Đời thủy thủ

Đời thủy thủ

Cao minh Duyên – P20 Australia

           

Người thủy thủ đã trải qua những ngày tháng lênh đênh sóng gió trên biển cả. Những bờ bến thân quen và những chuyến hải hành còn lại trong ký ức của chàng với hình ảnh những người em gái dễ yêu trong quá khứ. Mổi bến cảng nào đó, người thủy thủ đều mang một hình bóng người em gái diễm kiều, thơ ngây …

Sau những ngày dài trên sóng nước, gió bão, chàng thủy thủ mong gặp lại người yêu dấu nơi góc phố thường hẹn hò nhau. Nàng đang đứng nơi ấy đợi chờ người, vẫn dáng điệu ngây thơ, tươi đẹp như ngày nào..nàng e thẹn vân vê tà áo mong thời gian qua nhanh cho người yêu đến, nàng mong được ngã vào trong vòng tay êm ấm của chàng thủy thủ. Vâng anh đã đến gần em đây sau khi nhìn thấy dáng em từ khoảng cách. Anh muốn thật gần em và ôm em trong vòng tay sau những ngày nhớ mong dài dẳng!! những lúc cảm thấy thật cô đơn trên đài chỉ huy trong màn đêm yên lặng!! Anh đã mang em trong vòng tay, một cảm giác rung động, sung sướng hơn bao giờ hết!!!

Anh chắc rằng em cũng có cùng cảm xúc như anh. Chúng mình thấy hạnh phúc trong khoảnh khắc nơi góc phố này nhưng ta không cảm thấy hiện hữu của không gian và thời gian nữa đâu em. Chúng mình chỉ cảm thấy nỗi khát khao bùng cháy trong tim yêu phải không em ?

Trong giây phút này sẽ không có đủ từ ngữ nào diễn tả được cảm xúc ta ra sao? Nhưng thời gian thật vô tình quá đi!! Anh không còn gần gủi em được bao lâu, vài ngày sau chúng mình phải chia cách nhau. Anh biết chúng mình đều không nỡ rời xa và sẽ hứa hẹn hội ngộ lần sau. Một lần hẹn ước thêm một lần mong đợi phải không em ? Chàng thủy thủ từ giã người yêu dấu trở về với mẹ đại dương thân yêu theo ngày tháng nổi trôi quen thuộc!! Thời gian đã vô tình qua như tên bay, người thủy thủ đã bỏ lại mẹ đại dương, những bến cảng thân quen và những người tình thơ ngây ngày nào. Giờ đây trong chàng chỉ còn những kỷ niệm đáng yêu của những ngày thơ mộng đã qua.

Ôi đời người như rong rêu trôi theo giòng nước cuốn đến nơi vô định trên cõi đời trần tục này.

ĐỜI THỦY THỦ

ĐỜI  THỦY  THỦ

Tạ cảnh Hi

Riêng tặng các con yêu dấu

            Tôi muốn kể lại đây ba biến cố thật là khó quên trong đời đi biển mà trong đó, tôi đã có 27 năm giữ chức vụ Thuyền trưởng. Những chuyện nầy, cho mãi đến hôm nay vẫn còn ghi sâu trong ký ức của tôi, thật rõ ràng như vừa mới xãy ra ngày hôm qua vậy. 

Hôm đó nhằm ngày 24/12/1957, tôi là sĩ quan đệ tam cuả tàu dầu  Prelude  thuộc  hãng  Grand Tanker Corporation  New York, dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng Nelson Amy. Như thường lệ, tôi đi phiên từ 8 giờ tối cho tới 12 giờ khuya. Chiếc Prelude đang cặp nơi bến cảng của hảng dầu  Standard Vacuum Oil Co., Bankok, Thailand. Vừa bước xuống boong chính, tôi gặp vị thuyền phó sửa sọan đi bờ, ông chào và chúc tôi “đi phiên vui vẻ nhé !”. Không ngờ chỉ năm phút sau đó, khi quay đầu nhìn lại, trước mặt tôi là một bức tường lửa khủng khiếp dài cả 15 yards và trãi rộng đến 4, 5 yards. Lửa cháy dọc theo thân tàu và bến cảng, ngay cả nơi dây buột tàu . Tôi lập tức chụp lấy chiếc bình cứu hỏa gần nhất, xịt thẳng vào dây buột tàu với hy vọng lửa sẽ không lan rộng ra thêm trên tàu. Sơn trên vỏ tàu bắt đầu cháy xém  và ngọn lửa thì càng lúc càng cháy bùng lên dữ dội. Tàu lúc đó chỉ còn lại  một trong hai người trực boong (?), tôi bảo anh ta đi lấy thêm bình cứu hoả rồi tự tay tôi xịt ngay chỗ sườn tàu cạnh hầm số 2, nơi mà chỉ  3  giờ  đồng  hồ  trước  đây, tôi  đã  cẩn thận bơm hết xăng máy bay (avigas) chứa trong hầm ra. Hai mươi phút sau, ngọn lửa mới bắt đầu dịu đi và cuối cùng tắt hẳn. Thật là may mắn, khi người ta tháo ống dẫn dầu thì thấy vẫn còn chừng 25 đến 30 gallons xăng xe hơi (mogas) còn sót lại trong ống! Nhưng chưa hết, sau đó, lửa lại phát cháy thêm lần nữa, và lần này là do những người dân đi ghe thường hay đến bán trái cây cho thủy thủ, họ hút thuốc rồi vứt tàn lên boong tàu! Chửa xong lần này tôi cãm thấy đuối sức, có lẽ cũng vì hít quá nhiều khói nên khi cảnh sát và an ninh thương cảng lên tàu lập biên bản thì tôi không nói năng gì được nữa cả.  Ngày 25/12 chúng tôi đuợc lệnh trực chỉ thành phố Sungei Gerong nằm vào phía nam của đảo Sumatra thuộc Indonesia. 

Câu chuyện thứ hai xãy ra vào lúc tôi đang làm Thuyền trưởng một chiếc tàu dầu  treo cờ Việt Nam. Dạo đó ở Đà Nẳng, những toán đặc công cảm tử của cộng sản thường hay tìm cách phá hoại tàu bè của ta nên mỗi chiều tất cả tàu đều phải rời bến ra khơi trước  6 giờ. Nhằm vào mùa gió Đông Bắc nên biển động vô cùng và vì muốn tiết kiệm nhiên liệu, tôi kiếm một vị trí tốt ngay ngoài cửa Đà Nẳng và neo tàu ở đó. Hai chuyến đi Đà Nẳng sau đó, tôi đều neo tại chỗ này mà chẳng có gì trở ngại, tuy thế có lẽ là toán đặc công đã để ý cho nên lần neo thứ ba vào hôm mồng 2 tháng 9 năm 1972 chính là lần cuối cùng tôi dùng lại vị trí nầy. Hôm đó Việt cộng ngụy trang, giả làm ngư phủ đi trên một chiếc ghe tam bản. Nhìn trên ghe, chỉ thấy toàn thức ăn và nước uống, nhưng chúng đã dấu hai quả mìn cùng với dây nhợ và chờ đêm xuống để thực hành âm mưu phá hoại của chúng. Vào khoảng 1 giờ trưa, những người trực boong tàu đã phát hiện ra hai sợi dây nylon nằm dọc theo thân tàu ngay cạnh hầm số 2, nơi đang chứa chừng 400,000 lít xăng đặc dùng cho máy bay. Họ cầm dây kéo thử thì thình lình dây bị đứt, nhưng may thay, họ cũng kịp nhìn thâý ở đầu dây cột vào một trái mìn (hình chử nhật, và là sản phẩm của Trung cộng) dính chặc vào thân tàu cách mặt nước khoảng 3 inches. Lúc 1:10’  được họ báo cáo, tôi lập tức bảo vị sĩ quan vô tuyến đánh điện khẩn cấp cho Hải quân Mỷ và Việt Nam tại căn cứ Đà Nẳng, đồng thời, tôi ra lệnh cho thủy thủ đoàn phải lập tức rời tàu. Hai mươi phút sau, tất cả thuyền cấp cứu đều được thả xuống để đưa nhân viên ra đi an toàn còn mình tôi ở lại để làm việc với viên trung úy và hai người nhái thuộc lực lượng HQ Hoa Kỳ. Họ đến tàu tôi lúc 1:45 phút trên chiếc Giang tốc đỉnh (PBR). Sau một lúc điều nghiên, họ báo cho tôi hay rằng với phương pháp mà họ dự tính sẽ làm bằng cách cột chặc trái mìn từ trường đó vào sợi dây chắc chắn rồi dùng chiếc Giang tốc đỉnh xả hết tốc lực, kéo thật nhanh thì hy vọng dược 50% họ có thể cứu tàu tôi an toàn, nếu không có sự ma xát tạo thành tia lửa. Họ đưa tôi lên một chiếc tàu HQ khác, còn người trung úy thì trở xuống chiếc PBR để lo việc tháo gở quả mìn. 4:45 chiều, hai tàu liên lạc vô tuyến điện với nhau và đuợc biết mìn đã được gở an toàn. 7 giờ sáng hôm sau họ đưa tôi trở lại tàu với người sĩ quan vô tuyến của tôi để đánh công điện về Saigon, nhưng chúng tôi lại phát hiện thêm một trái mìn thứ hai dính vào thân tàu dưới mặt nước chừng 10 feet. 9 giờ sáng, sau khi nhận được tín hiệu xin cấp cứu của chúng tôi, một chiếc tàu cùng với hai người nhái lại đến. Tôi kể cho họ nghe cách người ta gở trái mìn thứ nhất và họ quyết định dùng phương pháp nầy lại lần nửa lúc 9:30 phút. Té ra trái mìn thứ hai nầy được buột vào trái thứ nhất và đã đuợc “set” giờ nổ ngay vào lúc chúng tôi dự định sẽ bơm xăng ở vịnh Liên Chiểu. Việt cộng đã toan tính hủy diệt tàu tôi và căn cứ tiếp vận Liên Chiểu cùng một lúc nhưng âm mưu không thành!!!  

