19?? – được mẹ đẻ ra đời tại làng An -Chỉ, tỉnh Quảng Ngãi
ĐINH TẤN NGHI Cơ Khí 1973
1956 – bắt đầu đi học a, b, c…tại trường làng 1964 – vào trung học ở thị xã Quảng Ngãi 1965 – gia đình phá sản phải vào Sài Gòn sinh sống, nghỉ học chỉ học tại gia
1970 – đậu Tú tài phần 1
1971 – trở lại trường học năm cuối, đậu Tú tài phần 2,
trúng tuyển vào trường Việt Nam Hàng Hải 1973 –Tốt nghiệp VNHH ban cơ khí
phục vụ một thời gian ngắn trên các tàu Nam Quan và Anh Tuấn 1974 – giã từ biển cả, bắt đầu làm cho hãng dệt ở Đà Nẵng 1975 – định cư ở US 1976 – gặp lại Đinh Văn Thạnh bạn cùng khoá ở VNHH
và cùng nhau lập lại cuộc đời, cùng với Đinh Văn Thạnh ghi danh học ở University of Nebraska – Lincoln 1977 – không chịu nỗi cái lạnh của Nebraska xin chuyển về Drexel University Philadelphia, PA. 1981 – tốt nghiệp với BSME làm cho Philadelphia Naval Ship YardCử Còm
đến khi đóng cửa Hiện giờ đang làm cho Bureau of Census.
Lập gia đình năm 1982 và hiện đang sinh sống tại Virginia, USA Thỉnh thoảng hay dùng những tên như: Thiên Hồng, An Đình, Gia Huyền Nghi, Cử Còm, …….
– Sinh-quán tại Đức-Phổ, Quảng-Ngãi – Trung-học Đệ-Nhất cấp: Trường T.H. Đăng-Khoa tại Đức-Phổ, Quảng-Ngãi. – Trung-học Đệ-Nhị cấp Tú-tài I & II: Trường T.H. Trần- Quốc-Tuấn tại Thị-xã Quảng-Ngãi – 1970: Tốt-nghiệp trường Việt-Nam Hàng-Hải, ban Cơ-khí, khóa 19 với văn-bằng lý-thuyết Sĩ Quan Cơ Khí hạng Nhứt và hạng Nhì – Jul-Aug 1970: Bắt đầu làm việc trên những tàu remorqueurs của hảng “ALASKA BARGE & TRANSPORT, Inc.” ở Cam-Ranh và Vũng-tàu. Làm chung với bạn Lâm cùng khóa CK18 – Nov-Dec 1970: Élève trên tàu Cyprea, đang neo trên sông Bạch-Đằng để sửa-chửa, bảo-trì và kiểm-tra định-kỳ (periodic refit & survey). Làm chung với bạn Thọ cùng khóa CK18. Ông Bùi Xuân Đàm là thuyền-phó lúc bấy giờ. – 1971-1975: Sĩ-quan Cơ-Khí, từ Élève đến Máy Nhì, trên thương-thuyền viễn-dương Việt-Nam Thương-Tín I. Làm chung với bạn cùng khóa Bùi-Hữu-Hoàng (P18). Thuyền –Trưởng là ông Nguyễn-Nhứt-Thống, ông Alain Traonouil và ông Võ-Kiết-Triệu. Cơ-khí trưởng là một người Pháp (quên tên), ông Nguyễn-Văn-Tươi và ông Phùng-Văn-Gạt. -1975: Nhận văn-bằng thực-hành SQ CK Hạng Nhì, Việt Nam
-1975-1982: Định-cư tại Ottawa, Canada. Làm việc cho công-ty sản-xuất appliances “Admiral Corporation Canada Ltd.” và tiếp-tục theo hoc Marine Engineering của Canada. Trong thời-gian nầy (1980/81) có làm việc trên tàu viễn-dương chemical tanker “Canso Transport” và trên Great Lakes’s bunk carriers “Mapple Cliffhall” và “Cartier Cliffhall” của hảng tàu “HALL Corporation” tại Montreal, Québec với chức-vụ SQ CK 3 và 2 – 1982: Định-cư tại Victoria, BC Canada, trở lại nghề CK Hàng-Hải với Canadian Coast Guard, Department of Fisheries and Oceans Canada – 1985: Hoàn-tất Marine Engineer First Class Canada và chứng-nhận (certified) là Cơ-Khí-Trưởng (Chief Engineer) – 1998: Tốt-nghiệp Master of Science (MSc) degree in Shipping Management (Technical Stream) from the World Maritime University in Malmo, Sweden – 1999/2000: Instructor, Marine Engineering tại PMTC (Pacific Marine Training Campus) của BCIT (British Columbia Institute of Technology), Vancouver BC
Sanh ngày 20 tháng 11 năm 1919 tại làng An Lễ, tỉnh Nam Định. (trên giấy tờ ghi ngày sinh 03 tháng 03, năm 1920)
Lúc thiếu thời học ở các trường địa phương. Sau hoc trường Tư Thục Thăng Long, Hà Nội 1937 – 1939.
Thưong mại: buôn bè và vật liệu xây cất ở Hải Phòng trước năm 1946.
Tản cư từ cuối năm 1946, do chiến tranh Việt- Pháp.
Tham gia hoạt động và tiếp tế các anh em phong trào Duy Dân ở Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình ( Phát Diệm ) 1947.
Dạy hoc ở trường Sư Huynh St Joseph ở Hải Phòng, 1949 – 1950.
Tốt nghiệp thuyền trưởng Viễn Duyên trường hàng hải Sài Gòn 1951.
Điều khiển con tàu « Định Mệnh Trường Xuân » trong ngày biến cố 30 tháng 4 năm 1975. Tàu rời bến Kho Năm, Khánh Hội, Sài Gòn lúc 13g25, mang theo 3628 đồng hương trốn chạy cộng sản, bỏ lại quê hương, cũng là chuyến đi cuối cùng của cuộc đời Hàng Hải!
Đến Hoa Kỳ định cư vào tháng 11 năm 1975.
Hội trưởng danh dự hội Thân Hữu Trường Xuân từ năm 1977.
Đi các nước tiếp xúc các hội đoàn, đồng bào các giới, kêu gọi thành lập cộng đồng Việt Nam hải ngoại 1976 – 1980.
Chủ tịch Phong Trào Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến, vận động quần chúng yểm trợ công cuộc đấu tranh do Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam khởi xướng 1981 – 1984.
Chia sẽ ý kiến với các vị trưởng tộc các họ Bùi, Đinh, Phạm… thành lập mỗi họ một từ đường để phụng thờ tiên tổ, giữ gìn truyền thống tốt đẹp, cũng là nơi quy tụ bà con thân tộc, duy trì liên lệ họ hàng để khỏi mất gốc.
Vận động các tổ chức cách mạng, chính trị, các hội đoàn cùng các cá nhân có thiện chí, thành lập một trận tuyến dân tộc, dân chủ, đủ sức mạnh để đương đầu với cộng sản, có đủ khả năng xây dựng đất nước trong tương lai.
Đoạn dây đỏi sau cùng đã rời khỏi tàu: “Máy tiến chậm, tay lái 5 bên trái…” con tàu từ từ rời bến. Sân cảng lúc này thật vắng vẻ. Những giọt mưa vào Thu bay đượm màu buồn ảm đạm. Lác đác một vài công nhân qua lại càng thêm phần hoang vắng. Quang cảnh im lìm và cô tịch hiện nét buồn bã như cảm thông nỗi lòng kẻ ra đi. Ba hồi còi vang lên như tha thiết, như mời gọi. Đối với mọi người đây là thông lệ hàng hải, nhưng đối với tôi những tiếng còi ngân dài đã tạo nên một cảm giác bâng khuâng khôn tả. Tôi bồi hồi và lặng người đứng trên boong tàu lòng buồn vời vợi ngắm nhìn cảnh vật phía sau.
Thành phố vẫn sừng sững và lặng yên trong đáy mắt. Những cảm nghĩ xoay cuồng trong hồn có lẽ giờ đây mọi người vẫn hăng say trong công việc “cống hiến”. Ngay cả những người thân trong gia đình tôi cũng vô tình không một ai hay biết được một biến chuyển lớn đang có trong tôi. Thật ngậm ngùi đành chấp nhận thành phố bỏ lại sau lưng, tôi cố nhìn lại lần chót để ghi vào ký ức.
Con tàu từ từ xuôi dòng sông Lòng Tảo để ra biển, qua những đoạn sông uốn khúc. Hai bên là cánh đồng lúa vừa gặt xong, nhưng vẫn còn đủ hương vị gợi lại tôi nhớ đến ngày nào cũng trên cánh đồng này những bà con vất vả bỏ công để tạo nên. Đối với tôi dòng sông Lòng Tảo đã quá quen thuộc, nhưng hôm nay từ chòm cây bụi cỏ, những hàng sậy hai bên bờ sông dường như có một cái gì khác lạ. Không phải cảnh vật đã thay đổi mà chính lòng tôi đã đổi thay. Tôi đã có một quyết định đổi đời, một đời sống Tự Do không gò bó, không bị hạn chế. Như tâm trạng của một người sắp đặt sẳn một biến cố, tôi phải rời xa khỏi vùng đất “ Độc Lập, Tự Do” này. Tôi nghe lòng lắng lại, một chút sầu muộn vương ngang đôi mắt. Có lẽ đây là lần cuối cùng để nhìn lại những hình ảnh quê hương. Tôi ngậm ngùi xót xa cho các ông cụ, bà cụ đang trĩu nặng trên đôi vai gầy, những gánh lúa cuối mùa đi thẳng tấp trên bờ ruộng, dường như cho một Nông Trường nào gần đây. Tuổi già của quê hương tôi là thế đó. Chỉ biết hy sinh, mượn nhọc nhằn, cần kiệm để lo cho tuổi trẻ, để rồi nhìn lại cuộc đời bằng một gia tài trống không của Nhà Nước để thừa cho. Tuổi già và quê hương như hai hình ảnh dính liền với nhau. Bao công lao khó nhọc để tạo dựng nên và tiếp tục từ đời này qua đời khác và bây giờ lại tiếp tục phục vụ. Những đứa con vừa lớn lên chẳng giúp ích gì cho tuổi gia trong gia đình, để rồi phải đi Lao Động Xã Hội Chủ Nghĩa, cầm súng cho Nhà Nước duy trì và bành trướng cái gọi là học thuyết Thiên Đường Cộng Sản. Tôi bùi ngùi và cay đắng cho sự việc đã và đang xảy ra khắp cùng trên đất nước. người ta cứ phải cuối đầu khuất phục, lặng yên và tuân theo chỉ thị của bọn họ với những hô hào : tăng gia sản xuất, lao động là vinh quang… Tiếng còi dài của một chiếc tàu chiến Liên Xô ngược chiều trực chỉ hải cảng Sài Gòn làm tôi giật mình và trở lại thực tại. Đoạn sông đủ rộng để hai tàu chạy ngược chiều nhau. Tôi bình thản ngắm nhìn và tiếp tục giang hành. Nhìn thoáng qua, tôi cũng thấy được rất rõ ràng những chiếc quân xa, xe thiết giáp xếp trên hầm tàu làm tôi nghĩ đến: lại chiến tranh! Bọn họ lại tiếp tục mang những thứ ấy để chém giết nữa đây trên các chiến trường Việt Nam và Kampuchia,..
Với 3 năm sống trong không khí mà người ta cho là thanh bình, tôi không tin! Tham vọng của họ vẫn còn, họ đã chà đạp lên Nhân Quyền và tiếp tục như không bao giờ sẽ chấm dứt. Một thanh bình giả tạo, để rồi nhiều đêm vẫn còn nghe tiếng bom nổ từ xa vọng về. Điều này đã khiến bậc cha mẹ lại hằn lên thêm nhiều nỗi lo lắng cho những đứa con thân yêu của mình. Một lần nữa tuổi già lại phải đau khổ và chỉ biết nguyện cầu cho mọi việc yên lành để mong có ngày nhìn lại nét yêu mến của con. Lớp người tuổi trẻ đã bị bọn họ đọa đày trong các chiến trường đẩm máu để phục vụ cho tham vọng ngông cuồng. Tuổi già đã hy sinh cho con cháu bằng biết bao tình yêu thương, bằng hơn 4 ngàn năm ròng rã cười vui gượng gạo. Chợt tiếng nói của người xung quanh làm tôi nhìn về phía trước, sắp đến một đoạn sông thật uốn khúc, cẩn thận một chút, tôi cho tàu giang hành giữa dòng sông. Dưới những tia nắng chiều yếu ớt sau cơn mưa, đoàn người đi Lao Động dọc theo hai bờ sông đang chuẩn bị trở về sau một ngày công tác Thủy Lợi. Những con đê dài đang xúc tiến thành hình bằng quá trình bóc lột thật nhẫn tâm sức lao động nhân dân mà Nhà Nước dã man chủ trương. Tôi lặng lẽ nhìn đầy sự cảm thông và thương tâm như cho chính mình sự nhọc nhằn mà người dân bị đầy đọa bằng tất cả mồ hôi và nước mắt để hoàn tất kế hoạch bọn Họ đặt ra. Quê hương tôi là những chuỗi ngày sống cho lao động và những đêm dài cho giấc ngủ chập chờn đầy lo âu cho ngày mai. Nhà Nước Cộng Sản vẫn tham vọng khai thác triệt để sức lực con người để phục vụ cho lý thuyết ảo tưởng của họ.
Núi Lớn – Vủng Tàu
Bây giờ trước mặt, ngọn hải đăng Vũng Tàu đã cháy sáng. Con tàu bắt đầu ra khơi, chung quanh là những đèn ghe đánh cá lúc ẩn lúc hiện theo từng đợt sóng nhấp nhô. Đêm bắt đầu xuống, tôi hướng nhìn về Sài Gòn một lần nữa, những tia sáng cuối cùng của hoàng hôn đang dần tàn theo bóng đêm. Các đợt sóng vỗ làm tàu lắc nhẹ và tiếp tục rẽ sóng. Trước mặt tôi giờ đây là một vùng biển mênh mông trong bóng đêm bao phủ. Tôi nôn nóng cho việc hành động cưỡng đoạt tàu sẽ xảy ra, tiếng sóng rẽ của tàu và ngọn hải đăng từ từ xa dần. Tôi quay lại nhìn một lần chót và đây là hình ảnh cuối tôi ghi vào lòng trên bước đường rời bỏ quê hương. Ngọn đèn từ từ chìm khuất dưới chân trời, tàu đang ở một vị trí rất xa ngoài khơi. Thế là hết, không còn nữa, một sự từ bỏ dứt khoát chế độ đã là cách khoảng không gian khiến tôi không còn nhìn được những gì đã và đang xảy ra cho quê hương tôi nữa. Những sự việc dự tính thành công, con tàu hướng về vùng trời mới, mang theo bao con tim đang khát vọng không khí Tự Do. Trong những giây phút lắng đọng của tâm tư để hồi tưởng về quá khứ, dư âm hồi còi còn đọng lại trong lòng tôi như những lời giã biệt, âm thanh kéo dài của tiếng còi như tiếng nấc từ đáy lòng của những kẻ ra đi. Hồi còi ngày xưa là lời chào bến cảng, tôi ra khơi. Ra khơi để hoàn tất chuyến công tác. Sự rời bến trong chuyến đi này là sự rời bỏ vùng đất chết, dưới những bàn tay xem nhẹ Nhân Quyền. Tiếng còi giờ này là lời tạm biệt: tạm biệt quê hương yếu dấu, tạm biệt những người thân, tạm biệt những hạnh phúc, những giàu đẹp chỉ có trên giấy trên tường hay trên những biểu ngữ, bích chương của Nhà nước Cộng Sản trong các chiến dịch thi đua Lao Động, Trăm Hoa đua nở, những loài hoa không hương không thắm, sớm nở tối tàn. Tự Do như có lời mời gọi và tôi đã ra đi. Bây giờ được hít thở không khí hiền hoà thanh bình thật sự, sống những giờ trên đất nước Tự Do. Mỗi khi nghĩ về quê hương như một tiếng gọi dịu dàng của tình hoài hương. Những tiếng buồn âm thầm trong lòng mỗi khi tưởng đến các bà mẹ, ông cha, các bậc sinh thành đang chịu nhục nhằn và lặn lội trong các Nông trường mất bao nhiêu sự Tự Do dưới sự kềm kẹp sắt máu của bọn họ. Dù không biết bao giờ, nhưng niềm hy vọng lớn lao và gần nhất vẫn là mong một ngày được trở về quê hương. Ước mong tìm lại cội nguồn, tìm lại những gì đã mất, nối lại vòng tay yêu thương xa cách của nỗi khắc khoải đợi chờ. Ước mong thanh bình thật sự sớm trở lại trên đất nước, màu cờ Tự do được tung bay phất phới. Âm vang hồi còi ngày xưa như còn ghi lại trong lòng tôi một khích lệ thật lớn cho nỗi hy vọng và động cơ thúc đẩy tìm lý tưởng mới cho cuộc sống. Thực hiện nguyện vọng được vẹn toàn trong ý nghĩa ngày tạm biệt quê hương của thuở nào.
