Gieo quẻ đầu năm

GIEO QUẺ ĐẦU NĂM

 

An Nam Quốc

Hàng Hải Động

Thầy bói : Chỏng

Gieo quẻ hồng

Đào Chủng Đức – K19 Cơ Khí

Trích Giai Phẩm  Xuân Hàng Hải 1971

                       Bổn mạng con chuột đồng                          

                           Vận may sa hủ nếp                                        

                           Tiền bạc đầy cả kết                                       

                           Kêu to mèo chụp hết                                    

Sữu                    Tướng tinh con trâu đen             

                           Yêu lắm lại hay ghen                                    

                           Đỗ đạt nhờ sách đèn                                    

                           Hàng xóm tới làm quen                               

Dần                    Xác phàm là Cọp Bạch                  

                           Song hành nên đói rách                               

                           Sức khỏe lại dồi dào                                      

                           Cưới hỏi phải lo mau                                    

Mẹo                    Ậy, cái con mèo mun                    

                            Ăn vụng lại hay run                                       

                            Tiền bạc nghĩ phát khùng                           

                            Gia đạo rối lung tung                                    

Thìn                   Quả thật con rồng lộn                  

                           Tiền bạc vô khá bộn                                      

                           Thi cử thật là xôm                                         

                           Việc cưới chớ có nôn.                                  

Tị                       Số kiếp là rắn lục                             

                           Ráng tu và làm phúc                                     

                           Vợ chồng ưa lục đục                                     

                           Ngân quỹ hay túng hụt 

Ngọ                    Con ngựa hay chạy rong

                           Tiền bạc tính từ đồng

                           Giao thiệp phải đề phòng

                           Công danh chớ chờ mong

Mùi                    Cốt cách con dê xồm

                           Nói láo vẫn quen mồm

                           May mắn lúc đêm hôm

                           Bóp tiền luôn dầy cộm

Thân                  Bẩm sinh là khỉ đột

                           Học hành lại ngu dốt

                           Bản tánh ưa bốc hốt

                           Làm trò thì số một

Dậu                    Gà nòi ưa đạp bậy

                            Kiếm bạc cũng thật hay

                            Việc học cố hằng ngày

                            Tình cảm thật là may

Tuất                   Tuổi Tuất con chó cò

                            Đêm đêm lại nằm co

                            Tiền bạc chẳng màng lo

                             Bổn mạng quới nhơn phò

Hợi                      Heo hầm kêu năm tuổi

                             Thi cử thật may rủi

                              Chớ nghe lời người xúi

                              (coi chừng vô Chánh Hưng)

                               Tình cảm rất là vui                         

                                                                                             

       Ghi chú :   Nam nữ đồng xem chung

                         Muốn cho quẻ linh ứng

                          Băm lăm tuổi trở xuống

                          Lốc Cốc Tử, tục danh Chỏng       

Long Châu, những ngày rong ruổi

Long Châu, những ngày rong ruổi

Đồng Sa Băng

                                Long Hồ và Long Châu là hai chiếc tàu tư nhân. Long Hồ chuyên chở gạo và Long Châu là tàu dầu thường di chuyển trên vùng duyên hải Việt Nam, từ Nam ra Trung và ngược lại. Đôi khi hai chiếc tàu này cũng chuyên chở hàng hóa trên trục Sài Gòn – Nam Vang.  
                        Vào đầu tháng Tư Long Châu chứa đầy xăng dầu đang nằm ở Đà Nẵng, trong những ngày tình hình sôi nổi của cuộc chiến Long Châu quay đầu trở lại Vũng Tàu khoảng giữa tháng Tư. Trên đường vào Vũng Tàu Long Châu chở hơn một tiểu đội lính Lôi Hổ, một Đại Tá Cảnh Sát và người “tà lọt”. Đến Vũng Tàu hầu hết lính Lôi Hổ và cơ khí chạy máy xuống tàu Long Châu trở lại với gia đình.
                        Trưa 29 tháng 4 Long Hồ từ cảng Sài Gòn, kho 5, ra đi và hội ngộ cùng Long Châu sáng 30 tháng 4 ngoài khơi Vũng Tàu. Lúc đó Long Châu có người lái tàu là quan tàu Kh, nhưng không có người chạy máy (vì người thợ máy từ Đà Nẵng vào đã xuống tàu trở lại với gia đình).
                        Vì muốn đưa tài sản và số xăng dầu ra nước ngoài, chủ nhân của Long Hồ và Long Châu, sáng 30 tháng 4 đã liên lạc thỏa thuận, đồng ý trả một số vàng và đô la để mướn ba người thợ máy theo Long Hồ ra Vũng Tàu qua chạy máy cho Long Châu. Ba thợ máy đó có hai anh em anh Hoàng (Hoàng và N) và một người bạn (Si), họ đều tốt nghiệp trường Việt Nam Hàng Hải, từng đi tàu hoặc có kinh nghiệm điều hành máy tàu.
                        Trên Long Châu có gia đình quan tàu Kh (cha, mẹ, vợ, một người con và cô em vợ), cùng với anh chị em và thân nhân của anh Hoàng (anh K, chị Th vợ anh K, bé Kt con của anh K, T, N, S, Th, H, C và tôi.) Những người này đã có mặt trên Long Châu hoặc từ Long Hồ chuyển qua từ sáng 30 tháng 4, ngoại trừ tôi. C sau khi đến Guam vì nhớ gia đình người thân nên đã cùng với 1545 người khác ngày 16 tháng 10, 1975 tự nguyện lên tàu Việt Nam Thương Tín trở về Sài Gòn. Nhưng khi Việt Nam Thương Tín đến Vũng Tàu thì những người này bị bắt và đưa thẳng vào nhà lao.
                        Chiếc radio nhỏ trên Long Châu lúc nào cũng oang oang loan tin từ đài phát thanh Sài Gòn. Khoảng 10:30 trưa 30 tháng 4, 1975 sau lệnh buông súng vô điều kiện của Tổng Thống Dương Văn Minh được loan đi từ đài phát thanh Sài Gòn thì những con tàu và đoàn người ngoài khơi Vũng tàu không còn lý do gì để lảng vảng đây nữa. Tất cả quay đầu ra đi. Từ đây đoàn người sẽ ra đi tìm Tự Do mọi nơi. Hầu hết gia đình binh lính Lôi Hổ và những người trên tàu đánh cá được Đệ Thất Hạm Đội Th Bình Dương vớt và đưa về Subic Bay, đảo Guam hoặc Wake.
                        Long Hồ và Long Châu cũng rời Vũng Tàu lên đường.
                     Gió biển thổi tung bay ngọn cờ vàng ba sọc đỏ, lá cờ bay hiên ngang trong gió mặc cho lời tuyên bố đầu hàng của vị nguyên thủ quốc gia đã loan đi. Biển cả bao la và mênh mông, con thuyền cứ bềnh bồng rời xa bờ bến cũ. Tôi hỏi thì được anh Hoàng cho biết thuyền đang chạy về hướng Nam, và chưa biết sẽ đi về đâu. Tôi lảng vảng trên tàu rồi xuống hầm máy nghe tiếng máy nổ nhức tai lại chạy lên boong tàu. Thời gian trôi qua thật chậm. Không gì làm tôi thấy mình như dư thừa, tôi hỏi anh Hoàng:
       – Sao tàu trống rỗng như vầy mà không cho người ta lên đi ?

      – Không được. Không thể để nhiều người lên tàu được vì bà chủ tàu muốn mang tàu đi Panama. Người tỵ nạn đâu muốn đi Panama, có họ khó xử lắm.

      – Nói vậy tui cũng đâu muốn đi Panama, sao kỳ vậy ?

      – Tụi mình thì khác. Đến đó rồi hãy tính.

                        Biết không thể thay đổi được gì tôi làm thinh và chỉ nhìn xa xa trên biển cả, nhớ về gia đình anh em. Có lẽ mỗi con người đều có định mệnh, tôi nghĩ người đáng ra đi có lẽ là anh Hát chứ không phải tôi! Và có lẽ định mệnh đã xếp đặt cho Phương không có mặt ở nhà buổi chiêu hôm ấy, để tôi phải xa Phương! Từ đây những tâm tư về gia đình và người thân rồi cũng trở thành một thứ ký ức, và những bước đi vẫn phải tiếp tục mang theo những ký ức đó.
                        Con tàu cứ ra đi và bóng đêm thì cứ lại gần. Chúng tôi, những đứa bạn cùng trang lứa, cùng khóa học, cùng đứng trên ngưỡng cửa học đường và cùng mơ ước cho một tương lai – S, H, Th, N, và tôi. Đêm nay cùng ngồi trên boong tàu, nhìn lên bầu trời đầy sao mà suy ngẫm: không biết vì sao nào của mình, của tuổi trẻ Việt Nam! Tiếng máy tàu vẫn nổ xình xịch đều đặng, và Long Châu Long Hồ vẫn nối đuôi đi trong đêm trường.
                        Sáng ngày hôm sau, mọi nguời thức giấc con tàu vẫn xình xịch chạy về phương Nam. Nhìn quanh ba bên bốn phía chỉ thấy toàn là biển mênh mông. Tàu chạy khoảng chừng 10 hải lý một giờ, chúng tôi, những người rảnh rỗi nhất trên thế gian lúc này, lấy lưởi câu móc mồi thả đại xuống biển mua vui may đâu bắt được cá. Không ngờ bất thình lình dây câu căng thẳng và từ xa phía sau con tàu một con cá nhảy tung lên mặt nước. Ngay lập tức chúng tôi báo phòng máy cho tàu chạy chậm lại, rồi từ từ kéo giây câu về. Một con cá rất lớn dính câu, đang vùng vẫy trong nước. Chúng tôi vui mừng reo hò cùng nhau kéo cá về, con cá vùng vẫy chạy loạn xạ trong dòng nước, cố phấn đấu để được tự do, nhưng rồi cuối cùng cũng bị mang lên boong tàu. Đó là con cá Dũa, miệng dài và nhọn nặng cở 25 ký! Ngày hôm đó mọi người trên tàu có một bửa cá ăn no say.
                        Con tàu vẫn tiếp tục đi. Đến ngày thứ ba, bà chủ tàu bên Long Hồ liên lạc qua bảo Long Châu và Long Hồ đều phỉa ghé Singapore.
                        Ông Si, người thợ máy và là bạn của anh Hoàng, phản đối lời nói của bà chủ tàu, nói: “Tại sao phải ghé Singapore mà không đi thẳng xuống Úc Đại Lợi luôn? Không phải bà chủ tàu đã thỏa thuận như vậy khi còn ngoài khơi Vũng Tàu sao.”
                        Ông Kh, thuyền trưởng nói: “Phải ghé Singapore để lấy thêm nhiên liệu và thực phẩm.”
     – Gạo chứa đầy tàu rồi. Bộ xăng không đủ xuống đến Úc sao?
     – Không. Xăng không đủ đi xa như vậy được. Ông Kh trả lời ông Si.
                          Vậy là cả Long Hồ và Long Châu phải ghé hải cảng Singapore.
                       Khi Long Hồ và Long Châu cập bến, chính quyền Singapore ra lịnh mọi người phải rời khỏi tàu. Nhóm anh Hoàng và ông Si thấy có điều gì không ổn và chống đối không chịu rời khỏi tàu. Theo lời của ông Si thì bà chủ tàu đồng ý trả một số tiền và vàng cho ông Si và nhóm anh Hoàng để đưa tàu đến Úc hay Panama. Nhưng khi đến Singapore thì được biết chồng của bà chủ tàu đã có mặt tại Singapore, hai vợ chồng chủ tàu đồng tình với chính quyền Singapore buộc mọi người phải xuống tàu, điều này đã làm bất mãn ông Si và ông này cự tuyệt, không chịu rời tàu, chỉ đòi tiếp tế nhiên liệu xong sẽ lên đường. Sau một thời gian dàng xếp, điều đình, nhân viên hải cảng Singapore bảo nhóm anh Hoàng và ông Si sau khi xuống tàu, khám sức khỏe, chích thuốc và lấy thêm lương thực xong sẽ cho trở lại tàu tiếp tục đi. Trước lời đề nghị của hải cảng Singapore mọi người rời tàu lên bờ ngoại trừ ông Si và hai anh em anh Hoàng. Các anh ấy bảo với chúng tôi trước khi bước xuống tàu, rằng:     