 Biến cố thứ ba xãy ra vào giữa lúc cuộc chiến trở nên khốc liệt ở Cambodia vào năm 1974 khi tôi được lệnh vận tải 1500 tấn gạo của cơ quan USAID từ Saigon đi Phnom Penh.  Sau một buổi họp ngắn ngủi với giới chức thẩm quyền của thương thuyền và HQ Việt Nam/Cao Miên tại căn cứ An Long, chúng tôi khởi sự chuyến giang hành trên sông Cửu Long . Hai bên thân tàu, những  bao cát được chất lên thành bức tường dày khoảng 4 mét dùng chống đở hoả tiển của cộng quân. Khi tàu tôi sắp đến khúc quanh ngặc,  chiếc Bonanza 3 treo cờ Panama bổng dưng xả hết tốc lực vượt qua mặt tàu của tôi khiến  tôi bắc buộc phải giãm tốc độ cho họ đi lên trước ! Ngay lúc đó, địch quân từ bờ mé hửu đã khai hỏa thật chính xác. Bốn trái hỏa tiển trúng ngay vào Bonanza 3 (một vào boong chính, một trúng boong thuyền cấp cứu và hai trái khác rơi ngay hầm máy). Bonanza 3  phải dạt về phía cánh phải và ủi bải để nhường đường cho tàu tôi an lành vượt qua khúc quanh hiễm nghèo…Cám ơn trời đã xui khiến chiếc Bonanza 3 vượt lên trước và đã hứng dùm những trái hỏa tiển mà lẽ ra tàu tôi phải nhận lấy. Cuộc giang hành tiếp tục đến 3 giờ chiều thì lại bị phục kích. Cộng quân nã rockets khiến tàu tôi bị trúng 3 quả, phá một lổ lớn  ngay cửa hầm số 3 gần kề mặt nước vì thế chúng tôi đã phải trưng dụng đến 40 tấm mền mới ngăn được nước sông thấm vào đến gạo. Cuối cùng thì đoàn tàu cũng đến được Phnom Penh, tôi được ưu tiên cặp vào cầu số 3 để bốc gạo khẩn cấp theo lời yêu cầu của giới chức thẩm quyền. 

Tóm lại, tôi rất lấy làm hãnh diện đã hoàn tất nhiệm vụ của một thuyền trưởng bằng vào lòng can đảm và danh dự của mình. Tôi đã mặc nhiên nhận hết trách nhiệm của một Captain trước sự an nguy của con tàu hay khi sinh mạng thủy thủ đoàn của tôi bị hăm dọa, cũng như tôi đã hoàn thành sứ mạng bảo vệ tài sản cho chủ tàu và hơn hết, đã duy trì được hoài bão của chính mình: “Danh Dự và Trách Nhiệm”. 

 Lời người dịch:  với khả năng phóng dịch quá hạn chế và  kém cỏi,  em kính  xin Niên Trưởng tha thứ cho vì dù đã cố gắng vô cùng nhưng cũng  không tài nào lột tả hết được những giây phút nguy hiểm kinh hoàng mà Niên Trưởng đã trãi qua. Tự đặt mình vào những giờ phút dài đăng đẳng, những giờ phút tưởng không bao giờ chấm dứt khi một mình ở lại trên con tàu chở  xăng với những tráí mìn chưa biết sẽ phát nỗ lúc nào,  em tự thấy thua Niên Trưởng nhiều quá. Tuy rằng khi chọn  lựa cho mình con đường sống “Trên Trời, Dưới Ta”, em cũng đã chuẩn bị hành trang tư tưởng cho một ngày ”không đẹp trời” nhưng chẳng kém phần vinh quang ấy, song chắc chắn rằng em sẽ không thể nào bình tỉnh được như Niên Trưởng ngày hôm đó.  Giờ đây tuy Niên Trưởng đã ra đi vĩnh viễn nhưng đức độ và lòng vị tha của Niên Trưởng sẽ còn mãi trong lòng những người đã từng cộng tác với Niên Trưởng ngày xưa. 

Mấy câu thơ trong bài Oceano nox của đại văn hào Victor Hugo, em xin mạng chép vào đây và kính dâng lên NT như một lời tạ lổi vậy …

Oh ! combien de marins, combien de capitaines Qui sont partis joyeux pour des courses lointaines, Dans ce morne horizon se sont évanouis! Combien ont disparu, dure et triste fortune! Dans une mer sans fond, par une nuit sans lune,

Sous l’aveugle océan à jamais enfouis !

Người dịch: Nguyễn Văn Kiệm P.16

THE LIFE OF A SEAMAN

THE LIFE OF A SEAMAN

Captain Ta Canh Hi

            I was a sea captain with 27 years of sea service. I shall tell you about 3 incidents that happened to my seaman life, which was unforgettable, and have always been present in my mind, as fresh as if they happened yesterday.

On December 24, 1957, I was Third Officer embarked on the steam tanker “Prelude,” belonging to Grand Tanker Corporation New York, 250 Park Avenue, New York 17, Captain M. Nelson Amy. I kept watch from 8 p.m. to midnight; it was the night of 24 December 1957, the ship moored at Standard Vacuum Oil Co., Bangkok, Thailand. I got down to the main deck and the 2nd Officer leaving told me, “Good watch.” Five minutes later, I turned around and saw a wall of flame 15 yards long, 4 to 5 yards high. The fire spread along the wharf and the ship; the spring line was also on fire. I immediately took a fire extinguisher closest to me and discharged at the spring line to stop the fire from spreading to the rest of the ship. The paint then began to burn. With a strong ebb tide, the flame was blowing away rapidly. Of the two quarter masters, only one stayed with me. I ordered him to take a second extinguisher. He brought it to me and I continued to discharge at the hull near tank no. 2. Although Avigas had finished discharging this tank 3 hours before, [I had to take precautionary measures] to prevent the flame from burning the paint on the hull. After 20 minutes, it [the flame] came to normal [and the fire was put out].

When the docker disconnected the discharging hose, there was about 25 to 30 gallons of Mogas left inside the hose. People on the sampan selling their fruits near the wharf [to the sailors who] were smoking cigarettes [and tossing them overboard] caused another fire outbreak. Again, I was able to put out the fire and discharged at the base of the flame near the surface of the water. Then the security officers and police investigation of the Bangkok port arrived and began the investigation. I could not speak at the time [as a result of exhaustion from the smoke]. I was deeply depressed and very tired at the moment. On the 25th of December 1957, we set sail at destination to Sungei Gerong, South Sumatra, Indonesia.