Trương Văn Tài Wacol Hostel, Brisbane Tháng 09 năm 1978
Sau cùng thì Quan Tàu Tường cũng được mãn nguyện, được ra đi theo diện « Đoàn Tụ Bạn Bè » để gặp lại những bạn bè cũ đang chờ đợi Ông bên kia thế giới sau bao năm dài xếp hàng chờ đợi. Ông sống cũng buồn lắm với một cơ thể già yếu bệnh hoạn với số tuổi trên tám mươi, đi còn không vững, nên đi đâu phải có người đi kèm ; đối với một người năng động, thích xông xáo hoạt động thì đó là một điều khổ tâm không ít. Những người bạn thân thiết nhất với Ông như anh Tống Hữu Sáo, Mai Hữu Lễ, Nguyễn văn Phước, Reboul Augustin, Lê Hồng Phi … đã ra đi hết rồi và gần đây nhứt là Thầy Jean Ducasse, nhỏ hơn Ông một tuổi thuộc thế hệ của Ông mới vừa ra đi cách đây bốn tháng nên chỉ còn Ông còn sót lại như cây cổ thụ cuối cùng. Ở bên Tây, Hội Hàng Hải thỉnh thoảng có tổ chức ăn chung vài ba tháng một lần, số người chỉ có không đầy một chục gồm cả mấy vị phu nhân, tất cả đều đã về hưu và chỉ có tôi là tên trẻ nhất trong đám và vẫn còn làm việc. Người già sống với dĩ vãng, chỉ nhắc đi nhắc lại những chuyện cũ, trên trời dưới đất, nghe nhiều lần cũng nhàm, ngoài ra thì chẵng có đề tài nào mới và hấp dẫn, nên tôi có nói chuyện cũng ráng nghe. Tôi với Ông thuộc hai thế hệ tuổi cách nhau khoảng hai con giáp nên gặp nhau tôi chỉ có thể hỏi thăm tin tức về sức khỏe và nói chuyện bông lông chớ chẵng biết nói chuyện gì khác. Cuộc đời Ông gắn bó với nghiệp hải hồ, Ông nhớ rõ những chuyến đi trên những chiếc Cypréa, Great Ocean, Bintang Utara, Tung Pao ; những lúc thời tiết thật xấu, làm navigation à l’estime trên chiếc Great Ocean chẵng hạn trên đường đi từ Singapore về Sài Gon, bị bảo, trời bị mây che phủ, không có cái point nào hết, cuối cùng phải chạy đâm vào bờ và nhận ra Poulo Cécir de Mer được Ông kể lại rõ ràng với nhiều chi tiết, cũng như nó mới xảy ra ngày hôm qua.
M/T Caltex Sydney tiền thân M/T Bintang Utara
Tôi được đi với Ông trên chiếc Cypréa rồi Tung Pao, Bintang Utara cho đến khi mất Sài Gòn và qua Pháp cùng một lượt. Những lúc tàu Bintang Utara neo ở Singapore không trở về Sài Gòn, đêm nào hai Thầy trò cũng thả bộ đi ăn tối ở khu Ngầu Xé Xủi, hoặc ăn mì cà ry ở tiệm mì Hòa Hợp trong khu đó, khi nào đổi món thì có hủ tiếu Sa tê, món đặc biệt của Mã Lai. Đối với dân đi tàu Việt Nam thì những cái tên như Hồng Tấn Mã Thầu, Ngầu Xé Xủi, tiệm Thằng Gù Beauté, Cẩm Chướng là những tên rất quen thuộc đối với giới đi tàu. Khu Ngầu Xé Xủi là khu chợ chuyên bán về đêm, mở cửa đến mấy giờ sáng, có bán quần áo, đồ ăn uống đầy đủ không thiếu, dân đi tàu tụ tập ở đây vì không xa bến tàu, lấy ghe trở về chổ neo tàu không xa. Thật là xứ thanh bình, không biết đến chiến tranh, thiên hạ vui chơi, không lo lắng, chính quyền trong sạch, đi chơi khuya đến sáng cũng không sao, thiên hạ đua nhau làm giàu nhờ … chiến tranh xứ khác, trong khi ở Việt Nam chiến tranh lên đến cao điểm, chết chóc đau khổ ngút trời, quả là hai thái cực ở hai quốc gia cách nhau không xa, như thiên đàng và địa ngục. Thế hệ của Ông gắn liền với những tên tuổi lớn của nghành HHTTVN, của những vị lãnh đạo của Hải Quân Việt Nam, điều đó cũng đễ hiểu vì chính những vị đó cũng xuất thân từ những khóa đầu tiên của Trường Việt Nam Hàng Hải. Viết đến đây tôi cũng mường tượng cảnh ngồi với QT Tường nhậu sò huyết chấm tương ớt với bia Đại Hàn hay lẫu, ở Singapore gọi là Steam Boat khoảng đầu năm 1975, tính đến nay cũng gần 40 năm rồi. Điều đáng để ý, không biết quí vị có nhận thấy không, mấy ông đi tàu, đa số đều chết trước vợ. Quá ! chắc mấy bà hành hạ mấy ông dữ quá, cứ càm ràm, ngắt véo tối ngày trong mấy chục năm trời chịu sao thấu nên họ chiu không nổi, bỏ đi hết không dám trở về, biết đâu xuống dưới tha hồ có bồ mới, khỏi sợ mấy bà đánh ghen, coi bộ khỏe re. Hôm họp mặt tháng 11 năm ngoái, QT Tường có than thở với anh Thụy, tôi cũng có mặt ở đó, nói là có lẽ Ông còn nợ bà vợ nên chưa đi được và nói thêm là khi nào có đám tang Ông anh Thụy nhớ đi dự, phải chăng là lời báo trước về chuyến đi xa cuối cùng của Ông ? Và trong đám tang của Thầy Ducasse, QT Tường có nói trước quan tài rằng « Ông Ducasse đi trước, tôi sẽ theo sau » ; mà quả thật, Ông nối gót theo thật. Trong vòng khoảng 4 tháng, dân HHTTVN đã mất đi hai gương mặt lớn, coi bộ năm Thìn tốt nên nhiều người thích ra đi ? Nhìn cơ thể Ông suy yếu, đi mỗi hai chục thước là Ông phải dừng lại để nghỉ thì cuộc sống đối với Ông quả là một cực hình, chúng ta tuy buồn vì mất đi một gương mặt lớn nhưng nếu tưỡng tượng như QT Tường hiện giờ đang bàn tính đón Xuân với mấy người bạn già như Mai Hữu Lễ, Tống Hữu Sáo, Lê Hồng Phi, Reboul Augustin, Đoàn Luyện…. hay đang nhậu la ve với tôm khô củ kiệu, bù khú với nhau bên kia thế giới thì chúng ta cũng không nên quá đau buồn khi xa cách. Đời sống con người nằm trong định luật Sinh Trụ Hoại Diệt và hồi sinh, hoàn tất một giai đoạn lại tiếp tục giai đoạn kế tiếp, sự tiến hóa không bao giờ chấm dứt, linh hồn con người có chết bao giờ đâu. Bây giờ QT Tường đã rời bỏ thể xác, linh hồn tự do bay nhẩy, bây giờ chạy đua với ổng chưa chắc ai chạy lại. Giờ đây Ông đã đi xa, tôi xin ghi lại đôi dòng tưởng nhớ đến những kỹ niệm xưa, lúc còn đi chung tàu, xin Ông được an nghỉ trong vòng tay thương yêu của Thiên Chúa. Còn hai tuần nữa là đến Tết Nguyên Đán, thông thường lúc nầy Đất Trời đang vào Xuân, chim én đang trở về bay lượn trên những cánh đồng đã gặt còn trơ những cuốn rạ mang tin Xuân, bầu trời xanh lơ cao vút, gió chướng vi vu mang hơi gió lạnh mát. Dù ngoại cảnh có thay ra sao đi nửa, hương Xuân trong lòng mọi người vẫn còn tồn tại mãi mãi không phai lạt với thời gian, mùa Xuân là mùa Hồi Sinh sau mùa Đông băng giá, chúng ta hãy cùng nhau gạt bỏ hết những ưu phiền nặng nề, những cố chấp của đời sống đang đè nặng tâm thức, hướng về sự nhẹ nhàng, tươi đẹp, trong sáng của Càn Khôn Vũ Trụ để chào đón Mùa Xuân đang đến, và nhân dịp nầy cũng kính xin gởi đến Quan Tàu Tường những lời chúc tốt đẹp nhứt cho sự tiến hóa của Ông trong đời sống tiếp tục bên kia thế giới.
«Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẩn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học… (THANH TỊNH).
Đã trên 54 năm mà bài chánh tả đầu tiên học với thầy Lương văn Minh ở lớp Đệ Thất trường Nguyễn Trãi còn in sâu trong trí nhớ. Bao nhiêu bạn bè cùng trang lứa thuở đó chắc cũng như vậy. Làm sao mà quên được! Qua biết bao nhiêu thăng trầm, anh em gặp lại nhau trên xứ Pháp khi nhắc lại bài này, vẫn còn thuộc lòng. Giống như câu chuyện Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư của ông Sơn Nam, kể lại cuộc gặp gở giửa thầy phóng viên trên Sè gòn xuống tận Chắc Cà Đao kiếm anh chàng đặt mua báo năm. Báo gởi đều đặn hàng tuần mà không biết làm sao ban biên tập vẫn chưa nhận được tiển. Đêm về, muổi kêu như sáo thổi, cả hai phải buông mùng chun vô ngồi bên trong. Dần dà chuyện nọ dẩn chuyện kia qua tới chuyện hồi xưa, thuở cả hai còn đi học. Họ nhắc lại mấy bài trong quyển Quốc văn giáo khoa thư… Người này đọc một câu, người kia tiếp câu kế, đúng chử, đúng nhịp. Rồi cả hai mơ màng thã hồn tìm về những kỷ niệm thời thơ ấu. Thiệt đã hết sức! Tui viết chánh tã, ba cái vụ dấu hỏi ngã, tui chịu thua. Nhờ bài chánh tã này, tui học được hai chử chắc chắn bỏ dấu ngã là Những và Cũng. Tới bây giờ tui vẫn còn dở ẹt mặc dù cũng có ráng học thêm mấy bài của Sư phụ Cao chính Cương. Tui dặn thằng tui: nhớ nghe! Bộ ba đi chung với nhau, Không, Sắc, Hỏi; Huyền, Ngã Nặng. Họ tên thì họ phải viết dấu ngã, Nguyễn Đỗ, Vũ, Võ chẳng hạn. Còn chử gốc Hán Việt khởi đầu bằng M, L, N, D, V ( Mình Là Người Dân Việt) thì nhắm mắt cứ bỏ dấu ngã. Vậy mà Tui vẫn còn chưa quen bỏ dấu tự động… trúng liền! Khổ hết sức, mong bạn bè thông cảm. Giống như trong chuyện vui Don Camillo của Giovanni Guareshi vậy mà:
Xã trường Peppone là đãng viên Cộng Sản Ý với Cha sở Don Camillo vốn là bạn học cùng lớp với nhau thời Tiểu học. Peppone lên tới lớp nhứt rồi bỏ học đi theo làm cách mạng. Một hôm, Peppone viết thông cáo đem dán ngoài nhà làng. Có ba câu mà tới bốn lỗi chánh tã. Cha sở Don Camillo lén lén lấy viết mực đỏ khoanh mấy lỗi đó rồi lại còn thêm vô hai chử « Con Lừa » làm dân chúng chế nhạo Peppone quá trời. Sau đó, Cha sở bị Chúa Jesus quở một trận « Bộ nghĩ rằng ngươi may mắn được học lên cao, biết thêm năm ba chử la tinh rồi có quyền chê khen người ta vậy à ? Quan trọng là ở Nội dung, Ngươi đừng có thấy mấy chi tiết vụn vặt đó rồi quên cái Ý chánh, cái Tâm của người ta » Ôi chao, nghe đã hết sức, lời Chúa phán dạy sao hợp ý con quá đi, Lạy Chúa tôi, con xin tạ ơn Chúa Amen!
Nói sao thì nói, nếu quí vị có dịp đọc 6 cuốn Don Camillo, tui chắc quí vị cũng sẽ như tui, thương anh chàng Peppone này lắm. Dù ít học tánh tình cục mịch nhưng chất phác thiêt thà, không điếm đàng, mánh mung, trước sau như một chỉ biết có đãng CS là trên hết và yêu đãng hơn . . . mạng sống của mình. Một chuyện khác xãy ra vào trưa hè khoản đầu thập niên 50, chưa có Computer. Peppone đang ngồi đánh máy lọc cọc kiểu gà mổ, mồ hôi ướt hết áo thì thư ký trên chi bộ Tỉnh đạp xe xuống kiếm : « Ông Chủ tịch Tỉnh hỏi Xếp viết bản báo cáo thành tích của Xã xong chưa, kêu tui xuống lấy mang về gắp. Trể cả tuần nay rồi » Đang cực khổ, đấu tranh giai cấp với cái máy đánh chử Olivetti, Peppone đổ cọc cự lại : « Ê, bộ mầy tưởng chắc đánh máy dể lắm à ? Nói cho mầy biết nha, đánh máy còn khó hơn . . . làm cách mạng nửa đó! Tao khẩn trương suốt cả tuần nay, tranh thủ, khắc phục từng chử một, bây giờ mới xong nè. Chờ tao ký tên rồi mang về trên Tỉnh một bản» Nói xong, Peppone rút bản đánh máy ra, định ký tên thì bổng bỏ xuống bàn, lấy tay vổ trán chửi thề : « Thôi chết mẹ rồi! Tao nhè để ngược mấy tấm carbone !»
Đối với riêng tui, viết tiếng Việt coi vậy không phải dể. Tui viết cho vui, vừa viết vừa học thêm cách ẹo qua ẹo lại kẻo thiên hạ chê là Tiếng Tây chưa biết mà tiếng Việt đã quên. Chuyện vui về bảng quảng cáo của gian hàng bán cá là một thí dụ tiếu lâm về viết tiếng Việt: « Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI« . Người đi qua, kẻ đi lại bàn ra tán vào: « Cá đương nhiên phải tươi mới có người mua. Viết dư chử! » Ông bèn bỏ chử Tươi còn « Ở Đây Có Bán Cá » Thiên hạ lại chê dư hai chử Ở Đây ! Hổng lẻ bán ở chổ khác à! Ờ há, thấy có lý ông bèn bỏ bớt hai chử Ở Đây. Câu quảng cáo còn ba chử « Có Bán Cá » Chưa yên, người khác lại nói, có cá mới bán chứ hổng có thì lấy gì mà bán. Ông thấy đúng, bỏ luôn hai chử còn lại có một chử «Cá» thôi. Khách hàng đến mua cá nói với ông: Ghi chử «Cá» làm gì? Không lẻ họ tới đây đòi mua thịt à! Từ ngoài đầu chợ đã nghe mùi, biết ở đây bán cá rồi! Rốt cuộc, ông bỏ luôn bãng quảng cáo bán cá mà vẫn bán đắt như . . . tôm tươi vì khách hàng đã hiểu ngầm với nhau, gặp mặt ông họ gọi là Ông Bán Cá.
