà con đang cùng chịu một số phận và hoàn cảnh. Mỗi cá nhân và gia đình đều có những tâm tư, ray rức vì những gì đã mất, lo lắng những gì sẽ đến cho tương lai. Tuy nhiên cuộc sống trên tàu rất thoải mái về mặt ẩm thực, giải trí, hay về phương tiện liên lạc với bên ngoài. Lương thực thì có sẳn trên tàu, còn dư cho ½ chuyến hải hành dài 4-5 tháng với một thủy thủ đoàn 45 người. Ba vị phu nhân là những đầu bếp tuyệt vời của chúng tôi trong suốt thời gian tá túc trên tàu. Bia, rượu thì còn đầy kho. Cassettes, đỉa nhạc, movies, radios, thư viện thì còn nguyên đó. Ngày nào muốn du ngoạn nhìn phong cảnh hay picnic ở bải biển cũng thật dễ dàng, chỉ cần hạ canot de sauvetage xuống nước là thực hành ngay. Có điều là ngày lại ngày, thời gian như dài ra vì không còn những sinh hoạt thường tình như trước đây. Chúng tôi hay ưu tư, suy nghĩ, bắt gặp những đôi mắt ngấn lệ, thông cảm nhau nhưng không nói nên lời. Bởi thế, các cô cháu trẻ trên tàu hay gắn cho chúng tôi, những chú SQ trẻ, cái biệt hiệu là những »linh hồn tượng đá ».

Ở Guam, ban Quản trị của VNHH cũng mướn một Văn phòng Luật, Arriola & Cushnie, đại diện cho Công ty VNHH để bảo vệ nhân sự và sở hữu chủ hiện hữu của VNTT1. Luật sư đại diện thường viếng thăm tàu, mang theo tin tức, báo chí địa phương, và nhận gởi thư từ, làm thủ tục cho chúng tôi lên bờ đến trại ASAN để tìm người thân, hay giúp làm thủ tục xin định cư ở nước thứ 3. Hơn nữa, theo sự yêu cầu của ban Quản trị, Arriola & Cushnie còn liên lạc với những đại lý ở ngoại quốc của VNHH, chẳng hạn như Đại lý tàu biển (Ship’s Agents) ở New York, New Orleans, Houston, để xử lý những trương mục tài chánh còn lại liên quan đến hoạt động của VNTT1 trước ngày 30/4/75. Số tiền nhận được từ những trương mục đó là để trang trải cho những chi phí của VNTT1 và để trả lương bổng của nhân viên các cấp cho những tháng gìn giữ con tàu ở đảo Guam.

Ngày 12 tháng 7, tất cả chúng tôi được lệnh rời tàu để lên nhập trại ASAN. Lúc rời tàu, cảm xúc của tôi thật buồn, vì biết rằng mình sẽ không còn gắn liền với VNTT1 nữa!!!

Trần Hậu Khánh và Bùi Hữu Hoàng-VNTT1

Lương bổng của Thủy Thủ Đoàn

VNTT1 tuy neo ở vịnh Apra, nhưng thủy thủ đoàn vẫn phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản của Công ty Quốc Doanh VNHH (Vietnam Marine Lines Co. Inc.). Các hệ thống của tàu đều hoạt động bình thường để cung cấp điện, nước, vệ sinh cho mọi sinh hoạt cần thiết trên tàu. Bởi thế, chúng tôi được trả lương bổng đầy đủ cho 3 tháng 4, 5, 6/1975.

Tôi và ông bạn Bùi-Hữu-Hoàng không biết tiền của công ty VNHH còn bao nhiêu ở những Đại lý ngoài Việt Nam, chỉ biết là tài chính có đủ để trả lương cho thủy thủ đoàn và các vị ban quản trị hiện diện trên tàu. Riêng tôi, lương tháng 4 của SQ Cơ khí 3 là 240.000$VN, lương tháng 5 và tháng 6 của « Quyền SQ Cơ-khí Phó » là 300.000$VN, cộng với « tiền phụ cấp nghỉ phép hàng năm » 280.000$VN. Tổng cộng là 1,120,000$VN. Ngày 28/6/1975, tôi nhận được một ngân phiếu $USD 1,483.00 từ hối xuất $USD = 755 $VN. Dĩ nhiên, lương cho Thuyền-Trưởng, Cơ-Khí-Trưởng, Giám Đốc, Tổng Giám Đốc thì phải nhiều hơn. Còn lương cho Học viên Cơ khí Lý-Thế-Đạt và Phụ máy Nguyễn-Văn-Sang thì tôi không rõ. (Xem phụ lục #1: Bảng Chiết Tính Lương Bổng 25/6/1975). Chúng tôi ra đi không mang theo vàng, bạc gì ngoài gánh nặng của nỗi buồn. Số tiền nầy như một hành trang của sự tự tin cho những ngày tháng đầu nơi đất mới. Tôi vẫn nghĩ, không biết VNHH có bao nhiêu tiền trong trương mục ở những Đại lý ngoại quốc, ít ra Ông TGĐ cũng tỏ ra công minh và quan tâm đến việc trả lương bổng cho nhân viên hiện diện.

Thông Tư nội bộ

Trước ngày rời tàu để nhập trại ASAN, ngày 11/7/1975 ông Dương-Liên phân phát một « thông tư nội bộ » do ông đánh máy (rất khó đọc vì chữ không bỏ dấu) cho nhân viên trên tàu (Xem phụ lục #2:Thông tư Nội Bộ 11/7/1975). Chính yếu của thông tư nầy là « về việc trao chiếc tàu Việt Nam Thương Tín 1 cho Chính Phủ Liên Bang Hoa Kỳ tạm gìn giữ ». Trong thông tư có những thông tin và yếu tố như sau:

      – Ông đã ở lại với thủy thủ đoàn để « duy trì sự kiểm soát và quyền sở hữu của Công ty và chiếc tàu trong khi chờ đợi chỉ thị cần thiết của Hội đồng Quản trị (HDQT) « 

      – Mất liên lạc với « nhị vị Chủ tịch và Phó Chủ tịch », ông Lê Tấn Lộc và ông Phạm Cơ, 2 thành viên của HĐQT cùng di tản trên VNTT1 nhưng rời tàu ngay sau khi cập cảng Apra, Guam ngày 9/5/1975.

      – Ngày 23/6/1975, sau một thời gian khá dài, liên lạc được với 2 thành viên của HĐQT nầy đang định cư bên Hoa kỳ, ông Dương Liên mới nhờ văn phòng luật sư « chuyển đạt tới nhị vị một giải pháp thích ứng cho chiếc tàu » :

             1- Bán chiếc tàu với sự chấp thuận của HĐQT đương nhiệm vì không thể tiếp tục khai thác một chiếc tàu không có quốc kỳ,

             2- Hoặc cố gắng xin đổi quốc kỳ (Panama chẳng hạn), chuyện quyền sở hữu chiếc tàu cho một Công ty sẽ do chính quí vị có thẩm quyền thành lập ngay tại Guam, ngõ hầu có thể may ra tiếp tục khai thác hoặc cho thuê….

      – Đề nghị nêu trên đã không được hai vị Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch thỏa hiệp có thể vì:

            1- Hai vị không màng tới số phận của Công ty và chiếc tàu.

hoặc

            2- e ngại về phương diện pháp lý có thể được nêu lên.

