Tiểu sử đồng nghiệp – Bùi ngọc Hương

TIỂU SỬ ĐỒNG NGHIỆP – Niên Trưởng BÙI NGỌC HƯƠNG

– Tên: Bùi Ngọc Hương
– Sinh ngày 6 tháng 3 năm1931 tại làng Trung An-Mỹ Tho

– Học trường trung học Le Myre de Vilers, Mỹ Tho, sau chuyển lên trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký, Saigon năm 1947
– Năm 1951, tốt nghiệp Tú Tài
– Học trường Việt Nam Hàng Hải Thương Thuyền khóa 2, niên khóa 1951-1952, đổ các bằng Lý thuyết Cận Duyên và Viễn Duyên Hàng Hải
– Từ năm 1952 đến 1958, Sĩ quan Phụ tá trên các tàu Docteur Yersin và Docteur Roux của hảng Chargeurs Réunis (Pháp) và tàu Nguyễn Văn Bảy của Sở Hỏa Xa Việt Nam
– Năm 1958, đổ bằng Viễn Duyên Hàng Hải, phần Thực hành
– Năm 1961, nhập ngũ khóa 12 Thủ Đức theo lệnh động viên
– Năm 1962, được chuyển về Hải Quân Việt Nam trên các chiến hạm
– Năm 1964-1965, biệt phái về làm Thuyền trưởng trên các thương thuyền Tiền Phong, Thống Nhứt, Trường Sơn, Nhựt Lệ của Ủy Ban Đặc trách Hàng Hải do Hải Quân cai quản
– Cuối năm 1965, giải ngũ, làm Thuyền trưởng các thương thuyền Wing Lien, Sao Mai và Khánh Hòa
– Năm 1969, gia nhập Đoàn Hoa Tiêu Sông Saigon
– Năm 1978, vượt biên cùng gia đình trên chiếc tàu đánh cá VT 404 với 255 người. Đây là chuyến hải hành cuối cùng sau 26 năm hải nghiệp
Ngày 25-8-1978, tàu VT 404 cập bến ở đảo Poulo Tengah, ở miền Đông Nam của Mã Lai Á
– Ngày 14-2-1979, đến định cư ở Vùng Bắc Tiểu bang Virginia cho đến ngày hôm nay
– Là Hội viên Hội Hải Quân/Hàng Hải Thương Thuyền miền Đông Bắc Hoa Kỳ
– Là Hội viên Hội Hàng Hải Thương Thuyền Việt Nam
Hiện về hưu sống với con cháu ở Manassas, Virginia

 

TIỂU SỬ ĐỒNG NGHIỆP – NGUYỄN MINH CHÂU

TIỂU SỬ ĐỒNG NGHIỆP – NGUYỄN MINH CHÂU

Nguyễn Minh Châu, sanh năm 1949. Tốt nghiệp khóa 17 Cơ Khí. Biệt phái đến Hàng Hải Hỏa Xa năm 1970.
Phục vụ trên tàu Thống Nhất. Chuyển sang tàu Tiền Phong với chức vụ Máy 3 và Cơ Khí Phó đến năm 1975.
Định cư tại Denver, Colorado.
Lập gia đình năm 1985 với Nguyễn thị Thanh Mỹ (Genève, Swiss) và sinh sống tại Orange County, California.
Châu có 2 con, một trai và một gái. Cả hai vừa tốt nghiệp Đại Học.
Bị mất việc làm vào tháng 2-2009, Châu quyết định về hưu sớm để đi du lịch vòng quanh thế giới cho trọn đời giang hồ,
nhưng không bằng tàu biển.

NHỮNG CON TÀU MA TRÊN ĐẠI DƯƠNG

NHỮNG CON TÀU MA TRÊN ĐẠI DƯƠNG

Liêm Nguyễn

           Trong đêm 17 rạng 18 năm 1972, trên vịnh Saint Laurent một chiếc tàu nhỏ của Sở Tuần Duyên ngư nghiệp Gia nả Đại xả máy hướng về một điểm sáng nhỏ ở khoảng cách phỏng độ 5 hay 6 hải lý. Trong ống dòm của Thuyền Trưởng Chester Handrahan, điểm sáng mở rộng ra trở thành một vầng sáng lấp lánh mờ ảo, ông tự hỏi :

– Cái gì vậy ?  Đèn của tàu đánh cá hay đèn của một chiến hạm đang thực tập ? Hay ánh sáng của tinh tú đang mọc ?

Hai chục phút trôi qua, vầng sáng bây giờ có rìa sáng chung quanh hư thực như bị che khuất bởi khói, giống như một chiếc tàu đang bị hỏa hoạn. Nhưng đó là một chiếc tàu kỳ lạ, một chiếc tàu buồm hình dáng xa xưa với thân tàu nặng nề và ba cột buồm với những cánh buồm căng đầy. Thuyền trưởng Handrahan nghi ngờ, ông biết những chuyện huyền hoặc, kỳ lạ của biển cả. Ông hỏi những nhân viên có mặt chung quanh ; họ xác nhận thấy rõ ràng một tàu buồm đang bị cháy, một con tàu của thế kỷ 18 giửa môt vầng sáng rực và đang di chuyển.

Chiếc tàu tuần tiến đến gần chiếc tàu ma, nhưng mọi người không ai biết khoảng cách thực sự là bao nhiêu ? 3 hay 1 hải lý ? Không ai biết vị trí của con tàu đang bị hỏa hoạn và trôi dạt trong đêm tối. Chiếc tàu tuần tăng tốc độ bắt đầu cuộc săn đuổi kỳ lạ và thình lình Thuyền trưởng ra lịnh ngưng máy, ông chợt không nhìn thấy con tàu ma đâu nửa. Ông đưa ống dòm quan sát khắp chân trời, nhưng con tàu ma đã biến mất. Trước mũi tàu tuần chỉ còn là vùng biển trống dường như còn phản chiếu những tia sáng đỏ rực của một tai nạn bí ẩn.

Mười năm trước đó cũng có một sự kiện kỳ lạ khác, môt chiếc tàu buồm phát hỏa thình lình xuất hiện trên hải trình của những chiếc ferryboat nối liền đảo Edward và Nouvelle Ecosse, tất cả hành khách đều trông thấy. Một chiếc xuồng cấp cứu lập tức được hạ thủy và chạy về hướng chiếc tàu hỏa hoạn nhưng khi đến nơi nhân viên thủy thủ không trông thấy gì hết. Và rồi Sở Tuần Duyên kết luận đó chỉ là ảo ảnh. Tuy nhiên, còn có những nhân chứng khác, cô Judy Carruthers đang đứng trên bờ và cũng trông thấy một chiếc tàu ba cột buồm đang bị cháy, nhưng cô chỉ có 13 tuổi khi đó nên không ai tin, người ta nghi ngờ sự tưởng tượng của trẻ nhỏ. Theo một nhân chứng khác đáng tin cậy hơn của một người đánh cá đã hồi hưu và kể lại đã trông thấy nhiều lần từ nhiều năm qua chiếc tàu kỳ lạ mỗi khi ra biển.

Sau bản phúc trình của Thuyền trưởng Handrahan, người ta bắt đầu mở cuộc điều tra nhưng không tìm ra dấu vết một con tàu ba cột buồm nào hải hành trong vịnh Saint Laurent từ lâu. Phần khác, không có một tai nạn hỏa hoạn trên tàu nào được ghi nhận trong vịnh trong năm 1972 hay trước đó.  Nhưng sau cùng người ta cũng tìm được trong hồ sơ lưu trử tên của con tàu ba cột buồm bị cháy là Jonathan nhưng nó đã bị chìm trong vịnh Saint Laurent từ hai thế kỷ trước. Một vụ đắm tàu khá sôi nổi thời đó và nó đã nổi tiếng đến nổi trở thành môt truyện truyền kỳ. Thuyền trưởng tàu Jonathan từ chối cho cô con gái lấy một thanh niên trẻ chuyên nghề bẩy thú. Một buổi tối hai người đàn ông cải vả nhau dữ dội trên tàu, ban đầu là những lời năn nỉ rồi trở thành dọa dẫm, chửi bới và sau cùng là ẩu đả, hậu quả là cây đèn dầu bị hất đổ và nổ tung. Hỏa hoạn đã lan rộng ra khắp tàu, Jonathan trở thành một khối lửa sáng rực trên biển và đôi uyên ương cũng chết theo con tàu. Câu chuyện trở thành huyền thoại được kể đi kể lại qua nhiều thế hệ của người dân sống trong vùng vịnh.

      Hình ảnh của Jonathan đã ám ảnh vùng biển của Gia nã Đại cộng thêm vào con số 300 hình ảnh xuất hiện lạ lùng của những con tàu khác được ghi nhận từ năm 1831 đến 1885 mà không ai giải thích được. Một đêm tháng Chín năm 1867, trên chiếc tàu buồm ba cột Orion hải hành trên Thái bình Dương hướng về Hongkong, viên Thuyền phó lợi dụng lúc con bảo tạm lắng dịu, leo lên vọng canh để kiểm soát tình trạng những cánh buồm, thình lình ông hoảng hốt la to : ‘ Có tàu ngay phía trước ‘, với giọng kỳ lạ, khàn khàn như bị ngộp thở. Viên Thuyền trưởng lúc đó đang ở phía sau tàu vội chụp lấy cái longue-vue (ống dòm ngày xưa chỉ có một ống) nhìn ra phía trước mũi tàu. Ánh trăng xuyên qua khoảng trống của đám mây soi sáng một vùng biển và chính trong vùng biển đó xuất hiện một tàu buồm ba cột với tất cả những cánh buồm được trương lên. Điều làm viên Thuyền trưởng kinh ngạc là những cánh buồm của con tàu kia căng phồng chứng tỏ nó được đẩy bởi sức gió mãnh liệt. Con tàu vô danh kia tiến gần chiếc Orion như muốn nhắn gởi một thông tin và trên tàu Orion, các thủy thủ còn trông thấy cả những bóng người đang di động trên pont. Thuyền trưởng cầm lấy porte-voix (ống loa) để chuẩn bị liên lạc. Nhưng vào lúc đó ánh trăng lại bị mây che phủ, vùng biển trở thanh tối đen và khi ánh trăng chiếu sáng trở lại thì chiếc tàu buồm kia đã biến mất.