Tui học việt văn với Thầy Đoàn văn Thuận, người Huế, ở THĐ. Tất niên năm đệ Tam, Thầy có ngâm thơ cho học trò nghe bài Màu Tím Hoa Sim của Hửu Loan. Thuở đó, tui chưa từng tận mắt nghe thấy ai ngâm thơ hết. Nét diển tã, đôi mắt nhìn vào cỏi xa xăm, giọng Huế vang lên nhẹ nhàng: « Nàng có ba người anh đi bộ đội. . . những đứa em nàng, có em chưa biết nói . . . » Đám học trò im lặng ngồi nghe, giọng thơ dìu dặt như từng chử ngọt ngào rót vào lòng. Tui nhắm mắt thã hồn lơ lửng trên đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt của Thầy. Hay quá hay, quá nghệ sĩ, lãng mạn tình tứ, vị Thầy đáng kính của tui ơi. Sau đó Thầy ngâm tiếp bài Tiển Người Trên Sân Ga của Nguyễn Bính. Lời thơ là cả một nổi buồn cô đơn vô tận xoáy xoay vào hồn:
Có lần tôi thấy một người đi, Chẳng biết vê đâu, nghĩ ngợi gì Chân bước hửng hờ theo bóng lẻ Một người làm cả cuộc phân ly.
Làm sao mà quên khi tui vừa mới lớn lên vào tuổi mơ mộng, lại được Thầy mình ngâm thơ cho nghe.
Thầy Tô Hoà Dương, con của nhà văn Bình Nguyên Lộc gốc Tân Uyên BD, dạy Toán năm Đệ Tam. Thầy có hai bằng Cử nhơn Toán và Triết ! Tánh tình hề hà, giảng bài xong, Thầy ưa hỏi Các anh em hiểu chưa ? Đứa nào đưa tay vì có chổ chưa hiểu, thì Thầy tỏ ra hết sức ngạc nhiên : Hổng hiểu ? Vậy mà hổng hiểu ? Trời ơi, hể mở miệng là VN có bốn ngàn năm văn hiến, tám triệu năm lich sử, văn minh văn hóa. Có chút xíu vậy cũng hổng hiểu. Rồi Thầy giảng lại. Từ đó, bạn học ưa xài chử 4000 văn hiến để chọc quê nhau! Một trong 3 câu hỏi toán của Thầy cho thi đệ nhứt lục cá nguyệt mà tui còn nhớ : Ba cây kim đồng hồ chỉ số 12 ( 0h 0mn 0sec) Kim giây bắt đầu di chuyển. Hỏi: 1-Khi nào kim giây gặp lại kim phút sớm nhứt 2- Khi nào kim phút là phân giác của kim giờ và kim giây.(độ chính xác là 1/ 100).
Thầy Nguyễn Trí Thành dạy Vạn Vật năm đệ tam và Lý Hóa năm đệ nhị. Học trò rất « khoái » phương pháp sư phạm của Thầy vì chỉ cần chú ý nghe giảng trong lớp, đến ghi vô tập thì chỉ tóm tắt các điểm chính, còn lại chừng hơn 1 trang. Dể nhớ, dể thuộc, có thể nói đó là tinh túy của bài học. Nhớ thuộc bao nhiêu đó đủ đi thi rồi. Học trò quá nhiều, sau gần 50 năm, làm sao mà Thầy nhớ cho hết. Riêng em vẫn còn thấy Thầy hiện hửu trước mặt, đứng trên bục giảng trong lớp ở từng trệt đối diện nhìn ra sân cờ THĐ củ. Thầy mặc áo sơ mi trằng tay dài, cà vạt màu xanh, dáng gầy, hơi có chút xíu răng khểng bên trái, gương mặt hiền từ Thầy thấy chưa, em đâu có quên Thầy.
Ngày qua ngày, rời THĐ, thi vô trường Hàng Hải Trung Tâm Kỷ Thuật Phú Thọ. Gần 300 thí sinh lấy 24 chổ, 16 chính thức thì tui đứng hạng 17 nằm trong danh sách thí sinh dự khuyết. Cũng ráng lắm chớ nhưng làm sao tranh lại với thiên hạ! Nào là dân Bac Tú Tài Tây, người khác đã học xong hoặc đang năm cuối bên Khoa học, Luật. Phần nhiều lớn hơn tui 7, 8 tuổi. Họ trở lại học năm thứ nhứt để được hoản dịch vì lý do học vấn. Ngoài đời, tầm cở đó là các giáo sư Toán, Lý Hóa, Pháp Văn như mấy Ông Thầy tui không hà, học trò quèn như tui mà bài đặt chen đua với các Sư phụ, vô phép quá đi.
Cuộc thi gồm 6 bài toán đủ loại, có thể giải bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh. Tiếp theo là một bài Thème Việt dịch ra tiếng Pháp và một bài Pháp Translate into English. Nhờ mấy câu thơ về công thức biến đổi Lượng giác của Thầy toán Nguyễn Vũ Hải ở THĐ dạy mẹo cách nhớ, tui giải chớp nhoáng mấy bài toán dù không có bãng lượng giác (không được mang theo vô phòng thi) tới bây giờ tui vẫn không quên: Cos đối, Sin bù, Phụ chéo, Tang khác Pi ( 180°) Cos cộng Cos bằng hai Cos Cos, Cos trừ Cos, trừ hai Sin Sin Sin cộng Sin bằng hai Sin Cos Sin trừ Sin bằng hai Cos Sin Sin bằng Sin Cos, Cos Sin Cos bằng Cos Cos, Sin Sin dấu trừ.
Thầy ơi, nếu Thầy biết là mấy chục năm sau, ba đứa con em khi học lên cấp III bên Pháp, tụi nó đều thuộc lòng bài tiếng Việt này thì chắc Thầy sẽ vui lòng lắm lắm. Học trò Nhơn xin Tri ơn quí thầy THĐ, Nguyễn Trí Thành dạy Lý Hóa, thầy Nguyễn văn Trừng Pháp văn, Thầy Hải, thầy Tô hòa Dương Toán, Thầy Phong, Cô Ngọc, Cô Tường Vy Anh văn, thầy Điềm, Thầy Nguyễn Huy( trục Chépone) Sử địa, Thầy Phạm minh Kiên, thầy Thuận Việt văn, cô Long (qua đời). Học trường Việt, tui khổ sở với dấu Hỏi Ngã. Vô Hàng hải thì lại kẹt tiếng Tây, giống đực, giống cái, nghe Thầy giảng chử được chử mất.
Tui tội nghiệp cho tui, từ chết tới bị thương. Ê, tiếng Tây của tui không phải tệ như loại tiếng bổi đâu nha, học trò cưng của Thầy Trừng Pháp văn ở THĐ đó. Không phải tã con dê bằng Com lơ sen, dà na cọt, dà na bạt ( Comme le chien, il y a corne, il y a barbe ( giống như con chó mà có sừng, có râu). Tui viết tiếng Tây rất để ý văn phạm như lời dạy của Thầy Nguyễn tiên Sanh và Phạm duy Nhượng ở trường Nguyễn Trải. Trực tiếp nghe giảng rồi ghi chú, thì tui hiểu loáng thoáng vì còn phải dịch ra hiểu theo tiếng Việt. Hởi ơi! Mà toàn là danh từ kỷ thuật không hà, tìm trong cuốn Danh Từ Khoa Học của Ông Hoàng Xuân Hản, dịch ra tiếng Việt cũng khó hiểu luôn! Kỷ niệm đáng thương của tôi, trong môn Navigation Hải Hành, có chử Taximètre, chỉ dụng cụ gắn hai bên đài chỉ huy để đo phương giác. Vừa thấy chử đó là tôi liên tưởng ngay đó đồng hồ xe taxi, ô là la . . .
Tui vừa nhỏ tuổi nhứt, tiếng Tây dở ẹt như vậy nên bạn bè gọi diểu tui là thằng Tây con (tưởng hay lắm ai dè là con nít mới bập bẹ học nói). Đúng là nhà quê trên tỉnh xuống Sè gòn, hiền khô chưa biết ăn chơi, nhãy đầm (Khi xưa em bé em ngu béng beng, em lấy dây thun em quấn gì gì đó) Mới đây, xem vidéo đám học trò trong đó có tui đến thăm thầy DUCASSE trên Paris, bạn học bên Mỹ nói tui bây giờ thành Tây . . già. Ô, hơn ba chục năm trên đất Pháp rồi chứ đâu phải ít! Và tui hiểu tại sao người khuyết tật câm thường bị điếc (để khỏi phải nghe mà không nói được) Nghĩ trong đầu, bực thiệt nhưng hổng lẻ mình chịu thua thiên hạ sao ?
Học mới có mấy tháng thì tới vụ bãi khóa, biểu tình Phật giáo. Ở nhà tui mài mò, ráng tự học, dò lại hết cho thấu đáo các bài trong trường. Lúc vô học lại, thầy Tổng Giám thị Trương Thế Phiêu ngạc nhiên thấy tui tiến bộ rỏ rệt khi làm bài « Cách thiết lập trục tọa độ một bản đồ với tỉ lệ định sẳn (Canevas) » được Thầy DUCASSE phê Très Bien mới hỏi: Bộ gia đình em có ai đi tàu, dạy kèm cho em à? Thầy đâu có biết, tui tra tự điển muốn chết thân. Với sức người, vo gạo tui cũng. . . nấu thành cơm. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi. Chổ nào không hiểu, ngoài giờ học, tui bắt đầu dám hỏi thẳng Thầy DUCASSE. Biết tui dở tiếng tây, Thầy giải thích chậm chậm, không phải lẹ như với bạn tui trong lớp. Rồi từ từ khá hơn, tui gọi thẳng tên các dụng cụ, đồ nghề bằng tiếng Tây mà không thèm dịch nửa. Tui không bao giờ quên được câu chuyện Thầy kể về sao Vénus (Vệ Nử, Kim Tinh) Lúc đó vào một buổi chiều thứ ba khi trã lại bài tập định vị trí con tàu bằng toán thiên văn hàng hải calcul astronautique làm cuối tuần ở nhà. Tui có kể cho Thầy nghe trong điện thoại sau mấy chục năm bắt lại được liên lạc. Nhờ Thầy mà em chưa hề làm toán này sai trong đời hải nghiệp. Thầy rất vui, nhớ ra liền quê tui ở trên Thủ dầu Một và bảo tui bây giờ nói tiếng Tây khá hơn xưa nhiều. Tui hay hơn tui thôi nha. Bây giờ tui nói tiếng Tây hay như Tàu nói tiếng . . . Việt chứ không dám hay hơn ai khác đâu hihi. (Hồi đó, Ba tui có nói, ngày nào con nằm chiêm bao, thấy nói chuyện với Tây thì ngày đó mới khá): Đến nay đã 5 tuần, mấy em làm quen với loại toán thiên văn hàng hải, mặt trời, mặt trăng, hành tinh và các vì sao khác. Chỉ riêng có sao Vénus là các em tính sai góc giờ ( Angle horaire) do lộn dấu của sai số correction « V » lúc cộng lúc trừ. Các em đừng quên điều này: CHÍNH VÌ VẬY NGƯỜI TA LẤY VENUS TƯỢNG TRƯNG CHO PHÁI NỮ, ĐÀN BÀ. Họ cũng y hệt! Lúc vui lúc buồn, lúc thương lúc ghét, lúc nũng nịu lúc giận hờn, họ đổi dấu cộng sang trừ không có lý do. Hỏi lý do còn khó hơn đường lên trời! Là dân đi biển, các em nên cư xử với họ làm sao để mai đây, một mình trên biển xa khơi, các em vẫn hãnh diện nhìn sao Vénus, cầm kính lục phân (Sextant) đo độ cao, tìm ra đâu là hướng trở về gặp lại những người đàn bà tuyệt vời ấy! Ôi chao, gần 50 chục năm qua rồi mà hình ảnh Thầy cầm xấp bài làm của học trò; cười cười, nói chuyện này vẫn còn nằm trong trí tui như mới hôm qua.
Tui nhớ thầy Quyền dạy Elect, kỷ sư điện tốt nghiệp ở Grenoble Pháp. Thỉnh thoảng, Thầy nhắc lại kỷ niệm khi du học với giọng bực bội là lúc thi tốt nghiệp, Thầy chỉ đậu được hạng nhì, thua một con đầm!
Thầy Jean Ducasse và các anh cựu sinh viên trường Việt Nam Hàng Hải
Đến Pháp vào dịp Noël 5/ Dec/1979, tui nộp đơn liền lên Bộ Giao Thông, xin cấp cho bằng tương đương Thuyền Trưởng HH thương thuyền CMM. Ba tuần sau, nhận được thơ trã lời. Bộ từ chối vì không có liên hệ ban giao HH với VN nhưng cấp giấy giới thiệu tui xuống trình diện trường Marseille và tùy nơi đây quyết định. Ngày 7/ Jan/ 1980, sau cuộc khảo sát bằng tiếng Anh về trình độ hàng hải (vì nghĩ rằng VN bây giờ nói tiếng Mỹ) tui phải kể lại chuyến tàu rời VN, phương pháp hải hành như thế nào? Sau đó, cả ba vị gồm Giám Đốc Mr RANGO, Giáo sư TREMILLON và Giám Thị OZANO đồng ý nhận tui vào năm thứ hai Kỷ sư Hàng hải (chương trình 4 năm) nhưng hởi ơi, nếu đi học thêm hai năm nửa thì ai nuôi vợ con. Cho nên, tui xin học khóa nào lẹ lẹ để đi làm kiếm tiền thì Mr RANGO cho tui vào lớp CDQ.Thêm một khám phá: Tui có tên mới! Thầy và bạn trong lớp gọi tui là Anh nờ ‘N’ rồi GUYEN chớ hổng còn Nhơn nửa. Thầy kêu lên bãng làm toán mà tui vẫn ngồi yên thì có chết hông! Ô, tui tên Nhơn chứ đâu phải như vậy. Đi chưa tới một ngày đàng mà đã học hết mấy sàng khôn! Ngẫm nghĩ lại chuyện xưa tức cười, hôm nọ tui kể lại trong điện thoại cho thằng bạn học đang ở bên Mỹ thì nó trã lời bộ có mình mầy sao, ai cũng vậy hết! Câu nói của thầy Quyền lởn vởn trong đầu bắt tui phải hết sức cố gắng không để thua Tây. Cũng nhờ quí Thầy bên nhà rèn luyện, Trời Phật Chúa Bà còn thương nên dù mới vừa ra khỏi trại cải tạo, đầu óc còn lùng bùng ba cái chử họp tổ, tự kiểm với đấu tranh, hết khẩn trương rồi khắc phục, tui vô lớp đã trể hơn thiên hạ 4 tháng. Đến tháng 6/1980, nhờ cố gắng, tui đậu ra được hạng nhứt Diplôme phần lý thuyết Sỉ Quan Trưởng Phiên CDQ chỉ sau gần 6 tháng đăt chân lên đất Pháp. Nhờ đó mà Bộ hàng hải cấp luôn cho Brevet bằng toàn phần khỏi cần qua 10 tháng tập sự. Năm sau, sẳn dịp nghỉ bờ Congé hai tháng, tui nạp đơn xin thi tự do bằng Thuyền Trưởng CC trong khi chờ đợi Bộ HH trã lời đơn xin cấp bằng CMM, Thuyền Trưởng HH thương thuyền Pháp. Lần này, tui được 16,82 vinh danh thí sinh gốc VN, đậu trên hạng nhì Bernard MARQUES gần 3 điểm trung bình. Năm 1996, tui đang làm trong Capitainerie cảng Marseille, có Jean BOILOT học sau tui mấy khóa vào làm việc chung. Hắn kể lại là mấy Thầy ở trong trường, CHABERT dạy Astro, DELOLME dạy Navigation, CHOMARD dạy Carte cứ nhắc tới tên mày hoài mà bây giờ tao mới gặp mặt.