      – Thật vậy, « HĐQT đương nhiệm gồm tám (8) Vị Quản Trị Viên (QTV). Tức số cần thiết để quyết định hợp pháp và hợp lệ phải là ít nhất phân nửa số QTV, do đó 2 Vị Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch cũng không làm gì được. Các vị QTV khác thì biệt vô âm tín, không biết có rời được Sài Gòn hay không, và nếu có thì cư ngụ ở đâu? »

      – Với tư cách là TGĐ và là một QTV duy nhất ở Guam, ông Dương Liên « không thể làm gì hơn là phải quyết định trao chiếc tàu thân yêu của chúng ta cho Chính Phủ Liên Bang Hoa Kỳ gìn giữ hộ kể từ ngày 11 tháng 7 năm 1975, cho tới khi có một giải pháp hợp pháp », qua sự đảm nhiệm của văn phòng luật sư Arriola & Cushnie tại Guam.

      – « Vậy, trong trường hợp sau nầy Chính Phủ Liên bang Hoa Kỳ, vì một lý do nào đó, quyết định bán chiếc tàu, quyền lợi của anh em cần được chứng minh và thông báo đầy đủ cho Văn Phòng Luật sư đại diện ».

Thông tư của ông Dương Liên đã nêu lên sự minh bạch của vấn đề. Tôi cảm nhận sự hiểu biết, tính trách nhiệm, cách quản trị và giải pháp hợp lý của ông liên quan đến quyết định nêu trên trong một trạng huống rất đặc biệt.

Số phận của T/T « Việt Nam Thương Tín 1 »

Thế là chúng tôi từ giả VNTT1 để nhập trại tị nạn ở Guam ngày 12 tháng 7 năm 1975 mang theo một ưu tư là số phận của con tàu sẽ về đâu dưới sự gìn giử của chính phủ liên bang Hoa Kỳ!

Ngày 21 tháng 7 năm 1975, cả đoàn rời trại ASAN lên máy bay qua trại Pendleton ở California để làm thủ tục nhập cảnh vào « đất hứa ». Gia đình ông Lê Minh Đức, ông Nguyễn Văn Sang và Lý Thế Đạt muốn định cư ở California, Hoa Kỳ. Ngày 25 tháng 7 năm 1975, gia đình ông Nguyễn Nhứt Thống, ông bạn Bùi Hữu Hoàng và tôi, Trần Hậu Khánh, bay qua thủ đô Ottawa, còn gia đình ông Dương Liên và gia đình ông Phùng Văn Gạt đến định cư ở thành phố Montréal, Canada.

Sau hơn một tháng, ông Dương Liên, ông Nguyễn Nhứt Thống và Trần Hậu Khánh nhận được một lá thư từ Văn Phòng Luật sư Arriola & Cushnie cho biết là một Đô Đốc Hải Quân Hoa-Kỳ của vùng đặc nhiệm Guam và đoàn tùy tùng đã lên tàu VNTT1. Họ đã kiểm tra và thử nghiệm rất kỹ tất cả các hệ thống của tàu kể cả máy điện, máy hơi nước, dụng cụ hải hành và xác nhận T/T VNTT1 có đủ điều kiện và an toàn để vận hành trên biển (seaworthiness). Luật sư cũng đã tiết lộ lý do mà Đô Đốc lên tàu, liên quan đến việc dùng VNTT1 để chở số người tị nạn trở về Việt-Nam.

Ngày 16 tháng 10 năm 1975, chính phủ Hoa-Kỳ đã thực thi ý định nêu trên. VNTT1 đã đưa 1600 người tị nạn từ Guam trở về Việt-Nam an toàn dưới sự điều khiển của các cựu Sĩ Quan Hải Quân của Miền Nam VN. (Xem phụ lục #3:thư đề 25/8/1975 Law Offices Arriola & Cushnie, Guam)

Những Câu Chuyện Bên Lề

Quan Tàu Bị Bỏ Lại– Sáng 30/4, tàu dời từ phao ngoài bến Nhà-Rồng vào cảng kho 5, Khánh hội thì cảnh hỗn loạn bắt đầu. Người người chen nhau lên tàu. Hành khách di tản gồm đủ thành phần, trong đó có một số gia đình có liên hệ với Ngân-hàng VNTT đã đợi sẵn ở kho 5, những người nầy đã không di tản được bằng phi cơ ngày hôm trước, có những người may mắn lọt vào được kho 5, và đặc biệt có nhóm quân nhân tan hàng từ chiến trường. Nhóm binh lính nầy còn mang theo súng và đạn lên tàu, hối thúc, áp lực thủy thủ đoàn phải rời Sài-Gòn ngay, sau khi nghe lệnh đầu hàng của ông Dương Văn Minh. Thật đau lòng, chúng tôi đành bỏ lại ông Võ Kiết Triệu, ông Dương Tấn Kim Sanh, ông Nguyễn Đình Tuân – đương nhiệm Thuyền Trưởng, Phó Thuyền Trưởng, SQ Pont 3- đã vào được Kho 5 nhưng không thể lên tàu được.

Trên Đường Di Tản– Sau khi rời cảng kho 5, tàu bị pháo kích tấn công 3 lần trên sông Sài-Gòn từ phía Thủ Thiêm. Nhà văn Chu-Tử và một em bé tử thương, 21 người bị thương. Ra khỏi hải phận quốc tế, hai thi thể được thủy táng. Theo chỉ thị của Hạm đội 7 Hoa-Kỳ, tàu hướng về Subic Bay, Philippines để chuyển những người bị thương lên bờ, rồi tiếp tục trực chỉ Guam.

Ban Trật Tự Trên Tàu– Trên tàu có lập một ban trật tự để kiểm soát an toàn cho tất cả hành khách, đảm nhiệm bởi ông bạn SQ Pont Bùi Hữu Hoàng. Sau khi tàu đã an toàn trên biển, việc đầu tiên là ban trật tự thu thập tất cả súng, đạn trên tàu, rồi thủ tiêu xuống biển, chỉ giữ lại 4 khẩu súng M15/16 và 10 băng đạn, 2 khẩu để trên phòng lái (passerelle), 2 khẩu để trong phòng ông Hoàng, lúc nầy Hoàng là Quyền Thuyền Phó rồi. Mãi đến khi tàu sắp cập cảng Apra Guam, 4 khẩu súng và 10 băng đạn nầy cũng phải liệng xuống biển. Bởi thế, suốt cuộc hành trình, không có việc cướp bóc, hãm hiếp hoặc tranh giành thực phẩm xảy ra.

Nhóm Di Tản Nhà Giàu– Trên tàu có một nhóm mà ông bạn Hoàng gọi là nhóm « Nhà giàu ». Nhóm nầy khoảng 30 người, chiếm pont sau của phòng chỉ huy (passerelle). Họ tự bảo vệ với nhau rất nghiêm nhặt, không cho ai được qua lại lối nầy. Khi ban trật tự cho họ biết danh tánh của ông Thuyền Phó, họ mới để ông qua lai. « Ủa! sao mầy biết họ giàu? », tôi tò mò hỏi. « Tao thấy họ giữ mấy valises, túi xách, túi mang lưng kỹ lắm. Họ canh chừng nhau, chia phiên nhau đi lấy đồ ăn, không dám rời khu vực đó », Hoàng nhận xét.Chúng tôi nghĩ có lẽ họ mang theo nhiều vàng, hột xoàn lắm. Hai đứa tôi suy luận, có thể đây là nhóm của ngân hàng VNTT. Nhóm chóp bu, chẳng hạn như TGĐ, GĐ của ngân hàng VNTT vào trại tị nạn chỉ có một đêm 9/5. Ngay hôm sau 10/5 là họ được sắp đặt bay qua USA định cư liền.