      « Vào khoảng 4 giờ sáng, một chiếc tàu buồm xuất hiện phía trước chúng tôi, độ chừng 300 thước Một vầng ánh sáng màu đỏ soi sáng cột buồm, pont tàu và những cánh buồm. Thủy thủ báo tin cho Sĩ Quan hải hành. Một Sĩ Quan học viên được gởi lên vọng canh để quan sát, nhưng không trông thấy gì hết, không bóng dáng một chiếc tàu nào cả, mười ba người làm nhân chứng về sự xuất hiện này ». Đó là những gì đã xảy ra trong đêm 11 tháng Ba năm 1881 trên chiến hạm Bacchante ngoài khơi Úc đại Lợi và những dòng báo cáo trên được rút ra từ nhật ký của Quận công York, Hoàng Đế tương lai Georges V lúc đó đang có mặt trên tàu,  theo ông thì sự xuất hiện kia hoàn toàn xác thực, không thể nghi ngờ gì được nửa vì lúc đó biển lặng và trời trong , như vậy thì không thể nào có sự lầm lạc. Hơn nửa hai chiến hạm đi phía sau lúc đó đã đánh đèn hỏi nhân viên hải hành chiếc Bacchante có trông thấy ánh sáng đó không.

Nhưng nhiều khi, cũng có con tàu ma xuất hiện khá lâu đủ để ngưởi ta có thể ghi chép lại rõ ràng. Năm 1891 một Thuyền trưởng người Anh đã ghi lại rằng : ‘ con tàu sơn màu vàng hơi tái. Phía trước hơi thấp, phía sau cao với hai tầng pont … Tàu có ba cột với vọng canh dài hình tròn giống như tháp tròn, cánh buồm may bằng loại vải mỏng ..’

Trường hợp khác, con tàu ma tiết lộ tên của nó ; đó là con tàu đã bị đắm và tái xuất hiện như trường hợp của chiếc Silverhorn chẳng hạn. Đó là loại tàu bốn cột buồm rời hải cảng Newcastle ở Úc đi Valparaiso (Chilie) và dự trù đên đó khoảng đầu tháng Chín năm 1907. Nhưng đến cuôi tháng Chín vẫn không thấy tăm hơi con tàu đâu cả, mọi người ai cũng lo lắng. Người ta hỏi thăm những Thuyền trưởng trở về từ vùng biển phía Nam, họ cho biết không gặp một cơn bão nào cũng như không hay biết một tin tức nào về tai nạn đắm tàu. Nhưng trên Thái bình Dương cũng có nhiều hải trình khác nhau và cũng có nhiều hòn đảo làm đắm tàu. Ngày 27 tháng Mười Một năm đó, trên sổ đăng ký của hảng Lloyd’s có thêm tên của chiếc Silverhorn trong danh sách những tàu bị mất tích. Tuy nhiên vào tháng Mười Hai, một Thuyền trưởng tuyên bố đã trông thấy ngoài khơi đảo Juan Fernandez (Chilie) một thân tàu đã bị cháy. Ngọn lửa đốt cháy thân tàu, cháy lan trên pont và làm những cột buồm bị gảy dổ. Phía sau lái người ta còn đọc được vài chử …OOL, có thể đó là những chử sau cùng của chử LIVERPOOL, hải cảng đăng ký của chiếc Silverhorn. Một tuần dương hạm được gởi đi tìm kiếm xác chiếc tàu và để kéo nó về hải cảng Valparaiso nhưng nó cũng không tìm thấy gì hết trong vùng biển đảo Juan Fernandez và nó tiếp tục tìm kiếm đến đảo Pâques và chinh ở đó nó được cho biết là mười lăm ngày trước đó, một tàu buồm to lớn được trông thấy ngoài khơi trong suốt buổi trưa, trương những cánh buồm vá víu và dường như bị trôi dạt. Có phải đó là chiếc Silverhorn mà thủy thủ còn giử được sau khi dập tắt được hỏa hoạn ?

Sứ Giả của tàu ma

Một tên chiếc tàu khác được nhiều người nhắc nhở là chiếc Caleuche ; đó là môt con tàu ma khác trên vùng biển Chilie. Nó xuất hiện với hình ảnh một con tàu bị bọt biển bao trùm trong cơn bão và tỏa ánh sáng ửng đỏ trong đêm tối trong vùng biển chạy từ mũi Horn đến đảo Pâques. Khi thì nó xuát hiện với hình dáng của chiếc tàu trong cơn ác mộng : thân tàu dài ngoằn, cánh buồm rực lửa, dây cột buồm chằng chịt, khi thì nó mang hình dáng những con tàu đã mất tích.

Tên chiếc tàu Silverhorn lại được nhắc đến sau hai năm bị mất tích. Nhiều người đã gặp trên bến Valparaiso một người đàn ông khoảng 60 tuổi đi lang thang, miệng lẩm bẩm không ngớt : « Tàu của tôi… ở ngoài kia…lửa cháy…tôi là Thuyền trưởng Warren… ». Warren là tên của Thuyền trưởng tàu Silverhorn và người ta tìm được trong túi áo khoác cúa ông một tài liệu trong đó có tên con tàu Silverhorn. Đây là lần đầu tiên, môt con tàu ma đã gởi sứ giã trở về đất liền. Người ta phỏng vấn ông nhưng ông chỉ nhất định nói về hỏa hoạn, con tàu bị trôi dạt và xin gởi tàu kéo đi cứu cấp thủy thủ đoàn. Thuyền trưởng Warren với thân hình gầy gò và gương mặt hốc hác, cái nhìn xa xôi hướng về một tai nạn mà không ai biết. Người ta cũng không biết ông từ đâu đến đây ? Một y sĩ được gởi đến chẩn bệnh và kết luận là ông bị mất trí nhớ vi bị khủng hoảng tâm thần và thân thể bị suy yếu toàn diện. Không ai hiểu được những câu nói rời rạc cũng như nguyên do của sự khủng hoảng và sự suy yếu của ông. Giã dụ đó là Thuyền trưởng Warren thực sự đi nửa thì tại sao ông đã bỏ tàu ? Và tại sao ông đã đến được Valparaiso hai năm sau đó ? Tại sao những người cứu Thuyền trưởng Warren lại giấu biệt danh tánh ? Bao nhiêu câu hỏi đã bị khựng lại bởi sự im lặng của Warren ; và ngày qua ngày, sức khoẻ của Thuyền trưởng càng suy giảm đến lúc sắp trút hơi thở sau cùng ông cũng không nói thêm được điều gì khác. Người ta chôn cất ông như một người tự nhận là Thuyền trưởng Warren, một cái chết kỳ lạ của một câu chuyện không kém phần kỳ lạ. Và một điều cũng kỳ lạ không kém, đó là trong khi Thuyền trưởng Warren đang xin tàu cấp cứu, những thủy thủ khác xác nhận đã trông thấy con tàu Silverhorn hay đúng ra là bóng ma của nó dọc theo trục hàng hải Nam vĩ độ 20 mà các tàu viễn dương thường hay qua lại. Người ta lại còn tìm thấy một chiếc canot nhỏ trôi dạt ngoài khơi đảo Pâques, còn mang tên con tàu bị mất tích. Theo hình dáng bên ngoài và tình trạng nước sơn của nó thì hình như nó đã được hạ thủy không lâu lắm. Như vậy là con tàu ma đã để lại dấu vết của số phận ma quái của nó.

Khoảng hai mươi năm sau, cũng trên vùng biển đó, những thủy thủ quả quyết đã trông thấy trong một cơn mưa giông đang đổ xuống, một thân tàu đen xì ẩn hiện bởi những tia chớp và phần kiến trúc trên tàu màu trắng xát sáng như phosphore ; đó là một con tàu buồm lớn với tất cả những cánh buồm được trương lên và nó còn xuất hiện trước một tàu chở hàng Á căn Đình và một du thuyền ngoài khơi Pérou. Người ta cũng đoán chắc rằng đó không phải là chiếc Silverhorn vì tất cả nhân chứng đều khai giống nhau, đó là một tàu buồm năm cột. Và chiếc tàu buồm năm cột cuối cùng còn hoạt động là chiếc Copenhague, một navite-école (tàu thực tập) của Hải Quân Đan Mạch, nhưng nó đã bặt vô âm tín từ cuối năm 1928. Ban đầu, người ta tưởng nó bị hư máy vô tuyến nên không lo lắng gi cho lắm. Lẽ ra nó phải đến Melbourne ngày 22 tháng Ba, nhưng thời gian trôi qua, không ai còn trông thấy con tàu trở về nửa. Và những cuộc tìm kiếm bắt đầu. Trong một thông tin sau cùng của Thuyền trưởng Copenhague đã nhắc đến tên hòn đảo Tristan da Cunha nằm ở phía Nam Đại tây Dương, một chiến hạm được cấp tốc phái đến vùng đảo nói trên. Một vài ngư phủ cho biết là vào khoảng cuối tháng Giêng, họ trông thấy một chiếc tàu buồm lớn xuất hiện ở chân trời với một cột bị gảy chắc chắn do một trận bão xảy ra không lâu và người ta còn trông thây rõ thân tàu màu đen nổi bật trên nền trời đỏ ửng cho đến chiều tối. Đến sáng hôm sau, mặt biển trở nên trống trải, con tàu đã biến mất. Trên đảo cũng có nhiều xác tàu chìm nhưng không mảnh vụn nào được nhận dạng, có mảnh còn mang chữ Kobenhaven nhưng không ai biết chắc đó là của chiếc Copenhague và ai cũng nghĩ rằng không bao giờ biết được những gì đã xảy ra cho nó.