     – Tụi bây cứ xuống đi, ba đứa tao sẽ ở lại đây coi tàu. Tao nghĩ chắc họ lật lọng muốn nuốt tiền công của tụi tao nên bày đặc cái vụ khám bịnh chích thuốc này chứ mình có bịnh hoạn gì mà phải khám phải chích. Có biết bao chủ tàu khác ở cảng Sài Gòn mướn mình lái tàu họ đi mà mình đồng ý lái tàu bà này thì bả phải trả tiền công theo hợp đồng sáng 30 tháng 4 chứ.”
                        Nói xong chúng tôi, những người trẻ và đàn bà con nít, không liên cang gì đến hợp đồng giữa chủ tàu và những người thợ máy, đều xuống tàu khám bịnh chích thuốc.
                        Sau khi mọi người đều xuống chỉ còn lại ba người chống đối không chịu rời tàu và ôm súng cố thủ con tàu. Lập tức nhân viên hải cảng Singapore điều động một tiểu đội lính Singapore đến cô lập chiếc Long Châu. Trước sự áp bức của nhân viên hải cảng và sự lật lọng của chủ tàu ông Si chống đối đến cùng và đã tỏ thái độ bằng cách mang trái lựu đạn của lính Lôi Hổ để lại trên tàu, ném xuống biển nổ vang rền làm nước tung tóe. Tiếng nổ của quả lựu đạn trên cảng Singapore bên cạnh chiếc Long Châu chứa đầy xăng dầu đã làm đám lính và nhà chức trách trên hải cảng Singapore trở nên căng thẳng. Toán binh lính chạy loạn xa, la hét như chưa từng đánh giặc. Những người lính Singapore ôm súng lên đạn két két, người này quì sau lưng người kia trên sân tàu. Tôi thấy những người lính Singapore run sợ đến nổi thay vì chỉa súng lên Long Châu họ lại chỉa ngay vào đầu người chiến binh phía trước họ. Sau giây phút đó Long Châu chỉ còn ba người và một số lựu đạn, súng ống. Những tiếng loa kêu gọi ba người nên bỏ cuộc, nhưng vô hiệu nghiệm. Câu chuyện rất bình thường lại trở nên gay cấn và trở thành sự đối đầu giữa cảnh sát Singapore và Long Châu, cũng chỉ vì lòng người thay đổi! Nhưng toán lính án binh bất đông trên hải cảng, một hồi sau nhân viên hải cảng trao vị Đại Tá Cảnh Sát lúc trước xuống tàu khám bịnh chích thuốc trở lại tàu Long Châu.
                        Phần chúng tôi, những người vừa bước xuống tàu để khám bịnh chíct thuốc thì bị giữ lại không cho trở lại tàu và cũng không khám bịnh chích thuốc gì cả.
                        Một tiếng rồi hai tiếng đồng hồ trôi qua không một tiếng động phát ra từ Long Châu. Những người lính Singapore vẫn án binh trên sân tàu. Bất chợt sân tàu giấy động, viên Đại Tá Cảnh Sát bước ra và nói đã bắt trói ba người kia rồi! Sau này chúng tôi biết là viên Đại Tá này đã thông đồng và lấy tiền bà chủ tàu trở lại tàu ve vảng, chờ lúc ba người kia mệt mỏi ngủ, và không để ý thừa cơ bắt họ giao lại cho cảnh sát Singapore.
                        Vậy là xong, nhóm ba người anh Hoàng bị bó tay. Và những người còn lại trong nhóm anh Hoàng chín người, trong đó có tôi, đều bị cô lập trong một khuông viên rộng lớn.
                        Một tuần sau chính quyền Singapore gom góp những người vượt biên tỵ nạm và những chiếc tàu có khả năng vượt trùng dương mang ra cho đi. Chúng tôi biết tin về nhóm ba người anh Hoàng rất giới hạn, chỉ biết các anh vẫn còn cô lập trên Long Châu.
                        Hôm đó khoảng ngày 10 tháng 5 năm 1975 chín người chúng tôi được mang ra chia năm xẻ bảy thành nhiều nhóm nhỏ và từng cá nhân riêng biệt, đưa lên những chiếc tàu được trang bị lương thực để tiếp tục cuộc hành trình tìm tự do. Khi ra sân tàu thì S, N, vợ chồng anh K và đứa con nhỏ được đưa lên Long Hồ. Còn lại bốn đứa chúng tôi: Th, H, C và tôi thì bị xé lẽ và đưa lên ba con tàu đánh cá nhỏ. Ba con tàu đánh cá đó là Việt Thủy 1, 2, 3. Có nghĩa là những người cùng rời Vũng Tàu trên chiếc Long Châu giờ này đều bị tan hàng, mỗi người một nẻo.
                        Trưa ngày 10 tháng 5 sân tàu hải cảng Singapore nhộn nhịp với hàng ngàn người tỵ nạn nhôn nháo trên ba con tàu đậu san sát nhau. Long Hồ và Long Châu cũng được đưa lên đầy người và đậu cách biệt với ba chiếc tàu đánh cá Việt Thủy.
                        Tôi không ngờ chuyến nhảy xuống biển để trở lại Sài Gòn của tôi cuối cùng lại đặt chân trên chiếc Việt Thủy mong manh này. Nhìn hàng trăm người chen lấn nhau trên chiếc tàu đánh cá nhỏ bé, tôi lại nhớ thân phận những người ướt tả tơi run sợ chấp tay lạy những làn đạn ngoài khơi Vũng Tàu cách đây hơn một tuần! Tôi nghĩ chắc tôi số con rệp, tàu lớn không đị lại đi nhảy xuống biển để rồi cuối cùng lại lên chiếc tàu nhỏ mong manh này. Trong một thoáng suy nghĩ đến bạn bè, và nhìn thấy cảnh náo loạn không trật tự nơi sân tàu, tôi liền nhảy xuống tàu Việt Thủy 3 đi tìm Th H và C trên hai chiếc Việt Thủy khác. Khi gặp Th H C tôi nói là ba con tàu đậu sát bên nhau, hãy lẩn quẩn đâu đây đợi khi nào sắp đến giờ lên đường thì tất cả đều chuyển qua chiếc Việt Thủy 3 để cùng đi cho đở buồn. Quang cảnh nơi đây như một buổi chợ, tuy mọi người được chỉ định đi trên con tàu nào nhưng rồi không ai kiểm soát ai, nên khi đoàn người đông như kiến thì sự di chuyển lại càng thêm dễ dàng. Và cuối cùng trước khi tàu rời bến bốn đứa chúng tôi cùng có mặt trên chiếc Việt Thủy 3.
                        Mấy ngày đầu tháng 5 năm 1975 làn sóng người rời bỏ quê hương ra đi rất đông. Họ ra đi bằng mọi phương tiện, tàu lớn, tàu nhỏ, ngay cả những chiếc ghe chỉ dùng để di chuyển trên sông cũng được tận dụng để vượt biên. Điểm đến của làn sóng người Việt vượt biên là mọi nơi, mọi quốc gia ngoài Việt Nam và Trung Hoa. Và Singapore là một đảo quốc nằm phía nam Việt Nam đã đón nhận nhiều người đến. Nhưng Singapore không có chương trình định cư nên những người đến đây lần lượt phải tiếp tục lên đường. Vì vậy mà ba con tàu đánh cá Việt Thủy sau khi đến Singapore lại được trang bị lương thực, nước uống đầy đủ bởi Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc rồi đẩy ra khơi với một tấm bản đồ thế giới, và trên mỗi chiếc Việt Thủy là hàng ngàn người lớn – bé – già – trẻ – trai – gái chen chúc nhau trên chiếc tàu không dài quá 15 thước và rộng cở ba, bốn thước, làm bằng gỗ.
                        Mặt trời vừa ngã bóng, cái nắng ban trưa vẫn còn gay gắt, nhưng có lẽ không ai để ý đến vì đoàn tàu sắp nhổ neo. Long Hồ, Long Châu và những chiếc tàu sắt đã ra đi. Còn lại trên hải cảng là ba chiếc Việt Thủy. Giây phút kiểm sóat cuối cùng đã hoàn tất, mọi người đã nhận diện gia đình thân nhân, ba vị “thuyền trưởng” của ba con tàu đã hứa hẹn nhau cùng nối đuôi. Sân tàu lặng lẻ, không người tiển đưa, không người bịn rịn, và đặt biệt không có hồi còi tàu thứ ba, vì đã không có hồi còi tàu thứ nhất!
                        Ba con tàu lặng lẻ rời bến.
                       Tôi nhìn lại sân tàu, một khoảng không gian trơ trụi. Và trước mặt, một trùng dương bao la. Thằng bạn ngồi bên cạnh rít lên một điếu thuốc đỏ rực, chuyền tay cho thằng khác, và nói: “Từ đây đến Subic Bay chắc cũng phải mất một tuần.” Buổi chiều, gió biển rít từng cơn lạnh buốt, và con tàu không một mái hiên để trú.

Thuyền nhân Việt Nam gặp lại thuỷ thủ Hoa Kỳ cứu mạng 37 năm trước

Thuyền nhân Việt Nam gặp lại thuỷ thủ Hoa Kỳ cứu mạng 37 năm trước

Song Châu / SBTN

Gia đình bà Laurent Vương trùng phùng với các ân nhân. (Ảnh: NYTimes)

Tờ New York Times hôm nay 8 tháng 11 có bài nói về cuộc tương phùng của gia đình thuyền nhân Việt Nam và những người cứu mạng họ ở Biển Đông sau nhiều thập niên.

Bài báo cho biết, vào tháng 6 năm 1980, một gia đình người tị nạn Việt Nam trốn khỏi sự khủng bố chính trị của nhà cầm quyền CSVN, đã chấp nhận hiểm nguy khi bước lên chiếc thuyền gỗ vượt Biển Đông.

Bà Mai Trần và chồng là ông Thiêm Vương cùng ba đứa con nhỏ đã thề nếu phải chết thì sẽ cùng chết với nhau.

Con gái của bà Trần là Lauren Vương, hiện nay 45 tuổi lúc đó mới lên 7. Bà Lauren vẫn còn nhớ như in cuộc hành trình thập tử nhất sinh kéo dài 10 ngày vì bão tố và hết cạn lương thực, nước uống, cả dầu chạy máy.

Đúng vào buổi bình minh ngày 29 tháng 6 năm 1980, chiếc tàu chở dầu Virgo với thuỷ thủ đoàn đa số là công dân Hoa Kỳ xuất hiện, và quyết định cứu 62 người tị nạn Việt Nam.

Bà Lauren hiện nay là luật sư ở San Francisco, đã mất nhiều thời gian tìm kiếm các ân nhân đã cứu mạng cả gia đình bà. Hôm Thứ Bảy 4 tháng 11, bà gặp họ lần đầu tiên, khi cùng với gia đình đến tận trường đại học hàng hải ở Fort Schuyler, Bronx, tiểu bang New York.

Virgo là một trong 8 chiếc tàu chở dầu của Tổ hợp Vận tải Năng Lượng, nay không còn hoạt động, trước đây chở khí hoá lỏng từ Indonesia đến Nhật Bản.

Các thuỷ thủ của công ty nay đã về hưu tụ họp lại vào dịp cuối tuần qua để tham dự hội nghị của viện bảo tàng kỹ nghệ hàng hải thuộc trường đại học cộng đồng. Trong bữa ăn trưa, các thuỷ thủ kể lại câu chuyện giải cứu thuyền nhân Việt Nam, nhắc gia đình bà Lauren nhớ lại câu chuyện.

Thuyền trưởng tàu Virgo, ông Schonn đã qua đời năm 2000. Nhưng vợ của ông là bà Karin từ Đức bay sang, để tham dự cuộc họp mặt diệu kỳ.

Bà cho biết, ông Schonn bị ép gia nhập quân đội Đức lúc 14 tuổi thời Thế Chiến Thứ Hai, nên đã thề suốt đời làm từ thiện. Ông sang Hoa Kỳ định cư, và gia nhập quân đội Hoa Kỳ. Sau đó, ông trở thành thuyền trưởng tàu hàng hải nổi tiếng nhờ hành động cứu mạng người tị nạn Việt Nam.

Chiếc tàu Virgo cứu nhiều thuyền nhân Việt. (Ảnh: The Guardian)

Source : http://www.sbtn.tv/thuyen-nhan-viet-nam-gap-lai-thuy-thu-hoa-ky-cuu-mang-37-nam-truoc/

Những hình ảnh về tàu LNG VIRGO

Chiếc ghe chở dân vượt biên tiến gần tàu LNG VIRGO

 

Những người vượt biên trên tàu LNG VIRGO

 

LNG VIRGO

HẢI HÀNH KHÔNG RADAR

  HẢI HÀNH KHÔNG RADAR

 Chí Hợi                                

Lời mở đầu: Trình bày bài này, người viết chỉ có chủ đích ghi nhớ lại những giây phút huy hoàng, sung sướng được cùng con tầu cưỡi sóng ra khơi. Nay đã về già không còn đủ sức lực đi biển. Một phát minh rất hữu dụng:ển như thời thanh xuân nữa. Mối hoài cảm, nhớ nhung biển cả đôi lần lại trở về trong tâm tưởng, mà nay chỉ là những nuối tiếc mông lung, không tưởng trong tâm trí. Với kinh nghiệm ít oi thâu thập được, người viết chỉ xin trình bày những gì đã học hỏi được tại quân trường cũng như trong thực tế hải hành để cho độc giả giải trí vui chơi mà thôi. Nếu có phần diễn tả sơ sót, kính mong các vị niên trưởng lão thành trong nghề hàng hải chỉ dẫn và bổ túc thêm. Đa tạ.

1- Một phát minh rất hữu dụng:

RADAR làchữ viết tắt: Radio-Detecting-And-Ranging, một phát minh quan trọng trong thế chiến thứ 2. Vì là nhu cầu cấp bách tối cần trong việc phòng thủ, để khám phá ngay và ra tay hành động phòng ngừa trước khi bị địch quân tấn công bất ngờ. Lúc đầu còn được coi như vũ khí TỐI MẬT, các quân chủng trong quân đội được trang bị tối đa ngõ hầu mang lại nhiều chiến thắng. Sau chiến tranh, với đà tiến triển mạnh mẽ và nhanh chóng của ngành Điện Tử cùng với sự sản xuất hàng loạt, Radar không còn giữ vị trí tối mật nữa, trở thành rất thông dụng trong mọi địa hạt. Các thương thuyền đều có gắn radar để thêm an toàn cho hải hành hơn. Ngay cả các du thuyền, ghe đánh cá cỏn con cũng có gắn radar, xem như một món đồ chơi, mặc dù nhiều khi không cần dùng đến hết khả năng hữu hiệu của nó.

2- Ứng dụng trong Quân Đội:

Cùng với Không Quân, Bộ Binh, Hải Quân cũng ứng dụng tối đa tiềm năng hữu ích của Radar trong hải hành, phòng thủ hay tấn công.

Trong thời kỳ ngành hàng hải phát triền nhanh trong giai đọan “tầu buồm”, các thương thuyền và chiến thuyền đã tung hoành trên khắp các đại dương để giao thông buôn bán cũng như tìm thêm thuộc địa mới. Nhiều chiếc đã bị bỏ mạng một cách oan uổng chỉ vì thời tiết xấu, phong ba bão táp mù mịt làm giảm tầm mắt quan sát. Thuyền đâm vào đá ngầm, mặc cho định mệnh oan trái hành hạ toàn bộ thủy thủ đoàn.

