Mừng gặp lại Thầy Hồ Đắc Tâm

Mừng gặp lại Thầy Hồ Đắc Tâm

Nguyễn Ngọc Nhơn

           Cách đây mấy tháng, trong một dịp hết sức tình cờ, gia đình Nhơn có đến khám bệnh ở phòng mạch Bác Sỉ Xương (Ostéopathe), Pascal Ho Dac ở gần nhà. Hỏi thăm thì ra đó là con của Thầy Tâm! La terre est vraiment ronde!

           Hôm nay, ngày 3 tháng 3 năm 2010 mới có cơ hội gặp lại Thầy Cô. Gần 50 chục năm rồi còn gì nữa!
Thầy Cô ở dưới Toulon, cách đây chừng 65 km. Khoảng 10 năm trước, vợ chồng Nhơn có mời Cô Thầy Châu và Thầy Tâm đến nhà dùng cơm chung với người bạn Pháp của Nhơn, Cdt Francois Bonzon cùng thời với Thầy Đặng Văn Châu. Sau đó, gia đình Nhơn có đến thăm Thầy Cô tại nhà nhưng sau đó, Thầy Cô dọn đi nơi khác. Phần Nhơn cũng đổi nhà nên bặt tin tức nhau.
Thầy năm nay 80 tuổi, yếu hơn xưa rất nhiều. Còn rất sáng suốt nhưng chóng mặt gần như kinh niên, đi đứng khó khăn phải chống gậy nên không đi đâu xa được. Tới hôm nay mới gặp, là vì vậy. Tiện dịp, Nhơn có gọi điện thoại cho Thầy Jean Ducasse và Pilote Nguyễn Nhơn Đức để các Quí Vị biết tin tức của nhau.
Không dám gọi cho Thầy Phùng Lương Ngọc vì bên Mỹ mới có 4:00 AM.Cầu xin Ơn Trên, Trời Phật cho Thầy được mạnh khỏe.
Have a good day.
Thầy HỒ ĐẮC TÂM

cựu Hoa Tiêu Sông Saigon và cựu Giáo Sư Trường Việt Nam Hàng Hải
đã tạ thế vào ngày 22 tháng 2 năm 2012 sau một thời gian nằm bệnh tại tư gia ở Toulon.

