Một thủy thủ Ba Lan được cứu sống sau bảy tháng trôi dạt

Đảo  Réunion : Một thủy thủ Ba Lan được cứu sống sau bảy tháng trôi dạt trên Ấn Độ Dương

 Albatros

Zbigniew Reket, 54 tuổi thuật lại chuyến tàu trôi dạt 7 tháng trên biển

Sau cuộc hành trình kéo dài ba năm xuyên qua Mỹ, Ấn Độ, Nam Dương và bảy tháng trôi dạt trên Ấn Độ Dương, người thủy thủ người Ba Lan đã được cứu sống, bị đói khát nhưng sức khỏe không bị biến chứng đặc biệt.

Nhiều người vẫn không tin lời nói của người thủy thủ nầy nhưng những kiểm chứng của chánh quyền đảo Réunion đã xác nhận những lời khai của anh. Anh đã bị trôi dạt bảy tháng trên Ấn Độ Dương với một câu chuyện hoang đường và một cuộc cứu nạn huyền diệu ngay trong buổi chiều ngày Lễ Giáng Sinh.

Zbigniew Reket, 54 tuổi cho thấy thân thể thật gầy và chiếc tàu của anh trong tình trạng tồi tàn. Theo lời của anh, thức ăn chỉ còn đủ cho một tháng và anh đã ăn dè sẻn tối đa, chỉ ăn những phần ăn thật nhỏ. Anh cho biết được sống sót được là nhờ câu cá và phơi khô những con cá trong chiếc tàu nhỏ bé của mình. Những nhân chứng đến thăm con tàu của anh đã xác nhận điều nầy.

Trong cuộc phỏng vấn của đài truyền hình với anh, anh cho biết đã sống ở Mỹ năm 2014 và anh đã đến Ấn Độ để chỉ mua một chiếc tàu. Sau đó anh không thể trở về vì thẻ cư trú đã hết hạn và từ đó bắt đầu chuyến trôi nổi trên Ấn Độ Dương.

Thật ra, chiếc tàu anh đã mua chỉ là một chiếc ca nô cấp cứu cũng như những chiếc ca nô khác mà người ta thấy trên những chiếc tàu chở hành khách. Zbigniew Reket là người thích mài mò sửa chữa và dự định biến chiếc tàu của mình trở thành du thuyền trước khi đem nó trở về Los Angeles. Dự tính thật tham vọng nhưng anh không thể trở về Mỹ một cách chính thức, người đi biển Ba Lan đành xuống tàu phiêu lưu và anh đã may mắn được trở về.

Zbigniew Reket trước tiên nhắm đến thành phố Jakarta của Indonésie nhưng không đến được. Cột buồm bị gãy và những cơn gió đã đẩy con tàu trôi xa hơn về phía Tây nhưng sau cùng con tàu  cũng đến được đảo Comores trong những điều kiện hết sức khó khăn. Zbigniew cho biết đã ở lại đó trong 2 năm trời và dự định sửa chữa chiếc tàu của mình. Anh đã xin Tòa Đại Sứ Ba Lan ở Kenya giúp đở nhưng họ từ chối hồi hương anh về sứ sở, anh cho biết thêm với tờ báo địa phương Journal de la Réunion.

Sau đó, anh lại ra khơi ngày 20 tháng Năm với hi vọng đến được Nam Phi. Lần nầy, lại không có động cơ khiến con tàu trôi dạt khủng khiếp. Anh cho biết : « Nhiều lần tôi trông thấy đất liền mà không thể đến gần. Tôi cũng gặp những chiếc tàu đi ngược chiều nhưng máy vô tuyến không còn điện ». Cho đến khi trôi dạt ngoài khơi ngang đảo Réunion ngày Thứ Hai (25/12/2017) lối 7 giờ sáng, một chiếc tàu buồm đã để ý đến nó. Sau đó, một chiếc tàu cấp cứu được gởi đến và kéo nó về bến.

Khi về đến bến, người đi biển Ba Lan được giúp đở bởi Hội của những thân hữu của Thủy Thủ vùng Cảng Réunion, những người nầy đã giúp đở thực phẩm, quần áo và chăm sóc. Theo kết quả kiểm nghiệm y tế, Zbigniew bị hậu quả do thiếu ăn nhưng không bị bệnh gì đặc biệt. Người dân địa phương cho đó là một phép lạ của ngày Lễ Giáng Sinh năm 2017.

Phạm Tấn Quốc : Cuộc đời và sự nghiệp

Phạm Tấn Quốc : Cuộc đời và sự nghiệp

 