Nay với sự ứng dụng hữu hiệu của radar, các tai nạn trên đã giảm thiểu rất nhiều người đi biển vững tâm hơn, đưa con tầu đi và rời bến bình an. Dùng trong hải hành cận duyên, một phần thưởng xứng đáng cho người đi biển vì bớt phải công khó chăm chú từng giờ, từng phút, bắt rình cho được các nguy hiểm đang hiện diện chung quanh mà mắt không thể nhận định được nhanh chóng. Những lúc biển động, phong ba bão táp ập tới, những lúc tầm quan sát bị giảm thiểu bởi mây mù, radar là bạn chí tình trung thành, luôn ân cần dẫn dắt con tầu đi đúng hải đạo. Vị trí con tầu có thể xác định bất cứ lúc nào.

khu-truc-ham-tran-hung-dao-hq-01

Ngoài hải hành, radar còn giúp vào việc phòng thủ, tấn công, săn lùng địch trên mặt biển. Với những bài tính đã được giản dị hóa để có thể tính toán rất nhanh trong bảng vận chuyển chiến thuật (tactical maneuvering board) để tìm ra tốc độ, hướng đi của tầu địch. Tính được CPA (Closest Point of Approach) để chận bắt hay bắn hạ địch. Tính được giờ khởi hành  ETD (Estimated Time of Departure) hay là gìờ phỏng định gặp nhau giữa biển để tiếp tế nhiên liệu, lãnh thêm thực phẩm, thay đổi nhân viên, ETA (Estimated Time of Arrival) và còn thật nhiều ứng dụng khác nữa do sự ích lợi của Radar mang lại.

Việc phòng thủ không phận hay tấn công cũng mang một tầm quan trọng không kém. Radar đã giúp cho các khẩu pháo hay dàn hỏa tiễn tính lại hướng bắn tấn công và vận tốc để đuổi kịp phi cơ địch trước khi chúng tấn công chiến hạm.

Ngày nay, công dụng vô cùng hữu hiệu trong việc khám phá không gian, với sự chính xác không thể nào diễn tả được qua sự trợ giúp của vệ tinh, các máy GPS (Geographical Position System) đã đưa con người nhiều ứng dụng rất thông thường như cell phone (mobile phone) dẫn đưa xe hơi hay người đi bộ đến chỗ họ muốn, được coi như là đồ chơi của con nít vậy.

3- Ứng dụng trong thương thuyền:

Thương thuyền cũng ứng dụng tối đa công hiệu của radar. Chiếc lớn được gắn ba bốn dàn Radar, chiếc nhỏ cũng có hai cái để thay đổi khi bị hư hỏng bất thường. Radar được gọi là “Mắt Thần”, tên đặt không sai một chút nào cả. Thực tế phũ phàng đã chứng minh, đôi khi tai nạn đụng tầu hay mắc cạn cũng vẫn xẩy ra. Nếu lỗi tai nạn quy trách do radar bị bất khiển dụng (hư hỏng) trong lúc cấp bách cần thiết thì có thể giải trừ trách nhiệm cho người đi biển, nhưng nếu con mắt thần kia vẫn luôn hoạt động tốt, tai nạn xẩy ra, tôi chẳng dám quy trách tội hay trách nhiệm cho ai, có lẽ phải do phán quyết của tòa án mới được.

Tau Tien Phong va Nhut Le.jpg

Gia nhập HHTT/VN trong giai đoạn sơ khai, non nớt, làm việc trên các thương thuyền đều không có trang bị Radar, tôi đã học được kinh nghiệm quý báu do các thuyền trưởng dân sự truyền đạt, một kinh nghiệm hải hành dùng toàn bằng hai con mắt quan sát trong mọi thời tiết tốt hay xấu, đêm hay ngày và có thể xin cho nói thêm hơn lên một tí: đó là “giác quan thứ sáu”  của các người đi biển lâu năm mà người Pháp gọi là “Sói Biển” (Loup de Mer).

Những lúc trời yên, bể lặng, đi biển thật là một nguồn hứng thú vô tận. Mặt nước như hồ gương, óng ánh phản chiếu muôn ngàn tia sáng mặt trời, đi biển kiếm sống cũng được ví như đi du lịch. Hải hành trong những lúc đó có thể nhẹ nhàng, lâng lâng mà thưởng thức cái vẻ nhàn hạ, thư thản, thoải mái, hít thở không khí trong lành, mát mẻ hiền từ của biển cả vì lúc nào cũng có thể định vị trí tầu một cách dễ dàng, người đi biển luôn luôn an tâm. Con tầu có thể đi thật sát bờ mà không sợ nguy hiểm gì. Làm như vậy là để tránh được giòng nước ngược làm giảm vận tốc tầu nếu đi ra xa khơi. Con tầu nhanh lướt đến bến mau chóng đúng theo thời gian dự định.

Không phải lúc nào biển cả cũng là người bạn hiền lành của người thủy thủ.  Trong những cơn thịnh nộ, cuồng phong nổi lên, sóng gió bão bùng kéo dài liên tiếp nhiều ngày, mây mù giăng khắp tứ phương, tầm quan sát chỉ là một giải không gian trắng xóa giữa trời và nước, đây là lúc mà người đi biển phải trổ hết mọi kinh nghiệm thâu lượm được trong hải nghiệp để thi hành mà đem con tầu đến bến an toàn. Viết đến đây, hồi tưởng lại, tôi phải ghi ơn các vị thuyền trưởng dân sự đã truyền cho tôi nhiều kinh nghiệm quý giá mà trong sách vở không đề cập đến, chỉ do kinh nghiệm sống khi va chạm vào thực tế phũ phàng mới tìm ra được mà thôi. Người ta thường nói: “Nghề dậy nghề” mà!

Xin đan cử một vị thuyền trưởng mà tôi đã có dịp cùng chung sống trên một con thuyền. Cụ Phạm Xuân Lũy, vị cựu thuyền trưởng của chiếc M/V Trường Xuân, một con tầu già nua cũ kỹ đã đưa trên ngàn người tị nạn vượt biên thoát hiểm họa CSVN sau thời điểm quốc nạn 1975 và đưa họ đến Hồng Kông an toàn. Cụ được coi như một “Loup de Mer”, người đi biển tài giỏi, nhiều kinh nghiệm lão luyện trong nghề kể từ thủa nền HHTT/VN còn mới sơ khai thành lập và còn nhiều vị thuyền trưởng khác nữa mà tôi cũng rất trân quý. Nay cụ về hưu, định cư tại Mỹ. Đa phần các vị này đều rất bình dân, luôn luôn vui vẻ hòa đồng trong cuộc sống cùng mọi người trong thủy thủ đoàn. Lúc làm việc đứng đắn cũng như lúc vui đùa du hí, lả lơi và nhất là không bao giờ có thái độ chỉ huy hống hách (bossy) giống như các quan to, cấp cao trong quân đội. Điều mà tôi thân thích nhất đối với các vị, đó là lúc nào cũng sẵn lòng chỉ bảo, bổ túc thêm cho đàn em các kinh nghiệm quý giá đã thâu lượm được, hay nói khác đi: “không bao giờ giấu nghề”, cho dù chỉ một chi tiết nhỏ nhặt như cha dạy dỗ con. Được như vậy, thuyền trưởng sẽ vững tâm thêm hơn ở sĩ quan đương phiên hải hành. Tôi luôn luôn hãnh diện “thụ giáo” một cách biết ơn vì nghĩ rằng theo câu các cụ xưa truyền: “Nhất Tự Vi Sư, Bán Tự Vi Sư”.       

4- Thương thuyền bé nhỏ, cũ kỹ, già nua, không radar:

Đội thương thuyền có số trọng tấn tổng cộng thật khiêm nhượng, tôi không rõ là bao nhiêu chục ngàn tấn. Mỗi con tầu đều nhỏ bé, già nua và cũ kỹ, trọng tải trên dưới 1000 tấn. Máy móc yếu vì bị mất công xuất, vòng kín piston (piston rings) thường mòn, bị hở, máy lên dầu và ra khói đen.Vì vậy lúc gặp biển động thường hay bị mất vận tốc. Phần hải hành, trên đài chỉ huy chỉ độc nhất chiếc la bàn từ, bánh xe quay nước mía (vòng tròn bánh quay tay lái), chiếc máy télégraph ra hiệu lệnh cho phòng máy và cái bàn hải đồ để làm việc. Ngoài ra không còn trang bị thêm một vật gì cả. Xin đừng nói đến radar, vì nó được xem là một vật quý giá, khó có thể thực hiện được. Thế mà HHTT/VN đã đóng góp một công to lớn trong việc vận tải hàng hóa ra miền Trung suốt giai đọan chiến tranh khốc liệt trong mọi thời tiết, khi mà ngành vận tải đường bộ coi như bị tê liệt. HHTT/VN đáng nên được ban thưởng huy chương lắm.

Tau Dong Nai.jpg

Một vài thương thuyền mới mua lại sau này của Nhật, tuy là “Mới mình… mà là cũ người” nhưng cũng được coi như một hãnh diện lắm. Đó là những chiếc Long Châu, Đồng Nai, Tân Nam Việt, Đại Dương, Anh Tuấn và một vài chiếc khá mới do hãng Vishipco Lines của ông Trần Đình Trừơng v.v… Các tầu này có trang bị radar, tân tiến hiện đại và được trân quý như một báu vật. Một trở ngại lớn khi xử dụng: Radar do Nhật chế tạo quá cũ đã được dùng nhiều năm và hay bị hư hỏng bất thường. Các bóng đèn điện tử hay transistor thay thế không thể tìm thấy trên thị trường VN. Khi hư, phải tìm thợ chuyên môn của Hải Quân Công Xưởng thuê chữa, mà họ tính giá rất ĐẸP. Đôi khi cũng không sửa được vì cấu trúc của Nhật khác với cấu trúc của Mỹ mà thợ chuyên môn không quen xử dụng.

Phần lớn thuyền trưởng quen với cách hải hành không radar, nay được trang bị thêm, cũng coi nó như một báu vật, nên ít khi xử dụng, sợ bị hư bất thường. Mà đúng vậy, radar cũ kỹ như con ngưạ chứng bất kham, có thể nằm ù lì ra lúc nào không biết. Radar chỉ dùng mỗi khi thật nguy hiểm, lúc trời mù mịt mắt thường khó quan sát. Mở máy chạy một thời gian ngắn, định được vị trí chỗ nguy hiểm và không khi nào cho máy chạy suốt ngày đêm

5- Học hỏi kinh nghiệm:

Rời Hải Quân, giải ngũ với mớ kinh nghiệm vụn vặt thu lượm được trong thời gian phục vụ hải lực, tôi quay ra kiếm sống cũng bằng nghề “Chân Vịt… Bánh Lái” này nuôi vợ con. Ở trong giai đoạn mà lệnh tổng động viên bắt buộc trong toàn quốc, tôi là người may mắn được “phế thải”  thành  phế binh, tuy cũng có lãnh phụ cấp tàn phế do Bộ Quốc Phòng cung cấp, nhưng nhận thấy còn đủ khả năng đi biển kiếm sống thêm để độ nhật. Xét vì nghề này không cần dùng nhiều đến sức lao động tay chân, có phần thích hợp với độ tàn phế. Tôi cố gắng hoàn bị mọi tiêu chuẩn hàng hải bắt buộc theo luật định nên đã không gặp trở ngại nào trong việc gia nhập HHTT/VN. Đồng thời, tại thời điểm này, chỗ trống (vacancy) trên tầu cũng dễ kiếm vì SQ/HHTT bị động viên. Đôi khi phải đi “khuyết người” (manquant d’officiers), chuyến đó thuyền trưởng phải gồng mình đi quart suốt đêm.

Được huấn luyện theo phương thức của Hải Quân tân tiến và hiện đại tại quân trường (như đã nói phần đầu phía trên) cách dùng radar trong mọi trường hợp, tôi có phần bỡ ngỡ khi làm việc trên tầu không trang bị radar. Nhờ sự học hỏi, tò mò và chí cầu tiến, tôi cố gắng vượt qua mọi trở ngại để làm thuyền trưởng tin tưởng thêm.

Điều quan niệm nằm lòng đầu tiên phải được rằng: “Đôi mắt QUAN SÁT” phải thay thế bộ máy điện tử trong mọi tình huống (lúc trời êm tốt, đêm, ngày hay lúc sóng gió mù mịt, tầm quan sát bị giảm tối đa}. Đó là điều tâm niệm mà tôi luôn giữ trong người.

txu-oclc-1092889-78334-8-70.jpg

Ở phần cuối cùng, dưới đáy các hải đồ Pháp do Sở Service Hydrographique phát hành (hải đồ Mỹ không có) thường hay vẽ hình thù nhìn từ xa ngoài khơi các rặng núi liên tiếp chạy dài trong bờ, rặng Trường Sơn (silhouette des montagnes). Hình núi vẽ từ một điểm của con tầu thủy đạo (bateau hydrographique) cách xa bờ tại một vị trí cố định nào đó. Trên các đỉnh núi dễ nhận định, có ghi rõ trong hải đồ các “độ phương vị” (relèvements) đã đo trước, để người xử dụng lần đầu tiên có thể nhận định một cách thật dễ dàng. Đó là cách chỉ dẫn thực tế nhất. Ngoài những đỉnh thật dễ nhận định, tôi cũng cố học thuộc lòng hình ảnh các đỉnh núi khác, có thể khó nhận diện hơn, nhưng đôi khi dùng làm dự phòng những lúc trời xấu, nếu các đỉnh dễ nhận định kia bị mây mù bao phủ không nhìn ra được, tôi có đỉnh khác (another alternatives) để bù vào, định ngay được vị trí con tầu. Dọc hải trình, tôi cũng vẽ thêm vào sổ tay các dẫy núi liên tiếp mà không có vẽ ở phần cuối bản đồ, tôi đã thâu thập được toàn bộ hình ảnh giang san gấm vóc của đất miền Trung, dọc theo duyên hải nước Việt thân yêu.

Vào mùa gió biển động Đông Bắc, dẫy núi trong bờ thường bị mây mù bao phủ. Đôi khi chỉ có một khoảng thởi gian thật ngắn, đám mây mù kia mỏng dần, do gió thổi tan loãng ra, để lộ một khoảng núí xanh đậm trông thật rõ ràng các ngọn lài lài. Với các hình ảnh thuộc lòng lúc biển êm, tầm quan sát rõ ràng, tôi xác định ngay vị trí. Ban đêm cũng vậy, ánh sao hay ánh trăng lung linh, chỉ có thể thấy lờ mờ các dẫy núi thấp tè tè, người đi biển cũng an tâm, không còn lo lắng vô ích nữa. Được đêm trăng rằm, chị Hằng Nga soi sáng thâu đêm là một điều hạnh phúc vô vàn, người đi biển chỉ thầm tấm tắc cảm ơn chị Hằng. Các sói biển cũng chỉ dẫn cho tôi thêm cách quan sát ban đêm. Đây chỉ là kết quả nhiều lần đi biển trước, ghi lại trong trí óc, làm kinh nghiệm cho các chuyến sau.