Another incident was when I was a Captain as a Tanker, Vietnamese flag. All ships must leave the inner port before 6 p.m. and go to the open sea. This was during the N-E monsoon and the open sea was especially rough. [Otherwise] after 6 p.m., the suicide team of North Vietnam divers [who were working for the Communist] took action against all ship, I found a good anchorage nearby, in the outer baby of Danang. The first time anchorage was uninjured. On the second trip, I came back to the same location, [and again,] uninjured. However, the Communist divers paid attention to my anchorage location [after this time]. It was the 2nd of September 1972 of the third trip in which my night anchorage became the last at this location.

During that morning, the enemies came with sampan (a small, wooden boat) to portray as fishermen with food and drinks.  They hid two mines and some towlines below in order to disguise themselves when our crew came over to inspect the sampan.  The “fishermen” were waiting for nighttime to begin their operation of sabotage.  At 1p.m., two quarter masters had discovered two nylon lines running along the ship, near tank no. 2, which contained 400,000 liters of Avigas (a type of aviation fuel).  They pulled up [the line] and suddenly the nylon line broke.  Fortunately, the magnetic mine (rectangle, Chinese made) appeared 3 inches above the water line and we were able to spot it.  At 1:10 p.m., they woke me up and showed it to me.  I called the radio officer to send a SOS message to both the U.S. Navy Base at Danang and the Vietnamese Navy Base at Danang Bay.

Within 20 minutes, the lifeboats were lowered and the crew members were prepared to leave the ship [at once]. A patrol boat river (PBR) arrived, with one lieutenant from the U.S. Navy and two divers for rescue, and the crew embarked onboard two other PBR to go to the naval base. By 1:45 p.m., I was the only crew member remaining on board to show the U.S. lieutenant the position of the magnetic mine. After 15 minutes pondering on the matter, he told me, “There was a 50 % chance that the ship could be saved. By the pulling the mine secured to a strong towline to a high-speed boat, the mine would be disengaged from the ship if there were not any ragging (rubbing) along the hull. As long as no sparks were created from the pulling motion, then the ship would be saved [from the magnetic mine].” Thus, the strong, new towline was secured to the mind. The lieutenant and I left my ship. I went on board a navy boat and the lieutenant went to the high-speed boat to initialize the operation. I later heard on the radio, communication between two navy boats at 4:45 p.m., that the mine was pulled out safely and recuperated on board by the lieutenant for further investigation.

At 7 a.m., I came back to my ship with a radio officer to send a message to Saigon. We had discovered a second nylon along the ship. We postulated that a second mine was stuck to the hull, but 10 feet under the water line. We sent a second message for rescue. At 9 a.m., one navy boat came with two divers. I explained to them how we pulled out the first mine and they decided to do the same thing for the second one. The divers located the second mine at its position. The same operation began at 9:30 a.m. From this incident, we knew that the second mine was tied to the first mine, and there was a clock set up for 12 a.m. as the explosion time. T his was the time we were scheduled to discharge both Avigas and Mogas (automobile fuel) at Lien Chieu Bay. The enemies plotted to destroy my ship and the shipping oil station at the same time, when the ship had began to discharge its fuel at the scheduled time.

The third incident happened in 1974, when we brought a rice cargo of 1500 tons for U.S.A.I.D. from Saigon to destination Phom Penh, during the war outbreak in Cambodia. We proceeded up the Mekong River and at An Long Navy Base, after a brief meeting with all commanders of the merchant fleet and the staff (Vietnamese and Cambodian Navy) of this base, my ship took rank no.3 (classification according to ship speed). We continued to proceed up the Mekong River. The ship was protected by 4 meters of sandbags on two sides of the bridge; thus, if any firing had occurred, then the sand would have stopped the rocket from making contact with my ship. Because of the sandbags, we could only see the front through two holes. Upon the angle turning (elbow), the Panama ship “Bonanza 3” increased its speed from behind and overtook my ship. I reduced my speed to let him pass in front of my ship. The enemies located at the front right side of the river shelled (fired) on “Bonanza 3” four rockets, one on the main deck, and two others in the engine room. “Bonanza” steered to starboard (right side) and aground on the bank in order to leave the channel clear for the coming ships (my ship). Thank God, we should have received 3 to 4 rockets and yet “Bonanza 3” who sped up before my ship received these rockets and we were uninjured.

On the same day, we continued to proceed up the river to reach Phom Penh. At 3 p.m., from the shore’s left side, the enemies sent to my ship 3 rockets near the water line. Hatch no. 2 received the 3 rockets causing a hole in the hull, 4 feet wide, 2 feet deep. We stopped the gap with 40 blankets to protect the rice from the incoming water of the river, while reducing speed at “slow ahead.” Finally, we arrived at Phom Penh at 10 p.m. and moored at pier no.3 [which was reserved especially for my ship while the other ships awaited], without casualty and began to discharge the rice cargo immediately, as requested by the port authority.

 

The Life of a seaman during the Vietnam war

THE LIFE OF A SEAMAN DURING THE VIETNAM  WAR

 

Thuan Chau An Le

            My name is Thuan Chau An Le. I was born in a small town in Vietnam on September 2nd, 1941.  I began my journey through life.  I was the eldest son of a farmer Nau Van Le and my mother Dang Thi Nguyen.  My father, a hard workingman, raised his eight children in a very disciplined way.  It was from here that I learned much of my punctuality.

My parents sent me to my uncle family at age 6 to attend the elementary school in Saigon.  Leaving home from a small town to a big city, Saigon, capital of former Republic of South Vietnam, I decided to learn hard.  At age 21, I became a junior high school teacher for a year.  I enjoyed my job, like my father, I was a very hard working man, but I yearned to get a college education, I enrolled at the Phu Tho Polytechnic University.  From there I quickly realized that I loved to work on a ship.  Soon, I made my decision that I was going to study to become a merchant marine deck officer. The year after I graduated from the Merchant Marine College, I got a job as a deck cadet training on a tanker, M/T Cyprea with Shell Company in Saigon.  I gained the knowledge and skills of a merchant marine deck officer such as navigation and weather skills, running and supplying a ship, laws of the sea, safety rules and methods, radio and communications, environmental regulations and working with cargo, ballast and fuel skills.  I was happy working on the bridge of a big ship and had a good life.  I am married to my wife Tien Thanh Ngo, we have one daughter, Tuyen Thanh Chau Le and two sons, Quoc Thanh Chau Le and Su Thanh Chau Le.

Unfortunately, the war was raging in Vietnam. Hanoi realized that it could not conquer the South through an election, so it decided to use force. Starting with sporadic guerilla activities in the countryside, the war began to spread across the whole country five years later. While the north received the overwhelming support of the communist bloc, the south had no other choice except to rely on the aid of the free world such as Korea, the Philippines, Thailand, Australia, and especially the USA to protect its territory.  I was called up by the Defense Department to serve the armed forces of South Vietnam in the war against the communists from the North.  After I graduated from the Thu Duc Military Academy, I joined the navy as a midshipman.  In my nine years in the service, I was a Lieutenant, Commanding Officer on a YOG HQ. 472. I gained useful experience on the job. I also attended training and correspondence courses to keep my skills up to date.

For internal political reasons, the U.S. pulled out and stopped providing aid to the South Vietnamese armed forces. The South’s supplies slowly dried up and it fell into the hands of the communist at the end of April 1975. I thought peace would now last forever in my country. We would stand shoulder to shoulder to rebuild the country and a permanent peace. But as the winner, the communist regime sent hundreds of thousands of key military and government personnel in the ex-nationalist regime to concentration camps, which the communists called re-education camps, but which were in fact nothing but prison camps. From the camps in the north, deep in the jungle and mountains near the Chinese border, to the camp scattered in isolated areas in the south.  I was imprisoned in North Vietnam for 6 years.  Due to the hard labor and lack of medical treatment, three of my best friends died of hunger and illness.  But even after all that had happened, I still love my home country because it is mine. After my release, in 1982, I got a job as a teacher with the Merchant Marine College in Saigon.