Vào tháng Mười Hai năm 1938, mười năm sau chuyến khởi hành của tàu Copenhague từ Rio de la Plata, một tàu đánh cá ở vị trí 40 hải lý hướng Tây Nam Cape Town đã lưới được một cái chai bằng thủy tinh dầy, phía trong chứa một hộp nhỏ đẽo bằng liège một cách thô kệch. Cái hộp chứa một mảnh giấy hay một thông tin bằng Anh ngữ viết nguệch ngoạt như sau 47°35’ Sud và 02°14’ Est và tên của con tàu Kobenhaven. Đúng là tên của tàu Copenhague, tiếp theo đó vài chữ : ‘ Gió hướng Đông…iceberg…bị bao vây…’ Như vậy thì tàu Copenhague đã đụng phải iceberg và chiếc tàu năm cột, lớn nhứt, đẹp nhứt thế giới đã chìm xuống lòng đại dương.

Trong một trường hợp khác, vào tháng Mười năm 1913 một tàu buồm hải hành ngoài khơi Terre de Feu đã gặp một tàu buồm ba cột đang trôi dạt. Thuyền trưởng ra dấu hiệu nhưng không được trả lời, ông bèn ra lịnh quay mũi hướng về chiếc tàu lạ kia. Càng tiến gần, những thủy thủ càng tỏ vẽ ngạc nhiên, một sự ngạc nhiên trở thành kinh ngạc rồi buồn thảm. Con tàu buồm ba cột đứng lặng im, một sự im lặng không chút sinh khí, dường như nó bị tan rửa không thể diển tả được. Nó mang hình dáng hư ảo như trong chuyện hoang đường. Điều làm kinh ngạc nhứt là màu, con tàu như được nhuộm màu xanh lục, tất cả đều mang một màu duy nhât, từ cánh buồm, pont tàu, cho đến đài chỉ huy. Các thủy thủ do dự rất lâu trước khi quyết định tìm hiểu con tàu kỳ lạ và sau cùng một Sĩ Quan phụ tá và một vài thủy thủ trèo lên thân tàu, họ tiến bước với tất cả thận trọng trên pont tàu làm những thớ gỗ kêu ộp ẹp theo những bước chân đi. Lúc đó họ mới hiểu rằng tàu bị nhuộm màu xanh vì nó đã bị bao phủ hoàn toàn bởi mốc và tỏa ra mùi lợm giọng, giống như mùi tử khí. Và quả thật, con tàu đã trở thành một nấm mồ, trên pont phía sau một bộ xương người nhăn nhó được bao phủ bởi những mảnh vải còn sót lại của bộ áo khoác ngoài, cái mũ casquette nằm trên mặt che phủ hai tròng mắt lõm sâu và những đốt ngón tay co quắp như còn đang nắm một món đồ đã biến mất từ bao giờ. Tất cả mọi người đều làm dấu thánh giá và họ còn phải làm dấu như thế nhiều lần nửa, càng tiến sâu trong dunette phía sau tàu, họ càng khám phá nhiều xác chết khác ; ba xác ở phía sau lái, mười xác trong một căn phòng, ba xác trong phòng ăn và một xác của người timonier ở tay lái tàu. Trên võ tàu người ta còn đọc được hàng chữ Marlborough, Glasgow.

Tàu Marlborough rời Lyttelton Tân tây Lan vào đầu tháng Giêng 1890 chở đầy trừu và vài hành khách dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng Hird, một người dày kinh nghiệm của mũi Horn. Và đó cũng là chuyến sau cùng ông vượt qua mũi Horn vì chiếc Marlborough không bao giờ trở về Anh quốc nữa, con tàu được nhìn thấy lần cuối cùng ở eo biển Magellan nhưng sau đó không một tàu nào còn trông thấy nó nữa. Chuyện gì đã xảy ra trên tàu Marlborough ? Thủy thủ đoàn đã bị chết vì đói và lạnh ? hay bị bịnh dịch hoành hành ? Và nhứt là làm sao tàu đã tự nó di chuyển trong vùng biển đầy nguy hiểm, làm mồi cho sóng gió dữ dội cho đến vùng vịnh mà nó được tìm thấy ? (Eo biển Magellan nằm ở cực Nam của châu Mỹ nằm ở Thái bình Dương, còn Terre de Feu nằm ở Đại tây Dương). Sự trôi dạt kỳ lạ đã qua những lộ trình nào trong khoảng thời gian hai mươi ba năm ? Những giấy tờ trên tàu đã bị mục nát bởi khí ẩm hoặc bị gió biển thổi bay mất không còn để lại dấu vết nào cả và người ta không bao giờ biết sự thực về thảm kịch trên tàu Marlborough.

Năm 1907 một thuyền buồm bốn cột Quevilly của Pháp đã gặp một con tàu bị nạn giống như trường hợp của chiếc Marlborough nhưng lần nầy thủy thủ con tàu bị nạn được may mắn hơn. Con tàu bị nạn trôi lênh bênh theo sóng gió, một Sĩ Quan tàu Quevilly đã trèo lên trên pont và tiến lần về phía sau lái nhưng không có một bóng người, kế đó đi xuống phòng phía dưới, đẩy mạnh cánh cửa sủng nước làm nó kêu rít lên và mở ra một lối đi. Bất chợt viên Sĩ Quan lùi lại một bước, trong khoảng ánh sáng yếu ớt, xanh xao, ông nhận ra những thân hình nằm dài trên couchette và cả trên sàn tàu. Những thân hình với gương mặt tái xanh, râu rìa mọc dài như đang nhìn người Sĩ Quan, đôi mắt họ mở rộng. Người Sĩ Quan tiến gần những xác chết, chợt ông ta rùng mình. Một trong những xác đưa cánh tay lên, một xác khác chợt há miệng, một xác khác cố gắng bập bẹ vài tiếng như muốn nhắn nhủ điều gi … và bây giờ thì tất cả xác chết đều động đậy, thì thào. Những xác chết sống dậy từ nấm mồ của biển hay của con tàu Everest Webster đã bị trôi dạt từ một tháng nay, họ đã bị đói, tê liệt vì lạnh và ẩm và cũng như đã ăn hết thực phẩm trên tàu, họ không còn đủ sức để ra dấu hiệu cầu cứu chỉ còn nằm chờ chết hay một phép lạ.

            Trong một hoàn cảnh khác, ngoài khơi Graham, một giải đất tiền đồn của lục địa Nam Cực, xuất hiện một con tàu buồm ba cột. Một vùng sương mỏng chợt bao phủ bầu trời trong xanh, con tàu tiến chầm chậm, căng đầy buồm và phía sau lại có treo một lá cờ. Trên bờ, ba nhà thám hiểm của đoàn thám hiểm Thụy Điển Otto Nordenskjold đứng nhìn con tàu sẽ đưa họ trở về Âu Châu sau mùa Đông. Con tàu mang tên Antarctic tiến từ từ một cách thận trọng về phía họ và nhứt là để tránh những tảng nước đá trôi lêu bêu. Nhưng thình lình nó dừng lại, rồi nó lại tiếp tục di chuyển nhưng … không phải về phía bờ mà là vượt khỏi mặt đất và bay lên không trung !!! Một giải sương trắng đục như sửa tách rời thân tàu và mặt biển và giải sương này càng lúc càng dầy thêm. Ban đầu người ta cũng tưởng đó là sương mù nhưng không phải, con tàu tiếp tục bay càng lúc càng cao như nó đang trôi nổi trên sương mù đến một lúc nó hoà tan vào ánh sáng và biến mất. Trong khoảng thời gian sau đó, những nhà thám hiểm được cứu như một phép lạ bởi một chiến hạm của Á căn Đình và kỳ lạ hơn nửa là họ được cho biết vào thời điểm họ trông thấy chiếc Antarctic cũng chính là lúc mà chiếc tàu này bị chìm và nghiền nát bởi những tảng băng.

Một trường hợp khá hi hữu khác đã ám ảnh không ít những người dân sống ở vùng bờ biển phía Tây Ái nhỉ Lan trong năm 1917. Một buổi sáng chợt xuất hiện cách bờ biển vài hải lý một tàu chở hàng bị chìm hết phân nửa, chắc chắn nó đã bị trúng ngư lôi. Trên bờ người ta lập tức gởi xuồng đến cấp cứu nạn nhân và những người cấp cứu trên xuồng cũng nhìn thấy rõ thân tàu bị hư hại sơn màu xám và đen đang bị sóng bao phủ. Khi họ đến gần con tàu khoảng vài trăm thước thì bất chợt họ nhìn thấy ngay chổ con tàu bị chìm chỉ còn là những con hải âu đang bay lượn trên một đám rong rêu.

Một con tàu ma khác đã xuất hiện trước Port-Danger ở Nam Phi, đó là chiếc Barracouta, một tàu chiến của Anh quốc. Điều đáng ngạc nhiên là theo những thông tin sau cùng nhận được thì nó còn cách hải cảng 300 hải lý và sẽ đến hai ngày sau đó. Và tuy nhiên không ai có thể lầm lẫn được với hình dáng thật rõ ràng của chiếc Barracouta đang hướng về hải cảng và nó chỉ còn cách hai hải lý. Một tàu kéo chạy ra hướng về chiếc Barracouta và một chuyện kỳ lạ xảy ra. Một cái gì giống như khói trắng và dày đặc tỏa ra bao phủ toàn thân con tàu trong nhiều phút. Trên bờ mọi người sửng sốt tự hỏi vè hiện tượng lạ lùng kia. Một vụ nổ trên tàu ? Nhưng không ai nghe một tiếng nổ. Hoặc một hỏa hoạn khủng khiếp ? Người ta đã từng thấy những vụ hỏa hoạn xảy ra nhanh chóng khi thủy thủ mở ván đậy hầm tàu và ngọn lửa bừng phát, thiêu rụi con tàu trong vài phút. Nhưng không, ở đây không phải trường hợp đó, khi làn khói trắng tan loãng trên mặt biển trống vắng, chiếc Barracouta cũng biến mất không để lại dấu vết nào. Chiếc tàu kéo chạy đi, chạy lại vùng biển để tìm kiếm nạn nhân, nhưng không, không có một thi hài nào cả, cũng không có một xác tàu bị đắm cả. Người ta tự hỏi về hiện tượng lạ lùng trong suốt 48 tiếng đồng hồ vì sau đó chiếc Barracouta thực sự đã đến và cập bến.