Một điều cần ghi nhớ lúc quan sát ban đêm, những người có con mắt tốt, ban ngày có thể nhìn rất xa, tận vô cực (nói theo quang học) nhưng không thể nhìn thấu qua các lớp sương mù dầy đặc. Đó là nước biển bị bốc hơi từ thể lỏng đã biến thành hơi nước ở thể hơi. Nếu ở thấp gọi là sương hay là sương mù và khi bay lên cao sẽ thành mây. Mây có nhiều loại tùy theo ở độ cao thấp. Môn khí tượng học có phân ra từng tên các loại mây, tùy theo tác dụng của mây vào lớp khí quyển, gây ra mưa, gió hay bão.

Ban đêm, con mắt cũng có thể nhìn rất xa không khác gì ban ngày và con ngươi lúc đó mở thật to. Để giúp việc quan sát thật dễ dàng, mọi ngọn đèn bên trong đài chỉ huy phải tắt hết khi không cần thiết. Đứng bên hông, phía ngoài đài chỉ huy, thấy một ánh ửng đo đỏ bên trái, bên phải ánh ửng xanh nhạt của đèn hải hành hắt ra yếu ớt. Toàn một mầu đen thẫm, tối chừng nào, việc quan sát sẽ dễ dàng chừng nấy. Nhìn phía trước, thấy ánh mờ vàng vọt, yếu ớt tại phía trên cao cột trụ cần câu, đó là “đèn chiếu hướng tiền hải hành”. Ngoài ra, tận nơi chân trời xa xa, một vài bóng đèn chớp tắt, lung linh như ánh sao mờ ảo của các ghe đánh cá đang làm việc.

Đôi khi bắt gặp đi ngược chiều một tầu bạn thương thuyền với đèn hải hành xanh đỏ thật rõ rệt hay gặp chiến hạm Hải Quân đang đi tuần tiễu, đèn đóm trên tầu tắt tối thui, đánh đèn truyền tin ra hiệu lệnh hỏi: “What’s ship?” và con tầu phải xưng danh tánh cũng như xuất xứ và bến đến và bến khởi hành.

Nhiều người nói, bờ biển VN dễ hải hành vì có nhiều tiêu điểm dễ nhận định.  Điều nay chỉ đúng một phần với tầu có radar, hay hải hành lúc ban ngày. Đêm tối, hay lúc quan sát bị mây mù giới hạn, chỉ có kinh nghiệm lão luyện mới làm an tâm người đi biển.

Hải đạo đến các hải cảng hay năng đi lại thường cố định, không thay đổi. Đi nhiều lần, đã quá quen thuộc, nhưng như thế không phải là có thể lơ là, bất cẩn trong lúc đi ca (quart). Các rặng san hô ngầm, các hòn đá chìm trong lúc nước lớn, các hòn đảo nho nhỏ (ilots) nằm rải rác quanh các đảo lớn thường là những con quái vật, giống như tử thần lúc nào cũng muốn rình rập, hãm hại con tầu. Hải hành cận duyên thường đơn giản, ý nói đây là thật đơn giản trong việc định vị trí, không có rắc rối như hải hành viễn duyên hay viễn dương dùng thiên văn. Chỉ cần ba đường “qũy tích” hay còn gọi là ba “đường phương vị” là cho ngay vị trí tầu. Đơn giản nhưng không có nghĩa là dễ. Bình thường, chỉ vẽ cách làm cho một người nào đó, họ cũng có thể định được vị trí con tầu. Trái lại trong đêm tối, sương mù, mưa nặng hột phủ kín dầy đặc trong khoảng thời gian dài suốt ngày hay suốt đêm, không thấy cảnh vật gì cả, đây mới chính là lúc người đi biển rành nghề hành động.

Đường thẳng hàng (alignment) như hai đỉnh núi một thấp và một cao, như hai mỏm đá nhú chạy dài ra bờ biển mà một mỏm thụt vào, một mỏm nhô ra, như hình ảnh một ngọn hải đăng đứng trước một đỉnh núi nào đó vừa đi ngang, có đầy dẫy dọc theo bờ biển. Phải để ý nhiều mới nhận định ra dễ dàng. Đường thẳng hàng đó là một “qũy tích” (lieu géométrique)   tuyệt hảo khi con tầu đi ngang qua, đồng thời cho ta lấy lại sai độ của la bàn một cách nhanh chóng. Chỉ cần một “độ phương vị” khác nữa của đối vật, ta có ngay vị trí vô cùng chính xác của con tầu.

La bàn từ có hai cái, một đặt trên tận cùng nóc đài chỉ huy, la bàn này tương đối xa với các thanh sắt kết thành con tầu, ít bị ảnh hửơng từ tính bởi vỏ sắt, nên được điều chỉnh chính xác, có độ sai nhỏ hơn được gọi là la bàn chuẩn (compas étalon). Một cái nữa dùng để lái, được đặt trước tay lái. Người đi biển phải thường xuyên theo dõi sự khác biệt (sai số) giữa hai la bàn này. Đường thẳng hàng hay phương hướng lúc mặt trời mọc và lặn (sau khi làm một vài con tính nhỏ qua quyển lịch thiên văn Nautical Almanac) được coi như thần hộ vệ la bàn, giúp cho ta lấy lại sai số (compass errors) để lái đúng đường hơn.

Nghề đi biển này nghiệm đúng câu ví von mà các cụ ta thời xưa thường hay nói:

Trăm hay không bằng tay quen”

Cho dù phần lý thuyết có thông thạo đến cỡ nào đi chăng nữa, nhưng khi áp dụng vào hải hành, chỉ có những gom góp thực tiễn thu lượm được mới đáng đánh giá trong lúc làm việc mà thôi.

Cảng thông dụng nhất, năng lui tới là Quy Nhơn và Đà Nẵng. Cảng Nha Trang gần hơn nên ít lui tới, vả lại đường bộ tương đối an toàn, xe vận tải lớn có thể đảm trách được. Hàng chủ yếu là gạo. Cả trọng tải toàn bộ con tầu là một khoang đầy gạo, mỗi bao 100 ký, được chất từ đáy tầu đi lên. Một số nhỏ chở thêm phụ vào như sữa hộp, thuốc Tây, thuốc lá, ấn bản sách vở hay các vật dụng linh tinh được đặt phía trên khoang. Hầm hàng được che đậy kín đáo bởi nhiều lớp bố và cao su dầy. Thợ mộc (carpentier) một nghề riêng của tầu, không giống thợ mộc trên đất liền, được giao cho việc đóng các chốt gỗ làm kín miệng hầm, không để nước biển lọt vào và sau đó lo việc ràng các dây dỏi chung quanh miệng hầm. Một số hàng khác có thể chịu được nước ướt mà khòng làm hư hỏng như nước ngọt, bia, đồ sành bát đĩa, các cần xế trái cây v.v… được đặt bên ngoài, trên miệng hầm, có bao bố dầy che phủ (còn gọi là hàng pontée). Các dây dỏi sau khi tách bến được dùng làm dây ràng buộc hàng, tăng cường thêm lên trên miệng hầm, buộc hàng cho thêm phần chắc chắn.

Con tầu chìm khẳm nhưng an toàn vì chở đúng trọng tải ấn định cho phép bởi luật định và giới hạn bởi hãng đóng tầu. Vòng tròn Phlimsol chìm đúng nửa hình bán nguyệt của mực nước biển (có hai lằn chỉ nước, một của nước ngọt và một của nước biển vì hai loại nước này có tỷ lệ khác nhau, dùng để cho tầu khi đi trong sông nước ngọt và đi biển nước mặn). Người đi biển cảm thấy an tâm, lòng không lo sợ khi tầu gặp sóng gió to, con tầu vẫn lấy lại vị trí bằng phẳng (chỉ thiên) lúc ban đầu nhanh chóng. Con tầu đã có “ngẫu lực dựng tầu DƯƠNG”, đã đạt được trong lúc sắp xếp hàng trong hầm. Sức đẩy Archimède là phép thần vô hình, đã đưa con tầu về lại vị trí cân bắng ban đầu.

6- Hải hành cận duyên:

  1. a)   Tầu ra khỏi cửa Vũng Tầu, trực chỉ hướng Đông Đông Bắc. Đây chỉ hướng đi đại khái, chỉ nói sơ qua cho có một ý niệm, hải đạo chính phải do thuyền trưởng vẽ trên hải đồ để đi. Ngọn hải đăng Vũng Tầu (Cap Saint Jacques) có tầm nhìn xa 30 hải lý, giữ vai trò quan trọng quốc tế, ngoài việc dẫn dắt các tầu ra vào cảng Saigon, nó còn làm điểm chuẩn cho các tầu ngoại quốc lúc đi ngang xác định lại vị trí chính xác, trước khi đi vòng mỏm Cà Mau, đổi hướng đi Thái Lan, Ấn Độ, Phi Châu hay Âu Châu. Tiến ngang qua Long Hải, mũi Kỳ Vân, đi thẳng đến lúc trông thấy ngọn đèn hải đăng Mũi Kê Gà ở phía tay trái.

Đây là đoạn đường bắt đầu khởi hành khá gian nan. Lý do trong mùa gió Đông Bắc (Nordée) biển hay động, tầu luôn đi sóng ngang, tầu lắc mạnh qua phải, trái. Lo lắng nhất là món hàng đặt trên miệng hầm, sợ vì lý do trục trặc nào xẩy ra, hàng có thể bị hư hỏng hay đổ nhào xuống biển. Thông thường khi còn trong lúc đi trong sông Lòng Tào, được tin tức thời tiết cho biết biển động cấp 4-5, các tầu thường núp trong vịnh Vũng Tầu, tìm chỗ tốt ấn định thường xuyên bỏ neo. Chờ đợi cho thờì tiết dịu dần, làm như vậy tránh được hàng hóa bị hư hỏng, nước không  rỉ vào khoang làm ướt hàng (gạo), con tầu an toàn và tiết kiệm được nhiên liệu vì lúc đó, tốc độ sẽ bị cản chậm lại khoảng 3-4 hải lý giờ. Đèn Kê Gà đặt trên một tháp trụ cao lớn, được dựng trên một ốc đảo nhỏ, ngoài tận cùng của mỏm đá, nên giữ một tầm rất quan trọng trên đoạn đường này. Trong giai đoạn chiến tranh, lúc đèn hoạt động, lúc tắt tối đen trong đêm khuya. Được biết đèn do Bộ Giao Thông Vận Tải (Công Chánh) điều hành, đèn đốt bằng các chai thép Gas lớn và có thể dùng hết trọn một tháng mới cần thay gas. Đèn đốt sáng suốt ngày đêm, một công dụng hữu ích cho mọi thương thuyền.

Trên đoạn đường này có nhiều chướng ngại cần phải tránh, như hòn đá Roche Rosslyn tai ác, chỉ có thể thấy được khi nước thật ròng. Hòn này đã làm chiếc M/V Thăng Long, thuộc Hỏa Xa VN điều hành bị chìm. Ngoài ra còn nhiều băng tảng đá ngầm, cần phải tránh xa (chỉ có thể nói thêm rõ được khi có hải đồ trước mắt). Lúc đèn Kê Gà tắt lịm, người đi biển mất một người bạn thân thiết trong đêm tối, nhưng bù lại, người Mỹ đã đặt một “đài Kiểm Báo  Radar” để theo dõi mọi hoạt động địch quân. Đèn của hệ thống phòng thủ sáng choang, vây quanh căn cứ và tự tạo thành một điểm chuẩn rất dễ nhận diện trên đỉnh ngọn núi Tà Kú, thật đúng là một luật bù trù cho những gì mất mát.

Hiện nay, tại ngoài khơi, xa bờ khoảng sáu chục hải lý có hai dàn khoan Dragon Oilfield và Bạch Hổ Oilfield khai thác dầu trong lòng biển, ban đêm thắp đèn sáng choang, tự tạo thành những tiêu điểm tốt cho ngư dân vùng Phan Thiết và Vũng Tầu đánh cá ban đêm. Họ có thể đi rất xa bờ, ba bốn chục hải lý mà không sợ lạc gì cả vì nhờ vào các dàn khoan này.

  1. b) Vượt quá khỏi mỏm Kê Gà, hướng Đông Bắc mạnh tiến, tầu đối đầu với các đợt sóng ngược, tuy tương đối dịu hơn các đợt sóng ngang, con tầu vẫn tung lên, nhào xuống đều hòa theo nhịp sóng. Vượt qua vịnh Phan Thiết, Phan Rí, Phan Rang, có thể trông thấy mỏm mũi Dinh (Cap Padaran) lồ lộ, sừng sững, đen đậm trên nền trời phía tay trái. Có ngọn hải đăng xây dựng trên lưng chừng mỏm, khi họat động, khi tắt lịm. Đài khí tượng VN đôi lần cũng loan báo về các trở ngại này. Đoạn đường vừa vựơt qua, rất khó định vị trí lúc trời xấu, mù mịt (nếu không có radar). Tại điểm đổi đường mũi Dinh này, tốc độ thường hay bị giảm do có luồng con nước chảy qua. Vượt qua khỏi chỗ này, đổi hướng Bắc Đông Bắc, đi ngang vịnh Cam Ranh, có mũi Đá Vách và Ile Tagne. Vượt xa lên hướng phía Bắc sẽ thấy Iles des  Pêcheurs (Hòn Nội), quá tí nữa là Hòn Tre (hay còn gọi Hòn Lớn) và Hòn Dung (Ilot Pyramide), ở phía sau là thành phố Nha Trang. Đoạn đường vừa qua rất dễ nhận dạng cho mọi thời tiết vì các mỏm núi, đầu ghềnh nhô ra, vả lại biển rất sâu, có thể đi gần bờ mà an tòan, không lo lắng gì cả.
  2. c) Qua đoạn này, trực chỉ hướng Bắc, qua vịnh Vạn Phong một quãng dài sẽ thấy Cap Varella (Mũi Nại) với bãi biển Đại Lãnh. Một di tích lịch sử ghi dấu vết chân của Chúa Nguyễn khi xua quân đánh Chiêm Thành “Núi Đá Bia”, một ngọn núi rất dễ nhìn thấy từ ngoài khơi, ở trên đỉnh có một tảng đá rất lớn chồng lên trên, không biết ai đã làm như vậy hay là do bàn tay tạo hóa, có ghi khắc hàng chữ vua ban làm dấu ấn ghi lại di tích lịch sử của một thời oanh liệt Nam Tiến. Ngày nay, nơi đây được coi như một điểm thu hút du khách đến viếng lãm. Chỗ này biển sâu, dễ nhận định vị trí.
  3. d) Quá xa hướng Bắc hơn nữa là Cù Lao “Mái nhà” có hình dạng trông giống như mái nhà tranh, vì thế ngư dân lấy tên đặt cho. Qua khỏi Mũi Lưỡi Cầy sẽ trông thấy Cù Lao Xanh (Poulo Gambir), nơi cửa ngõ dẫn vào cảng Quy Nhơn. Bán đảo Phước Mai nằm án ngữ lối ra vào phía Bắc của con lạch dẫn vào vịnh Quy Nhơn, nơi đây an nghỉ tấm thân tàn tạ mang bệnh phong cùi của nhà thơ trứ danh Hàn Mạc Tử và cũng có trại phong cùi được các nữ tu điều hành. Nơi đây các bác sĩ và y tá của Cộng Sản VN đều sợ lây bệnh, không dám điều hành và vì không có gì sơ múi để ăn hối lộ cả, trốn tránh trách nhiệm. Trại chỉ toàn những con người giầu lòng bác ái và sự hy sinh không bờ bến phục vụ cho tha nhân, tình nguyện ra làm và giúp đỡ những con người khốn cùng. Vùng này biển sâu và dễ quan sát.
  4. e) Qua quãng đường dài chín mươi hải lý từ mũi Nại cho đến Cù Lao Ré, một dải cát dài của miền thùy dương thuộc các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam. Nơi đây giải Trường Sơn ăn nhô ra biển, không để cho cư dân địa phương một mảnh nhỏ để cấy cày sinh sống.