In the late 1980s, in the U.S., the Vietnamese American community prepared for the arrival of the H.O. group. This group is composed of the former officials of the armed forces and government of the Republic of Vietnam. The communists imprisoned these officials for many years after 1975 because of their ties to the South Vietnamese government and the Americans during the Vietnam War.  After more than a de­cade, the U.S. government decided to admit them into the U.S. for political asylum. On 1/5/1990, the first group of 150 H.Os (former political detainees) left Vietnam for America. 

In the Ngay Nay Minnesota newspaper, the 1/15/1990 issue, there was an article covering my family’s arrival at Minneapolis-St. Paul International Airport: “On the afternoon of Jan. 16, 1990, a crowd of relatives, friends and representatives of Vietnamese organizations gathered at Gate 45 of the Blue Con­course of Minneapolis International Airport to wel­come the arrival of lieutenant Le Chau An Thuan and his family. He is among the first H.Os to come to America.

At 7:19 pm, the Boeing 757 of United Airlines landed. A few minutes later, Thuan and his family walked out and was welcomed by his brother and other relatives. Thuan came with his wife and three children.

Although he has been through a long journey, Thuan looked well and was happy. Mrs. Thuan burst out crying when she saw her brother. Others came to talk to the children. It was a touching moment.

After the relatives have had a chance to wel­come Thuan and his family, the representatives of the Fellowship of the Republic of Vietnam Armed Forces in Minnesota came to officially welcome their brother-in-arms to America. Thuan was introduced to others in the Association and it was a surprise when he recognized Tho, a member of the Association. Both had served in the same Navy unit back in Vietnam. From there, memories and stories were shared and laughter burst out. Thuan says that when they landed in San Francisco earlier, a group of other Vietnamese organizations came to warmly welcome them to America also. He says he is touched by the welcom­ing reception.”

Our first 3 months in the Twin Cities was difficult for us, as we had to adjust to a new environment, a new life, and a new society.  My brothers and sisters who came here in 1975 helped us enroll our children in school, and also helped us with transportation, finding jobs and navigating grocery stores and other essential shops. After 4 months in the U.S. and after 3 weeks of searching, I got work at Hitchcock Industries, Inc. in Bloomington and my wife took a job at Caterair International in Richfield. We were glad to be able to support ourselves and were willing to sacrifice for our children.  We didn’t worry about our future but only the future of our children.  I was laid-off after 1 year working for Hitchcock Industries, Inc. I got a part-time job with Vietnamese Social Services of Minnesota as employment counselor on October 1st, 1991 and I also was able to find a second job at Seagate Technology in Normandale.  Meanwhile, my wife got a job with Saint Jude Medical, Daig Division in Minnetonka. Now my wife has been with this company for almost 10 years. We were able to save for a house in the suburbs, and the three children were all in college. I worked two jobs for more than 4 years and in 1997, I quit Seagate Technology and devoted more time to Vietnamese Social Services of Minnesota/Self-Sufficiency Program. I became an employment counselor and, since then, have helped more than 1,000 Vietnamese refugees and immigrants resettle in Minnesota.

My children have also done well in their academic careers. The eldest, Thanh Tuyen has a degree in Business Administration from the University of Minnesota. Thanh Quoc, my first son has a master degree in civil engineering with high distinction at the University of Minnesota. Our youngest son, Thanh Su is an architect.

As a volunteer, I am active in helping others in the com­munity. I was one of the founding members of the Former Political Detainee Association and served as its president during 1993-1995. In that capacity, my friends and I helped with the resettlement and the sponsoring of the new arrivals into Minnesota.  Another aspect of our activities was advocating for the admission of those H.Os who did not pass their visa interview. With my help, the H.O. organization was able to successfully help a denied former detainee and his family in being re-interviewed and subsequently given political asylum in the U.S.  I am happy to be among the first to come through the H.O. program and I felt I had the responsibility to help others.  My actions for the past several years have proven my dedication to others.

I never forget all those Americans who sacrificed their lives in Vietnam for the freedom and the independence of the Vietnamese people they did not know.  I also would like to thank America, the great nation that has opened to us the wide doors of its peaceful and prosperous home.  We live in the most democratic and free country of the planet.  We have rebuilt our lives, have raised and educated our children, and have been given the opportunity for success.

 

 

Chuyến thăm Thầy Cô

Chuyến thăm Thầy Cô Giám Đốc

Trường Việt Nam Hàng Hải

Nguyễn văn Kiệm – P16

Phnom Penh 1970

           Đồng môn và các niên đệ muốn tôi phải viết về lần đi thăm Thầy Cô Phùng Lương Ngọc hôm vừa rồi dưới San Diego. Đành viết vậy nhưng tôi không biết  phải  viết  gì  đây  khi chẳng có một thứ ngôn từ nào có thể diễn tả hết được những tâm tình của thầy trò và bằng hữu của chúng tôi. Hơn nữa, nếu đã viết thì viết phải cho được đầy đủ phần nào song đầu óc qủa thật không còn như ngày xưa nhất là cái việc ghi nhớ hết những quang cảnh, những chân tình biểu lộ qua ánh mắt, vòng tay. Tôi biết mình không bằng những cái digital cameras của các bạn mang theo. Đã vậy lại còn phải “múa bút” vì cổ đau không sử dụng được computer để viết bài, nhưng thôi kệ, hãy ráng tới đâu hay tới đó vậy.

Có những buổi họp mặt tuy đơn sơ nhưng thật vui, cũng có những buổi họp mặt thật là náo nhiệt tưng bừng và tổ chức đại quy mô nhưng buổi họp mặt của chúng tôi hôm đó nơi nhà Thầy Cô không giống như những buổi họp mặt thường lệ, nó vừa thắm đượm tình thầy trò, nghĩa huynh đệ lại còn thêm sự góp mặt, góp công sức của các phu nhân của Thạnh, Hồng, Ngọc, Hùng và Thanh khiến cho ngày  Chúa nhật 26/3 vừa qua đã là một ngày đáng nhớ cho hết thảy chúng tôi. Đáng nhớ không phải những trận cười thoải mái vì được dịp chọc ghẹo nhau, cũng không phải đáng nhớ là vì mấy phu nhân “lái thuyền trưởng và chef máy” đã lo cho chúng tôi trong một ngày hai ba bữa tiệc tươm tất, nhưng đáng nhớ vì nếu có ai để ý thì sẽ thấy trong mắt Thầy Cô có một nỗi vui mừng sâu đậm, pha lẫn cái thiết tha chân tình. Vòng tay Thầy mở rộng ôm từng đứa học trò như vòng tay của biển đã ôm ấp những mảnh đời phiêu bạt này ngày xưa, và đáng nhớ nếu có ai chịu khó nhìn lại phía sau xe khi chiều xuống – Thưa Thầy em đi – xe gần khuất sau khúc quanh cuối đường, cánh tay Thầy vẫn còn đưa lên cao vẫy chào tha thiết quá! Tôi nhớ và vĩnh viễn sẽ không quên hình ảnh Thầy đứng đó dưới ánh nắng rực rỡ của một chiều đầu xuân và hình như trong thoáng chốc tôi đã nhìn thấy lại lớp hào quang dĩ vãng, hào quang của một thần tượng kính yêu, của những tháng ngày Thầy dìu dắt đám học trò chúng tôi, một thuở ham chơi nhưng biết yêu Thầy quí bạn.

