Tàu Tân Nam Việt và Anh Tuấn trong biến cố 30/4/1975

Tàu Tân Nam Việt và Anh Tuấn trong biến cố 30/4/1975

Tin tổng hợp

Source : https://canhsatdachien.wordpress.com/ngay-mat-nuoc-bo-nha-ra-di/

M/S TÂN NAM VIỆT

Tàu TÂN NAM VIỆT

Cựu Thuyền Trưởng Trương Hạo tàu Tân Nam Việt

Tàu Tân Nam Việt rời Sài Gòn ngày 30/4/1975 trong buổi sáng mang theo khoảng 600 người trốn chạy chế độ cộng sản. Chuyến khởi hành không có Thuyền trưởng. Chiếc tàu trọng tải khoảng 4000 tấn, khá lớn và tình trạng còn rất tốt so với những chiếc tàu của đội thương thuyền Việt Nam Cộng Hòa thời bấy giờ. Thuyền trưởng Trương Hạo là vị Thuyền trưởng làm việc lâu đời nhất từ lúc con tàu được mua lại vào năm 1971 cho đến cuối năm 1974, Thuyền phó lúc đó là N/T Ngữ lên thay thế cho đến ngày di tản. N/T Trương Hạo năm nay 91 tuổi nhưng vẫn còn nói chuyện minh mẫn và vẫn còn lái xe đi chợ ở San José được dù cái chân bị gãy, đó cũng là lý do ông không thể đến tham dự Đại Hội VNHH năm 2018 tại Houston.

N/T Trương Hạo cho biết thêm chi tiết về Thuyền chủ tàu Tân Nam Việt cũng là sở hữu chủ của 2 rạp ciné EDEN và NAM VIỆT (Chợ Lớn) và chiếc tàu sau đó được bán lại với giá 150 000$US.

Theo thông tin do anh ĐT Hoành cung cấp, trên tàu TÂN NAM VIỆT khi di tản, chỉ có người con của Thuyền chủ hiện diện trong chuyến tàu. Khi tàu đến Guam, vị nầy muốn tiếp tục khai thác con tàu trên những hải trình Á Châu và muốn mời anh Hoành làm Cơ Khí Trưởng nhưng anh Hoành không nhận lời.

Ký giả Trọng Minh

Tàu Tiền Phong và tàu cá Việt Thủy 1 tại Subic Bay

Sau những lần tìm kiếm đường đi thất bại, chiều ngày 29 tháng 4-75 tôi từ nhà ở đường Lê văn Linh quận Tư (bên hông chợ Xóm Chiếu) lang thang ra đường Trịnh Minh Thế trước cửa Kho Năm tức Nhà Rồng để dò la xem có chiếc ghe thuyền hay tàu biển nào ra khơi thì xin đi ké, không ngờ trong lúc tôi đang mò mẫm đường vào Kho Năm thì gặp được một toán, gồm khoảng một đại đội quân nhân Nhảy Dù đang tiến vào Kho Năm để lên tàu, thế là tôi tháp tùng theo nhưng không bị cản trở như một số người khác, nhờ trước đó tôi hành nghề "phóng viên chiến trường" nên quen biết khá nhiều cấp chỉ huy, nhất là các đơn vị tác chiến như: nhảy dù, thuỷ quân lục chiến, biệt động quân, biệt kích. v.v…Anh em nhảy dù khi vào Kho Năm, lúc đầu chiếm giữ chiếc tàu biển Tân Nam Việt, nhưng chờ tới khuya cũng không có "tài công", trong lúc mọi người đang lúng túng chưa biết phải giải quyết bằng cách nào thì may mắn một con tàu nhỏ, tàu Tiền Phong đi ngang qua, thế là anh em Nhảy Dù áp lực buộc tàu Tiền Phong phải "cập vào" để anh em chuyển qua tàu Tiền Phong ra khơi, lúc đó trên tàu có rất nhiều người mang theo radio để theo dõi tình hình thời cuộc diễn biến qua đài phát thanh nên tôi được biết là khoảng 11 giờ 30 khuya 29 tháng 4-75, đây cũng là lần đầu tiên tôi được nghe bài ca Nối Vòng Tay Lớn của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ...
(trích Trần Quốc Bảo - tuần báo Thế Giới Nghệ Sĩ số 12) 