“Chiều nay, có phải anh ra miền Trung (miền thùy dương)…

                                         để xin cho em theo cùng …”

Câu hát lâm ly, thắm thiết đậm mầu quê hương của vùng đất cày lên đá sỏi.

  1. f) Từ cu lao Ré đi hướng Bắc Tây Bắc một quãng sẽ thấy cù lao Chàm, vượt xa hơn nữa thấy ngọn hải đăng chỉ hướng đi vào con lạch của cảng Đà Nẵng. Toàn thể con tầu hân hoan, vui mừng vì chỉ còn ít giờ đồng hồ nữa, con tầu sẽ ngoan ngoãn cặp bến, được lên bờ, hít thở hơi đất…
  2. g) Tại bến xuống hàng, ban ngày ầm ầm tiếng chạy máy cần câu, máy phát điện. Khi hàng cất lên bến chưa xong mà chiều dần tới, mọi người nghỉ ngơi, các máy móc cũng tắt hết. Một không gian im lặng tuyệt đối trong con tầu, một tiếng động nhỏ cũng có thể nghe được. Đêm đến, hệ thống bình điện ác-quy thắp sáng bên trong. Quá nửa đêm, điện hết, toàn tầu tối đen như mực, lúc ấy dùng ngọn đèn dầu hay bạch lạp le lói thắp sáng như thời kỳ thuyền gỗ, thuyền buồm vậy.

7- Tổ chức nội bộ, điều hành:

Nội bộ tổ chức điều hành rập theo luật của người Pháp để lại.

a- Phần trên boong gồm:

Thuyền trưởng, thuyền phó và sĩ quan đệ tam, còn gọi là Dịch nữa. Tầu to, tôi không rõ luật ấn định bao nhiêu tấn sẽ có thêm một dịch phụ tá nữa, tức là có hai Dịch. Trường hợp này thuyền trưởng không đi quart, nhưng thường xuyên theo dõi bất cứ ngày đêm mọi công việc hải hành và các công việc khác.

Ngoài việc hải hành, tại bến thuyền phó có trách nhiệm trông coi việc lên hàng và xuống hàng, tất cả các giấy tờ liên can đến hàng hóa, lập bảng sắp xếp hàng hóa (plan de cargo), phải bảo đảm con tầu lúc nào cũng vững bền khi ra biển sau khi chất hàng xong. Tính lại ngẫu lực dựng làm cân bằng con tầu tại mỗi độ nghiêng theo bảng chỉ dẫn của xưởng đóng tầu. Vì chở đồng nhất toàn là gạo, nên công việc này không khó khăn.

Dịch coi việc các giấy tờ liên quan đến sở Hàng Hải, thuyền sách (Rôle d’ équipage), hợp thức hóa quyển đăng bạ báo cáo chuyến đi do thuyền trưởng soạn thảo (livre de rapport de mer) giấy “lên và xuống tầu” (fiche d’embarquement, fiche de débarquement), các giấy tờ về hoãn dịch của nhân viên trong tuổi quân dịch, lương bổng, giữ tiền ứng trước chi tiêu lặt vặt, ứng trước tiền chợ cho nhà bếp và lập bảng lương bổng. Lương thường làm vào cuối tháng và là loại lương khoán (cố định) nhưng có phần thay đổi nếu có thêm “tiền thưởng chuyến” cho mọi người trường hợp đi thêm chuyến thứ hai trong tháng.

Cai boong và thợ mộc làm việc ngày và không đi quart. Đôi khi thông thường có

Lái viên bị kẹt chuyện gia đình xin nghỉ một chuyến (không trả lương) hay vấn đề quân dịch chưa xin hoãn được và không có ai thay thế nên chuyến đó phải ở lại bờ, cai boong và thợ mộc thường được gọi đi quart (làm việc lái tầu). Lúc này họ đựơc hưởng lương bù của người vắng mặt. Luôn luôn có sáu (06) thủy thủ lái tầu (gọi là timoniers) cho dù bất cứ tầu nhỏ hay lớn, để đảm nhiệm luôn phiên sáu quarts hải hành (mỗi bốn tiếng) trong một ngày.

Tau Truong Son va Dai Hai

Cai Boong và thợ mộc trông coi và bảo quản công việc tu bổ, sơn phết con tầu lúc ở bến cũng như hải hành. Thứ Bảy và Chủ nhật, nếu tầu ở biển được nghỉ, không làm việc.

Hai lái viên đi chung một quart 4 tiếng đồng hồ, thay phiên nhau mỗi người lái 1 tiếng. Trời êm, lái viên kia không lái, thường đứng quan sát với ống nhòm, phụ tá cho sĩ quan trực phiên, nhưng đôi khi cũng được chỉ định giúp việc sơn phết, phụ giúp cho cai boong. Khi hàng chất xong xuôi, cai boong chỉ huy việc đậy nắp hầm hàng, phủ lên trên nhiều lớp bố vải và cao su, đóng chốt gỗ kỹ lưỡng, băt bù loong cài đai miệng hầm, ràng buộc mọi dây đỏi thật chặt  và bảo đảm miệng hầm kín nước, không bị nước biển xuyên vào. Hàng đặt trên miệng hầm (hàng pontée) cần phải ràng chặt hơn bởi những giây đỏi lớn cột tầu, vì có thể bị quăng xuống biển nếu sóng ngang lắc mạnh.

Cần cẩu phải được hạ xuống, trước khi tầu ra khỏi sông và bắt đầu lắc, phải tra được cho vào ổ và ràng siết ốc chặt chẽ, an toàn. Đây cũng là công việc nguy hiểm, cần phải kinh nghiệm và chuyên môn, rất dễ bị sụp, rớt do cần cẩu tuột giây, gây tai nạn chết người.

Trường hợp tầu ở bến tu bổ hay chờ đợi ăn hàng, cai boong lo việc vá các chỗ rách của bố đậy hầm. Đây là công việc khá nặng nhọc, cần nhiều người phụ giúp vì tấm bố rất to và nặng.

Tại bến, lúc ăn hàng cũng như lúc nghỉ chờ hàng (đôi khi phải chờ vài ngày vì chủ tầu chưa tìm ra mối chở hàng), 6 lái tầu chia phiên từng cặp trông nom việc canh gác hằng ngày. Hai người canh gác tầu trong 24 tiếng đồng hồ. Nhận ca trực từ 08.00 đến 08.00 ngày hôm sau. Ca đầu từ 08.00 đến 20.00, ca sau từ 20.00 đến 08.00 ngày hôm sau. Hai người hết ca được nghỉ trọn 24 tiếng tại nhà nếu tầu ở bến. Nếu tầu hải hành liền, tới bến khác họ sẽ tiếp tục nghỉ bù. Trong 12 tiếng đồng hồ đứng gác, thủy thủ trực chỉ có việc hiện diện tại cầu thang lên xuống    (coupée) ngăn cản không cho người lạ mặt xuống tầu. Khi mệt, giăng võng nghỉ ngơi, ca, đàn, hát cải lương, vọng cổ, hay câu cá, trông thật yêu đời.

Ngoài ra, còn có thêm hai kiểm hóa viên (pointeurs) trông coi việc lên xuống hàng, kiểm điểm mọi kiện hàng hay các bao gạo cho đúng theo giấy tờ hàng hóa (manifeste de cargo). Mọi mất mát không được chấp nhận. Công việc này rất bận rộn, cần đòi hỏi một sự theo dõi thường xuyên, không gián đoạn trong lúc câu hàng, mọi sơ hở dễ gây nhầm lẫn hay mất mát. Vì hàng thuộc loại đắt giá nên kiểm hóa viên phải tuyển chọn người thật trung tín, cẩn thận và có tinh thần trách nhiệm. Đôi lúc hàng phải tranh thủ thời gian làm đêm, họ cũng phải thức làm việc suốt đêm, đôi khi rất mệt nhọc. Tầu hải hành, họ được nghỉ ngơi, không phải làm một công việc nào cả.

Quart hải hành thường cố định, không thay đổi:  00.00-04.00; 04.00-08.00; 08.00-12.00; 12.00-16.00; 16.00-20.00; 20.00-24.00 hay là 20.00-00.00 ngày hôm sau. Từng cặp hai người một, họ tự chọn người thích hợp lấy với nhau để đi quart, không cần TT hay TP can thiệp hay chỉ định. Dịch đi quart  00.00-04.00 và 12.00-16.00,  T/P đi quart từ 04.00-08.00 và 16.00-20.00, TT từ 08.00-12.00 và 20.00-24.00. Nếu tầu có hai Dịch, quart này sẽ do Dịch  hai làm và cứ thế mà xoay tua, cố định không thay đổi.

Sĩ quan vô tuyến làm việc theo định kỳ truyền tin vá bắt điện tín thời tiết. Đài Hồng Kông, Manila hay đài Saigon thường phát tin theo các định kỳ cố định. Liên lạc vô tuyến thường dùng bạch thoại (radio phonie), ít khi dùng Morse Code vì không có gì là bí mật cả. Vợ con thủy thủ đoàn ở nhà, có thể dùng đài radio thông thường, tìm vào tần số trong gỉai băng MW, rà tới, rà lui, nếu đúng vào lúc các tầu đang làm việc thì có thể theo dõi, biết vị trí con tầu và ngày giờ tầu về bến.

Nhà bếp nhận tiền ứng trước do Dịch phát, đi chợ mang thức ăn tươi về trước khi tầu khởi hành. Nếu thức ăn nhiều, có nhờ thủy thủ trực gác đi chợ mang phụ về tầu. Tầu lớn có tủ lạnh tốt chứa nhiều thức ăn tươi, tầu nhỏ đôi khi phải ướp đá vì máy lạnh bị hỏng hay không có. Gà, vịt mua sống, nhốt trong lồng, ăn dần dần nên tươi. Thông thường chuyến về  nhà bếp hay đi chợ tại chỗ vì đồ ăn tươi và rẻ hơn ở SAIGON. Sĩ quan có nhà bếp và bồi riêng. Tầu lớn có bồi riêng cho TT.

Tầu lớn thường có chủ tầu hay là đại diện của chủ tầu đi theo, nhưng đôi khi không cần thiết vì tầu chạy đường ngắn, vài ngày đã đến nơi.

b- Phần máy gồm:

Xếp máy, máy nhì và máy ba. Tầu lớn có thêm một máy tư làm phụ tá, trường hợp này xếp máy không đi quart, nhưng chịu trách nhiệm về sự vận hành mọi động cơ trong hầm máy. Máy và boong đi quart giống nhau, không thay đổi giờ giấc.

Có 3 “Chấm dầu” tức là thợ phụ máy (oileurs) phụ tá cho sĩ quan máy đi phiên. Công việc của họ phải bảo đảm việc vận hành máy, châm dầu mỡ đầy đủ để động cơ chạy trơn tru. Bơm dầu thường xuyên vào thùng chứa một khi hết, bơm nạp gió ép đầy đủ vào các chai thép để sẵn sàng khởi động máy khi cần. Kiểm soát luôn các lược dầu để không bị lẫn nước biển.

Những lúc sóng gió nổi lên, bảo đảm động cơ chính không bị chết máy. Nếu sự kiện xẩy ra, đó là một tai họa lớn cho cả con tầu. Biển động mạnh, tầu có thể bị chìm vì va vào đá ngầm hay mắc cạn.

Thợ điện trông coi các máy móc thuộc về điện, thợ nguội đảm nhiệm chế tạo, tiện phay hay hàn, dũa, mọi cơ phận thay thế khi cần cho các động cơ.

Người chạy cần cẩu thuộc toán phu khuân vác. Trong khi bốc dỡ hàng, sĩ quan cơ khí phải bảo đảm máy chạy tốt, không trục trặc hư hỏng. Máy trở ngại sẽ gây nhiều khó khăn và tốn kém cho việc bốc dỡ hàng. Cần câu thuộc loại chạy động cơ điện hoặc động cơ Diesel hay máy hơi nước tùy theo sự chế tạo, kiến trúc máy.

Ở bến, sau khi làm hàng xong, các loại máy đều tắt hết để nghỉ ngơi cho người và máy. Con tầu yên lặng lạ thường. Tối đến dùng điện bình (batteries) hay đốt đèn dầu.

Nước ngọt để xài hay cho nhà bếp nấu ăn, dùng dư dả. Khi các bồn chứa nước hết, phải dùng tay bơm, lắc qua lắc lại như các giếng ở nhà quê vậy.