Chi tiết đám tang Thầy ĐẶNG VĂN CHÂU

Chi tiết đám tang Thầy ĐẶNG VĂN CHÂU

Nguyễn Ngọc Nhơn

Samedi 20 Frévrier 2010

Điếu Văn :
Kính thưa Quí Vị,
Tôi xin được tự giới thiệu, tôi là Nguyễn Ngọc Nhơn, học trò của Thầy Đặng Văn Châu cách đây 47 năm ở trường Việt Nam Hàng Hải.
Được sự chỉ định của Thầy Phùng Lương Ngọc, cựu Giám Đốc trường Hàng Hải và Quí Vi Niên Trưởng trong nghề cùng thời với Thầy, sự giao phó của anh em bạn học, đồng nghiệp xa gần, rải rác khắp 5 châu, hôm nay tôi xin phép thay mặt tất cả, nói vài lời cuối cùng với Thầy Cô, trước khi tiển đưa Thầy về cõi vĩnh hằng.
Thưa Thầy, Thưa Cô và các em thương mến,
Ngày vô học trường Việt Nam Hàng Hải, con gặp Thầy lần đầu vào năm 1963 đã xa xưa lắm nhưng hình ảnh đó mãi mãi là dấu ấn trong đời con. Dáng dấp khỏe mạnh, bước đi nhanh nhẹn, khi nói chuyện Thầy chăm chú nhìn thẳng mặt con,nét bộc trực, quyết định lộ ra trong ánh mắt. Con tìm thấy được nơi đó, một chuẩn mực cho đời con mai sau. Năm 1981, Con gặp lại Thầy ở Paris. Lúc đó, con đã từng nói với em Thanh: “Em có phước vì có một người Cha như Thầy”.
Thầy dạy môn Carte Marine, chỉ dẩn căn bản rành rẻ đến độ 17 năm sau, dù qua bao thăng trầm, mà khi vào trường Hàng Hải Marseille, các Giáo Sư ở đây vẫn khen ngợi trình độ của trường Việt Nam Hàng Hải. Đó là nhờ công ơn của tất cả quí Thầy đã rèn luyện nghề nghiệp vững vàng cho đám học trò tụi con.
Từ ngày đến Pháp, hình như con là đứa học trò gần gủi Thầy Cô nhiều nhất. Thầy không phải đơn thuần dạy nghề hàng hải. Con học được nơi Thầy, cách sống, cư xử ở đời, rõ ràng minh bạch. Thầy là Sư phụ của con theo đúng ý nghỉa của nó. Phần con vẫn giử đúng tinh thần Tôn Sư Trọng Đạo, truyền thống Việt Nam. Cho nên, Thầy thường giới thiệu con cho các bạn bè người Pháp rằng con là học trò của Thầy, một học trò tốt, thuộc thế hệ xưa
Cách đây đúng 4 tháng, vào ngày 24/8/2009 tụi con có lên đây thăm Thầy, cùng ăn cơm chung ngoài sân Viện Dưởng Lão. Suốt buổi, Thầy không nói được gì. Sau đó, vợ chồng con đưa Thầy trở về phòng cho Thầy nằm nghỉ. Thầy nắm tay hai đứa mà không nói được nên lời. Mắt Thầy rưng rưng. Hình ảnh đó, ám ảnh con cho đến bây giờ. Trên đường về, vợ con khóc: Mới ngày nào đây, Thầy Cô còn đến tiệm ăn, chung vui với đám trẻ bạn bè con, nói cười vui vẻ. Bây giờ, gặp măt chỉ còn nhìn nhau thôi.
Chuyện gì phải đến, sớm muộn cũng sẽ đến. Vẫn bíết sinh ký tử qui, sống gởi thác về, nhưng chuyện ra đi của Thầy làm sửng sốt, bàng hoàng cả giới hàng hải Việt Nam nói chung và gia đình bạn hữu của riêng con. Thầy vẫn còn đó, vẫn hiện hữu trong tâm tưởng của mọi người quen biềt Thầy, mang ơn Thầy, thương mến và kính trọng Thầy. Giọng nói của Thầy vẫn còn vang vọng đâu đây, chính xác, rỏ ràng như ngày nào. Tên của Thầy vẫn còn đậm nét trong những câu chuyện của dân Hàng Hải Việt Nam.
Thôi, chuyến xe đã đến rồi! Thầy ra đi để lại thương tiếc cho bao người ở lại. Con cầu xin cho linh hồn Thầy được lên chốn nghỉ ngơi. Ở đó sẽ không còn những vướng bận, lụy phiền của cỏi đời trần tục này nữa.
Thưa Cô, nói chử chia buồn thì quá hạn hẹp, xa rời so với sự mất mát to lớn mà Cô và các Em gánh chịu. Dù ngôn từ có hoa mỹ, văn chương, cũng không lột tả hết ý nghĩa đó. Con muốn thưa với Cô điều này: Tất cả trong giới hàng hải Việt Nam khắp 5 châu, từ bậc trưởng thượng như Thầy Phùng Lương Ngoc, các Quí Niên Trưởng cho đến đám học trò tụi con, ai ai cũng thương tiếc Thầy và cùng chung niềm đau với Cô và các em.
Trước khi dứt lời, con xin cám ơn Cô đã cho con dịp bày tỏ tình cảm và sự ngưởng mộ của giới hàng hải Việt Nam đối với gia đìnhThầy Cô.
Xin trân trọng cám ơn tất cả quí vị có mặt nơi đây để tiển đưa vị thầy đáng kính của chúng tôi về chốn vĩnh hằng.
Con kính chào Cô và kính chào quí vị.

NHỮNG KỶ NIỆM VỚI THẦY ĐẶNG VĂN CHÂU

NHỮNG KỶ NIỆM VỚI THẦY ĐẶNG VĂN CHÂU
Thầy Cô Đăng Văn Châu tại nhà hàng Soir d’ Asie của Anh Chị Nguyễn Ngọc Nhơn năm 2006.