Tui viết ra đây không phải để nói về thằng tui. Đã vào cuối đời, già rồi, còn ganh đua, bài đặt khoe khoan làm gì. Tui viết để cho bạn bè cùng lớp đọc, như là lời cám ơn sự dạy dổ đối với Quí Thầy ở trường HH bên nhà. Tui không trao chuốt câu văn, nhớ sao viết vậy Thầy Phùng Lương Ngọc bên Pháp về làm GĐ thay thế thầy Đặng văn Châu dạy Carte Marine năm thứ hai. Sau giờ học chiều, trên đường về, Thầy cho tui quá giang ra Ngã Bảy đón xe về BD. Trên xe, Thầy kể lại lúc du học bên Tây, gặp biết bao nhiêu là khó khăn khi xin xuống tàu tập sự vì mang quốc tịch VN. Tui nhớ hoài bài zône d’incertitude d’estime với erreur de vitesse, erreur d’observation par sextant và erreur du Cc, làm sao tìm cách giảm vùng nghi ngờ khi sắp vào đất liền. Thầy đâu có biết là đứa học trò Nh này khi thi môn Carte Marine bằng Thuyền Trưởng CC bên Tây, bản đồ số 5316 vùng biển Bretagne Pháp, em «Trúng Tủ» bài Atterrissage với vùng nghi ngờ. Một lần nửa, đây là lời tri ơn của em với tất cả tấm lòng đối với Thầy. . .
Có điều này tui chắc chắn là anh em hàng hải bên nhà không biết! Đừng tưởng tui hay nha, cũng mới biết đây thôi: Hồi đầu năm 2010, Thầy PELLEN OM1 hồi xưa dạy tui môn Machine marine có đến ăn cơm ở tiệm của phân nửa kia nói cho biết, dân hàng hải Pháp khi đậu thi tuyển vào làm giáo sư trong trường trực thuộc Bộ Giao Thông, đều trở thành Sỉ Quan Hiện Dịch, cấp bực khởi đầu là Trung Úy Hải Quân ( giống như Bác sỉ bên mình vô quân đội mang lon Trung úy quân y vậy) Thầy PELLEN khi về hưu, mang cấp Phó Đề Đốc và hưởng hưu bổng trong điều kiện đó! Ông nói, nếu bây giờ đất nước xảy ra chuyện,Tổng Thống cần đến thì tao phải trở về quân ngủ liền! Ngoài ra, còn có một số các giáo sư thỉnh giảng như Hoa Tiêu, Giám đốc sở hàng hải, GĐ sở khí tượng, Cựu Thuyền Trưởng về hưu, Bác Sỉ v. . .v
Thảo nào, bây giờ tui mới hiểu. Hồi còn trong trường, vào các dịp lễ, tui thấy mấy ông Thầy mặc quân phục toàn là cấp Tá HQ hết trơn. Các vị Thầy của tui trong trường Marseille phần lớn là cựu sỉ quan hàng hải của 2 hảng tàu Pháp Messageries Maritimes gọi tắt là MM và hảng Chargeurs réunis, hảng 5 sao mà ngày xưa chạy qua Đông Nam Á.
Ông Cerigelli sinh trưởng tại Saigon, Hải quân Trung Tá, Luật Sư hàng hải là Giám đốc sở hàng hải Marseille phụ trách môn Législation maritime. Năm lên 13, ông theo cha mẹ hồi hương (1953) Cách nói chuyện, giảng bài của ông rỏ ràng, kỷ lưởng, chính xác đúng là một nhà luật học. Chẳng hạn như đang giảng về đề tài nào đó mà cần dẩn chứng thí dụ thực tiển đã xảy ra, ông nói: tôi xin mở dấu ngoặc. Rồi sau cùng, ông không quên: tôi đóng dấu ngoặc và giảng tiếp. Trong 15 phút nghĩ giải lao, ông kể cho tui những kỷ niệm xưa: Mr NGUYEN à, tôi biết nói tiếng Việt trước tiếng Tây vì bà vú nuôi của tôi là người Việt. Bây giờ quên hết rồi, chỉ còn sót trong trí nhớ vài ba chử bậy bạ như Ăn no quá, chết rồi. Cái bụng mập, Đu mẹ …. Cười chết được! Ông còn nhớ luôn lời bài hát bằng tiếng Nhựt bản thuở đó rất thịnh hành : bản Shina no yoru! Tui cũng có biết luôn cả hai lời Việt và Nhựt nửa, tựa là Vọng Tô Châu: Nhớ. . ., về miền đồng núi xa (hồi xưa chị của thằng bạn học bên hàng xóm dạy tui hát lúc 9, 10 tuổi gì đó).Ông ta hát một câu Shi . . . , i na no yoru yo thì tui tiếp minato no akari, murasaki no yo ni. Đôi mắt ông ta sáng lên tiếp liền Noboru janku no, yume no fune . . . như thấy lại những kỷ niệm tuổi thơ. Nghe khoan khoái trong lòng như lúc học đàn guitare cổ điển, ai đó dợt bài 14 của Carulli, điệu nhạc 6/8 thông thả trải dài không có lạc qua valse 3/ 4 sống động, vui tươi.
Thầy CASTAGNERA có một nhận xét chính xác nhưng rất tức cười về cách đi ăn cơm tiệm của người mình. Khoản cuối thập niên 50, mổi khi tàu ghé qua Saigon, ông thường mang bom, nho, fromage, rượu chát qua cho bạn bè VN. Chiều đến, họ đèo ông trên chiếc Vespa kiếm chổ ngồi nhậu bia 33 trên bến tàu Nguyễn Huệ. Hổng có xem ông đi qua mà thích ngắm bà đi lại! Ôi chao, lạng lách sao mà thấy sợ quá chừng (Thời bây giờ chắc hết dám đi luôn) Lai rai rồi lên xe, đi ăn cơm tàu tuốt trong Chợ Lớn. Ăn xong, chạy về SG kiếm chổ ăn tráng miệng, chè đủ loại. Rồi đi uống cà phê, nghe nhạc PHÁP. Một buổi chiều đi ăn mấy tiệm !
Vui nhứt là Thầy CHABERT, Capt de Vaisseau, Đ.tá HQ, dạy Thiên văn, toán astronautique và tân toán học rất thương học trò. Khi ra thi mà thí sinh không trã lời được thì ông vừa làm vừa giải thích ra hết trơn. Rồi ông hỏi hiểu chưa, hiểu thì ông cho 14/20! Lúc đó, ông khoản 45 tuổi, độc thân.Ông thường nói, Bon commandant thuyền trưởng giỏi khác với một CDT expérimenté thuyền trưởng dày kinh nghiệm. Giỏi là tới khi về hưu không có tiếng tăm, bị mắc cạn, đụng tàu gì hết còn kinh nghiệm thì ngược lại.
Tui có một kỷ niệm khó quên với thầy CHABERT: Sau khi ra trường, tui được một người VN chở hết gia đinh chạy dọc mé biển từ Marseille qua Nice cho biết. Tới chổ nọ, gần Saint Tropez từ trên cao, thấy phía dưới có một bãi biển quá đẹp, bèn ngừng xe lại. Để bà xã và đám nhỏ trên xe, tụi tui đi xuống dọ đường thì gặp thầy CHABERT mặc quần tắm, khăn vắt vai, ở trần ở dưới bải đi lên. Thấy tui, ông ta nói: Ủa, Mr NGUYEN, mới tới Pháp có mấy tháng mà Vous đã biết chổ này rồi à ? Tui đáp: nhờ người bạn VN này chở hết gia đình đi qua Nice cho biết, thấy chổ này đẹp xuống dọ đường chứ đâu có biết gì ! Và đây là câu trã lời ( Nhớ nghe quí vị, một người Pháp bất chợt nói chuyên này, không có chuẩn bị trước chứ chẳng phải VN hay Tàu đâu nha ): À, vậy sao! Nè, mà Vous cũng biết rồi, từ quả đất lên mặt trăng rất gẩn, chỉ có 384.000 km, bằng 1/ 400 của khoản cách mặt trời. So về khối lượng cũng vậy. Chỉ có phân nửa mặt trăng lộ diện xoay quanh quả đất mà thôi. Phân nửa kia gọi là Vẽ Đẹp Bí Mật Của Chị Hằng. Qua bao thế kỷ, Cảnh trăng rầm hấp dẩn làm con người lúc nào cũng mơ ước được đặt chân lên đó. Đời nhà Đường bên Tàu chẳng hạn, Đường Minh Hoàng Du Nguyệt Điện, nằm mơ được bay lên cung Quãng Hàn xem vũ khúc Nghê Thường. Khi thức dậy, Ông nhớ lại rồi dạy cho cung nử múa hát. Mãi đến tháng 7/1969, Hoa Kỳ phóng hỏa tiển Appolo, con người mới đặt chân lên cung trăng. Họ mới khám phá ra bí mật của chị Hằng mà ai cũng mơ ước, thèm được chiêm ngưởng đó: khi lại gần thì hởi ơi, chỉ thấy toàn là . . lổ với lổ ! ! Chào Mr NGUYEN, chúc quí vị một ngày vui vẽ.
Đọc tới đây, có ai hiểu gì không, đưa tay lên ? Ủa, không có ai hết à! Tui cũng vậy. Tiếp tục, lối đi kín đáo lần xuống bải cho đến khi cảnh tượng hiện ra trước mắt, tui mới hiểu câu nói của thầy CHABERT : Ây da, Tui đang đi vào khu vực . . . TẮM Ở TRUỒNG. Ô là la! Từ nhỏ đến giờ tui chưa từng thấy chị Hằng . . . Tây. Cũng chưa coi tuồng cải lương Con Gái Chị Hằng. Bây giờ trước mắt lại quá nhiều . . . Con Bé của Chị Hằng như vậy đâm ra hoảng thiệt. Bèn thối lui ! Dáng dấp của tui hơi phong trần, dân đi biển lì sóng gió như chưa biết sợ gì nhưng lại có cái tật . . . hơi nhát nên tui nhịn hay lắm kể cả nhịn thèm, nhịn ngắm hihi. Hai đứa bèn đi trở lên. Anh bạn VN cười quá chừng : ông Thầy đáo để thật, nói xa nói gần bây giờ mới hiểu !
Tự nhiên nhớ lại bài thơ Thầy Đồ:
Thầy Đồ là người tài bộ, Gánh đồ đi giao thụ phủ Vĩnh Trường. Trước nha môn thiết trí học đường, Dạy năm đứa chi hồ dã dã. Những bửa thầy Đồ nhàn hạ, Đồ ra sân, ngắm ã hái hoa. Ã lom khom, ã để . . . đồ ra, Đồ trông thấy, ngâm nga tức khắc. Phong tiền lạng mạn hoa xuân sắc, Thủy diện lang bang bạnh thổ thần. Đồ ngâm rồi, Đồ đứng tần ngần, Đồ nọ ngắm đồ kia không chớp mắt. Suốt năm canh Đồ nằm khôn nhấp, Những mơ màng Đồ nọ tưởng đồ kia. Đồ ơi, gặp gở làm chi !
Thử hỏi quí vị chứ đêm đó, tui có ngủ ngon giấc hay trở mình hoài. Nói thiệt nha, trằn trọc một lúc rồi cũng thiếp đi. Giật minh tỉnh dậy, mồ hôi đầy mình : Đêm qua, tui vừa mơ gặp . . . ân nhân râu dài, tóc bạc phơ, nhờ ông ta mà hôm nay tui thành Tây . . . giấy ! ! ! Có Thầy dể chịu như vậy thì cũng có Thầy gắt gao, khó chịu dể sợ, đánh rớt thí sinh dù rằng đó là . . . con ruột của mình. Đối với ông, thuyền trưởng là phải giỏi nghề vì trách nhiệm nặng nề. Khi tàu cập bến ở nước khác thì đó là một quốc gia nhỏ trong một quốc gia. Cho nên, khi chấm thi môn loại vấn đáp, hỏi đứa con ruột mà nó không trã lời được, ông ta cho điểm loại và nói : Mầy về nhà nói với vợ tao là thằng con của bả học dở quá, chưa làm thuyền trưởng được. Năm tới phải ở lại lớp. Nghe khủng khiếp chưa!
Một ông giám khảo ở trường khác đến chấm thi, còn khó ghê gớm hơn nửa : một thí sinh đã bị ổng đánh rớt năm rồi trên miền Bắc, trường Le Havre. Năm nay sợ quá, trốn ổng xuống đây ghi tên thi vì ông này chuyên chấm trên đó. Ông nổi danh là Người Chuyên Giết Thí Sinh. Số xui tận cùng, năm nay ông ta lại xuống miền Nam! Khi thấy tên ổng trên danh sách giám khảo chấm môn loại Calcul d’assiette, nó than trời. Mà thiệt, lần này, ông ta đánh rớt nó nửa! Thê thảm quá. Ông ngồi nơi bàn học trò, nó đứng trên bãng. Ông cho tựa đề xong, nói : Je vous écoute, tôi nghe anh đây.Thằng nhỏ chết điếng, không viết được một chử. Mấy phút trôi qua, ông nói: còn nhiều người sau anh đang đợi bên ngoài kìa, anh viết cái gì đi chớ! Viết chử a đi. Nó lật đật viết chử a. Ông tiếp: đừng ngưng lại kéo dài nét cuối ra, kéo ra nửa, ra nửa, tới cửa rồi, thôi cám ơn, đi ra luôn đi ! Ghê chưa các bạn đồng khóa của tui, chưa vô phòng thi mà thấy ướt quần rồi.
Vậy mà số tui hên, hay không bằng hên là vậy. Tới phiên lên máy chém, ông hỏi tui về Carène Liquide với cách tính Moment d’inertie trong hầm tàu dầu. Ối giời ơi, đây là món ruột của em đấy các anh ạ! Mới coi lại bài này hôm qua thôi. Nghe tui trã lời suông sẻ vừa dẩn chứng công thức, chừng được ba phút thì ông ta chận lại, hỏi: anh có làm thuyền trưởng rồi phải không ? Tui đáp dạ có. Ông ta nói : Tốt, được rồi, Cám ơn anh, anh có thể đi ra !!! Lại Chúa Bà, Trời Phật, có bao nhiêu chử Amen, Mô phật tui làm ráo hết. À, tui nhớ ra rồi, ông ta tên là MENAN, nghe nói hồi xưa vốn là Phó Thuyền Trưởng chiếc tàu FRANCE với câu ghi chú bất hủ trên Paris Match Voici Le France dont La France est fière. ( Đây là chiếc tàu France mà nước Pháp hảnh diện vì nó).
Cha mẹ tui vốn là nhà giáo ở tỉnh BD. Chuyện tôn sư trọng đạo, quân, sư, phụ là truyền thống tốt đẹp của dân mình. Trong nhà, cả hai thường hay nhắc nhở điều đó với con cái. Ngày Ba Vú tui qua đời, học trò củ đội khăn tang, đến quỳ trước linh cửu. Có anh chị học trên tui mấy năm, hoặc học sau tui mấy khóa. Hết lớp này đến lớp khác.
Một người bạn Pháp du lịch VN, lúc đó đang ở Saigon biết tin. Anh vội mang bó hoa, đi Taxi lên BD chia buồn với gia đình. Thấy học trò Ba tui, bây giờ đã là những ông bà già trên 60 tuổi, tóc bạc phơ, hàng hàng lớp lớp đến quỳ trước linh cửu, anh ta đi từ ngạc nhiên qua đến ngưởng mộ tinh thần tôn sư trọng đạo của VN. Tui giải thích cho anh ta biết là đối với người VN, đã là học trò thì suốt đời phải giử phận học trò đối với Thầy, dù mình có làm ông này bà kia trong xã hội đi chăng nửa. Sẳn dịp, hỏi nó một câu, nó nói không biết nên tui kể cho nó nghe:
– Hồi nhỏ, tao có học bài Phải Tôn Kính Thầy. Chuyện kể bên xứ Pháp, Tổng Thống Sadi CARNOT về thăm quê củ. Nhân tiện trên đường đi, ông ghé qua thăm ngôi trường xưa. Thầy lớp vở lòng vẫn còn đó, vội ra đón tiếp ông với vẽ tôn kính đối với một Tổng Thống. Ông ôm Thầy trong vòng tay và nói: « Thưa Thầy, đừng làm như vậy, con mãi mãi là đứa học trò bé bỏng của Thầy ngày nào »
Trước mặt mọi quan chức và đám học trò, ông nói « Đây là Vị Thầy đầu đời, người đã khai tâm cho tôi. Tôi có được ngày nay là nhờ công ơn dạy dổ của Thầy. Riêng các em, phải cố gắng học hành, nghe lời Thầy dạy để mai sau thành người có ích cho xã hội. Nhớ nghe các em, không Thầy đố mầy làm nên! ». . . Quá tuyệt vời. Cựu GĐ Đặng văn Châu là vị Thầy đầu đời trong nghề Hàng hải của tui, duy nhất sống bên Pháp. Các Thầy khác phần lớn bên Mỹ. Ngày Thầy về cỏi vỉnh hằng, tui được các Quý Thầy, Niên Trưởng khắp năm châu giao phó, đại diện đến dự tang lễ. Tui đã giử đúng phận học trò của mình, đội khăn tang đến quỳ lạy trước linh cửu như còn bên VN.