Thật nhé! Cho đến 4/75, tôi và Hoàng chưa có cơ hội cầm một lượng vàng tây hay ta, mặc dầu lúc ra đi tôi còn khoảng 3 triệu đồng VN trong trương mục ngân hàng VNTT. Sao mình không nghĩ tới hay không có ai đó bảo mình mua vàng nhỉ? Đúng là tuổi trẻ khờ khạo! Mỗi lần nhắc đến, « tuổi già » nầy cũng thấy vui vui về chuyện năm xưa.

Chuyện Bán Chiếc Tàu– Khi tàu trên đường từ Subic Bay đến Guam, tôi và Hoàng có nghe mấy ông lớn nói là có nhóm thương gia di tản trên tàu muốn mua chiếc tàu VNTT1. Giá của chiếc tàu là 1 triệu $USD nếu người mua tự họ sắp đặt đem tàu qua Hongkong, hoặc 2 triệu $USD nếu VNTT1 được giao tại Hongkong bởi thủy thủ đoàn của tàu. Trong thời gian tàu neo ở vịnh Apra, người mua cũng còn tiếp xúc với mấy ông lớn về việc nầy, vì thế trên tàu chúng tôi có một cuộc họp để thảo luận. Mấy SQ trẻ như tôi thì tùy vào ý kiến của 3 ông lớn, TGĐ, GĐ và TT. Chỉ có ông GĐ là đồng ý bán, mong mọi người sẽ có một số tiền chia nhau để làm lại cuộc đời trên mảnh đất nào đó, trong khi ông TGĐ và ông TT thì ngại vì trách nhiệm « biển thủ công quĩ vì đó là tài sản của Quốc Gia, sợ rằng mình sẽ không bao giờ được trở về lại Việt-Nam ». Thật vậy, đó là một quyết định đúng. Giải pháp cuối cùng là ông TGĐ Dương Liên đã quyết định giao tàu VNTT1 cho Chánh phủ Liên bang Hoa-kỳ quản trị trước khi chúng tôi chia tay nhau đến nơi chờ định cư.

Bán Dầu Cho Tàu Tân-Nam-Việt (TNV)- Tàu Tân-Nam-Việt đến Guam ngày 15/5/75 và cũng neo ở vịnh Apra. Chủ tàu cùng di tản ra khỏi Việt-Nam, nên Tân-Nam-Việt có thể được khai thác thương mại một cách hợp pháp, nếu đăng ký với một quốc gia nào đó. Vì thế, Tân-Nam-Việt đã mua một số lượng dầu, thực phẩm, bia, rượu, chén, dĩa, ly, tách, silver sets…của VNTT1 để lại. Số tiền bán dầu và những thứ lặt vặt này được chia nhau, mọi người chúng tôi đều có ít tiền « cầm tay » trước khi rời trại ASAN đi định cư. Phần tôi, xin được tiết lộ, được gần 2 ngàn $USD.

Riêng tôi, khi vào Canada, cũng có một tài sản « kết xù » như ai, tổng cộng cũng gần 4 ngàn $USD, kể cả 400 $USD đem theo từ VN. Đến Canada 1975 mà có được số tiền nầy, tương đương với 20 lượng vàng là giàu lắm đó! (Thế mà cũng không chịu mua vàng, chỉ biết nổi cô đơn vì thân phận của một nam nhi tị nạn mà thôi!)

Một Mối Tình Di TảnTrên đường di tản từ Subic Bay đến Guam, ông bạn Hoàng, lúc đó là Thuyền Phó nên ông ngon lành lắm, đã gán cho tôi một cô gái cùng di tản với gia đình anh chị của cô. « Tao thấy có con nhỏ kia với 2 đứa nhỏ nằm la liệt bên ngoài pont chính đàng trước, mày cho nó tá túc trong phòng mày đi, tội nghiệp! », Hoàng rỉ tai tôi. Thế là cô gái và 2 bé vào phòng tôi « tá túc ». Cô gái có giọng Bắc, mignonne, cặp mắt long lanh, mái tóc xỏa bờ vai, có nụ cười và đôi má duyên dáng. Tôi và cô ở chung phòng, nằm chung giường, có những nụ hôn, có cầm tay nhau, có cảm xúc luân lưu…, nhưng tôn trọng và cảm thông nhau ở thời điểm mà tuổi trẻ chưa thấy được ngày mai.

Ngày 9/5, khi tàu cập bến Guam, cô và gia đình theo đoàn người tị nạn rời tàu, nhập trại. Tôi vì bận rộn với công việc của một SQ Cơ khí trong lúc tàu làm manoeuvre (cập bến rồi rời bến), nên khi về lại phòng thì cô và 2 đứa bé đã rời tàu. Cô có để lại cho tôi một note ngắn: « Anh Khánh, em muốn ở lại để dọn đồ dùm anh, nhưng không được, em phải theo gia đình nhập trại. Ngày mai rời tàu, anh nhớ lên tìm em, (HTP)”, và một tấm hình của cô ngồi trên một bãi cát, mặc chiếc áo dài đen, quần dài trắng, đội mũ rộng vành. Phía sau tấm hình, cô ghi « htp… , VNTT Fri. 09/5 1975″. Vậy là cô biết Anh văn nên cô ghi Fri. Tấm hình và lời nhắn của HTP vẫn còn trong quyển album của tôi đem theo từ Việt-Nam. Cô có một nụ cười thật dễ thương.

Tôi đã quên cô bao nhiêu tuổi, học ở đâu, nhưng nhớ cô là một hướng-đạo-viên (Scouts) ở Sài-Gòn. Cô chỉ tôi cách xoa tay, xoa mặt, cách hít thở để giảm stress (lo lắng). Tình cờ tôi thấy hình HtP trên tờ báo địa phương THE SUNDAY NEWS June 1, 1975, page 22, chụp chung với đám đông trong sinh hoạt nối kết với nhóm Hướng Đạo Viên ở Guam. Tôi có nhắn tin tìm cô, nhưng không nhận được hồi âm. Khi chúng tôi nhập trại, thì cô và gia đình đã bay xa đến khung trời nào rồi. Kể từ đó, tôi đã không còn hi vọng gì gặp lại cô nữa. Vậy mà, cho đến 45 năm sau, những kỷ vật và kỷ niệm của chuyện tình di tản nầy vẫn còn đây…

Cuốn Theo Chiều Gió

THK- Février 1975 à Osaka Japon

Trước khi VNTT1 về đến Sài-Gòn từ Úc, tôi có xin một Giấy Chứng Nhận của Thuyền-Trưởng chứng thực tôi là nhân viên đang phục vụ trên tàu (Xem Phụ lục # 4: Giấy chứng nhận 16/04/1975). Tôi đã nghĩ vì thời cuộc của Miền Nam lúc đó bắt đầu hỗn loạn, có thể Sài-Gòn sẽ bị thiết quân lực, vì thế Giấy Chứng Nhận nầy là bằng chứng nếu tôi bị chận xét, cảnh sát cho phép tôi đến nhiệm sở làm việc.

Tối 28/4, Dinh Độc-Lập bị dội bom, trên đường chạy xe Vespa từ Khánh-Hội về đường Nguyễn Văn Thoại gần TTQGKT Phú-Thọ, tôi đã chứng kiến cảnh kẹt xe và náo loạn của Sài-Gòn đêm hôm ấy. Bắt đầu đêm 28/4, chính phủ ban hành lệnh thiết quân lực. Ngày 29/4 là ngày trực (quart) của tôi và Dịch 3 Nguyễn Đình Tuân, cho nên sáng 29/4 tôi phải lên tàu. Tôi chạy đến Ngả 7, Lý Thái Tổ – Minh Mạng, thì bị cảnh sát chặn lại hỏi giấy tờ. Nhờ có Giấy Chứng Nhận đó mà tôi được phép tiếp tục đến bến đò Nguyễn-Huệ rồi lấy ca-nô đưa tôi ra tàu neo ngoài bến Nhà-Rồng.