           Thầy Đặng Văn Châu, nguyên Giám Đốc Trường Việt Nam Hàng Hải hiện đang sinh sống với Cô tại Grenoble, Pháp Quốc.
Trước khi di chuyển về Grenoble, Thầy Cô cư trú cách Saint Maximin hơn 20km, và những ngày cuối tuần, thỉnh thoảng Thầy Cô đến thăm vợ chồng người học trò củ, Nguyễn Ngọc Nhơn, cựu sinh viên khóa 13 ngành Pont trường Việt Nam Hàng Hải, hoặc vợ chồng của Nhơn lên thăm Thầy Cô khi rảnh rỗi công việc.
Nay Thầy đang tạm ở trong một nhà dưởng lão tại Grenoble, Cô vẫn còn ở tại nhà riêng nhưng Cô cũng đau yếu nên không thể chăm sóc Thầy đúng như ý muốn được, còn các em thì bận rộn với công việc làm hàng ngày và lo cho các con, nên cả nhà cùng đến thăm Thầy khi điều kiện cho phép.
Cách đây một tháng vợ chồng Nguyễn Ngọc Nhơn và bà bạn thân lái xe khoảng trên 600km để thăm Thầy nhưng sự phối hợp giữa anh Nhơn và người con của Thầy bị trục trặc vào giờ chót, nên phải lái xe về không trong sự ấm ức của mọi người, vì chị Nhơn và bà bạn làm nhiều món ăn mà Thầy rất thích.
« Thua keo nầy ta bày keo khác« , Anh Chị Nhơn và bà bạn sẽ tổ chức chuyến thăm viếng khác trong một ngày gần đây.

Tiểu sử đồng nghiệp – Cao minh Duyên

Tiểu sử đồng nghiệp – Cao minh Duyên

Cao-Minh-Duyên
Ngày sanh: 27-08-1952 Quận 5, Sài-Gòn

Gia đình cư ngụ tại Đường Thành-Thái, Quận 5, Sài-Gòn từ lúc Duyên sanh ra đời.

Học sinh Tiểu học tại Trường Hàm-Tử (Bến Hàm-Tử)
Học sinh Trung học tại Trường Hưng-Đạo đến thi xong Tú-Tài I và học lớp đệ Nhất tại Trường Pétrus Ký năm 1969.
Năm 1970 đậu xong Tú-Tài 2 và được tuyển vào sinh viên Trường Việt Nam Hàng-Hải khóa 20 SQ ban Pont năm 1970.
Mùa Hè 1972 tốt nghiệp văn bằng Cận-Duyên và Viễn-Duyên Thuyền-Trưởng.
Từ tháng 8/72 làm Élève Pont trên MV Nhựt- Lệ đén tháng 12/72 dưới quyền chỉ huy của Thuyền-Trưởng Lê-Văn-Thì (HQ Thiếu Tá) và Thuyền Phó Nguyễn-Quốc-Kiệt, Dịch là anh Trần-Phước-Hậu (khóa 17 HH).
Tháng 12/72 vào quân đội VNCH gia nhập khóa 9B/72 SVSQ
Trường Bộ Binh Thủ-Đức. Mãn khóa SVSQ vào tháng 9/73 sau đó về trình diện đơn vị Giang-Đoan 101 đồn trú tại Đà-Nẵng cấp bậc Chuẫn Úy cho đến 30/04/75 tan hàng.
Bắt đầu xin làm Dịch trên tàu Nam-Quan giữa năm 1977 cho đến tháng 9/79 dưới quyền chĩ huy của Thuyền-Trưởng Nguyễn-Đình Khôi,Thuyền Phó Nguyễn-Thành-Kĩnh.
Gia đình gồm 1 vợ hai con trai vượt biển tìm tự do vào tháng 9 năm 1980, sau 1 ngày vượt biễn được tàu Na-Uy cứu vớt trên biển Đông đưa vào Trại Tỵ nạn Singapore.Ngày 5/12/80 đi định cư tại Sydney (Australia)sau khi được bạn Tâm (khóa 22 HH) lo bảo lảnh đi Australia. Gia đình cư ngụ tại thành phố Wollongong, ngọai ô của Sydney City cho đến nay tháng 4/2010.