Trời thương cho tui tánh nhớ dai. Khuôn khổ hạn hẹp của bài không cho phép tui kể ra hết từng vị Thầy, từng bạn học, từng nét mặt, từng câu nói mà tui không quên. Cho nên, gặp lại bạn học, tui thích nhắc lại chuyện Thầy củ Trường xưa thuở nào. Âu dó cũng là Tinh Nghĩa Giáo Khoa Thư vậy.
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già, Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
Anh chị Nguyễn Ngọc Nhơn
Sáu mươi mấy tuổi rồi mà tui vẫn chưa biết là mình già hay còn trẻ… chán! Ra ngoài, những anh chị lớn tuổi hơn thì nói tui còn trẻ, khoái chí ! Tới khi con cái dắt mấy đứa cháu nội tới thăm, nghe câu : ”Thưa ông nội”, tui mới xác định được vị trí của mình: hết còn chổ đứng trong giới trẻ mà chỉ còn chổ ngồi kế bên . . . Bà Nội !
Lần đầu về Việt Nam, thoáng một cái đã ở bên Pháp 18 mùa Đông (tại lạnh quá nên dể nhớ hơn mùa Xuân), chưa kể mấy năm cải tạo và lưu lạc bên Nam Dương. Về lại chợ Thủ, thời gian hình như đã dừng lại từ lúc tui ra đi : những chuyện xa xưa tựa hồ như chỉ mới xãy ra cách đây mấy bửa. Gặp một em trai ngoài chợ Bình Dương, mừng quá gọi lớn: Ê! Tường, khỏe không mậy? Bổng giật mình nghe câu trả lời: Chú hỏi gì vậy ? Má ơi! Vậy mà tui cứ tưởng mình vẫn còn trẻ, cùng lứa tuổi với em đó, tưởng là thằng bạn nên kêu lầm tên nó thuở nào ! Hỏi ra mới biết, nó chính là con của thằng Tường, bạn học cùng lớp ngày xưa. Hèn chi, giống Cha nó quá ! Tới thăm, vẫn cảnh củ nhưng qua bao tháng năm, chỉ còn trơ lại như căn nhà diển tả trong bài Hàn Nho phong vị phú của Nguyễn Công Trứ. Bạn bè gặp lại, mừng mừng tủi tủi. Nội Ngoại Suôi gia hết trơn rồi mà vẫn quen miệng Mầy Tao như thuở đầu trần chân đất. Nó nói tui phát tướng, thấy là biết Việt Kiều. Tui nhìn lại nó, ốm nhom, áo quần tơi tả. Chỉ có một điểm giống nhau, xin mạn phép cụ Phan Khôi: Hai mươi bốn năm sau, Tình cờ nơi xứ Thủ gặp lại nhau. Hai mái đầu xanh giờ nay đã bạc, Nếu chẳng quen nhau, Đố mà nhìn ra cho được…
Một buổi sáng đẹp trời, sau giấc ngủ êm đềm, người thiếu phụ thức dậy sửa soạn, chuẩn bị cho một ngày mới. Đang ngắm bóng mình trong gương, bất chợt, nàng giật mình thảng thốt: hình như có một sợi tóc bạc quái ác ẩn hiện giửa những mượt mà đen bóng. Cố nhìn cho kỷ lại, trời ơi, đúng rồi. Không, trăm lần không, vạn lần không. Nàng không thể chấp nhận được sự phản bội tàn nhẩn đó. Nàng thấy mình còn quá trẻ, tâm hồn còn ngập đầy thơ nhạc, thể xác còn căn tràn sức sống, hát karaoke còn dài hơi vững nhịp, cặp chân còn khá dẽo dai suốt đêm trên… sàn nhảy. Nàng vẫn còn đang Xuân phơi phới đấy ! Bằng mọi giá, phải nhổ cho được sợi tóc quỉ quái mới được ! Từ đó, nàng đâm ra mất ngủ vì lo sợ mình già. Hể soi gương là kiếm… tóc bạc. Nhổ ít, bạc ít, nhổ nhiều bạc nhiều, càng nhổ càng bạc. Phát biểu như các quản giáo hồi còn trong cải tạo: Rồi đây nàng sẻ quá độ lên giai đoạn… sói mà không kinh qua giai đoạn bạc. Cuộc tình sẻ rụng rơi mái tóc giả chứ không lạt phai màu tóc nhuộm. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý sợ già của quí bà, trước sau như một, sẽ không bao giờ thay đổi ! Nàng đành tự nhủ: sợi tóc bạc cũng có cái duyên riêng cùa nó chứ! Thôi già rồi, dù đó chỉ là Già Không Đều vì tuổi thì già nhưng tâm hồn thể xác vẫn còn có chổ Trẻ.
Em tuy… năm mấy hãy còn xuân!
Nhớ lại một kỹ niệm vui hồi còn trong Trại Cải Tạo. Lần đầu tiên được xem phim câm, chiếu ngoài trời, phụ đề tiếng Anh phía dưới có tên “Trẻ Mãi Không Già” mà tức cười. Nàng bộ đội cầm micro thuyết minh. Trên màn ảnh, có một cặp tình nhân trên bải cỏ. Nàng nằm dài, chàng ngồi kế bên. Đôi mắt mơ màng, môi nàng mấp máy và chàng cuối đầu xuống. Trên màn ảnh, thấy chữ Kiss Me My Love. Giọng nói cô thuyết minh bổng trở nên lạnh lùng dử dội như ra lệnh: Cuối Xuống Tôi Bảo ! Anh em vổ tay, cười rần rần. Lại có ông già, ngồi quay hoài cuộn chỉ trong cái máy thời gian. Lúc ra về, ai nấy cười quá xá: Mút chỉ rồi anh em ơi, Ở Mải Không Về chứ không phải Trẻ mải không Già. Hết cuộn chỉ này thay cuộn khác.
Tới đầu năm 1976, trước Tết Bính Thìn, có nhiều người ra về theo diện bà con Cách Mạng bảo lảnh. Đám còn lại như tui, loại con bà phước, cháu ni sư thì ta cứ yên tâm ở lại học tập cho nó tốt thôi ! Ngày về, sớm hay muộn là tùy… các anh. Sau đó ít bửa, anh bạn chung một A kể lại giấc mơ lạ kỳ: Anh chiêm bao thấy đang ngồi, tự nhiên có một ông già, tóc bạc phơ đến vổ đầu, miệng nói: Thiệt tội nghiệp cháu quá. Ngac nhiên, anh hỏi, Ông là ai vậy? Bị ổng mắng: Tổ Cha mầy, thời buổi này con cháu đâm ra bất hiếu hết trơn. Tao là Ông Nội mầy, từ mấy tháng nay mầy viết đi viết lại tên tao cả chục lần trong bản tự khai ba đời đó. Tôi lật đật thưa Ông Nội, họ kêu con khai chứ con đâu có biết mặt. Mà ông nội đi đâu vậy? Trả lời: Bà nội mầy ở dưới khóc quá trời, thấy ai được bảo lảnh cũng ra về hết trơn nên Bã kêu tao lên đây làm giấy cho mầy sớm theo về… với Ông Bà !
Gặp lại sau mấy lần chuyển trại, tuy nét mặt vẫn trẻ trung nhưng tóc đà bạc trắng. Anh cũng vẫn tiếu lâm như ngày nào: học tập chưa xong mà đầu đã bạc. Thôi, ráng ở lại đây, học cho xong môn Song Thủ Bổ Bác, Tay Búa Tay Liềm của Lão Ngoan Đồng để Cách Mạng trang bị cho bộ râu và cây gậy mới mong mai sau có chổ đứng trong lòng dân tộc. Nếu không thì chắc ngồi luôn chứ oải quá rồi, sức ở đâu mà đứng nổi nữa.
Có một người cùng đơn vị, lớn tuổi hơn, trước kia là Sếp tui, mới được con bảo lảnh qua đây năm 1990. Mười mấy năm được Nhà Nước lo cho ăn học trong Trại Cải Tạo, nên răng rụng gần hết. Qua đây rồi mà anh cũng không chịu mang răng giã. Anh triết lý rất hay: Răng hư là triệu chứng bộ tiêu hóa có vấn đề. Cơ thể đã già lại còn mang răng giã chỉ để nhai xương cho dòn chứ tuổi này còn dám cười duyên với ai ! Bày đặt gắn cái đó, bao tử chịu không nổi thì có nước húp cháo rùa. Tui hỏi ông ta, ngày xưa anh đi tu nghiệp bên Mỹ như đi chợ, về đơn vị khoe với em út vụ “trả Thù dân tộc”, vậy chớ qua đây anh có đi trả thù chưa? Cười trừ: Người mình khi nói về đàn ông, đàn bà thì hay lắm chú à. Còn trẻ thì gọi là hai vợ chồng, có nghỉa đàn ông trẻ khỏe hơn đàn bà nhiều, hai vợ một chồng cũng được, bảy ba ra vô không kể. Tới khi già yếu rồi thì kêu là hai ông bà. Lúc đó thì ngược lại, bà khỏe hơn ông ! Nước chảy ngày càng tới, đến lượt chú rồi, mới thấy tuổi già nó dở đủ thứ. Như tôi bây giờ, vạn sự hưu, xí xóa bỏ qua hết cho yên thân.
Nợ Đầm đem trả cho Tây, Tuổi già ốm yếu, ăn chay, đi chùa.
Không phải ốm vì yêu hay yếu vì ôm đâu nhé!
Một đồng hương ở Pháp lâu lắm rồi, về hưu từ năm 1974, kể lại tuổi già bệnh hoạn của ông làm tui cười đau bụng. Rảnh rổi, ông đến mấy trại tiếp cư tỵ nạn, thông dịch, làm giấy tờ giúp miển phí cho dân mình. Thấy ai nấy ốm o gầy còm, ông tội nghiệp hỏi: Sau 75, thuốc men không có, lở bệnh hoạn rồi làm sao? Nghe trả lời: coi vậy mà trời sanh trời nuôi bác ơi, không có thuốc tây thì mình trị theo lối Việt Nam cũng hết bệnh hà! Ngạc nhiên, ông hỏi lại, Ủa, trị theo lối mình là trị cách nào? Người kia đáp: Bây giờ, có nhiều thầy trị hay lắm, chẳng hạn như cháu đây, hồi trước nói xin lổi, đi tiểu kiến bu chớ phải chơi đâu mà nhờ ông Thầy Nước Lạnh trị cho cháu có hai ba tháng thôi là dứt cái vụ đó. Trị dể ợt, không cần thuốc men gì hết ! Trời ơi, ông cũng bị bịnh như anh kia từ hồi năm mươi mấy tuổi đến nay, phải kiêng cử đủ thứ. Thuốc tây thì uống mổi ngày, sáng ra cà phê với đường giả. Thèm miếng bánh sinh nhật của thằng cháu nội đích tôn hết sức mà không dám rớ. Việc gì quên được chớ uống thuốc thì không à nha! Cho nên vừa nghe nói, ông vui như lân thấy pháo hỏi liền: Vậy sao, đâu chú nói cho tôi nghe coi. Người kia giải thích, đâu có gì, cứ mổi buổi sáng thức dậy, bác uống liền một hơi 1 lít rưởi nước lã. Rồi trước hai buổi cơm trưa chiều, uống thêm nửa lít. Nhớ đừng ăn vặt, chừng qua một tháng thôi là bác thấy kết quả. Nó rửa sạch trơn gan ruột, hết bịnh luôn ! Bán tín bán nghi, nhưng ông nghĩ trong bụng, tưởng làm sao chớ trị cách đó thì dể quá ! Hồi còn bên Việt Nam, bia 33 uống cả thùng, sá gì ba cái lẻ tẻ, đồ cái thứ 1 lít rưởi buổi sáng. Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, đồng bệnh thương nhau, ông lật đật phone cho ông bạn già người Pháp làm chung Sở, để báo phương cách mầu nhiệm trị bệnh tiểu đường mới nhập cảng từ … Việt Nam! Cả hai vui mừng quyết định ngày mai áp dụng liền.
Rạng ngày sau, thức dậy sớm, lấy chai nước suối Evian loại 1 lit rưởi chế ra ly. Nghĩ trong bụng, có 6 ly 0.25 như vầy nhầm nhò gì ! Ông ực một cái trót lọt. Một ly nửa, đi ngọt ngay. Thêm ly thứ ba, phải lấy… hơi, uống hai lần. Tới ly thứ tư bắt đầu… khựng ! Lạ chưa ! Sao bia xuống trơn tru mà cái thứ nước suối mắc dịch này lại kiếm chuyện kỳ cục vậy cà ! Phải gần 20 phút mới uống xong 6 ly, nhìn lại đồng hồ, sắp trể xe bus. Ông lật đật mặc áo, xách dù ra đi. Lên xe, vừa ngồi xuống ghế, nhè phát chứng… mắc tiểu. Má ơi, hồi nãy, lụp chụp sợ trể xe, quên hát phim ngắn. Chịu trận gần 20 phút với bầu tâm sự nặng trĩu mới tới trạm xuống. Nhiều lúc xe bị dằn xóc, ông muốn chết được chớ phải chơi đâu ! Tội cho ông, xuống trạm phải lết bộ gần 200 m mới tới cổng, sau đó phải đi né bên lề đường dẫn vào trong cơ quan, sợ rủi ro gặp ai đó chào hỏi bắt tay thì có nước qua đời. Nhẹ bầu tâm sự vừa xong, thấy ông bạn Pháp gương mặt hầm hầm chung vô thế chỗ, miếng nói: Mẹ họ, chút xíu nửa là có án mạng xảy ra trên xe bus rồi, mắc tiểu quá chừng mà thằng tài xế dịch vật lái xe như đi ăn cướp không tránh ổ gà thiếu điều bể bọng, tưởng chết rồi chứ!
Có sự khác biệt rất xa về quan niệm tuổi già của dân VN với dân Âu Mỹ, giữa người mình ở trong, ngoài nước, ông bà hồi xưa và đời bây giờ. Với dân Âu Mỹ, hỏi tuổi đàn bà là điều khiếm nhã vô cùng, nhất là đối với người lớn tuổi. Thân thiện lắm thì câu trả lời cũng rất Tây, tuổi Song Nam, Hổ Cáp…Có người nói, cái chết không có nghĩa lý gì hết nhưng chỉ buồn là sáng ra không còn được uống ly cà phê nóng (M. Pagnol). Trên tàu Pháp, tiếng lóng gọi Commandant là Le Vieux, Le Pacha, coi như ông già là chức vị mặc dù nhiều khi ông vẫn còn trẻ.
Lúc mới qua, tui có quen một người Pháp cùng tuổi. Lúc đó, anh vẫn còn độc thân vui tính. Hai mươi năm sau gặp lại trên hè phố, tay bắt mặt mừng. Cùng nhau đi dạo, để ý thấy anh đi hơi cà nhắc.Tui hỏi thì anh ậm ờ không trả lời. Đi ngang qua tiệm giày, có một kiểu vừa ý, anh liền vào mua. Thử được số 42, anh lại bảo cô tiếp viên gói cho anh một đôi số 41. Tui ngạc nhiên hỏi, anh mua tặng cho ai vậy thì anh bảo không, mua cho anh ta ! Tui nói làm sao đi được đau chân chết. Sau đó, anh giải thích, từ ngày vợ anh có tuổi, bà đâm ra sanh chứng gắt gỏng. Mỗi khi thấy mặt anh là hình như có chuyện để cằn nhằn cự nự. Về nhà không có gì vui. Chẳng thà anh mang đôi số 41, dù phải cà nhắc ngoài đường nhưng bước vô nhà, lột đôi giày ra, sướng tê người, quên luôn Tổ Quốc, mặc cho bà muốn nói gì thì nói (Ê, ê, đây là chuyện Tây, quí vị liền ông phe ta đừng tưởng thiệt bắt chước là tụi mình… què với nhau hết đó).