Chiều tối 29/4, nhìn về khu vực Toà Đại-Sứ Mỹ, tiếng ồn ào của trực thăng trên bầu trời; nhìn về bên sông Bạch-Đằng, cả biển người lao nhao ngóng về những con tàu dọc theo bến. Khi màn đêm phủ xuống, nhìn đoàn tàu Hải Quân lầm lũi trên sông, âm thầm lướt qua VNTT1. Quang cảnh đó làm tim tôi tái tê vì không biết thân phận mình sẽ ra sao đây, rồi sáng mai mình sẽ tìm cách ra đi hay về nhà gặp lại ba mẹ. (Ngay lúc đang gõ những dòng chữ nầy, tim tôi vẫn còn tê tái, mắt lão của tôi ngấn lệ và cảm xúc đó vẫn còn đây sau 45 năm trôi qua…).

Sáng 30/4, khi mà Miền Nam Việt Nam thất thủ, tôi không có thời khắc để chọn lựa, có lẽ vì tuổi trẻ, vì công việc và trách nhiệm với con tàu, với không gian hỗn loạn đó, tôi đã bị cuốn theo với làn sóng người cuống cuồng chen lẫn nhau lên tàu tìm đường vượt biển.

Rồi những con gió và làn sóng kế tiếp đã đưa tôi đến tận miền giá rét, làm lại cuộc đời, tạo dựng một cuộc sống trong suốt 45 năm qua, 1975-2020. Vì thời cuộc, thủy thủ Trần Hậu Khánh cũng đã “Cuốn Theo Chiều Gió, Gone With The Wind”, trôi dạt đến tận Canada kể từ ngày lịch sử đó, 30/4/1975.

Canada April/Avril 2020

Phụ lục

Tiểu sử Ông Trần Đình Trường

Tiểu sử Ông Trần Đình Trường

Source : https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_%C4%90%C3%ACnh_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng

Trần Đình Trường (1932 [1]6 tháng 5 năm 2012 [2]) là một doanh nhân gốc Việt tại Hoa Kỳ. Ông là chủ nhân một số khách sạn tại New York và được báo chí Việt Nam coi là một trong những người Việt giàu nhất thế giới với tài sản trên 1 tỷ Mỹ kim[3][4]. Theo tờ The New York Times, ông có tài sản khoảng 1 tỷ USD khi qua đời.[5]

Sự nghiệp tại Việt Nam

Trần Đinh Trường sinh ra và lớn lên ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh [1], sau di cư vào Nam.

Trước năm 1975 tại Sài Gòn, ông hoạt động trong nghề vận tải đường biển và là chủ nhân hãng Vishipco Line với đoàn tàu Trường Xuân, Trường Thanh, Bông Hồng 9, Sao Mai, Patrick, Trường Vinh, Trường Hải và tàu Trường Sinh.[6]

Hoạt động tại Mỹ

Ông rời Việt Nam vào cuối tháng 4 năm 1975 khi Sài Gòn thất thủ. Trong cuộc di tản khi Việt Nam Cộng hòa tan rã, ông cho phép trưng dụng miễn phí những chiếc tàu của ông để chuyên chở người tỵ nạn và chở được hơn 8.500 thuyền nhân vượt biển. Riêng chiếc tàu Trường Xuân với thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đã chở gần 4.000 người thuyền nhân vượt biển,[8][9] trong số đó có nhạc sĩ Lam Phương mà sau này đã sáng tác bài hát « Con tàu định mệnh »[10] để ghi nhớ sự kiện này.

Ông bắt đầu công việc kinh doanh khách sạnthành phố New York từ khách sạn Opera và khách sạn Carter giá rẻ, với 25 tầng và 700 phòng (gần Quảng trường Thời đại (New York)Manhattan và khách sạn sang trọng Lafayette ở Buffalo, New York. Khách sạn Carter từng bị trang website du lịch TripAdvisor mệnh danh là « khách sạn dơ dáy nhất nước Mỹ » ba năm liền.[5] Năm 1985, ông mua Khách sạn Kenmore; năm 1994 khách sạn bị cảnh sát bao vây và tịch thu vì là một ổ ma túy.[5]

Ngoài ra, ông và vợ là Nguyễn Kim Sang còn là một mạnh thường quân và tích cực trong những sinh hoạt cộng đồng người Việt tại Mỹ. Như theo lời kể của ông Nguyễn Văn Tánh, chủ tịch Cộng đồng người Việt tại tiểu bang New York: « Ông bà Trường đã giúp đỡ cho cộng đồng Việt Nam không chỉ bằng tiền bạc, vật chất mà còn bằng tấm lòng, với tinh thần tận tụy hiếm có. Trong những dịp cộng đồng Việt về New York sinh hoạt, các anh chị em được mời đón đến ở miễn phí tại khách sạn của ông bà. Trong những ngày này, đích thân bà Trường đã tự tay tay nấu ăn cho hàng trăm người khách tham dự… ».[11]

Trong sự kiện khủng bố 11 tháng 9 năm 2001 tại New York, ông đã tặng quỹ cứu trợ nạn nhân 2 triệu Mỹ kim, và năm 2003, Liên hiệp người Mỹ gốc Á (Asian American Federation) vinh danh ông vì hành động này[12][13]. Trong nạn đói năm 1984 tại Ethiopia, ông cũng mua tặng các tổ chức cứu trợ nạn đói ở Ethiopia 2 máy bay trực thăng (trị giá lúc mua khoảng 3,2 triệu Mỹ kim) [2][14][15]. Tháng 8 năm 2005, ông tự đến Houston để cứu trợ nạn nhân Bão Katrina 100.000 USD [16].

Trong tháng 5 năm 2004, ông đã được trao Giải Đuốc VàngWashington DC, giải thưởng vinh danh của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Mỹ (VANG) [17]. Ông cũng nằm trong Hội đồng quản trị của United Way of New York City.

Trong một lần trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Thanh Niên, sau biến cố 11/9/2001 tại New York, ông Trường có cho biết về bí quyết thành công của ông: « …theo hiểu biết của tôi, tất cả chỉ tựu trung vào hai chữ « cố gắng ». Cố gắng làm việc thì tất yếu dẫn tới thành công. Tầng lớp nào, nghề nghiệp nào cũng vậy thôi. Nếu cố gắng làm việc thì sẽ thành công trong tầng lớp đó, nghề nghiệp đó. Vừa cố gắng làm việc vừa học hỏi để tiến bộ. Đó là vấn đề rất quan trọng. » [18]

Sau thời gian dài bị bạo bệnh vì đột quỵ, ông qua đời ngày 6 tháng 5 năm 2012 tại New York [2][19]. Sau khi ông mất, ông không để lại di chúc cho nên

Hiện nay, Trần Group Management LLC (Tập đoàn quản trị Trần) của gia đình ông đang quản trị và cho thuê hệ thống các khách sạn của ông ở vùng đông bắc Hoa Kỳ, như Quality Inn Downtown, Best Western (Baltimore), Lafayette Buffalo NY, đang xây dựng khách sạn Crown 250 phòng ở Baltimore, và đang xúc tiến xây dựng khách sạn 200 phòng trên đường Market ở Philadelphia [20]. Ngoài ra, tập đoàn cũng xúc tiến đầu tư tại Việt Nam, và đang quản lý Trung tâm thương mại Việt Nam (VBC) ở Baltimore « nhằm hỗ trợ, khuyến khích và giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam thiết lập sự hiện diện trên nước Mỹ, đồng thời mở rộng thị trường để cung cấp hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam vào Mỹ » [16][20].