Phải thành thật mà nói, lúc nhận lời ghi lại chuyến đi này tôi không biết phải bắt đầu từ đâu và viết lại những gì nhưng giờ đây dù đã mấy ngày qua, những hình ảnh thân thương, những lời tâm sự của Thầy, những câu đùa giỡn của bạn cứ dồn dập hiện ra trong ký ức, khiến tôi không còn biết phải sắp xếp ra làm sao, viết lách như thế nào vì có nhiều câu diễu cợt thân tình quá nhưng chứa đựng một lúc hai ba nghĩa bóng khiến cả bọn cười nghiên ngữa nhưng viết ra đây sợ những vị khó tính không tha thứ cho nên đành thôi. Dù sao chúng tôi đã làm được một chuyện mà mình muốn làm, đã được phép thắp lên nén hương thành kính dâng lên hương linh của Bà. Mẹ của Thầy mà lúc Bà qua đời chúng tôi không hề được hay biết và đó cũng là lý do chính cho chuyến đi thăm Thầy Cô hôm ấy.  Thầy ngỏ lời cảm ơn và bùi ngùi  kể vài mẫu chuyện về Bà. Lúc sinh tiền Bà rất được lòng của tất cả mọi người vì tính Bà dễ dãi, vị tha. Chúng tôi ai nấy đều đứng lắng nghe Thầy nói chuyện, riêng tôi lòng thầm nghĩ rằng nỗi buồn trong lòng Thầy Cô tuy rồi cũng theo tháng ngày mà vơi đi ít nhiều nhưng hiện tại thì hai chữ “Chia buồn” thật ra không có nghĩa lý gì trước sự mất mát quá lớn lao của Thầy Cô. Sau buổi lễ dâng hương, chúng tôi chia làm hai nhóm, mấy phu nhân theo Cô xuống nhà dưới chuyện trò lao xao (không hiểu họ nói những gì mà vui lắm thế) còn đàn ông con trai thì theo Thầy lên phòng khách quay quanh Thầy để nghe Thầy kể lại những kỷ niệm và suy tư lúc Thầy mới ra trường Hàng Hải bên Pháp rồi xuống tàu đi khắp đó đây. Giấc mộng hải hồ đã trở thành sự thật nhưng vị thuyền trưởng trẻ trung hào hoa đó còn mắc nợ quê hương nên đã quyết định  trở về nước để đào tạo một lớp đàn em cùng chung niềm mơ ước trở thành những cánh chim Hải Âu xoãi cánh dài trên sóng nước trùng dương. Chuyện chưa hết nhưng giờ ăn đã đến, chúng tôi theo Thầy Cô qua phòng tiếp tân của community thì mấy phu nhân đã bày lên bàn đủ thứ thức ăn ngon. Cũng lúc ấy Thanh cất cao giọng tuyên bố với mọi người hôm nay chính là ngày sinh nhật của Cô và thật là bất ngờ, ông bạn vàng của tôi lấy trong túi ra đọc một bài thơ đã phổ nhạc mà Thầy đã âm thầm làm tặng Cô .

Bài thơ thật lãng mạng trữ tình. Chúng tôi đồng thanh yêu cầu Thầy hát cho nghe. Chìu lòng học trò (không chìu không được phải không –Thưa Thầy) Thầy cất tiếng hát khe khẽ bài ca mà chính Cô cũng mới được nghe qua lần đầu. Té ra vì Cô mà Thầy đã tự nguyện dừng bước giang hồ!

Bao nhiêu chí lớn trong thiên hạ

Cũng chẳng rót đầy mắt mỹ nhân!

Quả không sai!

 

Giã từ đời Hải Hồ

Mắt em mắt bồ câu trời Nam, đắm đuối say mối tình đầu

Nhìn em anh ngây ngất

Quên không gian, quên thời gian, soi đời trong đôi mắt huyền

 Tóc em tóc giòng sông Đồng Nai, uốn khúc hương thơm lúa Việt

Nhẹ tay anh say vuốt

Quên không gian, quên thời gian, buông đời theo làn tóc thề

Yêu em, ngừng bước giang hồ

Vĩnh biệt từ nay, Luân Đôn , Nữu Ước

Yêu em, gái Việt thơ ngây

Ba Lê, La Mã, vĩnh biệt từ nay

Dáng em dáng người yêu của anh, lả lướt như cánh buồm mơ

Bồng em anh khẽ nói

Quên quá khứ, quên tương lai, hãy cùng nhau cập bến tình

Phùng Lương Ngọc

Tôi liếc nhìn Cô, trông Cô cảm động và lúng túng – có lẽ cũng như ngày xưa… xa lắm – khi nghe “Thầy hát cho Cô bài tình ca thiết tha”. Thế rồi Thầy trò cùng ăn uống chuyện trò, phòng tiếp tân náo nhiệt, rộn ràng tiếng nói cười đùa giỡn như chưa bao giờ được dịp gần nhau. Chúng tôi từng khóa đến chụp hình lưu niệm với Thầy. Ánh đèn flash chớp lên liên tục, ghi dấu ngày đám học trò chúng tôi được gặp lại vị Thầy khả kính ngày nào và trong nỗi mừng vui khó tả thành lời đó. Hồ Thúc Ngọc đã chụp được với Thầy một bức ảnh để đời. Ai muốn coi xin vui lòng liên lạc với Hồ Công Tử nếu bức hình không được đưa lên website của chúng ta…

Ngày vui rồi cũng đã qua đi nhưng hương vị của những ly café phin và những chiếc bánh paté chaud mà anh chị Hồ Thúc Ngọc sửa soạn cho mọi người từ năm giờ sáng vẫn còn. Rồi những ly café thơm nồng với bịt bánh tráng mè mới ra lò có mùi vị mặn mà, tuy dòn nhưng không xốp của Hùng và Nhung mang ra đãi mọi người, ăn hoài không ngán và cuối cùng là những tô bún măng bốc khói thơm nghi ngút và mấy đĩa gỏi gà chấm nước mắm gừng cay cay ngọt ngọt của phu nhân bạn Vủ Trọng Thanh, bây giờ nhắc đến còn thấy thèm chi lạ.

Suốt ngày hôm đó, tôi ngồi nhìn các bạn cùng khóa và những người em trong trường, họ cười đùa thoải mái với nhau như anh em một nhà, họ tiếp chuyện với Thầy Cô bằng sự kính trọng nhưng không kém thâm tình. Xin cảm ơn tất cả các bạn đã cho nhau một ngày vui, hơn thế nữa, đã nỗ lực góp phần khiến hôm đó là một ngày vui trọn vẹn. Cũng không quên cảm ơn vợ chồng Trương Văn Nghĩa từ Autralia qua, đã bỏ một ngày để đến thăm Thầy Cô. Ngày hôm đó đã làm Thầy Cô vui như trẻ lại. Vui vì biết rằng dù bao nhiêu năm tháng đã qua đi, dù những đổi thay nghiệt ngã của cuộc đời có là cho mái tóc của Thầy trò thay màu bạc trắng nhưng mãi mãi trong lòng những đứa học trò của Thầy, hình ảnh Thầy vẫn đáng kính đáng yêu như thuở nào .  Nhất Tự Vi Sư Bán Tự Vi Sư.

Viết thay các bạn và các em tôi

Gia Đình Nguyễn Văn Kiệm                  

HẢI ÂU

Ta hóa kiếp hải âu buồn đơn độc
Trải cánh dài trên vạn nẽo trùng dương
Ngày hôm nay lạc lối cõi hoang đường
Nghe khắc khoải chán chường cơn mộng mị !

Hoàng hôn xuống có ai buồn không nhỉ
Cho mình ta trên đầu sóng đại dương
Hải âu ơi, hành trình không định hướng

Phi xứ rồi, đừng hẹn ước làm chi

 

 

 

Một kỷ niệm nho nhỏ – Tống hữu Sáo

MỘT KỶ NIỆM NHO NHỎ

Tống Hữu Sáo

Tàu Nguyễn văn Bảy

            Năm 1956 , tàu S/S NGUYỄN VĂN BẢY của Sở Hoả Xa thường có những chuyến hải hành gần như là Viễn Dương, mổi chuyến từ 3 đến 5-6 tháng mới về lại Sàigòn. Trong 1 chuyến từ Rangoon đi Moji (Nhật Bản) trở về Colombo, Calcutta, Sở Hoả Xa (Cơ quan chủ quản) tranh thủ cho tàu vào Cảng Sàigòn 1 đêm để lấy thêm thức ăn và thay đổi vài nhân sự được cho đi nghỉ phép. Trong số những anh em được đưa lên tàu để thay thế bộ phận trên Boong, có anh Trần Ðức Lưu thay Thuyền Trưỡng Lương Quang Thọ, còn tôi thì thế chổ anh Dương Xuân Thưởng – Sĩ Quan Vô Tuyến Ðiện.

Tàu về cập K5 Cảng Sàigòn lúc 17 giờ chiều và sáng sớm hôm sau 06h30 phải khởi hành ra biển. Thay vì đêm hôm đó tôi về tàu ngủ thì yên ổn rồi. Vì chủ quan, tôi đi chơi khuya quá rồi về nhà ngủ (đồ đạt cần dùng thì tôi đã cho vào 1 Valise để sẵn rồi).