Trường hợp của tàu Nam Sanh

Ở Việt Nam trước năm 1971 giới đi tàu ai cũng biết chiếc Nam Sanh, đó là một chiếc tàu củ kỷ, đen xì, xập kí nình, con tàu duy nhất chạy bằng hơi nước còn sót lại, trọng tải khoảng 300 tấn chuyên chạy đường Saigon-Đà Nẵng. Đó cũng là chiếc tàu đầu tiên của tôi và tôi được nhận xuống tàu với chức vụ học viên (Elève Officier) và chính trên con tàu này tôi được thử lửa đầu tiên với sóng biển, chỉ qua một ngày trên biển thôi và với biển động cấp 4 là tôi ói tới mật xanh, mật vàng, cho tới ngay cả không còn mật xanh hay mật vàng nhưng tôi cũng tiếp tục ói ; chỉ ói là ói, không có đi quart hay thực tập được gì cả, thân mình mệt lã chỉ muốn nằm ngủ vùi không muốn làm việc gì khác. Nhưng khi tàu cập bến Đà Nẵng là tỉnh táo như không có chuyện gì xảy ra. Mà cũng hên, tôi chỉ ói trong một hay hai chuyến rồi thôi chớ cái điệu ói dài dài chắc chủ đuổi không cho làm việc nửa. Tàu Nam Sanh chỉ có một hầm chở hàng ở chính giửa, phía trước là phòng lái, phòng ăn và cabine của Thuyền Trưởng và Sĩ Quan ; phía sau lái tàu là nhà bếp, cabine của thủy thủ và tôi cũng ngủ phía sau tàu chung cabine với thủy thủ. Khi đi từ Sài Gòn ra Đà Nẵng, pont tàu chất đầy những bao bố đựng đầy chai bia và khi đi quart ra phía trước mọi người phải đi trên những bao bố đó. Gặp khi rằm tháng Bảy, trời sáng trăng gió mát, biển êm, Thuyền trưởng có đem theo bánh Trung Thu, đem cắt bánh với nước trà mời mọi người dùng trên pont thật là vui vẻ.

            Một hôm Ông Xếp máy dặn nhỏ tôi : « Anh có đi quart, khi đi ra phía trước thì nhớ đi trên Babord, đừng có đi bên Tribord. Tôi thấy lạ nhưng cũng không hỏi tại sao nhưng tôi biết ông muốn ám chỉ một việc xui xẻo, huyền hoặc nào đó. Nhưng rồi sau đó tôi không để ý đến chuyện đó nửa.

36 năm sau…

Tôi tình cờ gặp lại vị Thuyền trưởng cũ năm nào. Sau những lời hỏi thăm xả giao, trao đổi tin tức về cuộc sống sau năm 75, ông chợt nhắc đến con tàu Nam Sanh :

– Tôi tin là có ma trên tàu Nam Sanh.

– Hả ? Sao hồi đó không thấy anh nói gì hết ? Mà sao anh biết ?

– Thì chính tôi thấy nó !

– Vậy à !

– Cậu không nhớ hồi đó tụi thủy thủ thường hay cúng vái mỗi ngày. Ông D (Thuyền trưởng tiền nhiệm) đã dán nhiều lá bùa trong cabine, ông ấy bảo tôi rằng : « Anh đi làm thì cứ đi làm và đừng có nghĩ ngợi gì nhiều ». Ông ấy chịu không nổi nên phải bỏ tàu đi cho hãng khác.

– Mà anh thấy nó ra sao ?

– Thì một hôm tôi đang nằm trong phòng nhưng chưa ngủ, tôi chợt trông thấy một bóng trắng đi vào không một tiếng động.

–  Rồi anh làm sao ?

– Tôi có làm sao đâu, tôi cứ để yên như thế, không nói gì vì tôi tưởng đấy là ông Thuyền phó đang kiếm giấy tờ gì đó. Sáng hôm sau tôi hỏi ông Thuyền phó : « Đêm hôm qua tôi trông thấy ông vào phòng tôi, ông muốn kiếm cái gì đấy ?  » Ông Thuyền phó ngạc nhiên bảo tôi : « Tôi có vào phòng của ông bao giờ đâu ? Mà cũng đâu có ai vào phòng của Quan Tàu để làm gì ?  » Lúc ấy tôi mới hiểu rõ câu chuyện.

– Cabine Quan Tàu sát vách cái passerelle, cũng may hồi đó anh không nói gì hết chớ nếu kể lại lúc đó chắc em cuốn gói chạy mất !

Sĩ Quan HHTT trong thời chiến tranh Việt Nam

SĨ QUAN HÀNG HẢI THƯƠNG THUYỀN TRONG THỜI CHIẾN TRANH VIỆT NAM.
Thuân Châu An Lê – Vendredi 19 Mai 2017
 

            Đa số anh em đồng môn với tôi tại trường Việt Nam Hàng Hải, từ khóa 13 trở về trước hoặc từ khóa 20 trở về sau đều có cơ hội làm việc trên các thương thuyền Việt Nam, Pháp, Panama hoặc các hãng có quốc tịch khác; các khóa ở giữa các khóa trên thì đa phần phải vào quân đội do Lệnh tổng động viên, hoặc là vào hải quân hoặc là vào quân vận.

Lính « nghiệp dư »

Các hãng tàu Messageries Maritimes, Chargeurs Réunis đặt trụ sở của hãng tại Việt Nam tại cảng Nhà Rồng hoặc bên kia đường của cảng Nhà Rồng trên đường Trịnh Minh Thế, Quận 4, Saigon. Các hãng tàu nầy trước đó đều có nhận sĩ quan tập sự hoặc sĩ quan pont hoặc máy người Việt Nam để đi trên các tuyến đường như Ai Cập – Ấn Độ; Đông Dương /Indo-China/ – Trung Quốc-Nhật Bổn; Úc Châu – Madagascar…

Nhờ được trau dồi nghề nghiệp với những “sói biển” người nước ngoài nên sau nầy những sĩ quan hàng hải thương thuyền Việt Nam rất tự tin khi điều khiển các con tàu 10,000 tấn của các hãng tàu như Vishipco Lines, Việt Nam Thương Tín… Có thể nói đội thương thuyền miền Nam lúc đó có tầm vóc khá mạnh so với các nước Đông Nam Á khác.
Dù được đi rất xa ở các nước châu Á, châu Âu hay châu Mỹ, nhưng ít có đồng môn hoặc đồng nghiệp nào của chúng tôi có ý định ở lại nước ngoài sinh sống. Sau nầy, khi tình hình chiến trận càng lúc càng khốc liệt, lịnh tổng động viên được ban hành, mọi thanh niên trong hạn tuổi, dù cho có nghề nghiệp chuyên môn cao cũng phải lên đường nhập ngũ. Chúng tôi, những sinh viên Pont và Máy các khóa đang làm việc trên các tàu ngoại quốc đều lần lượt trở về nước để vào quân đội.
Sĩ quan tập sự trên tàu M/T Cyprea
 Bản thân tôi lúc đó đang là Sĩ quan tập sự Élève officier/ trên tàu M/T Cypréa của hãng Shell tại Việt Nam, đành giã từ cuộc sống dân sự để vào quân ngũ. Chúng tôi vào Quân trường Sĩ Quan Trừ bị Thủ Đức khóa 21 vào tháng 10-1965. Tại đây chúng tôi gặp lại bạn bè thời trung học mà đã lâu không biết “tung tích”, đứa là kỹ sư nông nghiệp, đứa là trưởng ty ở các tỉnh, có đứa đã là phó quận… thôi thì cùng vào chung một thao trường để cùng nhau đổ mồ hôi… tất cả về đây từ vùng 1 cho đến vùng 4, từ nông thôn cho đến thành thị. Một cuộc gặp mặt đầy thú vị ; trai thời chiến có khác!
Chúng tôi theo học giai đoạn 1 và được huấn-luyện phần căn-bản quân-sự, bộ-binh thuần-túy, từ cá-nhân đến cấp tiểu-đội. Thời-gian là nầy kéo dài khoảng 6 tháng, sau đó anh em có chuyên môn được tuyển chọn về các quân binh chủng khác. Tôi và một số đồng môn trường Việt Nam Hàng Hải được tuyển chọn sang Hải Quân để học tiếp giai đoạn 2, đi trên các chiến hạm Hải Quân như là sinh viên thực tập.
Tôi lần lượt phục vụ trên các chiến hạm của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa như sau:

Hỏa vận hạm HQ. 470
Thực tập trên Hỏa vận hạm HQ. 470, dưới dạng sinh viên trừ bị Thủ Đức, giai đoạn 2; đang đi tàu dầu trên thương thuyền dân sự sang quân đội lại cũng là tàu dầu, thoải mái vì có dịp gần nhà nhiều hơn khi còn đi trên tàu M/T Cypréa;
Đặc tính chiến hạm:
Trọng tải: nhẹ 450 T, chở nặng 1253 T; Máy chánh: dầu cặn, 1 trục chân vịt; Dung lượng: 6570 thùng dầu; Tốc độ: 10 gút; Thủy thủ đoàn: khoảng 30.
. Ghi chú: TT: Trọng tải – KT: dài × rộng × mớm nước – VT: Vận tốc – TD: Thủy thủ đoàn – VK: Vũ khí.

Hộ Tống Hạm Chí Linh, HQ. 11
Khoảng giữa tháng 9, 1966 tôi được thuyên chuyển xuống Hộ Tống Hạm Chí Linh, HQ. 11 sau khi mãn khóa sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Đi công tác dài ngày trên biển; 4 vùng zuyên hải đều có mặt đầy đủ, học hỏi được nhiều với vị Hạm Trưởng, ông Nguyễn Văn May, ông cũng là Sĩ Quan Hàng hải Thương thuyền, tốt nghiệp khóa 5 trường Việt Nam Hàng Hải. Anh em trên tàu đều rất kính trọng ông, về tư cách và hành xữ của ông đối với anh em. Sau nầy tôi lại được làm việc dưới quyền ông một lần nữa khi ông là Chỉ Huy Trưởng Hải đội Chuyển Vận và tôi là một Hạm Trưởng.
Đặc tính chiến hạm:
Trọng tải: Tiêu chuẩn 640 T, chở nặng 903 T; Kích thước: 184.5 X 33.1 X 9.5; Vũ khí: 1 khẩu 3 in (76 ly) 2 khẩu 40 đơn- 8 khẩu 20 ly đôi; Máy chánh: dầu cặn 2000 mã lực, 2 trục; Tốc độ: 15 gút; Thủy thủ đoàn: khoảng 90.