Gia đình

Ông theo đạo Công giáo, có tên thánh là Mátthêu. Năm 1950, ông kết hôn với bà Ngu Thi trong nhà thờ và có bốn người con với bà. Sau 1954, ông vào Nam và không còn liên lạc với vợ cũ.[5] Ông kết hôn với bà Nguyễn Kim Sang năm 1960 và có nhiều người con, các con với bà Sang gồm: Trần Thị Tâm Anh, Trần Thị Tâm Thảo, Trần Đình Nghĩa, Trần Thị Hồng Ân, tất cả đang làm ăn tại Mỹ. Ngoài ra còn có Trần Thanh Nam, Trần Thanh Bắc là con riêng của ông tại miền Bắc trước ngày di cư cũng vừa sang Mỹ sau năm 1975. Em của ông là Trần Đình Chín và các con ông Chín là Trần Đình Thành, Trần Đình Hùng, Trần Đình Sơn (cũng từ miền Bắc mới sang Mỹ sau 1975) hiện là chủ nhân khách sạn Quality Inn Downtown (ở Baltimore) cũng như đầu tư tại Việt Nam [4]

Ông có tổng cộng ít nhất 16 người con với 5 phụ nữ khác nhau.[5]

Chú thích

  1. Có thông tin khác cho biết ông Trường sinh năm 1928 tại Quảng Bình. Không được xác nhận
  2. Nhà hảo tâm Trần Đình Trường từ trần, RFA, 8/5/2012“Ai là người giàu nhất Việt Nam?”. báo Tiền Phong. 27/1/2006. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  3. Gia đình giàu nhất Việt Nam có tài sản không « Ảo », Tầm Nhìn, 10/5/2012
  4. John Leland (ngày 24 tháng 7 năm 2014). “Mr. Tran’s Messy Life and Legacy”. The New York Times.Hội Xuân Và Diễn Hành Đầu Năm Giáp Thân tại San JoseNational Register of Historic Places ». WEEKLY LIST OF ACTIONS TAKEN ON PROPERTIES: 8/16/10 THROUGH 8/20/10. National Park Service. ngày 27 tháng 8 năm 2010.Con tàu Trường Xuân và « Thuyền Viễn Xứ », Viettribune, 28/8/2008, Đăng lại tại [1]Hồi ký về con tàu Trường Xuân
  5. Trong bài hát có câu: « …Tôi yêu con tàu Trường Xuân. Con tàu nhiều sóng gió mà tình thương thật đầy…« 
  6. Tường Chinh (28/8/2004). “Thăm Ông Bà Trần Đình Trường Ở New York”. Việt Báo. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  7. “Asian American Federation Honors Outstanding”. Asian American Federation. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2007.Gặp doanh nhân Việt hiến 2 triệu USD cho nạn nhân ở New York, VnExpress, 26/9/2001
  8. Theo cuộc nói chuyện với ông Trường và bà Sang trong Video « Vân Sơn 44: In Connecticut – Nhớ Nhà », 2010, Xem trích đoạn Video
  9. Thủ Đô Tỵ Nạn VN Chào Đón Đại Nhạc Hội ‘Mùa Hè Rực Rỡ’, Việt báo, 2/8/2003
  10. Tỉ phú gốc Việt Trần Ðình Trường qua đời, Người Việt, 8/5/2012
  11. Liên hoan Đuốc Vàng: Vinh Danh Người Mỹ Gốc Việt, Hình [2]
  12. Tỉ phú người Mỹ gốc Việt Trần Ðình Trường qua đời ở New York, báo Thanh Niên, 10/5/2012Tỷ phú người Việt qua đời tại Mỹ, VOV, 10/5/2012
  13. Một số dự án của Tran Group

WIKILEAKS: Số phận tàu Trường Xuân sau biến cố 30/4/1975

THE GOOD SHIP TRUONG XUAN
Date: 1975 August 20, 02:45 (Wednesday)Canonical ID: 1975HONGK09585_b
Original Classification: LIMITED OFFICIAL USECurrent Classification: UNCLASSIFIED
Handling Restrictions — N/A or Blank —Character Count: 2447
Executive Order: — N/A or Blank —Locator: TEXT ON MICROFILM,TEXT ONLINE
TAGS: EWWT – Economic Affairs–Waterborne Transportation | HK – Hong Kong | MASS – Military and Defense Affairs–Military Assistance and Sales | US – United States | VS – South VietnamConcepts: CARGO SHIPS | CUSTOMS INSPECTIONS | TRUONG XUAN
Enclosure: — N/A or Blank —Type: TE – Telegram (cable)
Office Origin: — N/A or Blank — Office Action: ACTION PM – Bureau of Politico-Military AffairsArchive Status: Electronic Telegrams
From: China Hong KongMarkings: Margaret P. Grafeld Declassified/Released US Department of State EO Systematic Review 06 JUL 2006
To: Commander in Chief US Pacific Command | Department of State | Secretary of State | Singapore Singapore | Thailand Bangkok 
  1. THE « TRUONG XUAN » HAS BEEN IN HONG KONG SINCE JULY 4. HONG KONG PREVENTIVE SERVICES (CUSTOMS) ADVISED CONGEN THAT IN THE COURSE OF INSPECTING THE « TRUONG XUAN » THEY CAME UP WITH 96 BULLETS, 40 CARTRIDGE CASINGS, A DOZEN MAGAZINE CLIPS AND A PILE OF VEHICULAR JUNK. THERE WERE NO WEAPONS ABOARD THE SHIP. IN FACT, ANYTHING OF ANY VALUE THAT WAS MOVEABLE HAD BEEN REMOVED, PRESUMABLY BY FISHERMEN WHO HAD SCAVENGED THE SHIP BEFORE ITS RECOVERY. ACCORDING TO LOCAL SOURCES, A FIRM REPRESENTING THE PRG HAS SOLD THE SHIP TO LOCAL JUNK DEALERS FOR $HK 600,000 (ABOUT $120,000 US).
  1. THE « TRUONG XUAN » DEPARTED SAIGON AT THE END OF APRIL WITH 3744 REFUGEES ABOARD. ON MAY 3 THE SHIP, LOCATED ABOUT 100 MILES OFF SAIGON, SIGNALED IT WAS SINKING AND 3743 REFUGEES (ONE MAN DIED OF A HEART ATTACK) WERE

LIMITED OFFICIAL USE

LIMITED OFFICIAL USE

PAGE 02 HONG K 09585 200323Z

TRANSFERRED TO THE CLARA MAERSK AND TAKEN TO HONG KONG. ON JULY 1 THE HONG KONG OWNED CARGO SHIP « TAILONGSHAN » FOUND THE ABANDONED SHIP AND TOWED IT FOR ABOUT 300 MILES TOWARD HONG KONG WHEN IT RECEIVED ORDERS TO ABANDON THE DERELICT BECAUSE OF « OBLIGATIONS TO THE CARGO SHIPPERS ». (COMMENT: IT IS GENERALLY BELIEVED HERE THAT THE OWNERS OF THE SOMALIAN REGISTERED « TAILONGSHAN » GAVE IN TO POLITICAL PRESSURE FROM THE PRG OR THE PRC. END COMMENT). THE « TRUONG XUAN » WAS SET ADRIFT ABOUT 23 MILES OFF HONG KONG HARBOR AND LOCAL TUGS RACED TO CLAIM HER. ON JULY 4 THE TUG « WILVIN » OWNED BY INTER OCEAN TOWING, SINGAPORE, AND REPRESENTED BY THE HONG KONG SHIPPING COMPANY, SIME DARBY, BROUGHT THE PRIZE INTO HONG KONG. SINCE THAT TIME SIME DARBY HAS BEEN NEGOTIATING WITH A FIRM REPRESENTING THE PRG. INFORMED SOURCES REPORT THAT A SETTLEMENT WAS REACHED THIS WEEK IN WHICH THE « TRUONG XUAN » WAS RELEASED TO THE PRG FOR $HK 250,000 (US$50,000). THE PRG THEN SOLD THE SHIP TO THE LOCAL DEALER FOR JUNK.