Tàu Tiền Phong cập phía ngoài Khu trục hạm HQ 2

Leo giây trèo lên tàu TÂN NAM VIỆT khoảng 10 giờ sáng ngày 30 tháng Tư năm 1975

Vũ Thụy Hoàng

Kho 5 Khánh Hội là địa điểm được nhiều quân nhân, công tư chức túa đến. Tại đấy có mấy chiếc tàu buôn lớn của Việt Nam đang đậu sẵn (…) Đứng trên đài chỉ huy của tàu Trường Xuân, Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy nhìn thấy rõ cảnh dân chúng xông ra tàu, sau khi lệnh cho quân dân các cấp hạ khí giới được loan báo trên đài Phát thanh SÀI-GÒN (…)
Cả một trung đội Cảnh Sát Dã Chiến võ trang đầy đủ tràn vào. Ai cũng vội vã chạy lên tàu, chen lấn nhau, làm cầu tàu gẫy. Không có cầu tàu họ tìm mọi cách, mọi phương tiện để lên tàu. Người trèo qua cần trục ở gần tàu để xuống. Phía trên bờ, phía ngoài sông, quanh mũi, sau lái : người người leo giây, cõng nhau, công kênh nhau lên vai, trèo lên lưng nhau để cố lên tàu (…)
Rồi Phòng Điện Tín được thông báo tàu Việt Nam Thương Tín và tàu Tân Nam Việt bị phục kích ở gần khu Rừng Sát. Tin này làm Trường Xuân phải chuẩn bị để đương đầu. Thuyền trưởng Lũy ngay sau khi thấy tàu bị đám đông tràn ngập, trong đó có nhiều người võ trang súng ống, đã cho lập ngay ban Tham mưu của tàu, trong đó có một số sĩ quan quân đội. Trung Tá Lưu Bính Hảo (Chỉ huy trưởng Biệt Đoàn 5 CSDC), có cả một trung đội Cảnh Sát Dã Chiến võ trang đầy đủ đi theo, được cử làm Trưởng ban An Ninh.

Source: Thương cảng Sài Gòn : “ Nước vỡ bờ ” (Sài Gòn Tuyết trắng)

Thuyền Trưởng Phạm Ngọc Lũy

... Tàu Tân Nam Việt vẫn đậu ở kho Năm, ngay cạnh tàu Trường Xuân. Ngoài cổng có Quân đội gác giữ trật tự (…). Tôi đã không nhận làm Thuyền Trưởng tàu Tân Nam Việt.

Tàu Tân Nam Việt rời SÀI-GÒN vào sáng ngày 30-4-75, trước giờ đầu hàng, không có Thuyền Trưởng (…) Tàu Việt Nam Thương Tín bị phục kích ở khu Rừng Sát (ra đến sông Lòng Tảo bị Cộng quân nã B-40 vào). Có người chết đã được thủy táng (nhà văn-nhà báo Chu Tử). Có Điện SOS Cầu Cứu. Tân Nam Việt cũng bị phục kích. Cả hai tầu trên đều khởi hành trước tầu Trường Xuân (…)
Một trung đội Cảnh Sát Dã Chiến còn nguyên quân phục và khí giới leo lên tàu. Trung tá Chỉ huy Trưởng (Biệt Đoàn 5 CSDC) Lưu Bính Hảo, nói nhỏ với tôi : “Chúng tôi đang kéo ra vùng ngoại ô, sẵn sàng để ngăn giặc thì được tin đầu hàng nên đành phải rút lui.” Dứt lời, Hảo gục đầu vào thành tàu, im lặng không nói gì thêm nữa.

Source: Chuyến đi cuối cùng của tàu Trường Xuân

Nguyễn Thị Hoa

....   Khi tới bờ sông, mọi người đều phải xuống tàu thiệt lẹ. Vào lúc bối rối như vậy, tôi mất luôn túi quần áo. Như vậy tôi chỉ còn một bộ quần áo trên người mà đi khỏi nước. Chiếc tàu chúng tôi đi tên là tàu Tân Nam Việt. Tàu này lớn lắm, chở được tới năm sáu trăm người. Tôi thầm mong cho em tôi tới kịp trước khi tàu đi, nhưng em tôi không bao giờ đến được nữa.

Khi tàu chạy, tôi rất sợ. Nhiều người đứng trên boong nhìn Việt Nam lần cuối. Hình ảnh cuối cùng là bãi biển Vũng Tàu, nhưng tôi không nhìn lui nữa vì buồn quá. Tôi đã bỏ hết mọi thứ lại nhà, chẳng biết từ nay trôi nổi tới đâu ...

Source: Má ơi, con đi bây giờ đây - Nước Mắt Trước Cơn Mưa - Nguyên tác:Tears Before The Rain của Larry Engelmann