Ðang ngon giấc thì có ai đó nắm chân tôi giật giật.
– Ê mậy! giờ nầy còn nằm đây ngủ? cả tàu đang chờ mầy kià!

Mỡ mắt ra nhìn thấy anh Ðức (Nguyển Nhơn Ðức – 2ème Lieut .) tôi giật mình.

– Mấy giờ rồi?..

– 7 giờ !- Chết tía rồi!!

Tôi vội vã nhảy đi rửa mặt và mặc đồ hối hã rồi xách chiếc Vali (để sẳn) cùng Ðức đi ra đầu ngỏ, chiếc xe ôtô con của Sở Hoả Xa đã chờ sẳn đó rồi. Xe phóng nhanh qua Khánh Hội – Kho 5 và đến ngay chân cầu thang. Tất cả mọi người đều đủ mặt, kể cả anh Hoa Tiêu, để chờ chỉ có mổi 1 mình tôi! Thật là xấu hỗ quá!! Ðức và tôi nhãy lên cầu thang, lên tàu rồi thì anh em thuỷ thũ kéo vội thang (Echelle de coupée) lên, và ThuyềnTrưởng Lưu ra lịnh “Lên đường”. Anh Ðặng Văn Châu (Hoa tiêu) hôm đó mặt quạo đeo!? vì bắt anh phãi đợi cả 1 tiếng đồng hồ, định bỏ về rồi, cũng may mà chúng tôi về đến kịp. Nếu Hoa tiêu bỏ về, tàu phải ở lại thêm 1 ngày nữa thì sự việc sẻ ra sao đây ???

Chuyến khởi hành hôm đó, coi như tôi là nhân vật sau cùng bước lên tàu, và cũng là thủ phạm chính làm trể giờ khởi hành đến 1 giờ 20 phút, vì khi tàu rời bến, đồng hồ chỉ 7h50.

Mọi việc sau đó vẩn im lặng như bình thường, như không hề có chuyện gì xãy ra; không có chất vấn, và cũng không cần phải Thanh Minh Thanh Nga gì cả!!. Hú hồn hú vía!!

Hữu Sáo Tống – SQVTÐ

PS: Đây là một kỷ niệm nhỏ mà tôi cho là rất vui, trong suốt quãng đời đi làm tàu biển cũa tôi & tôi cũng chẳng bao giờ quên được nó..!!

Tuy đả Cổ lai hy rồi, nhưng nhắc đến những kỷ niệm đi biển khi xưa tôi vẩn còn thấy luyến tiếc, nhưng với thời cuộc và tình thế như hôm nay, đành phải ngậm ngùi than…Ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?! và…Gặp thời thế, thế thời phải thế……!!!

Vắng bóng Lổ Ban múa búa chơi
Chứ mình tài cán được bao hơi
Ðếm bạn tri âm đầu mấy ngón,
Mơ người tri kỷ biệt mù khơi
Một thời áo trắng nay hâm nóng
Báo hại Ngũ Long chẳng thảnh thơi!
Vui buồn chia xẻ như hình bóng
Chính tả lôi thôi … đố dám chơi!   

 S.T.H. 02/2002

Mua tàu Nguyễn văn Bảy – Nguyễn nhơn Đức

MUA TÀU NGUYỄN VĂN BẢY

 

Tàu NGUYỄN VĂN BẢY tại cảng Hải Phòng năm 1955 – Tàu được đóng vào năm 1922 tại Pháp bởi Hãng Seine Maritime. Tàu đã được lần lượt mang những tên sau đây : 1943 Lercara – 1946 Chef Mecanicien Armand Blanc và 1954 Nguyễn văn Bảy. Tàu bị chìm vào năm 1957 ở Cap Varella – Qui Nhơn Việt Nam

 

Nguyễn Nhơn Ðức

Mến gửi các bạn đồng nghiệp Hàng Hải,

               Mỗi lần tôi nghĩ tới các bạn Hàng Hải, tôi không thể không nghĩ tới chuyện thời xưa. Sau khi đã kể chuyện đi lấy tàu mới hồi đầu năm 1953, hôm nay tôi xin kể chuyện mua tàu Nguyễn Văn Bảy, chiếc tàu đầu tiên của Hàng Hải Việt-Nam mang cờ Việt-Nam Cộng Hòa.  Ai đã lấy quyết định mua tàu? Trong hoàn cảnh nào và để làm gì ?

Sau khi thành lập Quốc Gia Việt-Nam (1949) thì chính quyền Pháp bàn giao và đặt những công sở dưới chủ quyền của người Việt. Trong đó có  Sở  Hỏa  Xa Việt Nam và Giám  Ðốc  là ông Nguyễn Kỳ.  Hồi đó đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước và đốt bằng than.  Ông Giám Ðốc Hoả Xa nhận thấy rằng mỗi năm Sở phải ký hợp đồng với hai hãng tàu chính của Pháp ở Ðông Dương hồi đó là Denis Frères và Chargeurs Réunis (S.M.E.O.) để chở than đá từ Hòn Gay, Cẩm-Phả (trong Vịnh Hạ-Long) về Ba Ngòi (CamRanh) và Saigon với giá chuyên chở rất đắt.

Do đó ông Nguyễn Kỳ đã quyết định mua tàu chở than (coal carrier) để chở than đá từ Bắc vào Nam với những đặc điểm như sau: tàu với tầm cỡ không lớn và tầm sâu (draft) 6 m để có thể vào hai bến Cẩm-Phả và Hòn Gay, chạy bằng than đá với tốc lực khoảng 10 hải lý (knots).

Chiếc tàu Nguyễn Văn Bảy đã được lựa với những đặc điểm này và mua ở Pháp. Chuyến đi từ Pháp về Việt-Nam dưới sự điều khiển của một đoàn Sĩ quan và nhân viên thuỷ thủ người Pháp. Trong chuyến đi đó có hai người Việt đi theo trên tàu để quan sát là anh Lương Văn Phụng (Thuyền trưởng) và Xếp máy Khâm.

Tàu về đến Saigon đầu tháng 1 năm 1954, và chúng tôi, thuỷ thủ đoàn đầu tiên của chiếc Nguyễn Văn Bảy, được đăng ký lên tàu ngày 9/1/1954 gồm có ban chỉ huy Boong và Máy như sau:

Thuyền Trưởng Lương Văn Phụng, Phó Thuyền Trưởng Lương Quang Thọ, hai sĩ quan boong Bùi Ngọc Hương và Nguyễn Nhơn Ðức, Xếp máy Khâm, Máy nhì Xuyến, Máy ba Hướng, Máy tư Có. Vô tuyến điện là anh Dương Xuân Thưởng.

Tàu Nguyễn Văn Bảy đã hoạt động tốt và sau một thời gian ngắn thì anh Phụng đã từ chức và anh Lương Quang Thọ đã lên làm thuyền trưởng, anh Nguyễn Văn Danh đăng ký làm thuyền phó, còn sĩ quan boong thì vẫn là Hương và Ðức.

Tàu Nguyễn Văn Bảy là chiếc tàu cuối cùng đã rời khỏi Hòn Gay trước khi giao nơi đây lại cho Chính Quyền Việt Minh hồi bấy giờ chiếu theo Hiệp Ðịnh Genève. Tiếp theo đó thì tàu tiếp tục chuyên chở di chuyển Ðầu Máy và Toa Xe từ Bắc vào Nam cho đến ngày Ðất Nước chia đôi hoàn toàn.

Tàu Nguyễn Văn Bảy cũng là chiếc tàu đầu tiên chở 400 Công Chức của Việt-Nam Cộng Hoà với nguyên liệu để ra tiếp nhận Qui-Nhơn do Chính quyền Việt Minh để lại.

Sau ngày chia đôi Ðất Nước thì sự khai thác tàu Nguyễn Văn Bảy trở thành phức tạp vì nhiên liệu than đá phải nhập cảng để dùng và Cảng Ðà-Nẵng thì quá nhỏ cho nên mỗi lần đến phải bốc bớt phân nửa ở ngoài khơi. Cảng Qui-Nhơn thì lúc đó chưa xây cất. Cho nên Sở Hoả Xa phải tìm cách cho tàu chạy thuê bên ngoài. Nhờ vậy chúng tôi đã có dịp đi Colombo (Ceylan), Calcutta (Ấn-Ðộ) và Hirohata (Nhật-Bổn). Nhưng rồi tàu chạy quá chậm không thích hợp cho đường xa, cho nên không hãng nào muốn thuê nữa. 