       CROSS

       LIMITED OFFICIAL USE

       NNN

Source :   https://wikileaks.org/plusd/cables/1975HONGK09585_b.html

Có những lúc người lính…

CÓ NHỮNG LÚC NGƯỜI LÍNH KHÔNG CÒN NGHE TIẾNG SÚNG VÀ KHÔNG ĐƯỢC NHÌN HỎA CHÂU RƠI TRÊN TRỜI

Lê Châu An Thuận

Cách đây 51 năm chúng tôi, thủy thủ đoàn của Trợ Chiến hạm Nguyễn Ngọc Long HQ. 230, được lịnh mang chiến hạm đi sửa chửa đại kỳ tại Đảo Guam. Thực ra Hải Quân Công Xưởng của chúng ta dư sức để hoàn thành tốt sửa chửa chiến hạm loại nầy, nhưng vì để gắn thêm bộ lưới che quanh phòng lái phòng chống lại loại chống tăng B.40 cho an toàn khi công tác trên các vùng sông ngòi miền Nam nên Bộ Tư Lệnh Hải Quân và Bộ Tư Lệnh Hạm Đội quyết định đưa một loạt các chiến hạm loại nầy đi Guam để sửa chữa vì họ có kinh nghiệm gắn thêm bộ lưới chống đạn B.40 và độ ổn định, ship stability, của chiến hạm không bí phá vỡ. Trước đây chúng tôi để những bao cát che chắn cho phòng lái, làm cho khu vực nầy đã chật chội càng thêm hẹp lại nhiều.

Nhớ lại các khâu chuẩn bị ráo riết của mỗi bộ phận của chiến hạm trước khi rời đất nước, và thủ tục giấy tờ đủ loại với cơ quan MACV, Military Asistance Command, Vietnam tại Saigon mà giựt mình. Mọi sĩ quan phụ trách từng nghành đều lu bu không thể tưởng tượng, nhưng bù lại viễn cảnh sinh sống ở nước ngoài một thời gian khá dài cũng làm anh em háo hức…

Rồi mọi chuyện cũng qua đi suông sẻ, giờ đây là những giây phút bịn rịn với người thân trong gia đình. Tôi tạm bỏ lại sau lưng gia đình cha mẹ, một người vợ với một cháu gái chưa đầy một tuổi và một cháu nữa sẽ ra đời vào tháng Tám năm nay, sau nầy qua thơ của vợ tôi mới biết là một cháu trai. Hoàn cảnh của trai thời chiến là như vậy, quyến luyến khi chia tay, ấm cúng vui vẻ khi tàu về bến!

Khoảng cách từ Việt Nam sang Philippines khoảng 982 miles nhưng chiến hạm chạy như rùa vì hai máy chánh cứ hụt hặc, phải nhìn nhận do nhiều người có trách nhiệm quan niệm để qua đó sửa luôn cho “đáng đồng tiền bát gạo” nhưng những người mang con tàu “qua đó” khốn khổ không ít, nhất là anh em các ngành cơ, điện khí… Tàu lết đến Subic Bay thì hư hỏng khá nặng nên xin vào để sửa chửa nhưng chính quyền Philippines làm khó dễ đủ điều, can thiệp của nhiều cấp chức khác nhau nên chiến hạm được vào tạm sửa chửa những hư hỏng cần thiết và tiếp tục hành trình vào San Bernardino Strait, lòng vòng qua nhiều hòn đảo của Philippines, lớn có nhỏ có đẹp tuyệt vời nhất là vào ban đêm. Tàu đánh cá đông đúc không khác gì trên các vùng biển của nước ta, khác chăng là cấu trúc tàu thuyền có khác và có màu sắc rực rỡ.

Gần đến vùng rời khỏi các đảo để vào bờ biển phía đông của Philippines thì biển rất động, theo tin khí tượng thì có thể bão sẽ không thổi qua vùng nầy, nhưng sức gió rất mạnh. Ông Hạm Trưởng, HQ. Đại Úy Nguyễn Văn Chuyên họp sĩ quan lại và ra quyết định neo chiến hạm sát gần đảo, tôi không còn nhớ tên của đảo, chờ cơn bão qua sẽ tiếp tục hành trình. Thủy thủ đoàn tiếp tục đi ca theo chế độ tàu neo đậu trong thời tiết xấu, ôn hòa không cho ghe thuyền của người dân địa phương lại gần quan hệ mua bán. Neo đã 3 ngày mà thời tiết chỉ dịu lại chút đỉnh, đến ngày thứ tư thì đại diện của chính quyền địa phương ăn mặc đẹp và mang ra cho chúng tôi hoa quả và thức ăn. Ông Hạm trưởng mời vị đại diện lên thăm chiến hạm và giải thích cho họ rõ hoàn cảnh của chúng tôi. Ngày hôm sau họ mời chúng tôi vào thăm đảo, ông và các sĩ quan không trực ca vào thời điểm đó lên bờ và được họ đón tiếp trọng thể, ông Hạm trưởng cũng biếu cho họ một chút quà xã giao mà chúng tôi có mang theo để biếu khi thăm các viên chức của Hải Quân Công Xưởng Guam có trách nhiệm sửa chửa chiến hạm chúng tôi. Hai ngày sau thời tiết dần dần tốt, chiến hạm tiếp tục lên đường rời San Bernardino Strait vào biển phía Đông của Philippine Sea và trực chỉ đến đảo Guam. Như vậy chúng tôi đã vượt qua được khoảng 982 miles từ Saigon đến Subic Bay, và 240 nautical miles từ Subic Bay và ra khỏi vùng San Bernardino Strait.

Chúng tôi, những sĩ quan ngành chỉ huy làm vị trí chính xác của tàu bằng hàng hải cận duyên, ban đêm thì nhờ hải đăng San Bernardino, kiểm soát lại bằng radar, chúng tôi cần vị trí chính xác để sau đó đi bằng hàng hải thiên văn nếu thời tiết tốt hoặc hàng hải phỏng định vì chúng tôi đã biết vận tốc của tàu vào khoảng 9.5 gút. Anh em chúng tôi phấn khởi vì biển tương đối tốt, mọi máy móc trên tàu hoạt động bình thường, công đầu thuộc về anh em cơ, điện khí.