Trợ chiến hạm Nguyễn Ngọc Long, HQ. 230
  • Sau gần hai năm phục vụ trên HQ. 11 , tôi có lệnh thuyên chuyển về Trợ chiến hạm Nguyễn Ngọc Long, HQ. 230, có dịp thực hành hàng hải thiên văn trên Thái Bình Dương khi đi sửa chữa tàu ở Guam. Chúng tôi rời Saigon vào ngày 17 tháng 12 năm 1968 và về nước ngày 8 tháng 9 năm 1969 để đại kỳ chiến hạm và quan trọng là lấp phần chống B. 40 bao quanh đài chỉ huy và phòng lái chiến hạm. Có dịp ở Philippines nhiều ngày và đi thăm thủ đô Manila và các tỉnh thành của Phi, có kiến thức nhiều hơn về văn hoá, kinh tế, chính trị của nước chủ nhà.
  • Ông Hạm Trưởng trong thời gian nầy là ông Nguyễn Văn Chuyên, vừa mới mất cách đây bốn ngày, và tôi có đến tám cảnh chùa ở Houston nầy để cầu nguyện cho ông và cho hai người em đã mất của tôi và của vợ tôi.
  • Sau khi vềnước, chiến hạm hoạt động trên sông Mékong và hộ tống thương thuyền nước ngoài lên xuống Phnom Penh, và sông ngòi miền Nam nhiều hơn là tuần tra trên biển.
Đặc tính chiến hạm:
Trọng tải: tiêu chuẩn 227 T, chở nặng 383 T; Kích thước: 159 X 23.7 X 5.7 bộ; Vũ khí: 1 khẩu 76.2 ly, 4 khẩu 40 ly, 4 đại liên; Máy chánh: dầu cặn 1600 ML, 2 trục; Tốc độ: 14 gút; Thủy thủ đoàn: khoảng 40.

Hộ Tống Hạm Vân Đồn HQ. 06
  • Sau một năm làm việc ở bờ tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân/Khối Quân Huấn với chức vụ Sĩ quan Liên Lạc giữa Hải Quân và Trường Sinh ngữ Quân Đội kiêm Tiểu đoàn trưởng khóa sinh Hải Quân, tôi lại được thuyên chuyển về Bộ Tư Lệnh Hạm Đội với chức vụ Hạm Phó Hộ Tống Hạm Vân Đồn HQ. 06 thay thế anh Đoản Hồng Hải-khóa 14 Hải quân, tôi với anh trước đây cùng chung phục vụ trên HQ. 11, anh hy sinh vì tổ quốc một thời gian sau đó khi đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Giang đoàn. Đi trên chiến hạm nầy tôi học hỏi rất nhiều về chuyên môn với vị Hạm Trưởng khả kính, ông Nguyễn Quang Hùng. Chân thành cầu xin hương linh Hạm Trưởng siêu thoát và an bình trên thiên đàng.
Sau thời gian dài tham gia hộ tống thương thuyền ngoại quốc lên xuống Tân Châu, chiến hạm được xữ dụng làm huấn luyện hạm.

Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt, HQ.16
  • Trưởng Khối hành chánh tiếp liệu trên Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt, HQ.16. Chúng tôi, hai thủy thủ đoàn khác nhau, đã bay sang Clark Field và đi đường bộ đến Subic Bay của Philippines ngày 21-06-1972 để nhận chuyển giao hai chiến hạm, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt – HQ 16 và Tuần dương hạm Ngô Quyền – HQ 17.
Khi đề cập đến HQ.16, lòng tôi rất bồi hồi và thương tiếc em Nguyễn Văn Duyên đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Em là một người làm việc chuyên cần và liêm khiết mà tôi rất thương mến như người em ruột. Em giúp tôi rất nhiều trong thời gian lảnh tàu tại nước ngoài. Lúc đầu chỉ có tôi và em lo mọi chuyện để nhận phụ tùng cho từng ban ngành, từ cơ khí, trọng pháo, truyền tin, điện tử thám suất, vận chuyển, vật dụng nhà bếp… may mắn là tôi có một anh thượng sĩ Hoa Kỳ phụ giúp tôi, anh ta cũng xông xáo, tận tụy không khác gì em Duyên. Thỉnh thoảng tôi mời hai em nầy ra quán ăn và uống bia philipino San Miguel.
Trước khi mang tàu về nước, Bộ Tư Lệnh Hải Quân/Phòng Tổng quản trị thuyên chuyển nhiều anh em, đủ các cấp, bay sang đây để cùng chúng tôi thử tàu trên biển, học hỏi và thao tác thông suốt các phương tiện được trang bị trên tàu, nên khi mang tàu về nước, thủy thủ đoàn tự tin và hoàn thành tốt công tác được giao.
Đặc tính chiến hạm:
Trọng tải: tiêu chuẩn 1766 T, chở nặng 2800 T; Chiều dài: 310.75 bộ; Chiều ngang: 41.10 bộ; Chiều sâu: 13.50 bộ; Vũ khí: 1 đại bác 5 in (127 ly), 1 hay 2 súng cối 81 ly, nhiều đại liên. Máy chánh: dầu cặn 6080 mã lực, 2 trục chân vịt; Tốc độ 18 gút; Thủy thủ đoàn: khoảng 100.

Tuần Duyên Hạm Kiến Vàng HQ. 603
  • Giữa năm 1973, tôi được chỉ định giữ chức vụ Hạm Trưởng Tuần Duyên Hạm Kiến Vàng HQ. 603, đây là lần đầu tiên Bộ Tư Lệnh Hải Quân chỉ định một Sĩ quan Hàng hải Thương Thuyền đảm nhận chức vụ Hạm Trưởng. Đây là một vinh dự cho cá nhân tôi và cho anh em Hàng hải Thương Thuyền còn đang phục vụ trong Quân chủng Hải Quân. Tôi hứa với lòng là phải làm đúng mọi việc, đúng chức năng trách nhiệm được ghi chép trong Hải Quy để cánh cửa tiếp tục mở ra cho những anh em Hàng Hải Thương Thuyền khác. Tôi đã làm tốt lời tự hứa của bản thân mình. Nhớ lại những chuyến công tác đầu tiên, tôi đều ăn ngủ không yên vì chưa tin tưởng khả năng chuyên nghiệp của anh em sĩ quan dưới quyền, nhưng sau nầy thì đâu cũng vào đó.
  • Đặc tính chiến hạm:
Trọng tải: chở nặng 117 T; Kích thước 100.33 X 21.1 X 6.9 bộ; Vũ khí: 1 khẩu 40 ly, 2 hay 4 khẩu 20 ly, 2 đại liên; Máy chánh: dầu cặn, 1900 ML, 2 trục; Tốc độ: 15 gút; Thủy đoàn: khoảng 25.
Hạm Trưởng Hỏa Vận Hạm HQ. 472, loại tàu nầy có tổng cổng 6 chiếc dùng để tiếp tế dầu cho các căn cứ tiếp liệu, các chiến hạm… Công tác xa, nếu có, thì cũng rất ngắn ngày so với các loại tàu trên. Có cùng đặc tính như HQ. 470. Vào đầu tháng 2 năm 1975, tôi có Lệnh Thuyên Chuyển về làm Thuyền trưởng cho hãng tàu Vishipco Lines, và chờ vị Hạm Trưởng mới đến thay thế tôi; đến giờ nầy tôi vẫn còn giữ LTC làm “kỷ vật”. Tiếc thay vị đó lại đi học khóa Cao cấp, một vị khác được chỉ định đến thay thế cho tôi, nhưng không biết vì lý do gì cũng chưa trình diện BTL/Hạm Đội để nhận công tác. Ông Chỉ Huy Trường Hải Đội động viên tôi để đi thêm một chuyến công tác. Từ cực nam của miền Nam chúng tôi “dong ruỗi” trên con đường tiếp tế cho từng vùng để các đơn vị, các chiến hạm có đủ nhiên liệu hoạt động trên biển. Từ An Thới, Phú Quốc chúng tôi bơm đầy cho Căn cứ Yểm Trợ Tiếp vận và các chiến hạm hoạt động trong vùng; ghé qua Côn Sơn tiếp tục nhiệm vụ của mình vả trực chỉ Vũng Tàu để vào Cát Lỡ lấy dầu và tiếp tế cho các chiến hạm đang neo đậu tại đây. Nhận được lịnh ra Qui Nhơn để tiếp tế cho các chiến hạm từ Vùng I Duyên Hải trên đường xuôi nam. Tình hình chiến sự trong đất liền thì càng lúc khó khăn cho miền nam, tinh thần anh em dưới tàu không có biểu hiện hoang mang hay lo sợ. Tôi vững lòng vì mọi người trong chúng tôi hiểu lẫn nhau và đã cùng nhau chia sẻ mọi khó khăn trong một thời gian tương đôi khá dài.