Tàu TÂN NAM VIỆT

Rescue and Assistance – A Freighter adrift

Late that same day, a drifting civilian Vietnamese coastal freighter, the TAN NAM VIET, hailed KIRK and requested immediate assistance, claiming to be out of fuel and slowly sinking. This ship had also escaped from Saigon, taking at least two B-40 rocket-propelled grenade hits from North Vietnamese forces on the banks of the river. She had over 600 refugees crowded aboard, and had hurriedly gotten underway without a qualified engineer on board. When her engine eventually ran out of fuel, she came to a stop, as no one knew how to transfer her reserve fuel. Slowly rising water in the engine room brought on fears of sinking, but the bilges could easily have been pumped had anyone simply known how to do it. KIRK’s engineers – led by her intrepid Main Propulsion Assistant, LT John S. Pine and Chief Boiler Technician Wallace L. Michaelson – boarded the ship, and in spite of a significant language barrier (none of the Vietnamese crew spoke English, technical manuals were in Japanese, and instruction plates were in Vietnamese), they went to work in the engine room. Just before midnight, they succeeded in starting the freighter’s huge main engine. At the time, the main deck was covered with sleeping women, children, babies, and mothers nursing their infants. The peace and quiet was abruptly shattered with the roar and rumble of the main engine coming to life. KIRK’s young engineers had mixed emotions. Their success had awakened the sleeping babies, who were now – in unison – crying their eyes out. But the main engine was running again, and the ship was alive once more. When the engine had warmed it was quickly secured and the babies thankfully drifted back to sleep. TAN NAM VIET, too, drifted quietly in the holding area the remainder of the night.

Most of Friday, 2 May was spent patrolling the holding area, transferring food, water, medicine, and supplies, and after a number of false starts, finally shepherding a reluctant TAN NAM VIET on her way east toward the Philippines. Many hours later, KIRK was at long last detached from the holding area and steamed off to rejoin the full formation of the Vietnamese Navy, which was moving slowly east under the escort of USS COOK (DE-1083). But TAN NAM VIET soon blocked KIRK’s path once again. The freighter was lying dead in the water on the horizon. And once again KIRK’s engineers returned aboard for additional engineering repairs – including rebuilding one cylinder of the massive main propulsion engine. KIRK’s Executive Officer, LCDR Richard B. McKenna, accompanied by Chief Hospital Corpsman Stephen Burwinkel and supply personnel, who held sick call and distributed food and supplies to the refugees, joined the engineers and the entire contingent remained aboard TAN NAM VIET overnight and throughout the next day.
[ USS KIRK (FF-1087) Association > Operation Frequent Wind ]

Tàu TÂN NAM VIỆTUSS TUSCALOOSA (LST-1187) bên phải

The First – and Last – Open Ocean Transit of a Vietnamese Navy Fleet ]

Finally catching up to the formation again on 3 May, KIRK immediately went alongside the Vietnamese flagship, RVNS TRAN NHAT DUAT (HQ-03) to render engineering assistance (…)
But this time it was a full six-line moor alongside a drifting Vietnamese destroyer escort, not a highly choreographed underway replenishment (…)
Many hours later TAN NAM VIET, once again under her own power caught up with the formation, and KIRK’s exhausted – but successful – engineers, medical, communications, and supply personnel finally returned from both TAN NAM VIET and HQ-03 (…)
Under the command of Commander, Destroyer Squadron 23 (Commodore Donald “Pete” Roane, embarked in KIRK), USS KIRK and USS COOK, USS TUSCALOOSA (LST-1187), USS DELIVER (ARS-23), USS ABNAKI (ATF-96), and USNS LIPAN (T-ATF-85) formed the immediate escort and support force for the remnants of the Vietnamese Navy. Other ships of the Seventh Fleet – including USS MOBILE (LKA-115), USS BARBOUR COUNTY (LST-1195), USS VEGA (AF-59), and USS DENVER (LPD-9) – though not part of the immediate escorting force, provided vital medical and logistical support throughout the remainder of the transit to Subic. The combined USN/VNN “fleet”, now nearly forty ships strong, then settled down to a slow, eastward transit toward the Philippines. The formation was a simple one : two parallel columns, each with sixteen refugee-laden Vietnamese ships stretching back over five miles, with the American ships maneuvering around and within the formation providing engineering, medical, and logistical support. Fortunately, the Pacific Ocean lived up to its name, as the transit was extraordinarily calm and peaceful. Few of the thirty thousand refugees had ever experienced the open ocean, but for the most part they were thankfully spared the misery of mal de mer.
[ FF-1087 USS KIRK Association > Operation Frequent Wind ]

Vũ Quí Hạo Nhiên

... Khi được tin SÀI-GÒN thất thủ, chiếc (Khu trục Hạm) USS Kirk FF-1087 (Fast Frigate) đã rút ra ngoài 150 hải lý. Ông (thủy thủ) Bongaard nhớ lại (…) : “Lúc ra khỏi hải phận Việt Nam đang đi về phía Subic Bay, thì chúng tôi lại nhận được lệnh mới là đi về hướng đảo Côn Sơn. Thế là chúng tôi lại trở vào. Tại đây chúng tôi phối hợp với tàu Việt Nam di tản người tỵ nạn.” Đến Côn Sơn, đoàn tàu Mỹ gặp nhóm tàu Việt Nam (…)