Một tác giả Pháp, viết về tuổi già Việt Nam nhận xét hết xẩy là người mình suốt đời chỉ biết lo cho con cháu, không bao giờ nghĩ đến chuyện dành dụm riêng tư. Đến lúc làm việc không nổi nữa thì ở nhà giữ cháu. Đám con lớn lên, đi làm nuôi lại cha mẹ vì người dân thường ở xứ mình không có trợ cấp cho người già. Người Pháp khi lớn tuổi, họ tính từng ngày mong nghỉ việc lảnh tiền hưu, đi chơi. Người mình còn sức là còn làm, ở nhà phụ với con cháu được cái nào hay cái đó.
Đời sống ở nước ngoài cũng ảnh hưởng khá nhiều đến dân mình: thích đi du lịch, họp bạn đồng hương, hoạt động xã hội, karaoké, khiêu vũ… Những chuyện đó, nếu còn ở lại Việt Nam, chưa chắc gì mình làm. Tuổi già ở VN rất cam phận, ngồi yên, đi đứng thong dong, từ tốn, hai tay đong đưa không quá gối. Ra ngoài nhìn thẳng, không ngó ngược ngó xuôi, sợ thiên hạ chê già mà còn ham vui mất nết.
Chắc chưa có ai dám khai sanh tên con mình là… Già ! Nè, bộ tính giởn mặt, hết tên đặt rồi sao Cái già coi như là danh từ duy nhất, ngoài ra nó là tĩnh từ. Gọi ai là thằng cha già, con mẹ già tức có vấn đề và thường đi đôi với trạng từ… gân, dịch, ham vui, bứng giựt, bộp chộp. Dân Việt Nam ở đây gọi tiếu lâm là … Già Không Đều. Thời tụi mình còn nhỏ, ông nội, ông ngoại nghỉ trưa thì mình đi kiếm chổ khác chơi. Bây giờ đó hã, khỏi đi! Muốn đi thăm cháu, thì ông nội phải phone trước coi nó thức chưa rồi mới dám đi chớ không, tới nhà bấm chuông cháu nó giật mình! Xưa, cha mẹ đặt đâu thì con ngồi đó. Ngày nay, con chỉ chổ nào thì mình ngồi chổ đó cho yên.
Già cưng cháu là chuyện thường. Nhiều khi cưng quá mình cũng bị kẹt. Ba tui, mỗi khi đi công chuyện dưới Sài Gòn, đều ghé qua nhà thăm mấy đứa cháu. Có lần, nhè trước mặt ông mà tui phát vô mông thằng cháu nội đích tôn, ông liền xách gói bỏ về Bình Dương. Sau đó Vú tui kể lại là Ba tôi than phiền, nó sanh con ra… để đánh. Ông đã quên hồi tôi còn nhỏ, ăn bánh tét hỏng nhưn dài dài…
Người già thuở xưa bên Việt Nam không sợ chết mà lại sắm quan tài để sẳn sau nhà, xây kim tỉnh. Ngày nay, già phải tẩm thuốc bổ, uống kích thích tố cho sống thọ để… yêu đời, cởi ngựa, ngắm hoa. Điều kỳ lạ, ít có ai tự thấy mình già. Bạn bè lâu năm gặp lại, người này thấy người nọ già quá trời. Cái già hình như chỉ dành cho người khác.
Sợ già là điều cố hửu của con người. Đến khi thực sự già, chấp nhận mình già lại đâm ra sợ đủ thứ chuyện: sợ ăn uống không tiêu, sợ mỡ sợ đường, đi đứng sợ té, sợ trái gió trở trời. Trong bài Ngỏ Ý của Nguyên Sa có đoạn: Đợi đến ngày mai, tôi e sợ rằng đời sẽ bỏ tôi làm phu lục lộ, đi đo sự già nua của tâm hồn mình bằng mớ tóc bù tung và đôi mắt quầng thâm của người yêu, nàng đi lấy chồng rồi và sinh con đẻ cái.
Cách đây mấy năm, truyền hình Pháp có chiếu phim tài liệu, nói về một làng hẻo lánh bên Nam Mỹ, nằm giửa thung lủng của rặng núi Andes. Nơi đây, toàn những người sống trên trăm tuổi mà vẩn còn khỏe mạnh, cày cuốc làm việc ngoài đồng áng (làm việc thôi nha, còn… vụ khác thì không có nghe bàn tới). Tác giả phim trên còn kể lại chuyện vui xứ đó: Trên đường, thấy có một ông già chừng 70 tuổi, vừa đi vừa khóc. Động lòng, anh ta dừng xe lại hỏi xem ông ta có cần gì không thì ông cho biết vừa… bị cha đánh đòn! Quá ngạc nhiên, nhưng anh ta cũng kiếm cách an ủi: Thôi, ông đừng buồn, dù sao cũng là cha mình. Nghe vậy, ông càng khóc lớn hơn vừa nói: không phải vậy mà vì lần này bị đòn mà… ông bà nội tôi không có can! Sống lâu nhứt ở Pháp phải kể là bà Jeanne Calment. Báo chí loan tin buồn khi Bà từ trần năm 1997 hưởng thọ… 122 tuổi. Nghe nói hình như có một người vui. Chuyện gì mà kỳ cục vậy ! Người ta qua đời mà lại vui ?
Thì ra, bên Pháp, có lối bán nhà rất lạ của những người già (Viager). Đại khái, người bán đòi một số tiền lớn nào đó (bouquet) tương ứng với bao nhiêu phần trăm của căn nhà. Sau đó, mỗi tháng người mua phải trả góp (Rente) như tiền mướn nhà cho đến khi nào người bán qua đời thì nhà đó mới thuộc sở hửu người mua. Có khi là nhà trống, người mua vào ở liền. Có khi người bán ở lại đó, người mua cứ chờ đến khi nào người bán qua đời mới lấy được nhà. Thỏa thuận mọi đìều kiện, giá cả dỉ nhiên tùy thuộc và số tuổi, sức khoẻ của người bán. Như đánh bài vậy mà, năm ăn năm thua.
Khoảng 42 năm trước khi Bà mất (lúc đó cũng đã trên 80 tuổi rồi) có người chịu mua viager căn nhà của Bà, với điều kiện bà được ở lại đó. Nhà đẹp, tiền Bouquet khá lớn, tiền trả hàng tháng cũng cao vì người mua chắc mẩm rằng chừng vài năm nửa (ai biết đâu, nhiều khi ngày… mai bà ra đi hổng chừng) căn nhà sẻ thuộc về mình, tha hồ lời tiền của, sướng nhé! Nào ngờ, ai cũng học hoài mà không thuộc được chử Ngờ ! Hàng tháng cứ phải lo trả tiền nhà mà lại không được vô ở. Mắc thấy mồ chứ đâu có rẽ, biết làm sao bây giờ. Mong cho bà ra đi mà bà vẩn sống khoẻ mạnh ngon lành. Sẳn tiền đó, bà chỉ có việc mua sắm, cho tiền con cháu thôi. Người mua, quá mỏi mòn vì chờ đợi, bèn… qua đời trước bà sau gần 20 năm đóng hụi mà vẩn chưa được vô nhà. Người con của ông ta phải tiếp tục trả nợ thêm 22 năm mới được dọn vào Trong phạm vi văn chương, như truyện Kiều chẳng hạn, Nguyễn Du diển tả cái già đến rất đường đột, tàn nhẩn. Nó len lén chen vào cuộc đời hồi nào không hay để rồi bất chợt, hất chân con người:
Chơi Xuân kẻo hết Xuân đi, Cái già sòng sọc nó thì theo sau.
Cho nên, chúng ta phải vui sống, trào phúng, đừng thèm nghĩ mình già hay trẻ cho mệt. Nguyễn Công Trứ hóm hỉnh tự trào trong bài Tuổi Già cưới Nàng hầu:
Giai nhân dục vấn lang niên kỷ, Ngủ thập niên tiền nhị thập tam!
(Đêm động phòng em hỏi anh mấy tuổi ? Nói cho em biết nha, 50 năm về trước anh mới có… hăm ba hà!!).
Giởn cho vui chút thôi, nếu có về bên nhà, nhớ nghe, tui nhắc lại là đừng có nghe mấy nàng ngâm nga, tình tứ đâm ra mờ mịt tưởng thiệt là chết bỏ xác đó nha:
Đứng xa cứ tưởng…Ông Già, Lại gần mới biết, chỉ là… Chú thôi. Nắm tay, đích thực… Anh rồi, Lên giường thủ thỉ là… Tôi với Mình.
Để rồi sau đó trở qua đây, lén thở than một mình không cho má bầy trẻ biết:
Chưa đi, chưa biết Sài gòn, Trở về bên Mỹ, hổng còn một xu! Nghĩ ra mới thấy mình… ngu, Thằng lớn nhịn đói, thằng cu… ngoẻo đời !
Ba bài thơ liên hoàn Lão Tướng Quần Vợt của cụ Hương Thủy đã từng làm các Nử Đấu Thủ đỏ mặt, bỏ vợt chịu thua:
Càng già càng dẻo lại càng dai, Lão tướng ra quần chẳng kém ai. Đấu mấy hiệp liền không chịu nghỉ, Tranh ba ngày lẻ chẳng mòn hơi. Khi mau, khi chậm khi mơn ngắn, Lúc xuống, lúc lên, lúc thọc dài. Gác qua, gác lại phô đủ kiểu, Mòn lông banh nỉ Lão còn chơi!
Mòn lông banh nỉ Lão còn chơi, Cầm sức cho nên chẳng dám lơi. Chống đở gay go, sùi bọt mép, Cò cưa dai dẳng toát mồ hôi. Chơi trưa chưa phỉ đòi chơi tối, Đánh chiếc xong rồi lại đánh đôi. Phút chốc cơn mưa đâu ập đến, Cuộc vui hào hứng tạm ngưng rồi.
Cuộc vui hào hứng tạm ngưng rồi, Lát nửa lau khô, Lão lại chơi. Biểu diển sân quen, hay đáo để, Nắn dồi banh mới, sướng mê tơi. Người trên ụp xuống phì phào thở, Kẻ dưới nâng lên, khúc khích cười. Đối thủ gặp nhau mùa nắng cực, Quần năm ba hiệp ngã lăn nhoài !
Già thường sinh ra lẩm cẩm, nói nhiều mà toàn là chuyện đời xưa, đời trước. Vô lai rai ba sợi, hứng chí, còn dám mở máy radio kể, khoe các chiến tích vẻ vang trên tình trường với chị hàng xóm mà vốn xưa nay nín thinh, dấu nhẹm bà xả. Nè, ngậm miệng lại dùm nghe quí vị liền ông ! Chết cả đám rồi lây lan tới bạn bè chớ không phải chơi đâu ! Trong Cải Tạo gọi là: Phải khai báo thành khẩn thì C. M. (đọc là… Con Mẻ) sẻ tha thứ vì C. M. biết hết rồi, không dấu diếm được đâu hihihi. Tây nói: « Muốn nói láo với Bà Xả, phải có trí nhớ dai ! » Ê, mấy quí ông chồng phải trả cho tui $5, tiền nhắc nhở quí báu đó à nha!
Trời sanh người đàn bà không bao giờ quên bất cứ chuyện gì của ông xả mình. Như hai ông bà kia ra ngồi ghế đá công viên phơi nắng sáng, bà nói với ông:
– Em nhớ ngày xưa, hồi mới quen nhau, lần đầu tiên hẹn hò đi chơi, anh ngồi sát bên em trong công viên Tao Đàn như trong thơ Xuân Diệu vậy.
Ông lật đật ngồi sát vào bà. Bà tiếp tục:
– Mau quá, mới đây đã mấy chục năm rồi mà Em cũng còn cảm nhận cánh tay anh choàng qua vai em như hôm qua.
Ông bèn choàng vai bà. Mắt bà sáng lên, bà nói trong mơ:
– Lúc anh cắn nhè nhẹ vai em, em mắc cở quá chừng, sợ có ai thấy kỳ chết.
Nghe câu đó, ông vụt đứng dậy nói với bà:
– Em chịu khó ngồi chờ anh một chút nghen, anh chạy vô nhà lấy… hàm răng giã!!!
Thấy ớn chưa, lở có chuyện gì, mấy chục năm sau cũng còn nhắc hoài !
Nói vây chứ nhiều chuyện trước mắt thì già lại quên, chẳng hạn như kiếm hoài không ra tức muốn chết, cặp kiếng đọc báo mới để đâu đó hôm qua mà bửa nay không nhớ thấy.
Chuyện tiếu lâm xưa, có ông già phụ nuôi cháu nội cho cha nó đi làm xa. Ông nổi danh trong làng vì thuộc làu mấy chục bộ truyện tàu. Làng xóm có chuyện gì, ông thường ví von đem chuyện Phong Thần, Tam Quốc… ra so sánh xưa với nay: Bởi vậy, hồi xưa . . .
Gởi cháu đi học, tới tháng lại không nhớ đóng tiền trường. Tháng nào như tháng nấy, phải nhắc hoài, thầy đồ đâm ra bực mình. Một hôm, thầy gọi đứa cháu lại bảo nó về nói với ông nội mày là hôm nay học câu: Hớn trào Tam Kiệt, Khổng Minh, Trương Lương Hàn Tín. Nó về kể lại trong lúc ông đang ăn cơm chiều. Bỏ đủa xuống, ông nói, Cha, coi bộ Thầy mày quên rồi đó. Ngày mai vô lớp, nhớ kín đáo nhắc ổng, Hớn trào Tam Kiệt là Khổng Minh Trương Lương Tiêu Hà chớ không phải Hàn Tín. Ngày sau, đứa cháu làm như ông nó dặn, thì Thầy đồ bèn nói nhỏ với nó: Mầy về nói với ông nội mày là chuyện xưa nhớ hay quá mà sao chuyện đóng tiền học mỗi tháng lại cứ quên hoài vây !
Già thích dạy đời nhưng nhiều khi cũng bị kẹt. Chuyện kể, cô nọ dắt em nhỏ đang đi trên đường bổng thấy hai con chó… dính với nhau. Đứa nhỏ hỏi, hai con chó đang làm gì vậy? Cô ta lật đật kéo tay nó đi sang qua phía bên kia đường, miệng nói:
– Thôi thôi đừng lại gần, mấy con chó đang… cải lộn với nhau đó.
Ông già đi gần bên nghe vậy chen vô:
– Nói với con nít phải nói thiệt đừng tập nó nói láo.
Cô bèn nổi giận cự lại:
– Ông già vô duyên ! Khi không lại xía vô chuyện người ta.
Sửng sốt, ông đáp :
– Tôi già rồi mà cô vẩn còn muốn… cải lộn với tôi à!
Một chuyện khác khá vui về khã năng giường chiếu của các lão tướng “Già không đều”. Hai vợ chồng đến gặp BS gia đình. Ông vào khám trước, đem thắc mắc hỏi bác sĩ về cái khoãn yêu đương, tù ti túc tích của mình :
– Sao kỳ quá BS, khi tui sinh hoạt vợ chồng với nhà tôi có lúc thì nóng, mồ hôi ra như tắm, lại có khi lạnh run vậy
– Ông vẫn còn khõe vậy à, để tôi xem lại rồi kỳ khám tới, tôi sẽ giãi thích cho ông.
Tới phiên bà vợ vô. Khám xong, BS bèn hỏi tình trạng của ông chồng đúng như vậy không, thì bà đỏ mặt trã lời:
– Đâu có gì bất thường đâu. Một năm ông ta chỉ có hai lần, một khi mùa hè trời nóng, một lúc mùa đông tuyết lạnh. Ông nhà tôi thiệt là . . .!!