Hỏa vận hạm HQ. 472
Từ nhiều nguồn quân sự và dân sự tôi biết chắc rằng miền Nam Việt Nam đang trải qua những ngày tháng đen tối, từ sai lầm chiến lược và chiến thuật, chúng ta khó có thể đảo ngược và gìn giữ sự nguyên vẹn của miền nam như trước đây. Giải pháp chính trị nào cho Việt Nam đây? Thi hành Hiệp định Paris chăng? Đành chờ và xem.
Tôi và anh em trên tàu phải làm tròn trách nhiệm mà mình đang gánh trên vai, tuy nhỏ nhoi nhưng chúng tôi phải làm tốt để cuộc triệt thoái được thành công. Sau khi vào lấy dầu tối đa có thể tại Căn cứ xăng dầu của Quân vận, tôi ra lệnh anh em phải cẩn thận vì tối hôm trước đó người nhái Việt cộng toan tính đặt mìn tàu Bệnh viện hạm HQ.400 nhưng may mắn anh em phát hiện được và bắt được hai người, chúng tôi ra neo ở ngoải cảng và cho một số anh em ra phố đi chợ vì thực phẩm trên tàu đã cạn kiệt; anh em đi chợ về và cho biết thành phố gần như bỏ ngõ, chỉ lèo tèo vài anh cảnh sát còn phụ trách lưu thông trên đường phố.
Tôi được nhận được yêu cầu từ Hộ tống hạm HQ. 08 đến tiếp tế dầu; tôi được biết Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư Lịnh Vùng I Duyên Hải đang trên chiến hạm nầy. Tôi gặp anh Nguyễn Văn Yên, Hạm trưởng, anh là một trong ba bốn anh cùng khóa 15 rất xuất sắc và đảm nhiệm chức vụ Hạm trưởng trên các chiến hạm lớn sớm nhất. Tôi lên đài chỉ huy của chiến hạm và trình diện Tư Lịnh Vùng và nhận thấy ông đang mặc Jacket hải quân và trên mặt có vết sước nhẹ. Trọng tâm của ông trong lúc nầy là rước càng nhiều càng tốt anh em binh sĩ Sư đoàn 3 Bộ binh và hướng dẫn các đơn vị chiến hạm, chiến thuyền của vùng I về Vũng Tàu.

Trích hai trang trong quyển Can Trường trong Chiến Bại
Tách khỏi chiến hạm HQ. 08, thì vào lúc 1:00 chiều ngày 31 tháng 3 năm 1975, chúng tôi đón tiếp HQ. Đại tá Nguyễn Công Hội, Tư Lịnh phó Vùng I Duyên Hải lên chiến hạm chúng tôi để chỉ huy đơn vị trưởng các chiến đỉnh của vùng tập trung lại để cùng về Vũng Tàu. Tôi và ông có quan hệ trong công tác, trước đây ông là Chỉ huy trường Hải đội Tuần Duyên và tôi là Hạm trường một chiếc PGM dưới quyền ông; sau nầy khi ông về vùng I thì tôi lại trình diện ông mỗi khi công tác ở đây.
Đồng thời chúng tôi cũng có chở Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh và các Sĩ quan Tham mưu của ông trên chiến hạm của chúng tôi. Mọi người đều lo lắng cho các đơn vị và binh sĩ dưới quyền. Binh lính của Sư đoàn 3 Bộ binh có mặt trên tàu khá đông song anh em giữ kỷ luật rất tốt.
Nhật Ký Tư Lệnh trang 40 do Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh viết.
 
Đính kèm là trang số40 của Nhật Ký Tư Lệnh do Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh viết:”Tôi cùng đại tá Hội, tư lệnh phó Vùng I Duyên hải sang tàu dầu 542 [ đính chánh 472] (hạm trưởng trung úy An Thuận [đính chánh đại úy]) cùng một đoàn tàu nhỏ đi về Cam Ranh.
Sau cùng thì cả đoàn tàu đã về đến Cam Ranh an toàn. Các vị quan khách lần lượt rời chiến hạm, trả lại không gian an bình và sinh hoạt bình thường cho chúng tôị. Trong suốt thời gian qua vì cùng phụ giúp các vị tướng, tá chỉ huy trên tàu nên tôi chỉ ngủ được chừng một tiếng đồng hồ/ngày. Café và trà là nguồn trợ lực rất quý giá cho tôi, ăn uống chỉ là phụ. Ai nấy đều như “xác không hồn”.
Vì tình trạng kỹ thuật tàu của chúng tôi quá tệ, nên tôi được lệnh trực chỉ Vũng Tàu để hy vọng các sửa chửa hạm có mặt ở đây có thể sửa chửa cho chúng tôi. Kết quả là phải vào Ba Son để sửa chửa vì các chiến hạm nầy không có các bộ phận thay thế. Anh em có thân nhân ở Saigon hoặc ở các vùng phụ cận, và bản thân tôi, chỉ mong có vậy sau một chuyến công tác dài ngày trên biển từ cực nam đến cực bắc duyên hải của miền nam. Về đến Saigon tôi cho anh em về nhà để mang gia đình vào sáng sớm ngày hôm sau, để số còn lại sẽ về nhà ngay, trong đó có tôi. Tối hôm đó thì thợ Ba Son xuống tháo ráp máy móc hư hỏng dưới tàu để đem về xưởng, tôi lên BTL/Hạm Đội để gọi về nhà, báo cho gia đình chuẩn bị sẳn sàng để ngay mai khi tôi vềthì có thể rời nhà ngay.
Ngày hôm sau khi tôi về nhà, đang loay quay kêu gọi người thân trong nhà chuẩn bị thì đã có lời kêu gọi hạ vũ khí, đầu hàng vô điều kiện của Tổng Thống Dương Văn Minh. Tôi và vợ tôi hy vọng vào các bạn tôi đang neo tàu buôn ngoài sông Saigon, vô ích và không có kết quả, cố gắng vào Cảng Saigon, kết quả cũng không có gì tốt hơn.

Trên HQ. 11
Mặc dầu có nhiều cố gắng nhưng chúng tôi không thành công, thôi thì đành tự an ủi “không thành công cũng thành nhân” nhưng cái giá phải trả lại quá đắt. Mất nước là mất tất cả, đừng bao giờ trông chờ vào sự bao dung độ lượng của đối phương!
Vận nước đến hồi đổi thay để mọi người dân miền Nam cùng chia sẻ với dân miền bắc, cùng chạm mặt chế độ cộng sản, một chế độ đàn áp có hệ thống các quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội và tập hợp hòa bình và sẵn sàng trấn áp những ai dám kêu gọi dân chủ, tự do.
Giờ đây giới trẻ đã có ý thức rằng họ phải bảo vệ tổ quốc, và họ đang dấn thân trong việc thực thi dân chủ và thúc đẩy nhân quyền tại Việt Nam, bắt đầu tiến trình thoát khỏi chế độ cộng sản cầm quyển với bản tánh ích kỷ, vô lương. Hy vọng đây là mở đầu cho một giai đoạn mới cho tuổi trẻ thức tỉnh và vùng lên để lấy lại chính nghĩa cho tổ quốc.

MY DAD AND THE OCEAN

MY DAD AND THE OCEAN

by MONICA L DANG

P PHUONG

Mr Lê Minh Đức

           I am sitting and watching the waves crashing to the shores as the last piece of orange disappears into the horizon. Every wave seems to be different from the next. The autumn day at the beach is uncharacteristically warm. The song of the sea creates a peaceful rhythm in my grieving heart. One whole month has passed since I lost my father. His final journey came as sudden and unpredictable as the waves that lapped at my feet. His loss leaves a big and empty hole in our lives.

 I always knew of my dad’s love for the ocean. He used to walk along the beach for daily exercise. What I did not know was his involvement with the HHTT group which has a direct connection to the sea! He started to teach at HH school beginning 1972. What I also did not know was how many lives he had touched in his teaching position and how many of his students have touched him. Some of his students came to pay their final respect to a teacher who gave them generous support and guidance over the years. They took the time to come to his viewing at Peek Mortuary in Westminster. One of them arranged his life in one single afternoon to fly down to say goodbye to my father. Another one spent his time taking photos and video for the viewing and funeral at the last minute. A few took off work to come to the funeral held at Green Hills Memorial Park in Ranch Palos Verdes. The day we laid my dad down to his final resting place, the soft rain came down to mingle with our tears. Right after, the sun peaked through the dark clouds as if to promise eternal peace to him. He was buried next to our mother who had passed 16 years ago.
We are humbled by the love that was extended to us through his HHTT group of colleagues and students. The outpouring of emails and phone calls to offer condolences eased the pain of his loss. The time that was so generously given by his group of students and colleagues at the viewing and burial showed us clearly how he had touched others. We deeply appreciate everyone at HHTT who reached out to us and lifted us up during our most difficult time.

The sun completely sinks into the distant sea. The warm day is now gone. Somehow I know my father’s spirit will continue to live in the ocean that he loved and the in hearts of those who loved him.

 