Con tầu là nồi cơm, chén gạo, là lẽ sống của ngừơi đi biển. Tuy già nua, cũ kỹ nhưng được tu bổ chu đáo. Trên boong luôn được gõ sét sơn phết lúc tầu ở bến. Phần dưới máy cũng vậy, con tầu lúc nào cũng ở trong tình trạng hoàn hảo, sẵn sàng nổ máy ra khơi khi có đầy hàng. Vinh quang của người thuỷ thủ là lúc tầu chạy biển, nỗi vui mừng to lớn là lúc về bến.

8- Chạy chuyến:

Tau buon xuong hang tai ben Bach Dang.jpg

Bến năng lui tới là Đà Nẵng. Kể từ khi ăn hàng (xuống hàng) tại bến Bạch Đằng, hải hành khỏang 48 giờ (trường hợp thời tiết tốt), cặp bến, lên hàng và trở về cặp lại bến cũ, thời gian tổng cộng khoảng 7 ngày, đôi khi 8 hay 9 ngày tùy theo phu bốc dỡ hàng nhanh hay chậm và thời tiết không mưa (trời mưa, làm gạo ướt phải đóng hầm, không bốc dỡ được). Một tháng trung bình chạy đựơc 3 chuyến.

Chiếc M/V Khánh Hòa, tầu cũ nhưng vỏ và máy móc tuyệt hảo, luôn giữ chức vô địch chạy đường trường Saigon / Đà Nẵng trong nhiều năm. Trong tháng có thể chạy được 4 chuyến.  Thuyền trưởng, Ông Khưu văn Đức rất tận tụy với nghề, ông không bỏ sót một dịp nào để chạy tầu trong mọi tình huống thời tiết, ngoại trừ có bão mà thôi. Thủy thủ đoàn rất ưa thích vì sau chuyến thứ nhất trong tháng, có tiền thưởng cho mỗi chuyến kế tiếp đi biển.

Đi cảng Quy Nhơn đi khoảng một ngày rưỡi, con lạch vào bến hơi khó vào nhưng nhờ người Mỹ đặt thêm nhiều phao và đèn hiệu, nên việc ra vào dễ dàng, ngày cũng như đêm.

Đi cảng Nha Trang khỏang 24 tiếng, tầu đi lòn phía Nam hòn Tre (còn gọi là hòn Lớn), lúc đó cầu Đá sẽ hiện rõ ra. Cảng tương đối rất dễ cặp cầu vì nơi này khuất gió, nước sâu và ít bị ảnh hưởng của gìòng nước thủy triều.

Một vài chiếc tầu dầu như M/T (Motor Tanker) Long Châu, Hòa Bình, Anh Tuấn, Nam Việt (tầu hàng biến cải thành tầu dầu) chuyên chở nhiên liệu đủ loại như xăng, dầu cặn diesel cung cấp cho quân đội hay dân sự của hai công ty lớn là Shell và Esso. Tầu lấy dầu ở kho trung ương Nhà Bè, chở đi 3 cảng trên.

Tại cảng Nha Trang phải dùng bơm mạnh để chuyển dầu lên bồn vì bồn chứa nằm ở trên đồi cao, đặt tại dốc cao trước khi xe đến cầu Đá.

Tại cảng Quy Nhơn có nơi cầu cặp riêng, bơm lên bồn dễ dàng, nhưng đôi khi phải đậu ở chỗ riêng, thông thường thì cột phao, như vậy an toàn và riêng rẽ với tầu hàng.

Tại cảng Đà Nẵng, tầu phải cặp phao ở bên Nam Ô, Liên Chiểu vì bồn dầu của hãng Esso nằm ở tại đồi dốc, chỗ gần chân đèo Hải Vân. Phải dùng bơm mạnh để bơm dầu lên cao. Hãng Shell có bồn chứa ở tận bên trong sông Hàn, nơi đi qua cổ viện Chàm một ít.

Thời gian đă hơn bốn mươi ba năm qua, sau cuộc đổi đời sau ngày 30/04/1975 “Vật đổi, sao dời”!

Mọi thứ đều thay đổi, từ con người cho đến vạn vật. Tôi chưa được một lần về thăm chốn quê thân yêu, nơi mà tôi thường năng lui tới trong nghề hàng hải.

Ước vọng thầm kín của tôi mong rằng một ngày đẹp trời nào đó trong tương lai gần đây, giữa cảnh thanh thiên, bạch nhật, lá cờ vàng với ba sọc đỏ sẽ tung bay phất phới trong sự hân hoan của TỰ DO, DÂN CHỦ THẬT SỰ, đất nước không phải còn mang cái huy hiệu giả dối lừa gạt mọi người, tôi sẽ trở về để cùng vui sướng với mọi người dân trên dải đất hình chữ S thân thương này.

Mong rằng sẽ được toại nguyện như trên trước khi nhắm mắt.

 Chí Hợi    

Mùa Đông Melbourne 2017

 

Lời cuối:  Bài này, người viết xin chân thành thân tặng các vị niên trưởng và các anh quân chủng áo trắng, đã từng một thời say mê biển cả, nay đang về chiều, chỉ còn lưu lại trong tâm khảm những bóng hình xanh thẫm đã mờ dần của biển cả, tai còn nghe văng vẳng tiếng sóng gầm thét của sóng nước mà nay đang ôm một nỗi nhớ nhung mông lung .

Ghi chú phụ thêm:

     Truyền thống HQ có kỷ luật rất nghiêm trọng lúc hải hành và nhất là hải hành cận duyên (navigation cotière hay là piloting). Người đi trực ca hải hành phải luôn luôn xác định bất cứ lúc nào vị trí của chiến hạm, lý do để làm yên tâm trưởng phiên hay hạm trưởng. Vị trí chỉ được sai lệch chút đỉnh khoảng ½ hài lý mà thôi sau khi xác tính toán vị trí. Trên hải đồ, từng 15 phút hay nửa giờ là phải xác định chính xác vị trí con tầu.

       Riêng đối với người HHTT, cũng có một quan niệm khắt khe như vậy, nhưng họ làm theo phương thức khác.

       Dọc theo bờ biển, có rất nhiều điểm thẳng hàng (alignments) hợp lại do hai đỉnh núi một cao, một thấp hoặc là hai mỏm núi đá nhô ra ngoài bãi cát, hay đỉnh một ngọn hải đăng, đỉnh tháp chuông cao một ngôi nhà thờ nào đó mà phía sau là một đỉnh núi hay một cái tháp cao khác. Người đi biển đã quen thuộc rất nhiều và rất nhiều những điểm thẳng hàng đó trong mọi tình huống thời tiết và điều kiện quan sát. Hai điểm thẳng hàng đó cho một “qũy tích” (lieu géométrique) mà vị trí con tầu chắc chắn phải nằm trên con đường đó. Chỉ cần một độ phương vị (relèvement) thứ hai của một đối vật khác nào đó là vị trí con tầu xác định được ngay. Khi con tầu vừa mới đi ngang qua điểm thẳng hàng, người đi biển chỉ cần nheo mắt trong vài giây (secondes) để đo lại với cái la-bàn từ là lòng an tâm khi đưa thước règle rapporteur de l’amiral Jean Crass lên bản đồ, quay đi quay lại, đặt đúng vào độ phương vị thứ hai…. là có ngay vị trí mà không cần phải dùng bút chì vẽ lại trên hải đồ. Lòng yên tâm, vui vẻ, không lo lắng gì cả.

Vì vậy, trên hải trình dài, người ta chỉ thấy có dấu bút chì ghi một vài vị trí trên hải đồ, nhưng thực ra, vị trí con tầu đã nằm yên lành, an toàn trong trí não người đi biển… như vậy mới gọi là  “loup de mer”.

          Dân đi biển các nước thuộc vùng Địa Trung Hải (mer Méditerranée) có truyền thống này rất xa xưa, từ thời cha truyền con nối, họ đều là những nhà đi biển rất giỏi, nhất là dân biển vùng Marseilles và đảo Corse.

NHỮNG CON TÀU MA TRÊN ĐẠI DƯƠNG

NHỮNG CON TÀU MA TRÊN ĐẠI DƯƠNG

Liêm Nguyễn

           Trong đêm 17 rạng 18 năm 1972, trên vịnh Saint Laurent một chiếc tàu nhỏ của Sở Tuần Duyên ngư nghiệp Gia nả Đại xả máy hướng về một điểm sáng nhỏ ở khoảng cách phỏng độ 5 hay 6 hải lý. Trong ống dòm của Thuyền Trưởng Chester Handrahan, điểm sáng mở rộng ra trở thành một vầng sáng lấp lánh mờ ảo, ông tự hỏi :

– Cái gì vậy ?  Đèn của tàu đánh cá hay đèn của một chiến hạm đang thực tập ? Hay ánh sáng của tinh tú đang mọc ?

Hai chục phút trôi qua, vầng sáng bây giờ có rìa sáng chung quanh hư thực như bị che khuất bởi khói, giống như một chiếc tàu đang bị hỏa hoạn. Nhưng đó là một chiếc tàu kỳ lạ, một chiếc tàu buồm hình dáng xa xưa với thân tàu nặng nề và ba cột buồm với những cánh buồm căng đầy. Thuyền trưởng Handrahan nghi ngờ, ông biết những chuyện huyền hoặc, kỳ lạ của biển cả. Ông hỏi những nhân viên có mặt chung quanh ; họ xác nhận thấy rõ ràng một tàu buồm đang bị cháy, một con tàu của thế kỷ 18 giửa môt vầng sáng rực và đang di chuyển.

Chiếc tàu tuần tiến đến gần chiếc tàu ma, nhưng mọi người không ai biết khoảng cách thực sự là bao nhiêu ? 3 hay 1 hải lý ? Không ai biết vị trí của con tàu đang bị hỏa hoạn và trôi dạt trong đêm tối. Chiếc tàu tuần tăng tốc độ bắt đầu cuộc săn đuổi kỳ lạ và thình lình Thuyền trưởng ra lịnh ngưng máy, ông chợt không nhìn thấy con tàu ma đâu nửa. Ông đưa ống dòm quan sát khắp chân trời, nhưng con tàu ma đã biến mất. Trước mũi tàu tuần chỉ còn là vùng biển trống dường như còn phản chiếu những tia sáng đỏ rực của một tai nạn bí ẩn.

Mười năm trước đó cũng có một sự kiện kỳ lạ khác, môt chiếc tàu buồm phát hỏa thình lình xuất hiện trên hải trình của những chiếc ferryboat nối liền đảo Edward và Nouvelle Ecosse, tất cả hành khách đều trông thấy. Một chiếc xuồng cấp cứu lập tức được hạ thủy và chạy về hướng chiếc tàu hỏa hoạn nhưng khi đến nơi nhân viên thủy thủ không trông thấy gì hết. Và rồi Sở Tuần Duyên kết luận đó chỉ là ảo ảnh. Tuy nhiên, còn có những nhân chứng khác, cô Judy Carruthers đang đứng trên bờ và cũng trông thấy một chiếc tàu ba cột buồm đang bị cháy, nhưng cô chỉ có 13 tuổi khi đó nên không ai tin, người ta nghi ngờ sự tưởng tượng của trẻ nhỏ. Theo một nhân chứng khác đáng tin cậy hơn của một người đánh cá đã hồi hưu và kể lại đã trông thấy nhiều lần từ nhiều năm qua chiếc tàu kỳ lạ mỗi khi ra biển.

Sau bản phúc trình của Thuyền trưởng Handrahan, người ta bắt đầu mở cuộc điều tra nhưng không tìm ra dấu vết một con tàu ba cột buồm nào hải hành trong vịnh Saint Laurent từ lâu. Phần khác, không có một tai nạn hỏa hoạn trên tàu nào được ghi nhận trong vịnh trong năm 1972 hay trước đó.  Nhưng sau cùng người ta cũng tìm được trong hồ sơ lưu trử tên của con tàu ba cột buồm bị cháy là Jonathan nhưng nó đã bị chìm trong vịnh Saint Laurent từ hai thế kỷ trước. Một vụ đắm tàu khá sôi nổi thời đó và nó đã nổi tiếng đến nổi trở thành môt truyện truyền kỳ. Thuyền trưởng tàu Jonathan từ chối cho cô con gái lấy một thanh niên trẻ chuyên nghề bẩy thú. Một buổi tối hai người đàn ông cải vả nhau dữ dội trên tàu, ban đầu là những lời năn nỉ rồi trở thành dọa dẫm, chửi bới và sau cùng là ẩu đả, hậu quả là cây đèn dầu bị hất đổ và nổ tung. Hỏa hoạn đã lan rộng ra khắp tàu, Jonathan trở thành một khối lửa sáng rực trên biển và đôi uyên ương cũng chết theo con tàu. Câu chuyện trở thành huyền thoại được kể đi kể lại qua nhiều thế hệ của người dân sống trong vùng vịnh.

      Hình ảnh của Jonathan đã ám ảnh vùng biển của Gia nã Đại cộng thêm vào con số 300 hình ảnh xuất hiện lạ lùng của những con tàu khác được ghi nhận từ năm 1831 đến 1885 mà không ai giải thích được. Một đêm tháng Chín năm 1867, trên chiếc tàu buồm ba cột Orion hải hành trên Thái bình Dương hướng về Hongkong, viên Thuyền phó lợi dụng lúc con bảo tạm lắng dịu, leo lên vọng canh để kiểm soát tình trạng những cánh buồm, thình lình ông hoảng hốt la to : ‘ Có tàu ngay phía trước ‘, với giọng kỳ lạ, khàn khàn như bị ngộp thở. Viên Thuyền trưởng lúc đó đang ở phía sau tàu vội chụp lấy cái longue-vue (ống dòm ngày xưa chỉ có một ống) nhìn ra phía trước mũi tàu. Ánh trăng xuyên qua khoảng trống của đám mây soi sáng một vùng biển và chính trong vùng biển đó xuất hiện một tàu buồm ba cột với tất cả những cánh buồm được trương lên. Điều làm viên Thuyền trưởng kinh ngạc là những cánh buồm của con tàu kia căng phồng chứng tỏ nó được đẩy bởi sức gió mãnh liệt. Con tàu vô danh kia tiến gần chiếc Orion như muốn nhắn gởi một thông tin và trên tàu Orion, các thủy thủ còn trông thấy cả những bóng người đang di động trên pont. Thuyền trưởng cầm lấy porte-voix (ống loa) để chuẩn bị liên lạc. Nhưng vào lúc đó ánh trăng lại bị mây che phủ, vùng biển trở thanh tối đen và khi ánh trăng chiếu sáng trở lại thì chiếc tàu buồm kia đã biến mất.