Khoảng cách từ bờ biển phía đông của Philippines đến đảo Guam là 1,415 nautical miles. Còn khoảng 6.5 ngày nữa chúng tôi sẽ hoàn thành việc đưa tàu đến nơi sửa chửa, có thể nói là một phần ba trách nhiệm của chúng tôi trong công tác xa nhà lần nầy, hai phần ba còn lại là theo dõi sửa chửa, gỏ sét, sơn phết làm đẹp chiến hạm và mang nó về lại cảng mẹ. Biển êm anh em mang đàn và nhiều giọng ca vàng nổi lên với những bản nhạc về biển, về em, về hòa bình cho đất nước. Anh em thoải mái tự do ca hát…

Rồi điều không may lại xảy đến, chỉ còn cách đảo Guam khoàng 200 miles hay một ngày đường thì thời tiết trở nên xấu, anh vô tuyến điện trao chúng tôi công điện thời tiết có một cơn bão nhiệt đới ập đến và chúng tôi hứng chịu sự ảnh hưởng không nhỏ của nó, một trong hai máy chánh lại bị bất khiển dụng và anh em cơ khí hết mình lo sửa chửa trong khi sức gió bắt đầu mạnh; càng lúc tình trạng kỹ thuật của con tàu càng tệ, biển động mạnh với những cơn sóng cao. Hạm Trưởng họp sĩ quan lại để cùng nhau góp ý đưa ra hướng giải quyết nhanh. Sau cùng ông quyết định ra lịnh cho vô tuyến phát tín hiệu báo nguy Mayday hầu hy vọng tàu thuyền gần chúng tôi có thể đến giúp đỡ, trên tàu có anh sĩ quan đệ tam HQ. Trung úy Huỳnh Quang Sửu có tiếng Anh tốt liên lạc với những tàu thuyền gọi lại chúng tôi, nhưng không có tia hy vọng nào vì họ đều ở xa chúng tôi, nhưng may mắn có một thương thuyền nghe được và chuyển tiếp đến giới chức có trách nhiệm trên đảo Guam, họ cho tàu chạy ra giúp và radar của họ bắt được vị trí của chiến hạm chúng tôi, hướng dẫn hướng cho chúng tôi chạy tránh bão, sáng ngày hôm sau một chiếc máy bay bay lượn trên tàu, liệng xuống cho chúng tôi máy liên lạc để họ trực tiếp nói chuyện với chúng tôi, sau cùng thì tàu cấp cứu chạy đến chuyền dây để chúng tôi cột vào tàu mình và họ kéo giúp, sáng ngày hôm sau nữa bão đã êm và đảo Guam đã lù lù trước mặt chúng tôi, họ thâu dây kéo lại, chúng tôi cảm ơn các bạn ân nhân, đúng là tứ hải giai huynh đệ, và trực chỉ “lết” vào quân cảng Apra Harbor Guam.

Phải công nhận một điều là trong lúc nguy khốn toàn thể thủy thủ đoàn của chiến hạm thật tuyệt vời, không phải ca của mình cũng bỏ ngủ lên phụ giúp lẫn nhau không phân biệt ngành nghề, biển động mạnh mà phải liên tục thay phiên nhau ở trên boong tàu trông chừng giây của tàu kéo đang cột một đầu trên tàu của chúng tôi, có khi phải đổ nước vào dây vì sự cọ xác của dây với trụ buộc, tuy có mang phao cấp cứu nhưng trên đài chỉ huy nhìn xuống tôi thấy các anh em bị sóng nhồi khi thì bị đẩy qua bên tả hạm khi thì bên hữu hạm của tàu làm tôi rất âu lo! Đã qua cơn bĩ cực, bây giờ đến hồi… gỏ sét sơn lót, làm đẹp chiến hạm và soi mói từng bộ phận của tàu để lên danh mục sửa chửa. Khi mang tàu về phải trong tình trạng hoàn hão, không như tàu mới nhưng dứt khoát không bết bát như lúc ra đi!

Nói nhanh về đảo Guam, vùng lãnh thổ chưa sáp nhập của Hoa Kỳ; đây là đảo lớn nhất thuộc quần đảo Mariana với 30 dặm (48 km) chiều dài và 9 dặm (14 km) chiều rộng. Đảo thuộc quyền quản lý của Hoa Kỳ từ năm 1898 sau chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ. Vào năm mà chúng tôi có mặt ở đây dân số chỉ có 82,000 người, hiện nay thì đã tăng gắp đôi. Đảo có một ông Thống Đốc được bầu ra mỗi 4 năm, Thủ đô hành chánh có tên là Hagatna rất nhỏ . Guam trải qua một lịch sử với nhiều biến cố và thăng trầm. Vào năm 1521, nhà thám hiểm Ferdinand Magellan thừa lịnh nhà vua Charles I của Tây Ban Nha đặt chân lên đảo Guam, và cai trị hòn đảo nầy trong 300 năm. Sau chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ kết thúc vào năm 1898, Guam và cả Philippines nằm dưới quyền kiểm soát của Mỹ. Trong Chiến tranh Thế giới II, quân đội Nhật Bản chiếm đóng Guam khoảng 31 tháng. Vào tháng 7 năm 1944, Mỹ trở lại và tái chiếm hòn đảo này từ tay Nhật Bản và cho người dân đảo Guam được mang quốc tịch Hoa Kỳ. Đây là căn cứ và trạm tiếp liệu quan trọng của Mỹ trên vùng Tây Thái Bình Dương.

Cũng nói nhanh về Apra Harbor Guam, như chúng ta đều biết Guam là căn cứ quan trọng của Hoa Kỳ, có căn cứ hải quân đặt tại cảng Apra Harbor ở phía tây đảo, còn có kho tiếp liệu lớn cho Hải Quân, một hải quân công xưởng có tầm vốc và một nhà máy điện cở lớn, đây cũng là căn cứ tàu ngầm của Hoa Kỳ; và căn cứ không quân chiến lược đặt tại phía bắc của đảo có tên là Andersen Air Force Base với những máy bay ném bom như B-52 mà người Việt Nam hai miền đều nghe đến. Chúng tôi có lái xe đến đây nhiều nhiều lần và nhìn phi trường từ bên ngoài, cũng xin xác nhận máy bay B-52 không có hình dáng như người anh hùng trung tướng Phạm Tuân mô tả mới đây, nó “mềm mại” và “đẹp” hơn ông trung tướng nói nhiều. Tiếc cho ông tướng Tuân thật, thời @ và các cháu thanh niên thông minh lắm, ông google giúp các cháu biết ai nói thật và ai nói “chơi” ngay với một cái nhích của “con chuột”!

Tấm hình duy nhất còn sót lại của chuyến công tác, hình chụp tại khu picnic facilities sát biển

Trở lại chuyện của chúng tôi, sau vài ngày ngắn ngủi chuẩn bị, Hải Quân Công Xưởng Guam [HQCX/G] cung cấp thủy thủ đoàn cấp Hạ sĩ quan và thủy thủ một xe buýt chuyên chở anh em hàng ngày để từ nhà ở, barrack, đến chiến hạm làm việc, đến nhà ăn, đi xem hát, và đi mua sắm… ăn uống thì phải nói là dư thừa so với anh em sĩ quan chúng tôi, tôi có đến thăm khi anh em dùng cơm, nơi đây có treo bảng:”Take all you want but eat all you take” ăn uống phủ phê nhưng đừng bỏ phí, đúng thôi. Đây là phòng ăn của Hải Quân Hoa Kỳ nên tấm bảng nầy nhắc nhở chung mọi người được vào đây ngồi ăn, được treo từ lâu trước khi chúng tôi đến, không có ý ám chỉ ai cả. Về phần sĩ quan thì họ cho hai xe jeep, một cho Hạm Trưởng và Hạm Phó, một chiếc cho ba sĩ quan còn lại, nơi ngủ nghỉ thì tại một BOQ, Bachelor Officer Quarters, khu dành riêng cho sĩ quan Hoa Kỳ hoặc đồng minh công tác tại đây, chúng tôi được nhận tiền lương hàng ngày tính bằng dollar và phải trả tiền ăn bằng tiền túi của mình, giặt, ủi quần áo thì nhờ người dọn phòng hoặc tự mình giặt với máy móc trang bị đầy đủ cho mọi người, tôi tự giặt khăn, quần áo lót nhưng quần áo dân sự hoặc quần áo lính thì nhờ người làm phòng giặt vì họ ủi rất đẹp.