Chuyện vui buồn của tôi và Thuyền Trưởng Jean Ducasse

Chuyện vui buồn của tôi và

Thuyền Trưởng Jean Ducasse

M/T Angkor

Nguyễn Văn Nghiã

– Ngày 3 tháng 9 năm 1954 là ngày đầu tiên cuộc đời hải nghiệp của tôi. Tôi xuống làm học viên tại tàu Oualidia của hảng Descours et Cabeaux và người Thuyền Trưởng tàu này là Jean Ducasse.
– Chỉ được ít tháng tôi chuyển qua tàu Pigneau De Béhaine của hảng Chargeurs Réunis.
– Năm 1961, làm Cơ Khí Trưởng tàu Angkor tôi lại gặp Thuyền Trưởng J. Ducasse.
– Năm 1962, tôi nhập ngũ vào quân đội theo lệnh động viên cho đến năm 1966 được giải ngũ và trở lại làm Cơ Khí Trưởng tàu Angkor. Thời gian này được biết J. Ducasse làm giáo sư trường Hàng Hải Thương Thuyền.
– Năm 1967 khi trường Hàng Hải nghỉ 3 tháng hè , J. Ducasse xuống gặp Thuyền Trưởng tàu Angkor lúc bấy giờ là anh Chế Công Tá (cũng là bạn với nhau) và xin tạm thay thế trong mấy chuyến hải hành kế vì anh nhớ biển quá.
Nhưng chuyện không may cho J. Ducasse là chuyến đi Đà Nẳng cuối mùa hè năm đó. Khi tàu đến Đà Nẳng, Pilot B. dẩn tàu vào bến đụng phải đá ngầm làm hư cả lái tàu. Các kỷ sư Shell Saigon ra tận nơi xem và quyết định mướn tàu kéo (remorqeur) kéo sang Hong Kong sửa.
J. Ducasse liền nói với tôi chỉ còn 2 tuần nữa là anh phải trở về trường Hàng Hải, nếu đi Hong Kong về trể sẻ gặp khó khăn với Bộ Công Chánh. Tôi cố giúp là vẻ liền một sơ đồ cho anh xem tức điều khiển tàu bằng giây cáp (cable) để chạy tạm về Saigon.
Sau khi xem bản vẻ và nghe tôi giải thích anh J. Ducasse đồng ý cho tôi sửa nhưng lại gặp khó khăn vì thủy thủ đoàn muốn đi Hong Kong, nên cử đại diện lên gặp tôi và cho biết là tàu đậu ở bến tất cả anh em chỉ làm ban ngày không làm đêm (nên biết thủy thủ đoàn là chi nhánh của nghiệp đoàn công nhân của 3 hảng dầu lớn ở Nhà Bè, Saigon là Shell, Esso và Caltex).
Sau khi biết được ý của thủy thủ đoàn tôi tìm những việc nặng làm ban ngày còn việc nhẹ thì tôi và J. Ducasse làm qua đêm. Sau 2 ngày sửa xong, tôi cho lái thử tại chổ thì tàu quẹo bên phải được 20 độ còn quẹo bên trái được 10 độ. Tôi còn nhớ J. Ducasse liền chấp 2 tay rất mừng và nói với tôi, anh chỉ cần 5 độ quẹo mỗi bên là có thể chạy về Saigon vậy là quá tuyệt. Mừng quá J. Ducasse đánh điện về hảng Shell cho biết 2 tiếng nửa tàu Angkor sẻ rời Đà Nẳng về Saigon, nhưng sự yêu cầu không được chấp thuận và bảo muốn chạy về phải có sự chấp thuận của Chuyên Viên Hàng Hải (Veritas). Sau 1 ngày chờ đợi chuyên viên hàng hải là ông Obernesser ra Đà Nẳng và cho tàu ra khơi với biển động cấp 6, tàu chạy thử 4 tiếng đồng hồ rồi trở lại bến Đà Nẳng. Tôi còn nhớ rất rỏ ông Obernesser không vào phòng bên trong mà đứng ngay ở bệ tàu mở cập ra lấy giấy ký tên, đống dấu, bắt tay tôi và nói félicitation Chef Mecanicien. Sự chấp thuận của ông Obernesser là cho tàu Angkor chạy về từ cửa biển Đà Nẳng cho đến Vũng Tàu, còn việc ra vào sông Đà Nẳng cũng như chạy vô sông Saigon đều phải do tàu kéo (remorqeur) của quân đội Mỹ điều khiển.
Khi về Saigon, không biết J. Ducasse nói gì với hảng Shell mà đầu tháng âm thầm kín đáo nâng nhẹ một check tiền thưởng $100,000 và được lên lương (văn thư đính kèm ngày 11 tháng 8 năm 1967).
Cũng kể từ đó lương tôi tăng khá nhanh đến năm 1971 gần gắp đôi cộng với tiền thưởng cuối năm (xin xem văn thư ngày 24 tháng 8 năm 1971 và 15 tháng 12 năm 1971).

HOA KỲ VÀ AN NINH Á CHÂU

HOA KỲ VÀ AN NINH Á CHÂU

Nguyễn Văn Canh
Cựu Giáo Sư Trường Việt Nam Hàng Hải
23 tháng 1, năm 2012

Giới hạn của bài này là nói về âm mưu bành trướng Bắc Kinh tại Á Châu. Biển Đông và một phần Thái Bình Dương là trọng điểm của âm mưu đó. Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp gì để duy trì hoà bình và ổn cố trong toàn thể khu vực và thế giới trước các thái độ hung hãn của Bắc Kinh để thực hiện các âm mưu này sẽ được trình bày ở phần sau. Và cuối cùng, tình hình tương lai sẽ ra sao?

CON ĐƯỜNG HUYẾT MẠCH CỦA THẾ GIỚI QUA BIỂN ĐÔNG

VÀI CON SỐ NÊU RA TẦM QUAN TRỌNG CỦA VÙNG NÀY:

– SỐ LƯỢNG TÀU VẬN CHUYỂN QUA VÙNG BIỂN ĐÔNG:

Văn phòng Thủ tướng Mã lai cho biết: mỗi năm, có khoảng 100,000 chuyến tàu đi qua Biển Đông vào Ấn Độ Dương, chuyên chở quá ¼ lượng hàng hoá trên tòan thế giới. Theo Bộ Ngư nghiệp Mã Lai, riêng năm 2010, có trên 74,000 chuyến tàu di chuyển qua Eo Biển Malacca, chuyên chở 30% hàng hoá trên tòan thế giới, ¼ số lượng dầu hoả, tương đương với 11 triệu thùng dầu, mỗi ngày.
Con đường giao thông huyết mạch này rất quan trọng cho sự sinh tử của Nhật, Nam Hàn và Tàu về thương mại. Nam Hàn và Nhật còn tuỳ thuộc vào đó để nhập cảng dầu hoả.

– TRỊ GIÁ GIAO THƯƠNG: Trị giá hàng hoá chuyển qua Biển Đông hiện nay được ước lượng là 5 ngàn tỉ MK/ năm.

Trị giá giao thương của Mỹ và Á Châu vào năm 2010 : 

             – Qua Malacca là 1 ngàn 200 tỉ MK. (Con số của Đô Đốc Villard, Tổng tư lệnh quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương là đội Mỹ tại Thái Bình Dương là 1, 300 tỉ)                                                          
             – Toàn vùng vào năm 2014 được ước tính là 3,140 tỉ MK
Bộ trưởng Ngoai Giao Mỹ Hilary Climton cho biết Hiệp Ước Thương Mại Mỹ-Đại Hàn, năm 2011 tạo ra 70,000 việc làm.

ÂM MƯU ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG & BÀNH TRƯỚNG TRÊN THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA TC.

TC loan báo chính thức cho các giới chức ngoại giao Hoa Kỳ biết rằng quyền lợi của chúng trên Biển Đông là quyển lợi cốt lõi.

– Tháng 3, 2010, Cui Tiankai, Thứ Trưởng Ngoại Giao, có mặt Đới Bỉnh Quốc báo cho Jeffrey A. Bader and James B. Steinberg khi họ thăm Bắc Kinh về quyền lợi cốt lõi của TC ở Biển Đông. Quyền lợi này của TC tương đương với Đài Loan, Tây Tạng, nghĩa là TC nay coi Biển Đông chính thức là tài sản của chúng. Chúng có chủ quyền trên vùng này.

– Tháng 5, tại Hội Nghị Đối Thoại Chiến Lược và Kinh Tế, ở Bắc Kinh, ngày 24-25, Đới Bỉnh Quốc nhắc lại tuyên bố ấy với Clinton rằng họ coi Biển Đông là quyền lợi cốt lõi của TC.

Đó là thông điệp chính thức thông báo cho Hoa Kỳ biết rằng việc lưu thông qua Biển Đông phải có phép của chúng, cũng như khác thác tài nguyên như tìm dò dầu hoả trong vùng Biển này sẽ bị cấm chỉ.

Nhằm tiến tới quyết định trên, TC đã bỏ ra nhiều thập niên, nếu không nói là hơn nửa thể kỷ để chuẩn bị:

      1/ Thiết lập căn bản luật pháp đơn phương coi Biển Đông là tài sản của mình từ khi TC chiếm được Hoa Lục.

Vào năm 1958, Chu ân Lai công bố một văn kiện nói rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam thuộc chủ quyền của TC và Phạm văn Đồng gửi công hàm chấp thuận quan điểm ấy. Rồi có một Bản Đồ vẽ Biển Đông thuộc TC nhưng ranh giới chỉ nằm giữa Biển. Đến tháng 2 năm 1992, Quốc Vụ Viện TC ban hành một đạo Luật tuyên bố rằng các tầu khoa học, tàu quân sự đi qua Biển Đông phải xin phép, nếu không sẽ bị đánh chìm. Đến tháng 5 năm ấy, TC ký một khế ước với công ty dầu hoả Hoa Kỳ là Crestone có trụ sở ở Denver, Colorado về thăm dò và khai thác dàu khí tại một khu vực phía Nam Hoàng Sa, rộng 25, 000 cây số vuông. Tháng 6, 2006, chúng phổ biến lại một bản đồ khác là bản đồ 9 đoạn hay Lưỡi Bò để xác nhận chủ quyền. Đường ranh giới Bản đồ này được nới rộng hơn bản đồ cũ: về phía Tây nằm sát bờ biển Việt nam. Tháng 11 năm 2007, Quốc Hội TC tuyên bố thành lập huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam. Huyện này là đơn vị hành chánh quản trị 3 quần đảo: đó là Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa. Đây là hành vi sát nhập Biển Đông vào lãnh thổ Trung Hoa.

      2/ Hoạt động xác nhận chủ quyền trên Biển Đông:

Vào năm 1956, mang quân xuống TC chiếm phần phía Đông quần Đảo Hoàng Sa là Khu Tuyên Đức. Năm 1974, chúng đưa một hạm đội xuống đánh chiếm khu Lưỡi Liềm, nằm về phía Tây quần đảo này. Lúc đó hải quân VNCH trấn giữ và cuộc giao tranh dữ dội đã xảy ra tại đảo Quang Hoà và Duy Mộng, nhưng không bảo vệ được lãnh hải này. Từ đó, quần đảo Hoàng Sa thuộc vào tay TC.