Năm 1958, anh Lương-Quang-Thọ vào Hoa tiêu Sông Saigon thì anh Trần-Ðức-Lưu thế. Năm đó tôi và Hương đi thi bằng thực hành thuyền trưởng. Thi xong thì gặp dịp Hãng Tàu Bà (Việt Nam Hàng Hải Thương Thuyền) thành lập, tôi đăng ký Phó Thuyền Trưởng trên tàu Trường Sơn với thuyền trưởng người Nam-Tư. Anh Danh thì làm Phó TT trên Nhựt-Lệ với anh TT Ân. Anh Hương qua chiếc Phong Châu làm Phó TT với anh Nhẫn.

Tàu NVBảy thì sau đó cũng bị giải bản luôn. Khi mà chiếc tàu không còn thích hợp cho hoạt động thương mãi thì không có lý do gì để tồn tại. Tuy nhiên tàu Nguyễn-Văn Bảy là tượng trưng cho lịch sử Hàng Hải Việt Nam và do sự quyết định can đảm của một vị Giám Ðốc có trách nhiệm đáng được chúng ta lưu ý.

Thân mến chào các bạn.

M/S CHEF MECANICIEN ARMAND BLANC ( tiền thân của tàu Nguyễn văn Bảy) DWT 4600 tonnes – Country of build FRANCE – Builder : Seine Maritime – Name : 1943 LERCARA – 1946 CHEF MECANICIEN ARMAND BLANC – 1954 NGUYEN VAN BAY Lost off Cape Varella – Qui Nhon – Viet Nam

 

 

 

Tưởng nhớ Thầy Trần văn Binh (1911 – 2004)

TƯỞNG NHỚ THẦY TRẦN VĂN BINH  (1911-2004)

                  Nguyên Phó Viện Trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh

                         Nguyên Giáo Sư Tân Toán Học trường Hàng Hải

Đinh văn Thạnh

Kính thưa Thầy,

            Trong dịp tình cờ sưu tra để làm trang vinh danh cho các Thầy, chúng em được tin từ bên Hội Ái Hữu QGHC là Thầy đã ra đi gần một năm nay và chúng em còn được biết thêm là vào ngày đó Cô đã ra đi vào sáng sớm và đúng 12 giờ sau Thầy  đã từ giả cỏi thế này để ra đi cùng cô.

Thưa Thầy, ngày xưa khi còn trẻ, chúng em vì mãi ham chơi đánh banh, nên đã nhiều lần để Thầy chờ ở lớp không trò, nhưng không vì thế Thầy giận dỗi và đánh rớt chúng em, thầy vẫn dạy dỗ chúng em tận tâm với những con số vô hình tượng, trong Thầy đã thể hiện sự Thanh Liêm, Chánh Trực như thầy đã từng dạy các học trò của thầy  « Hảy cố gắng giữ  những đức tính  kỷ luật, trung chánh để mai sau quyền và lợi không thể làm lung lay các em » và Thầy đã thể hiện qua cuộc sống thanh liêm, nhàn hạ trong những năm tháng cuối cuộc đời.  Hôm nay chỉ còn gần  20 ngày nữa là đến ngày cúng giổ đầu của Thầy và Cô, chúng em toàn thể cựu Sinh Viên Trường Xưa Việt Nam Hàng Hải với tinh thần « Nhất Tự Vi Sư – Bán Tự Vi Sư »  rất lấy làm thương tiếc và nguyện cầu cho hương linh Thầy và Cô sớm Siêu Sinh Tịnh Độ.

Đinh Văn Thạnh M-21 (1973) Cali 22/6/2005

 

Sĩ Quan VTĐ – Chuyến đi Nhật của tàu Nguyễn văn Bảy 1958 – Tống hữu Sáo

SĨ QUAN VÔ TUYẾN ĐIỆN

CHUYẾN ĐI NHẬT CỦA TÀU NGUYỄN VĂN BẢY NĂM 1958

 

Tống Hữu Sáo

Sĩ Quan Vô Tuyến Ðiện  

M/V Chef Mécanicien Armand Blanc tiền thân tàu M/V Nguyễn văn Bảy

            Sĩ Quan Vô Tuyến Ðiện là một thành viên không thể thiếu của Ban Chỉ Huy một con tàu biển. Sĩ Quan Boong và Máy, nếu có thể thiếu một người nào đó (kể cả Thuyền Trưởng), những anh em trong bộ phận nầy đều có thể làm choàng công việc cho nhau. Ngược lại, thiếu Sĩ Quan Vô Tuyến Ðiện thì không có ai trên con tàu làm thay công việc nầy được.

Bởi thế, không một Thuyền Trưởng nào dám mạo hiểm ôm con tàu của mình vượt biển ra khơi, nhất là trong những chuyến đi xa mà thiếu vắng ông Sĩ Quan Vô Tuyến Ðiện. Mỗi con tàu chỉ có duy nhất một người Sĩ Quan Vô Tuyến Ðiện.

Nhưng, ngành nghề nào cũng có cái giá của nó. Vô Tuyến Ðiện mới ra trường, lên tàu là Sĩ Quan ngay, cấp bậc Lieutenant (Dịch), Vô Tuyến Ðiện có thể hành nghề mình trên tàu biển, trên bộ và trên máy bay, không phải mất thời gian một năm đi tập sự và 5 năm sau về thi lấy bằng Thực Hành như Boong và Máy. Sĩ Quan Boong và Máy bắt đầu sự nghiệp bằng Sĩ Quan tập sự, rồi lần lên làm Dịch, Gòon (Thuyền Phó) và Thuyền Trưởng, củng như Sĩ Quan Máy, từ tập sự lên lần đến Máy Trưởng.

Ngược  lại, Sĩ  Quan  Vô  Tuyến  Ðiện  bắt  đầu  sự nghiệp với chức vụ Dịch (ngon lành chưa?), nhưng suốt đời vẩn là Dịch (Dịch già?), hơn nhau chăng giữa những Vô Tuyến Ðiện khác là sự tích lủy về kinh nghiệm nghề nghiệp. Rất nhiều đồng nghiệp loại Dịch già nầy đã chuyển nghề, sang bộ phận Boong, và về thi lấp bằng Boong thực hành, rồi thì, « sống lâu lên lão làng », cũng trở thành Thuyền Trưởng như tất cả mọi người khác. Sự chuyển đổi nầy chẳng có gì khó khăn đối với những Sĩ Quan Vô Tuyến Ðiện Dịch già, nếu họ muốn.

Trở lại chuyến đi Nhật của tàu Nguyễn Văn Bảy hồi năm 1958 mà tôi là người được thay thế cho anh Dương Xuân Thưởng đi nghĩ phép trong chuyến đi nầy. 

Do sự « bất cẩn? » của tôi mà tất cả mọi người trên tàu, kể cả Hoa Tiêu Ðặng Văn Châu phải trong tư thế sẳn sàng để … chờ mỗi một mình tôi (nhắc đến còn thấy xấu hổ), làm trễ giờ khởi hành đến 1 giờ 30 phút, cũng may cả tàu chỉ có anh Nguyễn Nhơn Ðức là biết chổ ở của tôi nên mới chạy đi gọi vừa kịp lúc, trể 5 phút nữa là Hoa Tiêu Ð.V.Châu đã bỏ về, thì hôm đó tàu Nguyễn Văn Bảy phải ở lại thêm một ngày (không cần biết chuyện gì sẽ xảy ra sau đó), mới thấy rằng, sự có mặt của SQVTÐ trên tàu trong chuyến đi xa nầy là rất quan trọng và cần thiết ?