Nhớ hồi nào còn trai trẻ, hùng dũng bước đều một hai, hát vang trời : súng là vợ, đạn là con, thà hao mòn hơn . . . cất kỷ ! Chỉ có một số ít người vì lý do sức khỏe hay sao đó nên được miển dịch vỉnh viển khỏi làm bổn phận Công Dân Nam. Rồi ngày qua đi, một mai qua cơn mê, đến lúc hát bài Giả Từ Vủ Khí « để có một ngày, có một ngày chinh chiến . . . tàn ! Anh chẳng còn chi, chẳng còn chi ngoài con chim héo . . . em ơi » người thì âm thầm như những đêm không trăng sao, buông dao đồ tể thành Phật, súng đạn quăng cái xạch thành ông . . . Từ. Ngược lại, cũng có người không chịu cam phận, còn nhớ tiếc thời vàng son, oanh liệt của mình, giờ nhìn cải dưa, nhớ xưa cà rốt như Hổ Nhớ Rừng . . . Lá Thấp :
Sáng nay, ngồi nấu nước chè,
Nhớ lại chuyện củ nó đè trong tim.
Ngồi buồn, ngó xuống con chim,
Xưa sao hùng dũng giờ im thế này!
Lắc qua, lắc lại mõi tay,
Sao cứ ủ rủ, ngây ngây, khờ khờ.
Thôi rồi! Tàn một giấc mơ,
Cần câu còn đó, mồi trơ hết rồi . . .
Lúc tui lập gia đình, cha tui có nói một câu mà tui nhớ mải đến bây giờ: Lấy nhau vì Tình, ở với nhau vì Nghĩa, sống với nhau cho phải Đạo, đó là 3 giai đoạn trong đời sống Vợ Chồng. Người đàn bà có thương có yêu mới chịu về làm vợ, nâng khăn sửa túi cho chồng. Họ mong đến khi tuổi già có nơi nương tựa, gọi là sống với nhau đến bạc đầu. Sanh con đẽ cái, nối dỏi tông đường, dung nhan không còn được như xưa, mình phải biết ơn mà đối xử cho phải Nghĩa. Khi lớn tuổi, qua mấy mươi năm chung sống dù không còn nói chuyện với nhau nhiều như xưa nhưng tánh ý đã tương thông, đó là Đạo Vợ Chồng vậy.
Án Anh đem Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín ra thuyết phục Vua để từ chối đứa cháu trẻ của Ông ban cho, quyết lòng ở lại với người vợ già của mình, còn sáng ngời trong truyện xưa tích củ…
Thủ khoa Bùi Hửu Nghĩa, lúc bị tù oan, nhờ có Bà vợ lặn lội ra tận triều đình Huế đánh trống kêu oan mà ông được giải nạn. Đến lúc Bà qua đời, ông bận công vụ ở xa không kịp về tống táng. Ông viết hai câu đối rất thương tâm:
Ngã bần khanh năng trợ,
Ngã oan khanh năng minh,
Thiên hạ giai xưng khanh thị phụ
Khanh bệnh ngã bất dược,
Khanh tử ngã bất táng,
Thế gian đàm tiếu ngã phi phu.
Tạm dịch:
Thuở tôi nghèo, Bà giúp đở,
Lúc tôi oan, Bà giải tội,
Ai ai cũng khen: Bà xứng danh là Vợ Hiền
Bà lâm bệnh tôi không thang thuốc,
Bà nằm xuống tôi chẳng cất chôn,
Trên đời ai cũng chê: Tôi không xứng mặt làm Chồng.
Thông tắc cùng, cùng tắc biến, biến tắc thông mọi sự đều mãi mãi trãi qua như vậy. Khi lớn tuổi, giác quan con người không còn bén nhạy như xưa. Âu cũng là điều may, nếu không mình sẽ triền miên trong Ngủ Uẩn.
Về lại Bình Dương, tối tối, ngồi nói chuyện với Ba tui trước sân nhà, cỏ mọc um tùm, ếch nhái kêu inh ỏi. Tui nói để nhờ người đến phụ với con, dọn dẹp sân vườn lại cho gọn gàng thì Ba tui nói: Kệ nó con, Đừng Nghe, Đừng Thấy…
Ba tui rất thích hai câu thơ nói về cuộc đời:
Lai như lưu thủy hề, thệ như phong Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung
Tạm dịch:
Tới như dòng nước, tan như gió, Chẳng biết từ đâu, đi đến đâu.
Mãi mê nói chuyện, tới đây tự nhiên tui thấy buồn cười cho chính mình: Tui vẫn chưa thoát ra được hai chử Nghe và Thấy của Ba tôi dạy. Tôi vẫn còn Nghe Thấy rất rỏ trong tâm tưởng những việc thuở xa xưa. Tui viết tản mạn như hồi học lớp Đệ Tứ dịch bài Thème bị Thầy Phạm Duy Nhượng (anh của Nhạc Sỉ Pham Duy) chê… Văn Hôi Nước Mắm!
Thuở đó, tui vừa 14 tuổi, học đệ tứ trường Nguyễn Trãi Bình Dương. Bài Thème dịch 4 câu thơ ra tiếng Pháp, lời than thở của con trâu trong Lục Súc Tranh Công:
Trâu mõi mệt, trâu liền năn nỉ,
Một mình trâu, ghe nổi gian nan.
Lóng canh gà vừa mới gày tan,
Chủ đã gọi thằng chăn vội vã . . .
Tui dịch ra như vầy:
Le buffle se dit pitié,
Je suis seul et travaille beaucoup.
Dès que le coq chante,
Le propriétaire appelle tout de suite le berger . . .
Thầy P. D. Nhượng sửa lại :
Le buffle, exténué par un long travail, murmure ses plaintes.
Que de misères ai-je tout seul supportées.
Sitôt que le chant du coq annonce la fin des veilles
Le maître se hâte d’appeler mon gardien . . .
Đọc lại câu của mình, đúng là Văn Hôi . . . Nước Mắm thiệt ! Vì lời phê này mà tui nhớ đến bây giờ. Tui thấy hơi bị … « Già Không Đều » mặc dù « Không Còn Có Chổ Trẻ » (viết theo cách nói . . . thời thượng đó nha. Tới luôn bác tài, cho vui bao la, mênh mông . . . tình đời hi…hi…hi)
Những tưởng khi già mình sẽ khác người, rốt cuộc cũng lẩm cẩm, vật vờ y hệt. Xin mượn mấy câu thơ của Tô Thức để kết luận bài này:
Lô sơn yên tỏa, Triết Giang triều, Vị đáo thiên ban hận bất tiêu. Đáo đắc hoàn lai vô biệt cảnh, Lô sơn yên tỏa Triết Giang triều.
Riêng tặng Quan Tàu Phú Quốc Suốt đời hải nghiệp, rày đây mai đó, tiếp xúc với nhiều giống dân khác nhau, không nói chuyện được bằng tiếng Anh, Pháp thì ngoài cái vụ quơ tay chỉ chỏ khi ngôn ngử bất đồng, còn có… O K là hai bên nói lia chia thôi! Cho đến bây giờ, tui vẫn nghe và nói thường ngày khi lên tàu kiểm soát (Tous les moyens sont bons!) Nghĩ tức cười, trong khóa toàn là dân trường Tây có mình tui là trường Việt. Bây giờ bạn bè qua bên Mỹ hết thì có mình tui lại lưu lạc qua Tây. Đã đành là tây giấy rồi nhưng khi phone thăm nhau, thì hai bên dù nói tiếng Việt, cũng chen vô O.K loạn cả lên chứ hổng có Oui, Non, çà va, d’accord, đo cắt gì hết. Gọi về Việt Nam cũng vậy, mình nói tiếng Việt mà bà con ta cứ hỏi: sao lối rày sức khỏe, công việc O.K không…
Tháng 4/2010, 2 đứa ở bên Tây, tui và Nguyễn Hiếu Liêm khóa 19 với Nguyễn Q.Kiệt bạn cùng khóa bên Mỹ qua đây, lên Paris thăm thầy Ducasse.Thầy trò gặp lại nhau sau mấy chục năm xa cách, vui mừng hỏi thăm tin tức nhau, thật là… O.K nhưng suốt buổi không có ai nói O.K! Điều đó chứng tỏ O.K cũng có giới hạn chỉ xử dụng trong bạn bè hoặc ngoài đời. Với bậc trưởng thượng, ông bà, thầy cô giáo mình chỉ có Dạ Thưa, Yes Sir, Oui Monsieur chứ chen O.K nghe không giống ai hết. Cho nên, tui tò mò, cố tìm kiếm thu thập trên sách báo Pháp, Anh và Internet nguyên lai của chữ O.K gởi tặng bạn bè cùng khóa, đồng nghiệp xa gần. Anh em nếu có biết nguyên do nào khác nữa từ đâu mà có O.K thì cứ thêm nào để bạn bè đọc cho vui.
Có nhiều nguồn gốc khác nhau khá thú vị của O.KAY (O.K). Đó là tiếng Mỹ thuần túy không phải tiếng Anh, nhập cảng, phổ biến khắp Âu châu chỉ mới sau thế chiến thứ hai thôi. Trước đó, người Anh đâu có biết xài. Chổ nào Mỹ tới là có O.K. Bên Việt Nam mình cũng vậy. Tiếu lâm nhứt là chỉ có một số rất ít người Mỹ biết lai lịch của nó. Tui có hỏi vài Sĩ Quan Hàng hải Mỹ và họ trả lời rất… Mỹ: I don’t know! Ngày nay, nói hoặc viết O.K quen thuộc đến độ hình như nó trở thành một từ quốc tế, không còn là riêng Mỹ, được xữ dụng nhiều nhứt trên khắp thế giới. O.K có thể viết dính liền, hoặc rời ra O K hay là có thêm chấm ở giữa O.K hoặc với hai chấm O.K. cho chính xác. Trong tất cả ngôn ngử đều có O.Kay, hoặc Ô Kê, kể cả viết ra chữ trong các thư từ trả lời. Nghĩa của nó đã biến thể rất nhiều không còn đơn giản là Đồng ý, Yes, Oui. Khi nói chuyện, vị trí O.K nằm trong câu và tùy người nói mà có nghĩa khác nhau: nằm ở đầu câu là để trả lời, ở cuối là câu hỏi, ở khoảng giữa là kể sự việc thí dụ: Xin nghỉ phép mà ông chủ trả lời O.K tức là cho phép. Xếp giải thích công việc để mình làm, hỏi mình O.K? là hiểu, nghe rỏ chưa. Chuẩn bị đi đâu, khi O.K là xong xuôi, đi được rồi. Bạn bè hỏi thăm nhau căn nhà mới mua ở khu vực đó ra sao, O.K là tốt. Nghe bạn bị bệnh, gọi tới thăm, bạn O.K là bớt rồi. Đi xin việc làm, chủ Hãng O.K là đơn được chấp thuận. Bạn nhập viện giải phẩu, gọi tới thăm nghe gia đình trả lời O.K là đã tỉnh lại, khỏe rồi… Nói tóm lại, dù dưới dạng trạng từ hay tỉnh từ, O.K không thiếu gì cách diển tả tùy theo tình huống: O.K lắm, không O.K gì mấy, người ta O.K mà minh không O.K…
Chữ Tây vốn dỉ khá dài. Nhớ lại kỷ niệm hồi nhỏ đi học ưa đố nhau chữ tây dài nhứt là chữ gì: anticonstitutionnellement. Khủng khiếp ! Khoảng mấy mươi năm sau này, Tây cũng viết tắt các nguyên phụ âm đầu tiên của chữ giống như kiểu Mỹ, hoặc khi họ nói ra, thì tóm gọn lại chỉ còn 2, 3 âm đầu của chữ đó thôi. Thời gian ngày nay quí báu lắm! Điện thoại, trả lời qua Fax cũng xài O.K (mà không có O.K man dù là Yes we can nha). Không quen thì chịu thua, thấy lạ lùng, khó hiểu thí dụ như R.A.S: rien à signaler vô sự, d’ac: d’accord đồng ý Bon’ap: bon appétit chúc ăn ngon, à plus: à plus tard hẹn gặp lại, Manifestation: manif biểu tình… Có cả mấy trang giấy giải thích, viết rõ ra nguyên chữ rõ ràng cho dân chúng hiểu tên chữ tắt (abréger) của các cơ quan, công tác chính phủ, thí dụ CAF là Caisse d’Allocation Familliale, đọc thẳng một chữ là CAF luôn, quỹ trợ cấp gia đình.
Cho nên mấy nhà sưu tầm bèn nhảy vô tìm cách giải thích do đâu mà có O.K. Họ nói O.KAY có thể do chữ O.KEH thuở xưa của nhiều bộ lạc da đỏ xài như YES bây giờ. Lại có người cho rằng chữ này do Obeliah KELLY, tên của một nhân viên hỏa xa bên Mỹ hồi thế kỷ 19 trách nhiệm việc kiểm hàng. Anh ta ký tắt tên mình là O.K phía dưới tấm giấy cho phép đoàn tàu rời ga một khi tất cả đều hợp lệ. Lâu dần, người ta có thói quen, khi nói có giấy phép, được rồi là… O.K. Lại có một giải thích khác nằm trong cuộc chiến tranh Nam Bắc của Hoa kỳ (1861-1865) giửa 23 States phía Bắc và 11 States phía Nam. Cứ mỗi buổi chiều là ban quân số tổng kết số quân sĩ tử trận. Nếu không có ai, họ ghi O.K là 0 Killed (zero killed): suốt ngày hôm đó yên ổn. … O.K! Lối giải thích này không thuận lắm vì 4 năm chiến tranh chết 617.000 chứ đâu phải ít! (Xin mở dấu ngoặc kể chuyện vui cho quí vị nghe về số Zero: người Tàu phát âm chữ R thành chữ… L! Cho nên Paris thành Ba Lê, Roumanie thành Lổ Ma Ni rồi Việt Nam ta xài luôn. Gặp ở Marseille, một người Việt gốc Bắc Bùi Chu Phát Diệm đi du lịch qua đây, ông ta bảo mới trên Bá Nê xuống! Ráng hiểu thôi! Mới hôm qua, trong phiên trực trên đài kiểm soát, có chiếc tàu Trung Quốc sắp vào bến, gọi Radio báo tin giờ đến bằng tiếng Anh theo Code Hàng hải: Phỏng định giờ tàu sẽ đến điểm hẹn Hoa tiêu là 10 giờ sáng, trong 2 tiếng đồng hồ nữa. My Echo Tango Alpha to pilot station is One Zilo, Zilo, Zilo Local Time, two hours from now over (My E.T.A is 10.00 LT, 2 Hours from now over). Anh chàng Sĩ quan vô tuyến này đọc chữ Zero là Zilo theo… Tàu hihi!
Cũng nằm trong những giải thích hơi ly kỳ kiểu đó, lần này chữ O.K lại có nguồn gốc nước ngoài. Nó xuất phát từ bến cảng Les Cayes nằm ở phía Nam đảo Haïti, vốn là thuộc địa của Pháp, độc lập từ năm 1804 thủ đô là Port au Prince. Nói theo tiếng Pháp ở Les Cayes là Aux Cayes. Khi tàu ghé bến, thủy thủ Mỹ nhà ta có thói quen đi xuống phố Les Cayes (rendre aux Cayes) vì nơi đó có rượu Rhum thiệt ngon. Mang về xứ, họ quảng cáo: This is really AUX CAYES (O.K) stuff, đây là rhum thứ thiệt, ngon hảo hạng! Cách giải thích này được truyền bá khá lâu trong dân gian.
Cho đến ngày ông Allen Walker Read, giáo sư đại học đường Colombia đưa ra câu trả lời nghe hợp lý và mọi người sau đó đồng ý. Ông ta nói hai chữ O.K thật ra là viết tắt hai chữ đầu của «OLL KORRECT » một biến dạng rất buồn cười của ALL CORRECT. Mà tại sao do đâu lại xuất hiện sự biến dạng kỳ cục vậy? Đơn giản do đầu óc tiếu lâm khi viết một câu hoặc diển tả một lời nói nào đó mà lại dùng toàn là các nguyên phụ âm đầu tiên của các chữ khi nói ra rồi mở dấu ngoặc giải thích)
Xuất hiện vào cuối thập niên 1830-1840, định kiến này đã gặt hái được sự thành công vỉ đại trên các báo ở Boston. Người ta ghi nhận: K.Y (know yuse) No use không đáng, hết xài, N.S (nuff said) Enough said nói đủ rồi. Và dỉ nhiên, chữ O.K (oll korrect) All correct cũng đã được xữ dụng từ tháng March 1839!