      « Vào khoảng 4 giờ sáng, một chiếc tàu buồm xuất hiện phía trước chúng tôi, độ chừng 300 thước Một vầng ánh sáng màu đỏ soi sáng cột buồm, pont tàu và những cánh buồm. Thủy thủ báo tin cho Sĩ Quan hải hành. Một Sĩ Quan học viên được gởi lên vọng canh để quan sát, nhưng không trông thấy gì hết, không bóng dáng một chiếc tàu nào cả, mười ba người làm nhân chứng về sự xuất hiện này ». Đó là những gì đã xảy ra trong đêm 11 tháng Ba năm 1881 trên chiến hạm Bacchante ngoài khơi Úc đại Lợi và những dòng báo cáo trên được rút ra từ nhật ký của Quận công York, Hoàng Đế tương lai Georges V lúc đó đang có mặt trên tàu,  theo ông thì sự xuất hiện kia hoàn toàn xác thực, không thể nghi ngờ gì được nửa vì lúc đó biển lặng và trời trong , như vậy thì không thể nào có sự lầm lạc. Hơn nửa hai chiến hạm đi phía sau lúc đó đã đánh đèn hỏi nhân viên hải hành chiếc Bacchante có trông thấy ánh sáng đó không.

Nhưng nhiều khi, cũng có con tàu ma xuất hiện khá lâu đủ để ngưởi ta có thể ghi chép lại rõ ràng. Năm 1891 một Thuyền trưởng người Anh đã ghi lại rằng : ‘ con tàu sơn màu vàng hơi tái. Phía trước hơi thấp, phía sau cao với hai tầng pont … Tàu có ba cột với vọng canh dài hình tròn giống như tháp tròn, cánh buồm may bằng loại vải mỏng ..’

Trường hợp khác, con tàu ma tiết lộ tên của nó ; đó là con tàu đã bị đắm và tái xuất hiện như trường hợp của chiếc Silverhorn chẳng hạn. Đó là loại tàu bốn cột buồm rời hải cảng Newcastle ở Úc đi Valparaiso (Chilie) và dự trù đên đó khoảng đầu tháng Chín năm 1907. Nhưng đến cuôi tháng Chín vẫn không thấy tăm hơi con tàu đâu cả, mọi người ai cũng lo lắng. Người ta hỏi thăm những Thuyền trưởng trở về từ vùng biển phía Nam, họ cho biết không gặp một cơn bão nào cũng như không hay biết một tin tức nào về tai nạn đắm tàu. Nhưng trên Thái bình Dương cũng có nhiều hải trình khác nhau và cũng có nhiều hòn đảo làm đắm tàu. Ngày 27 tháng Mười Một năm đó, trên sổ đăng ký của hảng Lloyd’s có thêm tên của chiếc Silverhorn trong danh sách những tàu bị mất tích. Tuy nhiên vào tháng Mười Hai, một Thuyền trưởng tuyên bố đã trông thấy ngoài khơi đảo Juan Fernandez (Chilie) một thân tàu đã bị cháy. Ngọn lửa đốt cháy thân tàu, cháy lan trên pont và làm những cột buồm bị gảy dổ. Phía sau lái người ta còn đọc được vài chử …OOL, có thể đó là những chử sau cùng của chử LIVERPOOL, hải cảng đăng ký của chiếc Silverhorn. Một tuần dương hạm được gởi đi tìm kiếm xác chiếc tàu và để kéo nó về hải cảng Valparaiso nhưng nó cũng không tìm thấy gì hết trong vùng biển đảo Juan Fernandez và nó tiếp tục tìm kiếm đến đảo Pâques và chinh ở đó nó được cho biết là mười lăm ngày trước đó, một tàu buồm to lớn được trông thấy ngoài khơi trong suốt buổi trưa, trương những cánh buồm vá víu và dường như bị trôi dạt. Có phải đó là chiếc Silverhorn mà thủy thủ còn giử được sau khi dập tắt được hỏa hoạn ?

Sứ Giả của tàu ma

Một tên chiếc tàu khác được nhiều người nhắc nhở là chiếc Caleuche ; đó là môt con tàu ma khác trên vùng biển Chilie. Nó xuất hiện với hình ảnh một con tàu bị bọt biển bao trùm trong cơn bão và tỏa ánh sáng ửng đỏ trong đêm tối trong vùng biển chạy từ mũi Horn đến đảo Pâques. Khi thì nó xuát hiện với hình dáng của chiếc tàu trong cơn ác mộng : thân tàu dài ngoằn, cánh buồm rực lửa, dây cột buồm chằng chịt, khi thì nó mang hình dáng những con tàu đã mất tích.

Tên chiếc tàu Silverhorn lại được nhắc đến sau hai năm bị mất tích. Nhiều người đã gặp trên bến Valparaiso một người đàn ông khoảng 60 tuổi đi lang thang, miệng lẩm bẩm không ngớt : « Tàu của tôi… ở ngoài kia…lửa cháy…tôi là Thuyền trưởng Warren… ». Warren là tên của Thuyền trưởng tàu Silverhorn và người ta tìm được trong túi áo khoác cúa ông một tài liệu trong đó có tên con tàu Silverhorn. Đây là lần đầu tiên, môt con tàu ma đã gởi sứ giã trở về đất liền. Người ta phỏng vấn ông nhưng ông chỉ nhất định nói về hỏa hoạn, con tàu bị trôi dạt và xin gởi tàu kéo đi cứu cấp thủy thủ đoàn. Thuyền trưởng Warren với thân hình gầy gò và gương mặt hốc hác, cái nhìn xa xôi hướng về một tai nạn mà không ai biết. Người ta cũng không biết ông từ đâu đến đây ? Một y sĩ được gởi đến chẩn bệnh và kết luận là ông bị mất trí nhớ vi bị khủng hoảng tâm thần và thân thể bị suy yếu toàn diện. Không ai hiểu được những câu nói rời rạc cũng như nguyên do của sự khủng hoảng và sự suy yếu của ông. Giã dụ đó là Thuyền trưởng Warren thực sự đi nửa thì tại sao ông đã bỏ tàu ? Và tại sao ông đã đến được Valparaiso hai năm sau đó ? Tại sao những người cứu Thuyền trưởng Warren lại giấu biệt danh tánh ? Bao nhiêu câu hỏi đã bị khựng lại bởi sự im lặng của Warren ; và ngày qua ngày, sức khoẻ của Thuyền trưởng càng suy giảm đến lúc sắp trút hơi thở sau cùng ông cũng không nói thêm được điều gì khác. Người ta chôn cất ông như một người tự nhận là Thuyền trưởng Warren, một cái chết kỳ lạ của một câu chuyện không kém phần kỳ lạ. Và một điều cũng kỳ lạ không kém, đó là trong khi Thuyền trưởng Warren đang xin tàu cấp cứu, những thủy thủ khác xác nhận đã trông thấy con tàu Silverhorn hay đúng ra là bóng ma của nó dọc theo trục hàng hải Nam vĩ độ 20 mà các tàu viễn dương thường hay qua lại. Người ta lại còn tìm thấy một chiếc canot nhỏ trôi dạt ngoài khơi đảo Pâques, còn mang tên con tàu bị mất tích. Theo hình dáng bên ngoài và tình trạng nước sơn của nó thì hình như nó đã được hạ thủy không lâu lắm. Như vậy là con tàu ma đã để lại dấu vết của số phận ma quái của nó.

Khoảng hai mươi năm sau, cũng trên vùng biển đó, những thủy thủ quả quyết đã trông thấy trong một cơn mưa giông đang đổ xuống, một thân tàu đen xì ẩn hiện bởi những tia chớp và phần kiến trúc trên tàu màu trắng xát sáng như phosphore ; đó là một con tàu buồm lớn với tất cả những cánh buồm được trương lên và nó còn xuất hiện trước một tàu chở hàng Á căn Đình và một du thuyền ngoài khơi Pérou. Người ta cũng đoán chắc rằng đó không phải là chiếc Silverhorn vì tất cả nhân chứng đều khai giống nhau, đó là một tàu buồm năm cột. Và chiếc tàu buồm năm cột cuối cùng còn hoạt động là chiếc Copenhague, một navite-école (tàu thực tập) của Hải Quân Đan Mạch, nhưng nó đã bặt vô âm tín từ cuối năm 1928. Ban đầu, người ta tưởng nó bị hư máy vô tuyến nên không lo lắng gi cho lắm. Lẽ ra nó phải đến Melbourne ngày 22 tháng Ba, nhưng thời gian trôi qua, không ai còn trông thấy con tàu trở về nửa. Và những cuộc tìm kiếm bắt đầu. Trong một thông tin sau cùng của Thuyền trưởng Copenhague đã nhắc đến tên hòn đảo Tristan da Cunha nằm ở phía Nam Đại tây Dương, một chiến hạm được cấp tốc phái đến vùng đảo nói trên. Một vài ngư phủ cho biết là vào khoảng cuối tháng Giêng, họ trông thấy một chiếc tàu buồm lớn xuất hiện ở chân trời với một cột bị gảy chắc chắn do một trận bão xảy ra không lâu và người ta còn trông thây rõ thân tàu màu đen nổi bật trên nền trời đỏ ửng cho đến chiều tối. Đến sáng hôm sau, mặt biển trở nên trống trải, con tàu đã biến mất. Trên đảo cũng có nhiều xác tàu chìm nhưng không mảnh vụn nào được nhận dạng, có mảnh còn mang chữ Kobenhaven nhưng không ai biết chắc đó là của chiếc Copenhague và ai cũng nghĩ rằng không bao giờ biết được những gì đã xảy ra cho nó.

Vào tháng Mười Hai năm 1938, mười năm sau chuyến khởi hành của tàu Copenhague từ Rio de la Plata, một tàu đánh cá ở vị trí 40 hải lý hướng Tây Nam Cape Town đã lưới được một cái chai bằng thủy tinh dầy, phía trong chứa một hộp nhỏ đẽo bằng liège một cách thô kệch. Cái hộp chứa một mảnh giấy hay một thông tin bằng Anh ngữ viết nguệch ngoạt như sau 47°35’ Sud và 02°14’ Est và tên của con tàu Kobenhaven. Đúng là tên của tàu Copenhague, tiếp theo đó vài chữ : ‘ Gió hướng Đông…iceberg…bị bao vây…’ Như vậy thì tàu Copenhague đã đụng phải iceberg và chiếc tàu năm cột, lớn nhứt, đẹp nhứt thế giới đã chìm xuống lòng đại dương.

Trong một trường hợp khác, vào tháng Mười năm 1913 một tàu buồm hải hành ngoài khơi Terre de Feu đã gặp một tàu buồm ba cột đang trôi dạt. Thuyền trưởng ra dấu hiệu nhưng không được trả lời, ông bèn ra lịnh quay mũi hướng về chiếc tàu lạ kia. Càng tiến gần, những thủy thủ càng tỏ vẽ ngạc nhiên, một sự ngạc nhiên trở thành kinh ngạc rồi buồn thảm. Con tàu buồm ba cột đứng lặng im, một sự im lặng không chút sinh khí, dường như nó bị tan rửa không thể diển tả được. Nó mang hình dáng hư ảo như trong chuyện hoang đường. Điều làm kinh ngạc nhứt là màu, con tàu như được nhuộm màu xanh lục, tất cả đều mang một màu duy nhât, từ cánh buồm, pont tàu, cho đến đài chỉ huy. Các thủy thủ do dự rất lâu trước khi quyết định tìm hiểu con tàu kỳ lạ và sau cùng một Sĩ Quan phụ tá và một vài thủy thủ trèo lên thân tàu, họ tiến bước với tất cả thận trọng trên pont tàu làm những thớ gỗ kêu ộp ẹp theo những bước chân đi. Lúc đó họ mới hiểu rằng tàu bị nhuộm màu xanh vì nó đã bị bao phủ hoàn toàn bởi mốc và tỏa ra mùi lợm giọng, giống như mùi tử khí. Và quả thật, con tàu đã trở thành một nấm mồ, trên pont phía sau một bộ xương người nhăn nhó được bao phủ bởi những mảnh vải còn sót lại của bộ áo khoác ngoài, cái mũ casquette nằm trên mặt che phủ hai tròng mắt lõm sâu và những đốt ngón tay co quắp như còn đang nắm một món đồ đã biến mất từ bao giờ. Tất cả mọi người đều làm dấu thánh giá và họ còn phải làm dấu như thế nhiều lần nửa, càng tiến sâu trong dunette phía sau tàu, họ càng khám phá nhiều xác chết khác ; ba xác ở phía sau lái, mười xác trong một căn phòng, ba xác trong phòng ăn và một xác của người timonier ở tay lái tàu. Trên võ tàu người ta còn đọc được hàng chữ Marlborough, Glasgow.

Tàu Marlborough rời Lyttelton Tân tây Lan vào đầu tháng Giêng 1890 chở đầy trừu và vài hành khách dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng Hird, một người dày kinh nghiệm của mũi Horn. Và đó cũng là chuyến sau cùng ông vượt qua mũi Horn vì chiếc Marlborough không bao giờ trở về Anh quốc nữa, con tàu được nhìn thấy lần cuối cùng ở eo biển Magellan nhưng sau đó không một tàu nào còn trông thấy nó nữa. Chuyện gì đã xảy ra trên tàu Marlborough ? Thủy thủ đoàn đã bị chết vì đói và lạnh ? hay bị bịnh dịch hoành hành ? Và nhứt là làm sao tàu đã tự nó di chuyển trong vùng biển đầy nguy hiểm, làm mồi cho sóng gió dữ dội cho đến vùng vịnh mà nó được tìm thấy ? (Eo biển Magellan nằm ở cực Nam của châu Mỹ nằm ở Thái bình Dương, còn Terre de Feu nằm ở Đại tây Dương). Sự trôi dạt kỳ lạ đã qua những lộ trình nào trong khoảng thời gian hai mươi ba năm ? Những giấy tờ trên tàu đã bị mục nát bởi khí ẩm hoặc bị gió biển thổi bay mất không còn để lại dấu vết nào cả và người ta không bao giờ biết sự thực về thảm kịch trên tàu Marlborough.