Rời cảng Sàigòn, tàu Nguyễn Văn Bảy bắt đầu cuộc hành trình lên Hong Kong trong điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt, gió mùa Ðông Bắc (NE) thổi rất mạnh, sóng to gió lớn, tàu chạy chậm như rùa nên 15 ngày sau chúng tôi mới đến HKong, cũng với thời tiết như vậy, gió mạnh, trời rét và mưa tầm tả.  Chỉ ghé lại HKong trong một đêm để lấy thêm than đá nên tất cả đều không ai được « đi bờ ». Vì thời tiết còn quá xấu, gió NE thổi mạnh, mưa tầm tả và có sương mù, không biết phải bao lâu nữa tàu mới đến được cảng Moji của Nhật, Máy Trưởng đề nghị nên lấy thêm mấy tấn than đá nữa để dự phòng. Soute than đã đầy ấp, không thể nhét thêm than vô được nữa, Thuyền Phó N.V.Danh phải cho be lên trên nắp panneaux hầm 2 để  trử than đá ở đó và tiêu thụ lần. Sáng hôm sau, rời HKong cũng trong điều kiện thời tiết như vậy và sương mù đã bắt đầu dày hơn.

Lên khỏi eo biển Ðài Loan (Détroit de Formose) 2 ngày thì sương mù dày đặc, mưa tầm tả suốt mấy hôm liền, không có mặt trời. Tầm nhìn xa rất hạn chế, coi như mù mịt .. tàu vẫn bò lên một cách vất vả. BCH có cảm giác là tàu bị dạt vô gần bờ (mặc dầu đã cẩn thận lấy « dérive » nhiều rồi!). Chiều hôm đó tôi bổng nhiên đề nghị « Sao mình không thử làm một cái point Gonio coi hề? » (lẻ ra tôi phải làm việc nầy từ hai hôm trước nhưng tôi cũng không lưu ý tới, và cả Thuyền Trưởng, Thuyền Phó và hai ông Dịch cũng không ai nhớ mà nhắc tôi!). Tôi theo tài liệu tham khảo, cho trên passerelle tọa độ của ba đài phát sóng vô tuyến Goniomètre của Nhật (3 tọa độ chéo nhau), máy móc Vô Tuyến Ðiện và phòng của Sï Quan Vô Tuyến Ðiện nằm ở phiá sau « chuồng cu » nên liên lạc với trên passerelle phải nói qua « ống nói », mỗi lần lấy relèvement ở một đài tọa độ nào thì trên passerelle đều phải coi đúng Cape và hô « Cape ». Tôi lấy relèvement và đọc số lên cho passerelle gạch vào hải đồ. Xong ba lần làm relèvement thì cái point par Gonio nầy cho thấy tàu đã bị dạt vào rất gần bờ biển của Trung Quốc. Không cần biết đã đúng hay sai nhưng vì « cẩn tắc thì vô ái náy », Thuyền Trưởng Trần Ðức Lưu liền cho tàu đổi Cape lệch ra khơi. Cũng may là đêm đó trời trong sáng lại, ông Dịch đi Ca (N.N.Ðức hay B.N.Hương gì đó?) làm một cái point d’étoiles, thì rỏ ràng lúc ban chiều tàu đã bị dạt vào gần bờ!! Thế rồi hành trình vẩn tiếp tục, mấy ngày sau đó biển dịu lần và thấy được mặt trời, dầu vậy gió NE vẩn còn thổi mạnh.

Còn hai ngày nữa tàu mới đến cảng Moji, một cảng nhỏ tận cùng phía Nam của Nhật, thì đã hết năm dương lịch. Chiều hôm đó, 31/12/1958, tất cả BCH Boong Máy đều tập họp tại phòng ăn Sĩ Quan để … nhậu tiển đưa năm củ. Nhậu nhẹt tưng bừng, chuyện nổ như « rang bắp ». Lúc tất cả đều « sần sần », TT Lưu lại cao hứng nói » « Bây giờ để moi (tôi) làm mấy câu thơ nghe chơi », và xướng lên: 

Phú Sĩ sơn

Hoa Anh Ðào rộ nở trên nền trời Phú Sĩ

… mà: (lại có mà?)

Bọn lưu linh còn vật lộn mãi với Ba Ðào? (chắc là sóng gió ba đào đây?)

Không biết là thơ làm theo thể loại gì? có đúng niêm luật hay không? mà cả bọn đều vổ tay ầm ỉ khen hay! Vừa lúc đó, không biết ai đốt hai phong pháo tiểu và quăng ngay chổ cửa, pháo nổ rầm rầm và khói pháo tuông vào trong phòng ăn làm ai nấy đều sặc sụa bỏ chạy hết ra ngoài và giải tán luôn. Ðúng hai ngày sau thì tàu cập vào cầu cảng Moji.

Chuyện xãy ra đã 43 năm rồi, Thuyền Trưởng Trần Ðức Lưu nay đã quá già và đang bệnh hoạn gần đất xa trời, chắc chắn là không còn nhớ gì. Ông Thuyền Phó N.V.Danh, Chef Máy Khâm, Máy Nhì Gạo thì đã « chầu trời » từ lâu, ra người thiên cổ hết rồi. Còn lại chỉ có ông Máy 3 Xuyến (Mỹ) và hai ông Dịch B.N.Hương (Mỹ) và N.N.Ðức (Pháp), không biết ba ông bạn nầy còn nhớ chút gì về buổi chiều Tất Niên hôm đó không? nhất là hai câu thơ bất hủ của anh T.Ð.Lưu. Riêng tôi, nhờ trí nhớ không quá kém, nên vẩn còn nhớ rất rỏ, và buổi chiều ngày hôm đó là ngày cuối năm 31/12/1958.  

Thầy Bùi quang Khánh

Thầy BÙI QUANG KHÁNH

 

Nhất Tự Vi Sư – Bán Tự Vi Sư

Kính thưa Thầy,

Hôm nay chúng con lấy làm vui mừng và xúc động khi được nhìn thấy hình ảnh Thầy 100 tuổi mà vẫn còn dồi dào sức khỏe sau gần 30 năm chúng con rời khỏi mái Trường Việt Nam Hàng Hải thân yêu,

Thưa Thầy, chúng con luôn hảnh diện về Thầy, một vị Thầy uyên bác mẫu mực đã hiến dâng một cuộc đời truyền dạy Kỹ Thuật Học cho rất nhiều thế hệ sinh viên Hàng Hải, trong đó có chúng con là những học trò của Thầy vào những năm tháng cuối cùng của đất nước Việt Nam, Giờ đây, tất cả học trò của Thầy, đàn anh của chúng con dù tóc đã ngả màu hay chúng con là những em út trong đàn cũng đã bước qua ngưỡng cửa Ngũ Thập Tri Thiên Mệnh hay có những học trò của Thầy đã tức tưởi bỏ Thầy ra đi, chúng con luôn hết lòng ghi ơn tôn vinh và hướng về Thầy như những chổ dựa tinh thần trong cuộc sống thăng trầm nơi quê người, Thời gian, không gian có thay đổi nhưng lòng ghi ơn Thầy của chúng con vẫn như ngày xưa, ngày mà Thầy đã truyền dạy cho chúng con biết thế nào là thước T, thế nào để nhìn được mọi vật với nhiều góc cạnh khác nhau và Thầy dã dạy cho chúng con một ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ với chúng con lúc đó, sau nầy trong những ngày tháng đầu nơi xứ người, chúng con có dịp vào trường học lại cũng vẫn thước T đó, ê-ke đó nhưng trên bục gỗ kia không phải là Thầy, chung quanh chúng con không phải là bạn ngày xưa, lúc đó mắt chúng con tự nhiên thấy mờ, lòng chúng con đã khóc, chúng con nhớ Thầy, nhớ bạn ray rức nhưng không ngờ mấy chục năm sau, chúng con đã tìm lại được với nhau và Thầy vẫn còn chờ chúng con,,,

Một lần nữa, với tấm lòng Tôn Sư Trọng Đạo, tất cả chúng con tha thiết bày tỏ lòng ghi ơn đến Thầy và cầu xin ơn trên luôn phù hộ che chở và ban sức khỏe vạn an đến cho Thầy và hi vọng một ngày nào đó chúng con sẽ có dịp đoàn tụ với Thầy,

Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Hàng Hải

DVT California USA 2/2003

 

Thầy và Cô Bùi Quang Khánh cùng con gái, chị Hạnh và các anh Hưng, Thụy và Tâm 2003
Thầy Cô Bùi Quang Khánh và anh em Hàng Hải đến viếng thăm