Ổn định cuộc sống và sinh hoạt tại chỗ ở mới nầy, cả thủy thủ đoàn tập trung vào việc sửa chửa đại kỳ cho chiến hạm, mỗi người mỗi công việc cố gắng làm tốt công việc của mình, đó là trách nhiệm và kỳ vọng của mỗi cấp tại đây cũng như tại quê nhà, công nhân làm việc tại HQCX/G đa phần là người Philippines và người Guamanian, cấp cao hơn là người Mỹ. Người Philippines ở đây thì nhỏ con hơn so với Guamanian, họ đi lao động ở đây và gởi tiền về cho thân nhân ở quê nhà, có một số khá đông chọn đảo quốc nầy là nhà, lập gia đình và sống chết nơi đây. Người Guamanian thì cao lớn hơn có khi còn cao hơn người Mỹ, đương nhiên là họ lưu loát tiếng Anh, tiếng mẹ đẻ Chamorro và Tây Ban Nha, họ tốt bụng với chúng tôi và sẵn sàng giúp đỡ khi chúng tôi cần. Hết giờ làm việc tất cả thủy thủ đoàn của chiến hạm về nghỉ ngơi tại nơi cư trú mới còn thợ hay sĩ quan của tàu cần theo dõi công việc thì có mặt tại tàu.

Thỉnh thoảng chúng tôi được ông Giám Đốc HQCX/G mời đến thăm ông tại văn phòng làm việc của ông và muốn nghe ý kiến của chúng tôi về tiến triển công tác sửa chửa hoặc mời chúng tôi về tư gia của hai ông bà để ăn cơm tối, cả hai nơi tôi đều thấy ông bà treo những kỷ vật về quê hương Việt Nam tại những nơi trang trọng trong nhà hay nơi làm việc, những vật kỷ niệm nầy do các ông Hạm Trưởng trước chúng tôi trao tặng.

Giải trí của chúng tôi nơi hòn đảo xa xôi nầy là chiều chiều sau buổi ăn tối, ra phố mua sắm chút đỉnh quà, vì tại PX post exchange cho quân nhân, bán đồ rẻ nhưng không thích hợp lắm cho người nước ngoài, uống chút cà phê ăn bánh ngọt hay uống chai bia nghe nhạc cho đỡ nhớ nhà, đi xem phim ngoài trời ngồi ngay trong xe. Lái xe đi vòng vòng quanh đảo, kích thước hòn đảo quá nhỏ bé, dài chỉ 48km, rộng 14km thì nếu muốn chúng tôi đi bao nhiêu vòng cho đã đây, xăng thì cứ hết là đến cây xăng trong căn cứ để bom đầy, những ngày trời mưa nhiều, nếu không có công việc cần chúng tôi không dám lái xe ra đường vì phải cán không biết bao nhiêu là con cốc, nghe rợn cả người. Nơi tôi thích đến nhất là bia kỷ niệm ngày đoàn thám hiểm của ông Ferdinand Magellan đặt chân lên đảo ngày 6 tháng 3 năm 1521, các thắng cảnh khác như một số nhà thờ và bãi biển, đó cũng là những nơi thu hút khách du lịch từ các nước Á Châu khác đến thăm viếng hòn đảo nầy.

Thơ thẩn ngoài phố với những người xa lạ, hay ngồi uống cà phê bên ngoài của một quán, tôi có cảm tưởng như tôi đang ngồi ở tiệm Givral Saigon và đất nước tôi đã hết chiến tranh, những người lạ kia là những du khách đang rủ nhau đến thăm thủ đô của Miền Nam, tôi là người lính ngồi đây không còn nghe tiếng súng hay phải bắn những quả đạn để yểm trợ các đồn bót ven biển trước sự tấn công của đối phương, ánh sáng của những hỏa châu cũng không còn rơi xuống từ trên không. Hòa bình sao đáng yêu thế!

Là người thường nhận những khiếu nại của sĩ quan trực của HQCX/G nên tôi phải nói những điểm không tốt của anh em thủy thủ là phá phách quá đáng như thọc dừa trong công viên để uống, trong giờ làm việc dưới tàu lén mài những cây sắt nhọn dùng để phóng giết những con chim cúc ngoài thiên nhiên để đem nướng ngoài park, lặn xuống biển bắt những con ốc để nướng trên lò của khu picnic ngoài bãi biển… Không phải để thỏa nhu cầu ăn uống vì đói khát mà để cho vui mà thôi. Thời gian xa nhà cũng khá lâu, công việc sửa chửa chiến hạm đã gần như hoàn tất, chúng tôi bắt đầu dần dần dọn xuống tàu để ở, mọi chuyện trôi chảy một cách suông sẻ. Đã đến lúc phát anh em những đồng lương cuối cùng bằng dollar để anh em mua sắm những món quà về tặng cho gia đình.

Dàn chào hải cảng lần cuối để vĩnh biệt những người bạn mới trong nhiều tháng qua, chúng tôi trở về quê hương yêu dấu của chúng tôi, trong trên 30 anh em chúng tôi đang có mặt trên con tàu nầy sẽ có bao nhiêu người đóng góp một phần thân thể hoặc cả mạng sống của mình cho quê hương. Tôi thoáng nghĩ chúng tôi sanh lầm thế kỷ và sanh lầm trong một đất nước mà mọi con người không còn tình người chỉ biết bắn giết nhau cho một thứ chủ nghĩa vớ vẫn!

Từ đảo Guam trở về nước, mọi máy móc trên tàu hoạt động hữu hiệu và khi bắt được hải đăng San Bernardino chúng tôi vui mừng vô kể, khả năng của mỗi người trên tàu đã được nâng cao rất nhiều. Ra khỏi San Bernardino Strait chúng tôi đi thẳng về Saigon; và hải đăng Vũng Tàu trên núi Nhỏ đang chiếu sáng để chúng tôi định lại vị trí con tàu mới là hải đăng đáng yêu nhất trong chuyến công tác xa nhà lần nầy.

Kể từ nay tôi sẽ đêm đêm trông thấy lại hỏa châu rơi trên trời và hàng ngày sẽ cùng anh em trên chiến hạm nả pháo để bảo vệ các đồn ven biển, cứu giúp những người lính khác đang gìn giữ từng tấc đất trên đất liền, bảo vệ cho khu vực dân cư mà mình đang phụ trách.

Hình chụp chiến hạm trước khi lắp lưới chống B-40

Trợ chiến hạm Nguyễn Ngọc Long, HQ. 230

Đặc tính chiến hạm:

Trọng tải: tiêu chuẩn 227 T, chở nặng 383 T

Kích thước: 159 X 23.7 X 5.7 bộ

Vũ khí: 1 khẩu 76.2 ly, 4 khẩu 40 ly, 4 đại liên

Máy chánh: dầu cặn 1600 ML, 2 trục

Tốc độ: 14 gút

Thủy thủ đoàn: khoảng 40

Có tham khảo nhiều tài liệu về Philippines và đảo Guam

Thanks to Unknown Photographers

Viết vào ngày 27 tháng 3 năm 2020

Thân tặng tất cả anh em đã từng phục vụ trên chiến hạm Nguyễn Ngọc Long, HQ. 230

Sourcehttps://fr-fr.facebook.com/notes/le-chau-an-thuan/c%C3%B3-nh%E1%BB%AFng-l%C3%BAc-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-l%C3%ADnh-kh%C3%B4ng-c%C3%B2n-nghe-ti%E1%BA%BFng-s%C3%BAng-v%C3%A0-kh%C3%B4ng-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-nh%C3%ACn-h%E1%BB%8Fa-ch%C3%A2u-r%C6%A1/2638285616456326/