Năm 1907 một thuyền buồm bốn cột Quevilly của Pháp đã gặp một con tàu bị nạn giống như trường hợp của chiếc Marlborough nhưng lần nầy thủy thủ con tàu bị nạn được may mắn hơn. Con tàu bị nạn trôi lênh bênh theo sóng gió, một Sĩ Quan tàu Quevilly đã trèo lên trên pont và tiến lần về phía sau lái nhưng không có một bóng người, kế đó đi xuống phòng phía dưới, đẩy mạnh cánh cửa sủng nước làm nó kêu rít lên và mở ra một lối đi. Bất chợt viên Sĩ Quan lùi lại một bước, trong khoảng ánh sáng yếu ớt, xanh xao, ông nhận ra những thân hình nằm dài trên couchette và cả trên sàn tàu. Những thân hình với gương mặt tái xanh, râu rìa mọc dài như đang nhìn người Sĩ Quan, đôi mắt họ mở rộng. Người Sĩ Quan tiến gần những xác chết, chợt ông ta rùng mình. Một trong những xác đưa cánh tay lên, một xác khác chợt há miệng, một xác khác cố gắng bập bẹ vài tiếng như muốn nhắn nhủ điều gi … và bây giờ thì tất cả xác chết đều động đậy, thì thào. Những xác chết sống dậy từ nấm mồ của biển hay của con tàu Everest Webster đã bị trôi dạt từ một tháng nay, họ đã bị đói, tê liệt vì lạnh và ẩm và cũng như đã ăn hết thực phẩm trên tàu, họ không còn đủ sức để ra dấu hiệu cầu cứu chỉ còn nằm chờ chết hay một phép lạ.

            Trong một hoàn cảnh khác, ngoài khơi Graham, một giải đất tiền đồn của lục địa Nam Cực, xuất hiện một con tàu buồm ba cột. Một vùng sương mỏng chợt bao phủ bầu trời trong xanh, con tàu tiến chầm chậm, căng đầy buồm và phía sau lại có treo một lá cờ. Trên bờ, ba nhà thám hiểm của đoàn thám hiểm Thụy Điển Otto Nordenskjold đứng nhìn con tàu sẽ đưa họ trở về Âu Châu sau mùa Đông. Con tàu mang tên Antarctic tiến từ từ một cách thận trọng về phía họ và nhứt là để tránh những tảng nước đá trôi lêu bêu. Nhưng thình lình nó dừng lại, rồi nó lại tiếp tục di chuyển nhưng … không phải về phía bờ mà là vượt khỏi mặt đất và bay lên không trung !!! Một giải sương trắng đục như sửa tách rời thân tàu và mặt biển và giải sương này càng lúc càng dầy thêm. Ban đầu người ta cũng tưởng đó là sương mù nhưng không phải, con tàu tiếp tục bay càng lúc càng cao như nó đang trôi nổi trên sương mù đến một lúc nó hoà tan vào ánh sáng và biến mất. Trong khoảng thời gian sau đó, những nhà thám hiểm được cứu như một phép lạ bởi một chiến hạm của Á căn Đình và kỳ lạ hơn nửa là họ được cho biết vào thời điểm họ trông thấy chiếc Antarctic cũng chính là lúc mà chiếc tàu này bị chìm và nghiền nát bởi những tảng băng.

Một trường hợp khá hi hữu khác đã ám ảnh không ít những người dân sống ở vùng bờ biển phía Tây Ái nhỉ Lan trong năm 1917. Một buổi sáng chợt xuất hiện cách bờ biển vài hải lý một tàu chở hàng bị chìm hết phân nửa, chắc chắn nó đã bị trúng ngư lôi. Trên bờ người ta lập tức gởi xuồng đến cấp cứu nạn nhân và những người cấp cứu trên xuồng cũng nhìn thấy rõ thân tàu bị hư hại sơn màu xám và đen đang bị sóng bao phủ. Khi họ đến gần con tàu khoảng vài trăm thước thì bất chợt họ nhìn thấy ngay chổ con tàu bị chìm chỉ còn là những con hải âu đang bay lượn trên một đám rong rêu.

Một con tàu ma khác đã xuất hiện trước Port-Danger ở Nam Phi, đó là chiếc Barracouta, một tàu chiến của Anh quốc. Điều đáng ngạc nhiên là theo những thông tin sau cùng nhận được thì nó còn cách hải cảng 300 hải lý và sẽ đến hai ngày sau đó. Và tuy nhiên không ai có thể lầm lẫn được với hình dáng thật rõ ràng của chiếc Barracouta đang hướng về hải cảng và nó chỉ còn cách hai hải lý. Một tàu kéo chạy ra hướng về chiếc Barracouta và một chuyện kỳ lạ xảy ra. Một cái gì giống như khói trắng và dày đặc tỏa ra bao phủ toàn thân con tàu trong nhiều phút. Trên bờ mọi người sửng sốt tự hỏi vè hiện tượng lạ lùng kia. Một vụ nổ trên tàu ? Nhưng không ai nghe một tiếng nổ. Hoặc một hỏa hoạn khủng khiếp ? Người ta đã từng thấy những vụ hỏa hoạn xảy ra nhanh chóng khi thủy thủ mở ván đậy hầm tàu và ngọn lửa bừng phát, thiêu rụi con tàu trong vài phút. Nhưng không, ở đây không phải trường hợp đó, khi làn khói trắng tan loãng trên mặt biển trống vắng, chiếc Barracouta cũng biến mất không để lại dấu vết nào. Chiếc tàu kéo chạy đi, chạy lại vùng biển để tìm kiếm nạn nhân, nhưng không, không có một thi hài nào cả, cũng không có một xác tàu bị đắm cả. Người ta tự hỏi về hiện tượng lạ lùng trong suốt 48 tiếng đồng hồ vì sau đó chiếc Barracouta thực sự đã đến và cập bến.

Trường hợp của tàu Nam Sanh

Ở Việt Nam trước năm 1971 giới đi tàu ai cũng biết chiếc Nam Sanh, đó là một chiếc tàu củ kỷ, đen xì, xập kí nình, con tàu duy nhất chạy bằng hơi nước còn sót lại, trọng tải khoảng 300 tấn chuyên chạy đường Saigon-Đà Nẵng. Đó cũng là chiếc tàu đầu tiên của tôi và tôi được nhận xuống tàu với chức vụ học viên (Elève Officier) và chính trên con tàu này tôi được thử lửa đầu tiên với sóng biển, chỉ qua một ngày trên biển thôi và với biển động cấp 4 là tôi ói tới mật xanh, mật vàng, cho tới ngay cả không còn mật xanh hay mật vàng nhưng tôi cũng tiếp tục ói ; chỉ ói là ói, không có đi quart hay thực tập được gì cả, thân mình mệt lã chỉ muốn nằm ngủ vùi không muốn làm việc gì khác. Nhưng khi tàu cập bến Đà Nẵng là tỉnh táo như không có chuyện gì xảy ra. Mà cũng hên, tôi chỉ ói trong một hay hai chuyến rồi thôi chớ cái điệu ói dài dài chắc chủ đuổi không cho làm việc nửa. Tàu Nam Sanh chỉ có một hầm chở hàng ở chính giửa, phía trước là phòng lái, phòng ăn và cabine của Thuyền Trưởng và Sĩ Quan ; phía sau lái tàu là nhà bếp, cabine của thủy thủ và tôi cũng ngủ phía sau tàu chung cabine với thủy thủ. Khi đi từ Sài Gòn ra Đà Nẵng, pont tàu chất đầy những bao bố đựng đầy chai bia và khi đi quart ra phía trước mọi người phải đi trên những bao bố đó. Gặp khi rằm tháng Bảy, trời sáng trăng gió mát, biển êm, Thuyền trưởng có đem theo bánh Trung Thu, đem cắt bánh với nước trà mời mọi người dùng trên pont thật là vui vẻ.

            Một hôm Ông Xếp máy dặn nhỏ tôi : « Anh có đi quart, khi đi ra phía trước thì nhớ đi trên Babord, đừng có đi bên Tribord. Tôi thấy lạ nhưng cũng không hỏi tại sao nhưng tôi biết ông muốn ám chỉ một việc xui xẻo, huyền hoặc nào đó. Nhưng rồi sau đó tôi không để ý đến chuyện đó nửa.

36 năm sau…

Tôi tình cờ gặp lại vị Thuyền trưởng cũ năm nào. Sau những lời hỏi thăm xả giao, trao đổi tin tức về cuộc sống sau năm 75, ông chợt nhắc đến con tàu Nam Sanh :

– Tôi tin là có ma trên tàu Nam Sanh.

– Hả ? Sao hồi đó không thấy anh nói gì hết ? Mà sao anh biết ?

– Thì chính tôi thấy nó !

– Vậy à !

– Cậu không nhớ hồi đó tụi thủy thủ thường hay cúng vái mỗi ngày. Ông D (Thuyền trưởng tiền nhiệm) đã dán nhiều lá bùa trong cabine, ông ấy bảo tôi rằng : « Anh đi làm thì cứ đi làm và đừng có nghĩ ngợi gì nhiều ». Ông ấy chịu không nổi nên phải bỏ tàu đi cho hãng khác.

– Mà anh thấy nó ra sao ?

– Thì một hôm tôi đang nằm trong phòng nhưng chưa ngủ, tôi chợt trông thấy một bóng trắng đi vào không một tiếng động.

–  Rồi anh làm sao ?

– Tôi có làm sao đâu, tôi cứ để yên như thế, không nói gì vì tôi tưởng đấy là ông Thuyền phó đang kiếm giấy tờ gì đó. Sáng hôm sau tôi hỏi ông Thuyền phó : « Đêm hôm qua tôi trông thấy ông vào phòng tôi, ông muốn kiếm cái gì đấy ?  » Ông Thuyền phó ngạc nhiên bảo tôi : « Tôi có vào phòng của ông bao giờ đâu ? Mà cũng đâu có ai vào phòng của Quan Tàu để làm gì ?  » Lúc ấy tôi mới hiểu rõ câu chuyện.

– Cabine Quan Tàu sát vách cái passerelle, cũng may hồi đó anh không nói gì hết chớ nếu kể lại lúc đó chắc em cuốn gói chạy mất !

TIỂU SỬ ĐỒNG NGHIỆP – LÊ VĂN ĐƯỢC

 TIỂU SỬ ĐỒNG NGHIỆP – LÊ VĂN ĐƯỢC
 

Sanh ngày: 13-12-1933

Nơi sanh: Mỹ Tho (Định Tường)

Văn bằng Sĩ quan Cơ khí hạng nhì (1954)
Văn bằng Sĩ quan Cơ khí hạng nhứt lý thuyết và thực hành (1971)
Thương thuyền phục vụ: Tàu Ville de Haiphong (Tàu Hành khách)
Lên bờ: Trưởng Xưởng Hãng BGI Đà Nẳng .
Tàu Nhựt Lệ
Tàu Phú Quốc
Tàu Đại Hải
Tàu Dầu Quân đội Mỹ Tanker Y 67
Tàu Trường Kỳ
Tàu Việt Nam Thương Tín
Tàu Đồng Nai
Tàu Trường Giang
Tàu Bông Hồng 9
Gia đình định cư tại bang Maryland từ 23/7/1975

TIỂU SỬ ĐỒNG NGHIỆP – NGUYỄN PHƯỚC LỘC

TIỂU SỬ ĐỒNG NGHIỆP – NGUYỄN PHƯỚC LỘC

Sơ Lược Tiểu Sử: Nguyễn Phước Lộc
Sanh Ngày: 02 Tháng 11-1938
Nơi Sanh: Sađéc
Văn Bằng: Sĩ Quan Cơ Khí Hạng Nhì ( 1958 )
Văn Bằng Sĩ Quan Cơ Khí Hạng Nhứt ( Phần Lý Thuyết Juillet 1959 )
Văn Bằng Sĩ Quan Cơ Khí Hạng Nhứt ( Phần Thực Hành Juin 1967 )Thương Thuyền Phuc Vụ:
– Tàu Tiền Phong
– Tàu Nhựt Lệ
– Tàu Thống Nhứt
Gia Nhập Hải Quân: 1965
Đơn Vị Phục Vụ:
-HQ. 226: Sinh Viên Sĩ Quan
-HQ.471: Cơ Khí Trưởng
– Căn Cứ Hải Quân Cần Thơ: Chỉ Huy Phó
– Căn Cứ YTTV/Đồng Tâm:
Chức Vụ:Trưởng Ty Kỹ Thuật
+ Sĩ Quan Phòng Thủ Căn Cứ ( Base Defense Officier )
( Award Of The US Navy Commendation Medal with Combat Distinguishing Device )
– Căn Cứ YTTV/Bình -Thủy
Cấp Bực và Chức Vụ sau cùng: ĐẠI-ÚY Cơ Khí
– Trưởng Ty Kỹ Thuật CCYTTV/Bình-Thủy
Đến và Định Cư ở New Jersey Hoa Kỳ vào Ngày 31-Oct-1980

TIỂU SỬ ĐỒNG NGHIỆP – HÀ VĂN TÀI

TIỂU SỬ ĐỒNG NGHIỆP – HÀ VĂN TÀI

 
Họ và Tên: HÀ VĂN TÀI
Khóa: Cơ Khí 1962-1964
Sơ lược tiểu sử: Sanh ngày 03 tháng 3 năm 1944
tại xả Tân sơn Nhì , Quận Tân-Bình, tỉnh Gia-Định.
Học tiểu học ở trường Tiểu Học Bà-Quẹo,
trung học tại trường Trung Học Võ Trường Toản,
và học chuyên nghiệp ở Trường Việt Nam Hàng Hải.
Từ 64 đến 75 lần lượt làm việc trên các tàu:
– M/S Thăng-Long,
– HQ-502,
– HQ-115,
– HQ-401,
– HQ-09.
Vượt biên đến Mỹ năm 82 làm công nhân cho đến hiện tại.
Gia cảnh: Một vợ, một con trai.
Thú vui: làm thơ con cóc, viết văn tào lao,
nghe nhạc, hát karaoke.