Tiểu sử đồng nghiệp – Hà Phú Cường

Tiểu sử đồng nghiệp – Hà Phú Cường

– 1975: Cùng với một số bạn đồng nghiệp, dẫn chiếc tàu Long Hồ tới đảo Guam tỵ nạn cùng với khoảng 800 đồng bào nhảy lên tàu vào phút chót tại bến Bạch Đằng, Saigon,

– 1975 – 1980: Đi tàu cho Canada, trên Đại tây Dương, miền cực đới, Ngũ đại Hồ.
– Giảng viên trường Hàng hải Montréal, Québec (thập niên 1980),
– Nhân viên kỹ thuật trong ngành Vi tính Khiển vận nhà máy (Computerized industrial process control, thành phố Toronto),
– Hưu trí năm 2003
– Kỷ niệm kỹ thuật:
+ 3D Stars Finder, Máy tìm sao trong không gian 3 chiều (năm 1972),
– Virtual drafts on Trimming table dùng Đường tầm Nước Ảo trong công việc chất hàng năm 1979

 

Tiểu sử đồng nghiệp – Lương Diễm Tường

Tiểu sử đồng nghiệp – Lương Diễm Tường

 
Anh Lương Diễm Tường sinh ngày 21/10/1938 tại Biên Hòa.
Tốt nghiệp khóa 13 ban Pont trường Việt Nam Hàng Hải.
Theo lệnh nhập ngũ khóa 18 trường Sĩ quan Bộ binh Thủ Đức.
Khi ra trường (tháng 3 năm 1965) được chuyển sang Hải quân và phục vụ ở bờ.
Từ năm 1966 đến hết năm 1971 phục vụ liên tục ở các chiến đỉnh và chiến hạm (Dương vận hạm HQ.501-Giang pháo hạm HQ.327-Hộ tống hạm HQ.12).
Năm 1972 thuyên chuyển về bờ làm Chỉ huy trưởng Biệt đội chiến tranh chính trị.
Đầu năm 1974 anh được thăng thiếu tá và về làm Trưởng phòng tâm lý chiến Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Anh tham gia rất nhiều trận đánh và được ân thưởng một số huy chương như Hải Quân huân chương, Anh dũng bội tinh, Chiến thương bội tinh, Hải vụ bội tinh, Quân phong Quan kỷ bội tinh……
Anh cũng theo học và tốt nghiệp các khóa (khóa 4 Sĩ quan đặc biệt Hải Quân tại quân trường Hải Quân Nha Trang- khóa 2 cao cấp Chiến tranh Chinh trị tại Đà Lạt). Năm 1975 anh bị tù cải tạo cộng sản 8 năm. Anh hiện đang sống tại tiểu bang Oregon với gia đình vợ và 4 con. Các con đều công thành danh đạt.

Tiểu sử đồng nghiệp – Nguyễn văn Kiệm

Tiểu sử đồng nghiệp – Nguyễn văn Kiệm

Nguyễn văn Kiệm, tháng ngày qua…

Sinh ra và lớn lên ở Huế. Cựu học sinh trường Quốc Học.

Đậu tú tài 2 năm 1965, ta bà ở Đại học Văn Khoa (Huế) một năm trước khi theo học khóa 16 trường Việt Nam Hàng Hải (Phú Thọ).
Thụ huấn khóa 1/69 sĩ quan trừ bị Thủ Đức, ra trường biệt phái về quân chủng Hải Quân và phục vụ trên trợ chiến hạm Nguyễn ngọc Long HQ230, Coastguard HQ709, Hải đội I duyên phòng, Giang đoàn 62 tuần thám, Hải đội 3 duyên phòng.
Rời hải phận VN luc 7:30 tối ngày 30/4/1975.
Theo học Huntington College, Control Data Institute và West Coast University.
Làm việc cho Bunker Ramo Corp. và International Business Machine (IBM) cho đến năm 2005 thì xin về hưu sớm.
Gia đình gồm hai vợ chồng và một cháu gái vừa tốt nghiệp UC San Diego ( 6/2010). Niềm vui bây giờ là săn sóc vợ con và uống rượu Porto, thỉnh thoảng la cà …quá chén với bạn bè thân thiết.