Phạm Tấn Quốc
K 17 Pont

Phạm Tấn Quốc và Thùy Dương

Sau hai năm lang thang từ Đại Học Khoa Học cho đến sở Mỹ cuối cùng rồi tôi cũng nghe lời Mẹ thi vào Trường Hàng Hải Phú Thọ. Tôi rất rét môn Pháp Văn nên chỉ chọn làm môn sinh ngữ hai, do đó khi biết trường Hàng Hải chỉ dạy toàn tiếng Tây tôi rất lo lắng khi đã được nhận vô học. Thú thật trong những tháng đầu tiên vừa được Bố dạy kèm theo mà còn phải chống chọi với căn bệnh Tê Liệt Có Định Kỳ nên cứ nghĩ rằng mình sẽ phải bỏ cuộc nửa chừng. Có lúc tôi nằm bệnh viện Chợ Rẫy để trị bệnh với Bác Sĩ Trần Ngọc Ninh phải bỏ học khoảng hơn một tháng. Thầy Ducasse do có quen với Bố nên ghé qua hỏi thăm tôi. Thầy hứa hẹn với Bố sẽ đưa những bài còn thiếu và sẽ nhận tôi đi học lại khi hết bệnh. Trở lại trường được vài tháng thì Việt Cộng tấn công Mậu Thân, trường đóng cửa và toàn bộ sinh viên phải gia nhập Sinh Viên Học Đường. Vậy mà không biết thế nào tôi qua được giai đoạn huấn luyện cơ bản, được bắn bia bằng súng trường Garant lần đầu tiên và sau đó đi gác tuyến bờ sông Hàm Tử.
Đi học lại vài tháng thì đã đến mùa Hè, tôi được ông Thuyền trưởng Trương Văn Tây nhận làm thực tập dưới chiếc Trường Kỳ. Trong khoảng thời gian nầy ông đang nộp đơn xin đi tàu viễn duyên Việt Nam Thương Tín nên ông khuyến khích tôi cùng học môn Navigation và làm point bằng cách xử dụng sextant và toán hàng hải. Đến khi trở lại trường thì môn Navigation, Sextant, điều chỉnh la bàn, starfinder đều đã rất vững vì thực tập nhiều lần. Ngoài ra môn đánh đèn hoặc hải hành đường sông Saigon, ra vô các hải cảng miền Trung tôi đều rành rẻ. Tôi ra trường năm 1969 với điểm khá cao, Á khoa bằng Viễn Duyên và thủ khoa bằng Cận Duyên. Được nhận trở lại Trường Kỳ với tính cách sinh viên thực tập chính thức. Tháng 7 năm 1969 tôi làm Sĩ Quan Phụ Tá trên chiếc Sao Mai, rồi trở lại tàu Trường Kỳ làm Sĩ Quan Phụ Tá và sau đó lên làm Thuyền phó trong tháng sau đó. Đầu năm 1970 bị động viên vào khóa 1/70 Thủ Đức về phục vụ Hạm Đội Hải Quân từ năm 1970 cho đến 30 tháng 4 năm 1975.
Việt Nam Cộng Hòa tan rã, đi tù cho đến tháng 6 năm 1978 bị đưa về giam lỏng kinh tế mới Lai Khê. Tháng 11 năm 1978 bị đưa qua Kratie làm dân công hỏa tuyến đi xâm mìn. Tháng 1 năm 1979 trốn về Saigon, sau đó được mướn làm thuyền trưởng ghe đăng ký ở Long An. Tháng 9 năm 1979 các ghe đăng ký bị hủy bỏ trốn về Saigon đến tháng 11 thì phụ người bạn đóng ghe chui ở Cầu Chữ Y. Tháng 1 năm 1980 vượt biên thành công được tàu quân sự Mỹ vớt, sang Mỹ tháng 3 năm 1980, sáu tuần lễ sau khi rời Saigon. Tháng 3 năm 1989 đoàn tụ lại với vợ và ba con. Không may vợ bị bệnh nan y và qua đời năm 2009.
Về hưu từ năm 2009, hiện sống tại Nam California với người vợ thứ hai, Thùy Dương.

Khóa 12

Hoàng Mộng Giới Canada Lê Thanh Thủy
Nguyễn Hoàng Nam USA Lê Thanh Cảnh USA
Vân Đạc Canada Nguyễn Viết Nhã France
Đặng Đình Hiền USA Nguyễn Gia Thọ
Nguyễn Ngọc Tú Trần Hữu Phước Australia
Nguyễn Mạnh Hiển USA Nguyễn Đức Hạnh
Phạm Ngọc Tài USA Hà Văn Tài USA
Lâm Chí Hiếu USA Trần Thanh Tuyền Vietnam
Ngô Quang Phương USA Phạm Minh Đức Canada (mất)
Châu Văn Bảy
Nguyễn Văn Nhầu

Souvenirs, souvenirs …

 

Khóa 13

 

Nguyễn Ngọc Nhơn France Võ Thành Châu  
Trần Văn Bé USA Nguyễn Tài Tuần  
Ong Ngọc Bảo USA Nguyễn Thành Phát  
Hà Phú Cường Canada Tô Minh Châu  
Hoàng Thế Hùng   Nguyễn Minh Châu  
Lê Thanh Phong USA Phạm Văn Bê  
Lê Phát Minh   Nguyễn Trí Tài  
Nguyễn Tấn Lộc USA (mất) Lê Thanh Thủy  
Lương Diễm Tường USA Huỳnh Văn Lai  
Nguyễn Quốc Kiệt USA Mai Hữu Hòa USA
Lê Châu An Thuận USA Nguyễn Đức Trung USA (mất)
Nguyễn Văn Thược  
Nguyễn Thái Bình Vietnam (mất)
Nguyễn Đức Từ  
Huỳnh Duy Thạch Việtnam -Hoàng Sa (mất)
Nguyễn Xuân An  
Phan Chánh Lập  
Hoàng Quý Châu USA
Lê Ngọc Đảnh  
Phạm Minh Nhẫn  
Nguyễn văn Nhã Vietnam (mất)

Souvenirs, Souvenirs …