Vị Tư Lệnh Hải Quân Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang, người trở lại cầm đầu binh chủng Hải Quân chỉ trong hơn chục ngày cuối cùng : “Chúng tôi có một đoàn tàu 24 chiếc, tàu Hải Quân đủ loại. Đi từ Cảng Sài Gòn, hẹn với tàu Mỹ tại Côn Sơn, rồi từ đó đi Subic Bay. Số người trên đoàn tàu vừa có các quân nhân, thủy thủ, gia đình, vừa có người dân thường, cả thảy tới khoảng 20 ngàn người.”
Lúc 3 giờ sáng ngày 2 tháng 5, đoàn tàu khởi hành. Chiếc tàu Tân Nam Việt gặp trục trặc máy móc, chiếc USS Kirk phái mười nhân viên qua phụ (…) Thực phẩm, nước uống, thuốc men, được đưa từ USS Kirk qua các tàu cùng đi. Thuyền trưởng (Trung tá Paul H.) Jacobs nhớ lại : “Tàu nào cũng đông người, may mà biển yên chứ nếu thời tiết xấu thì quả thật tôi không biết tổn thất sẽ đến bao nhiêu.” Tướng Cang cũng đồng ý : "Đoàn tàu đi bình yên, tới Subic Bay không trở ngại gì." ...
[ Chuyện cô gái mang tên Chiến thuyền USS Kirk ]

Trên tàu TÂN NAM VIỆT ra đi có vài Cảnh-Sát Dã Chiến (CSDC) Cảnh Sát Hải Cảng (CSHC):

- ông già CSHC ra đi cùng 1 con trai lớn (không đem gia đình theo lên tàu)

- ông Nỡ CSHC ra đi sáng ngày 30-4-75 (vợ con đã rời tàu trở về nhà đêm 29-4-75

Đồng Sa Băng

Mũi Orote (Orote Point) thuộc căn cứ Hải Quân Guam được tẩy sạch hơn 500 mẫu tây hoang dã nằm bên cạnh phi đạo để dựng lên hàng trăm căn lều vải và được mệnh danh là Phố Lều « Tent City » (…) tháng 5 năm 1975 ba chiếc tàu cập vào hải cảng Apra Guam với gần 15 ngàn người di tản. Và hai ngày kế đó, ba chiếc tàu khác đổ xuống Apra gần 8 ngàn người tị nạn (…)
Những chiếc tàu đến đảo Guam trong những ngày đầu (…) gồm có chiếc thương thuyền USS Challenger của Hoa Kỳ, Việt Nam Thương Tín, Tân Nam Việt, và nhiều chiếc tàu khác thuộc Đệ Thất Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Những ngày kế tiếp, hàng loạt những tàu khác như Long Châu, Long Hồ, Đồng Nai, và 45 chiếc chiến hạm của Hải Quân VNCH đến từ Subic Bay.
[ Guam và Bản Tình Ca
(Dấu Chân Người Tị Nạn) ]

Trần Hậu Khánh

Tàu VNTT1 là chiếc tàu đầu tiên đến Guam. Những ngày sau đó, có tàu Tân Nam Việt đến ngày 15-05-1975, tàu Trường Hải và HQ 500 22-05-1975, tàu Đồng NaiĐại Dương 23-05-1975. ...

Bán Dầu Cho Tàu Tân-Nam-Việt - Tàu Tân-Nam-Việt đến Guam ngày 15/5/75 và cũng neo ở vịnh Apra. Chủ tàu cùng di tản ra khỏi Việt-Nam, nên Tân-Nam-Việt có thể được khai thác thương mại một cách hợp pháp, nếu đăng ký với một quốc gia nào đó. Vì thế, Tân-Nam-Việt đã mua một số lượng dầu, thực phẩm, bia, rượu, chén, dĩa, ly, tách, silver sets…của VNTT1 để lại...

Thương Thuyền Việt Nam Thương Tín 1: Những dữ kiện sau 30/4/1975

Thủy thủ Mỹ và nhân viên cơ khí Việt Nam trong phòng máy của tàu Tân Nam Việt trong biến cố 30-4-1975

Tàu dầu ANH TUẤN

Tàu dầu ANH TUẤN

Tàu dầu Anh Tuấn đậu bến ở Sài Gòn trong những ngày cuối tháng Tư, Thuyền trưởng lúc đó là N/T Tạ Cảnh Hi từ chối theo tàu di tản, vì lý do đó nên N/T Trương Hạo lên thay thế. Tàu Anh Tuấn chạy đến Subic bay mang theo trên 1000 dân tị nạn trong số đó có ông Tổng trưởng Bộ Thông Tin, Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện, Tổng Thư Ký Tối Cao Pháp Viện. Chiếc tàu sau đó được bán lại với giá 50 000$US tại Phi Luật Tân qua trung gian của một người Mỹ có vợ Việt Nam.