Tiểu sử đồng nghiệp – NGUYỄN XUÂN SINH

Tiểu sử đồng nghiệp – NGUYỄN XUÂN SINH

Tôi tên là Nguyễn Xuân Sinh. Sinh năm 1947, quê quán ở Sa Đéc.

Lớn lên ở Sài gòn, Cư xá Lữ gia Phú Thọ.
Truớc học truờng Kỹ Thuật Cao Thắng sau đó vào truờng Việt Nam Hàng Hải, khóa 15 Cơ Khí (65-67).
Nhập ngũ Khóa 4- 68 Sỉ quan Trừ bị Thủ Đức, ra truờng đổi về Giang Đoàn 305 Quân Vận.
Tù cải tạo 3 năm và rời Việt Nam năm 1981.
Hiện đang sống ở Nửu Ước, Hoa Kỳ với một vợ và 3 con. Hiện đang làm việc với hãng sữa chữa xe lửa điện (metro/subway).
Đây là email của tôi: sinhny47@verizon.net, điện thoại 718-769-0582.Nếu bạn nào có tin tức của Ngô minh Xí (khóa 15 Pont) cho tôi xin đễ liên lạc với Xí.Xin gửi lời thăm tất cả bạn Việt Nam Hàng Hải và Quân Vận.

Anh chị Nguyễn Xuân Sinh 40 năm về trước với các bạn thân Nguyễn An Hòa và Nguyễn Văn Phấn
Kỷ niệm ngày cưới

TIỂU SỬ NIÊN TRƯỞNG NGUYỄN VĂN NGHĨA

TIỂU SỬ NIÊN TRƯỞNG NGUYỄN VĂN NGHĨA

Nguyễn Văn Nghĩa, sinh năm 1934 tại làng Điều Hòa, Mỹ Tho.
– Năm 1949, học trường trung học Le Myre De Vilers, Mỹ Tho.
– Năm 1950, trúng tuyển và được học bổng vào trường kỷ thuật Saigon
(College Thecnique).
– Năm 1953, đậu bằng trung học kỷ thuật (Brevet D’enseignement Insdustriel).
– Học trường Việt Nam Hàng Hải Thương Thuyền Khóa 4 niên khóa 1953 – 1954,
đổ bằng Sỉ Quan Cơ Khí Hạng Nhì.
– Ngày 3 tháng 9 năm 1954 là ngày đầu tiên của cuộc đời hải nghiệp (xin xem bảng kê thời gian hành thủy).
– Năm 1961, đổ bằng Sỉ Quan Cơ Khí Hạng Nhứt Lý Thuyết và Thực Hành.
– Năm 1962, nhập ngũ khóa 13 Thủ Đức theo lện động viên.
– Năm 1963, được chuyển về Bộ Tư Lệnh Hải Quân Phòng Tư với chức vụ Trưởng Ban Địa Ốc.
– Năm 1964 biệt phái ra dân sự làm Cơ Khí Trưởng trên các thương thuyền Nhựt Lệ, Trường Sơn của Ủy Ban Đặc Trách Hàng Hải do Hải Quân cai quản.
– Năm 1966, giải ngũ trở lại công ty Shell Việt Nam, làm Cơ Khí Trưởng các thương thuyền chở dầu Angkor và Cypréa.
– Ngày 11/4/1972 là ngày cuối cùng giả từ hải nghiệp.
– Ngày 29/4/1975 lúc 4 giờ chiều, bỏ của chạy lấy người, cùng gia đình xuống tàu Trường Hải (cựu Cypréa) rời khỏi Việt Nam sang Singapore, đến đảo Guam (USA), tạm trú 6 tháng tại trại Fort Indiantown Gap, Pennsylvania, chuyển sang Albany tiểu bang Oregon sinh sống và lập nghiệp.
Hiện về hưu sinh sống với con cháu tại San Jose, California.