Trong khi mấy chữ khác xuất hiện vài ba lần rồi chết ngắt vì thiên hạ hổng xài nửa thì chữ O.K vươn lên mạnh mẻ, lẹ làng. Có thể họ cho là khi nói ra hai chữ O.K «đúng hết» thì trong đầu người đó lại có chút nghi ngờ, hóm hỉnh gì khác vì chữ O và chữ K vốn nó đã không đúng rồi! Có thêm một sự kiện chính trị khá quan trọng làm chữ O.K càng được quảng bá thêm rộng rãi. Năm 1840 đương kim Tổng thống Hoa Kỳ Martin Van Buren (1782-1862) tổ chức vận động tái tranh cử vào nhiệm kỳ hai. Vốn sinh trưởng trong một làng nhỏ KinderhoO.K (New York) vị Tổng thống thứ 8 của Hoa Kỳ đắc cử kỳ 1 vào năm 1837 lần này không được thuận lợi cho lắm so với các đối thủ khác. Phe phái của ông vốn rất thiện chiến trên đấu trường chính trị bèn ráng tìm một khẩu hiệu hấp dẩn để có thể đưa ông trở lên danh vọng kỳ hai. Rốt cuộc, họ quyết định xữ dụng hai chữ O.K đang rất thịnh hành trong dân gian, hai chữ tắt đó làm biệt danh cho Gà Nhà của mình: OLD KINDERHOO.K! Vậy là O.K được coi như dấu hiệu đầu câu của phe ủng hộ Van Buren chẳng hạn như Câu Lạc Bộ «O.K Democratic Club» quảng bá đường lối chính trị.
Thuở đó, người ta đã biết cách pha trò, chọc quê, chê bai nhau trong cuộc vận động bầu cử. Các đối thủ của Van Buren lập tức chộp ngay cơ hội, châm biếm bảng tổng kết của ông bằng 2 chữ O.K: Orrible Katastrophe (Horrible catastrophe); Orful Kalamity (Awful calamity); Out of Kash (Out of cash).
Kết quả bầu cử quá thảm hại cho ông Buren! Nhưng người thay thế, ông William Harrisson chỉ 1 tháng sau khi nhậm chức lại ngã bệnh và qua đời vào ngày 4/ April/ 1841 vì bị sưng phổi: Ông ta ỷ y để đầu trần, đứng đọc diển văn giửa trời giá rét. Thật là không O.K chút nào! Dù sao đi nữa, chữ O.K bắt đầu đi vào chính thức từ đó.
Hình như làng KinderhoO.K nhứt định phải thêm cho được tên mình vào lịch sử nguồn gốc chữ O.Kay. Nằm trong Quận Columbia của New York, thành lập do các di dân Hòa Lan đến cư ngụ vào hồi đầu thế kỷ 17, khoảng thời gian sau khi người Anh khai phá dòng sông và vịnh Henry Hudson (1609-1610) còn mang tên ông ta. Chinh trong hành trình này, lần đầu tiên ông đã gặp được sắc dân Mohicans. Một thế kỷ sau, các vườn cây ăn trái của vùng đất KinderhoO.K dể thương này sản xuất ra một loại trái bom thiệt là ngon ngọt, được mọi người đặc biệt ưa chuộng, săn tìm mua. Các trái bom này xếp ngay ngắn trong các thùng gổ, bên ngoài ghi chú nguồn gốc, xuất xứ: O.K (Old KinderhoO.K). Từ đó, người tiêu dùng lấy hiệu bom O.K để chỉ loại ngon khi bàn chuyện với nhau.
Đọc xong bài này, bạn O.K hay có đoạn nào bạn không O.K ? Viết chơi, gởi bạn bè đọc cho vui vậy mà, O.K?
VINH DANH SĨ QUAN HÀNG HẢI THƯƠNG THUYỀN PHỤC VỤ HẠM ĐỘI HẢI QUÂN VIỆT NAM
Lê Châu An Thuận
Mỗi năm gần Tết, Quân Chủng Hải Quân của chúng ta ở trong nước, trước năm 1975, và sau này ở hải ngoại đều có buổi lễ vinh danh các chiến hữu Hải Quân đã hy sinh ở trận hải chiến Hoàng Sa. Các chiến hữu nầy xứng đáng được gọi là Anh hùng Hải Quân vì các chiến hữu đã xả thân để bảo vệ phần lãnh hải của Tổ Quốc mà tiền nhân đã dày công xây dựng và bảo tồn từ bao thế kỷ. Trên danh sách các Anh Hùng Hải Quân tham dự trận Hoàng Sa mà chúng ta hãnh diện vinh danh hàng năm, tôi nhận thấy có tên anh HUỲNH DUY THẠCH, một cựu sinh viên Trường Việt Nam Hàng Hải, một cựu sĩ quan Hàng hải Thương thuyền Việt Nam.
ANH HUỲNH DUY THẠCH
HQ Trung Úy CK/HHTT
Cơ Khí Trưởng Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo, HQ. 10
Anh Huỳnh Duy Thạch, sinh năm 1943, quê quán Ðà Lạt, nhà gần khu vực Domaine De Marie, cựu học sinh trường “École D’ Adran” Ðà Lạt. Rời Ðà Lạt để về Saigon, vì trúng tuyển vào trường Việt Nam Hàng Hải thuộc Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ. Anh ở nhà người chị ruột sinh sống ở Thủ Thiêm, Saigon. Tốt nghiệp khóa 13 Sĩ Quan Hàng Hải Thương Thuyền, ngành Cơ Khí, niên khóa 1963-1965. Ra trường anh làm việc trên các thương thuyền Việt Nam trong một thời gian, sau đó động viên vào Trường Võ Bị Thủ Ðức, khóa 25, sau khi học xong giai đoạn I ở Quân Trường Thủ Ðức, anh được chuyển sang Quân Chủng Hải Quân để học nốt giai đoạn II. Tốt nghiệp Thủ Ðức, anh được chuyển hẳn sang Hải Quân với cấp bực HQ Chuẩn Úy CK/HHTTvà lần lượt phục vụ trên các chiến hạm của Hạm Ðội VNCH, anh cũng có thời gian làm việc tại đơn vị bờ với chức vụ Sĩ Quan Công tác tại Hải Quân Công Xưởng.
Chức vụ sau cùng của anh ở Hải Quân là HQ Trung Úy CK/HHTT, Cơ Khí Trưởng Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ. 10.
Trước chuyến công tác định mệnh của HQ. 10, chiến hạm bị hư bơm cao áp của máy chính tả, chiến hữu Huỳnh Duy Thạch và ban cơ khí của chiến hạm cùng lo sửa chữa với các bác công nhân của Xưởng Ðộng Cơ của Hải Quân Công Xưởng do Bác Bửu, Trưởng toán Ðại Ðộng Cơ của HQCX trực tiếp phụ trách sửa chữa.
Chiến hữu Huỳnh Duy Thạch ít nói, giọng trầm, người ngâm ngâm đen, ăn mặc quân phục lúc nào cũng tươm tất, đối xử tốt với bạn bè, kính trên nhường dưới, chiến hữu ưa thích hút thuốc Bastos, và hút quá nhiều, và còn thích uống café đen đậm, anh em khuyên bớt thuốc lá thì lúc nào cũng hứa nhưng chỉ hứa để làm vui lòng anh em mà thôi chớ không bớt chút nào.
Trước chuyến công tác cuối cùng, chiến hữu Huỳnh Duy Thạch đã nhận được lịnh thuyên chuyển để về phục vụ cho Hàng Hải Thương Thuyền. HQ. Thiếu Tá Ngụy Văn Thà, Hạm Trưởng HQ.10 muốn cho anh được thuyên chuyển trước khi tàu rời Đà Nẳng đi Hoàng Sa, và bàn giao lại cho HQ. Trung Úy CK Phạm Văn Thi, anh có thể chọn trở lại cuộc sống dân sự thoải mái và sung túc, nếu rời chiến hạm HQ.10 ngay lúc đó, nhưng anh đã chọn “Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm” và ở lại với đồng đội trong lúc dầu sôi lửa bỏng.
Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ. 10 đã cùng với các chiến hạm Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng, HQ. 5, Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt, HQ. 16, Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư, HQ 4 tham dự trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng Giêng năm 1974 để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên quần đảo Hoàng Sa đang bị quân Trung Cộng lấn chiếm. Như chúng ta đã biết Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ. 10 đã chẳng may bị trúng đạn của chiếc Kronstad 271 của Hải Quân Trung Cộng và bị chìm. Chiến hữu Huỳnh Duy Thạch là một trong những chiến sĩ hy sinh vì đạn thù, máu của anh cùng máu của đồng đội đã đổ để cố bảo vệ từng tấc giang sơn của Tổ Quốc Việt Nam.
Sau 30 năm được coi như một chiến sĩ vô danh, nay anh đã được phục hồi và tôn vinh là Anh Hùng, Liệt Sĩ Hoàng Sa.
Sau đây là cái nhìn của một trí thức trong nước về trận hải chiến Hoàng Sa, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, đã viết:”Năm 1973 [đúng ra là năm 1974] thình lình Trung Quốc đem quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu chống trả quyết liệt, gây cho địch quân những tổn thất về người cũng như chiến hạm nặng nề gấp mấy lần mình. Nhưng, vì lực luợng Hải quân quá mỏng so với Trung Quốc, các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đành rút bỏ!”.
Dẫu thế nào đi nữa, tôi đề nghị phải xây một đài kỷ niệm để vinh danh những chiến sỹ đã hy sinh trong trận chiến đó.”
Chính Phủ, Quân Đội và Hải Quân VNCH thì xả thân để bảo vệ tổ quốc, trong khi tập đoàn lãnh đạo CSVN, bất chấp sự phản đối của đồng bào trong và ngoài nước, đã nhục nhã ký Hiệp định Biên Giới và Hiệp định Phân định vịnh Bắc Bộ dâng đất đai và lãnh hải cho Trung Cộng.
Cho đến giửa Thế Kỷ 20 ngành truyền tin thông ở Việt Nam vẫn chưa phát triển được bao nhiêu nên v/đ truyền tin, thông tin liên lạc vẫn còn dựa vào mấy yếu tố Điện thoại – Điện tín (Téléphonie – Télégraphie); Vô tuyến điện thoại – Vô tuyến điện tín (Radiophonie– Radiotélégraphie). Vô tuyến điện Radiophonie chỉ có thể liên lạc được ở tầm gần thôi, liên lạc tầm xa phải nhờ đến hữu tuyến và vô tuyến qua những tín hiệu Morse tít tít ta ta… (Télégraphie & Radiotélégraphie)..
Lúc xưa người ta đi gởi điện tín (télégramme) thì thường hay nói là đi đánh giây thép, nhân viên làm công việc nầy được gọi là Opérateur télégraphiste hoặc là Thầy Ký giây thép….!
Trường Vô tuyến điện là nơi đào tạo những nhân viên cho ngành nầy. Đây là Trường của Nhà nước . Trước đây Saigon cũng có 1 trường Vô tuyến điện Tư thục (Lectason), nhưng đào tạo người chỉ để xữ dựng trong 1 phạm vi hạn chế ở trên bộ (không đi máy bay hay tàu biển được).
Trường Vô tuyến điện Nhà nước nầy là Trường Cao Đẳng Vô tuyến điện (Ecole Supérieure de Radioélectricité); chỉ có 2 ban; Cán sự điện (Agent technique de radioélectricité) & Điện tín viên (Opérateur radiotélégraphiste).
Điện tín viên được chia ra 3 hạng: 1ère classe – 2ème classe & Spécial . Bằng cấp khi tốt nghiệp ra trường là Certificat (chớ không phải Brevet hay Diplôme gì hết);
Certificat d’opérateur radiotélégraphiste de 1ère classe
Certificat d’opérateur radiotélégraphiste de 2ème classe
Certificat Spécial de radiotélégraphiste.
Ban Cán sự điện học 2 năm, còn Vô tuyến điện chỉ học 1 năm là ra trường.
Trường Cao Đẳng Vô tuyến điện nầy trước năm 1945 chỉ có ở Hànội thôi! Vì thế nhiều HS trong Nam tốt nghiệp xong Tú tài, đi ra Hànội học tiếp, không vào Đại học Y khoa hay là những Đại học gì gì khác…mà cũng có người chịu chui vào trường Cao Đẳng Vô tuyến điện nầy…!!
Sau Đệ nhị Thế chiến 1945, trường nầy mới được mở trong Saìgon, nằm trong khuôn viên của trường Pétrus Trương Vĩnh Ký, bên cạnh trường Hàng Hải & trường Cán sự Công Chánh. Đến năm 1952 cả 3 trường nầy được dời về Trung Tâm Phú Thọ cùng một lúc. Còn là một trường của Nhà nước Pháp nên mọi việc thi tuyển, học hành, thi tốt nghiệp (thi viết, vấn đáp v..v) đều dùng tiếng Pháp. Cho đến lúc dời về Trung Tâm Phú Thọ năm 1952, trường mới được chuyển giao lại cho Nhà nước Việt Nam Cộng Hòa…
Học thì ở trường Vô tuyến điện nhưng bằng tốt nghiệp là do nhà nước Bưu Điện Pháp (Administration des Postes Télégraphes & Téléphones (PT&T ..) cấp, dưới Tiêu đề của: Phủ Cao uỷ Pháp tại Đông Dương (Haut Commissariat de France en Indochine).
Về chuyện học hành và thi cử, 2 bằng 1ère & 2ème classe chẳng có gì khác biệt với nhau bao nhiêu! (bằng Spécial học chung chương trình với 2ème classe), 2 bằng đều có quyền và đủ điều kiện đi làm việc trên máy bay hay tàu biển như nhau, không bị chi phối bởi quyền ưu tiên lớn nhỏ…c ho nên đại đa số anh em học ngành nầy đều chọn thi 2ème classe… khi nào không đậu được 1ère hoặc 2ème classe thì mới đăng ký thi bằng Spécial (chỉ sau đó 1 tuần thôi).
Bằng Spécial chỉ đươc phép đi làm trên tàu biển (không được làm trên máy bay) khi thiếu người, nhưng phải nhường chỗ lại cho những 2ème hoặc 1ère classe, nếu có sư khiếu nại!! Trên nguyên tắc là như vậy, nhưng làm gì có những chuyện đi giành chỗ với anh em… chỗ làm thì chẳng thiếu…!!
Tóm lại; 3 bằng Vô tuyến điện nầy đều có quyền được đi làm trên tàu biển, với những điều kiện như trên và còn được hành nghề mình trên bờ: PTT, Cty Air nội địa nhỏ, đồn điền cao su, hoặc những Cty lớn có nhiều chi nhánh mà có trang bị máy phát sóng Vô tuyến điện để tiện việc liên lạc tin tức trong nội bộ……
PTT liên lạc thông tin với những tàu biển qua Đài Duyên hải (Station côtière), mỗi điạ phương cảng biển nào tàu biển thường lui tới đều có một Đài Duyên hải (cả trên Thế giới cũng vậy)…
Vô tuyến điện làm việc trên máy bay (chỗ làm nầy rất hiếm) gọi là Radio navigant .
Vô tuyến điện làm trên tàu biển gọi là Officier Radio de bord (SQVTĐ) được phong chức sĩ quan ngay, lieutenant (Dịch) mà không cần phải tập sự một ngày nào, nhưng cứ là Dịch cho đến già…!! Mỗi tàu hàng (Cargo) lớn hay nhỏ đều chỉ có 1 SQVTĐ, riêng những tàu hành khách (Paquebot), tùy theo lớn nhỏ mới có 2 hoặc 3 SQVTĐ, ở đây mấy anh chàng có bằng 1ère classe mới thấy được hưởng quyền ưu tiên của bằng cấp mình: được làm Trưởng Đài (Chef de station – đài Vô tuyến điện trên tàu là 1 station mobile) và được thăng chức Capitaine…(Quan 3). Vô tuyến điện đi làm trên bờ là Opérateur télégraphiste, nếu làm PTT mà rơi vào những trạm chuyển/nhận điện tín (Télégrammes) thì chắc chắn sẻ được gọi là………….Ông Ký giây thép………!!!