Vào năm 1988, TC đưa 4 khu trục hạm xuống Trường Sa, bất thình lình bắn giết một toán công binh VC gồm 74 người, không võ trang, đang bơi lội   chuyển đồ tiếp liệu và tiếp tế và cho quân đội VC đóng trên đảo đá Gạc Ma. 64 nười bị giết ngay tại chỗ. Vào lúc này, TC chiếm 6 bãi đá hay cồn thuộc Trường Sa

Giữa thập niên 1990, vào năm 1994, Phi Luật Tân khám phá thấy có một kiến trúc bằng gỗ có cắm cờ TC, dựng tại một địa điểm phía Đông khu vực Đá Vành Khăn, gần Phi. Phi cử viên Thứ Trưởng Ngoại Giao sang TC, phản đối việc này. TC trả lời rằng đó là kiến trúc tạm thời để cho ngư dân của họ trú nắng, mưa, bão. Sau đó, Phi cho tàu hải quân ra, đạt chất nổ, phá huỷ kiến trúc ấy.

Đến giữa thập niên 2000, nhiều kiến trúc quân sự, kiên cố mọc lên từ các bãi đá ngầm của Việt nam, như Khu Vành Khăn, Chữ Thập, một số khác, như Gạc Ma, Chigua.. Cho đến nay, có hơn một chục công sự như vậy đã sừng sững mọc lên, khỏi mặt nước trong khu vực. Khoảng 16 bãi đá, cồn đã bị hải quân TC chiếm đóng. Tất cả nằm về phía Nam quần đảo Trường Sa.

Từ 2007 trở về sau, TC gia tăng cường độ hoạt động trên Biển Đông đặc biệt trên vùng Trường Sa để xác nhận chủ quyền của chúng:

Tháng 7 năm 2007, tàu hải quân TC bắn chết một ngư dân Việt và đánh chìm vài thuyền đánh cá Việt đang hoạt động gần đảo Trường Sa của quân đảo Trường Sa trước sự chứng kiến của một tàu hải quân VC. Chúng cho hải quân tập trận, bắn đạn thật phía Bắc quần đảo Trường Sa. Chúng cho tàu Ngư Chính và các tàu hải quân nguỵ trang là tàu dân sự gia tăng tuần tra trên biển. Hàng năm, chúng cấm ngư dân Việt hành nghề trên vĩ tuyến 15 từ tháng 5 đến tháng 8, với lý do bảo vệ tài nguyên (của chúng). Trong vòng vài năm qua, thái độ và hành động của hải quân TC tỏ ra rất hung hãn. Tháng 9 năm 2010, thao diễn quân sự qui mô trên vùng bãi đá Chữ Thập. Chúng gia tang hoạt động đe doạ và trấn áp, bắn giết ngư dân Việt khắp vùng trên 2 quần đảo này. Trong năm 2010, có đến 200 vụ bắt bớ ngư phủ Việt và giam tại các đảo Phú Lâm, Hữu Nhật, Lincoln, cướp hết hải sản, tịch thu các ngư cụ, đòi tiền chuộc mạng. Chúng ngược đãi như đánh đập, bắn chết ngư dân. Hung hãn hơn là ngày 25 tháng 6, năm 2011, chúng vào thềm lục địa cắt dây cáp, tàu Bình Minh 2 của công ty quốc doanh VC đang tìm dò dầu khí trên thềm lục đia VN, cách Đại Lãnh, Tuy Hoà, 120 hải lý; rồi 2 tầu lễ sau, ngày 9 tháng 6, chúng cắt dây cáp tàu Viking 2 của VC, cách hải cảng Vũng Tàu 140 hải lý. Trong tháng 7, có một tin cho biết chúng cho tàu vào kéo một tàu dò dầu khí của VC ra khỏi nơi đang hoạt động trên thềm lục địa Việt nam, nhưng VC dấu nhẹm tin này. Rồi vài tháng sau đó, VC phổ biến tin và cho chiếu hình “tàu VC kéo Tàu TC” ra khỏi lãnh hải VN.

Từ năm 2009, TC đe doạ công ty BPH của Anh đang khai thác khí đốt tại Nam Côn Sơn, doạ công ty ExxonMobil của Hoa Kỳ đòi chấm dứt khế ước khai thác dầu khí với VC.

Tháng 7, 2011, Tầu đổ bộ Airavat của Ấn Độ đến thăm Nha Trang. Trên đường trở về, vừa mới rời khỏi Nha Trang độ 45 hải lý, tầu này bị TC điện báo cảnh cáo vì di chuyển trên lãnh hải TC mà không xin phép. Kế đó, vào tháng 9, TC phản đối công ty dầu ONCG của Ấn Độ thăm dò dầu khí hoạt động trên thềm lục địa Việt nam, dù tiếp tục thực thi khế ước đã có từ 2004.

Tất cả các hoạt động trên của TC được biện minh là ngư dân Việt, công ty tàu tìm dầu VC và ngoại quốc… đã vị phạm lãnh hải của TC.

            – Với Phi Luật Tân, TC cũng có các hành vi tương tự:

Vụ việc nghiêm trọng đầu tiên phải kể đến là vào ngày 25 tháng 2, 11 hai tàu cá của Philippines khi đang hoạt động cách đảo Palawan của Phi khoảng 140 hải lý đã bị một tàu chiến có hỏa tiễn điều khiển của Trung cộng dùng đạn thật bắn, đe dọa và đòi phải rời khỏi khu vực này ngay lập tức.
Không lâu sau đó, vào ngày 2 tháng 3, 2 tàu hải giám khác của TC đã đe dọa và đòi một tàu thăm dò của Phi phải rời khỏi khu vực hoạt động gần Bãi Cỏ Rong ngoài khơi đảo Palawan.
             – Với Mã lai Á, tàu Hải quân TC cũng dùng đạn thật đe doạ ngư phủ Mã Lai trong hải phận nước này.
       3/ Sử dụng VC như một tay sai để chiếm Biển Đông.
Chủ quyền trên Biển Đông: TC đòi hỏi giải quyết chủ quyền các đảo tranh chấp bằng phương thức song phương. Với phương thức này, TC vừa mua chuộc, vừa đe doạ các quốc gia láng giềng như CHXHCNVN, Phi Luật Tân để chiếm vùng biển này làm bàn đạp để bành trước xa hơn….
Chiến thuật thương thảo song phương nhằm hoá giải lập trường của Mỹ về quốc tế hoá Biển Đông và cũng để chia rẽ khối ASEAN như chủ trương của Mỹ là giải quyết vấn đề theo thể thức đa phương: một bên là TC và bên kia là tất cả các quốc gia ASEAN.
CSVN được vận dụng làm tay sai chống lại phương thức giải quyết đa phương ngõ hầu thực hiện công tác bành trướng này.
       4/ Bành Trướng Bá Quyền ngoài Biển Đông:

– Bản Đồ Đại Hán phổ biến năm 2010: toàn thể lục địa Á Châu đều nằm trong lãnh thổ TC, gồm toàn vùng Đông Á, ngoại trừ Nhật Bản, Đông Nam Á Châu, mà cả Trung Á như Ấn Độ, Pakistan, A Phú Hãn. 5 quốc gia nguyên thuộc Khối Liên Bang Sô Viết, nằm về phía Đông bờ biển Caspian cũng thuộc lãnh thổ TC.
– Bản Đồ nới rộng Thái Bình Dương với hai vòng đai phòng thủ.
                     a- Tuyến phòng thủ “Chuỗi Đảo”: từ Nhật Bản xuống Phi. 4 quôc gia đồng minh của Mỹ là Nhật, Nam Hàn. Đài Loan và Phi nằm trong vành đai này để TC bảo vệ.
                    b- Phòng thủ “Viễn Dương”. Tuyến phòng thủ này bao gồm một khu rộng lớn từ Nam Dương qua Guam xuống đến Úc Châu. TC nới rộng vành đai phòng thủ tới Ấn Độ Dương và chiếm toàn phần phía Tây Thái Bình Dương. Với tuyến phòng thủ này, TC bảo vệ chủ quyền trên toàn vùng Thái Bình Dương này và đẩy lui lực lượng Mỹ về phía Tây, tới Hawaii.

Phối hợp sức mạnh quân sự, kinh tế, chính trị để đối đầu với Mỹ ngõ hầu chiếm trọn Biển Đông và bành trướng trên Thái Bình Dương.

            – Về quân sự: TC đã sản xuất được J20, Tầu ngầm JIN CLASS (094) HKMH Thi Lang, Đông Fong 21D, Căn cứ Tam Á để kiểm soát Biển Đông; các kiến trúc quân sự ở Hoàng Sa &Trường Sa, Tam Á ở Hải Nam, các kiến trúc quân sự đồ sộ trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa v.v.

            – Kinh tế & Tài chánh: Nhờ có nguồn ngoại tệ thặng dư to lớn được TC sử dụng để mua chuộc làm áp lực một số quốc gia ASEAN, đặc biệt là nhắm vào CHXHCNVN, Miên, Lào, Miến Điện để làm tay sai phục vụ mưu đồ bá quyền của Đại Hán.

PHẢN ỨNG VÀ CÁC ĐỐI PHÓ CỦA MỸ.

Tại Hội Nghị ở Bắc Kinh kể trên, Bộ trưởng ngoại giao Hillary Clinton rất lịch sự trả lời Đới bỉnh Quốc rằng “chúng tôi không đồng ý” (khi Đới nói thẳng rằng Biển Đông là quyền lợi cốt lõi.)

– Tuy nhiên, đến tháng 6,2010, Mỹ đã khai triển ý niệm của Clinton, tại Hội Nghị Đối Thoại Quốc Phòng Shangri-la, ở Tân Gia Ba, BT Quôc Phòng Mỹ, Robert Gates tuyên bố rằng “Biển Nam Trung Hoa không những quan trọng cho các quốc gia hải cận, mà còn cho tất cả các quốc gia có quyền lợi kinh tế và an ninh ở Á Châu, do đó tự do hải hành và phát triển kinh tế đựơc tự do, không bị ngăn cản, phải được duy trì. Chúng tôi không đứng về phe nào trong việc tranh chấp chủ quyền; nhưng chúng tôi chống lại việc sử dụng võ lực và các hành động làm cản trở tự do hải hành. Chúng tôi phản đối bất cứ nỗ lực nào nhằm đe doạ các công ty dầu hoả của Mỹ hoặc các công ty của bất cứ quốc gia nào tham dự vào hoạt động kinh tế chính đáng. Tất cả các bên phải làm viẽc với nhau để giải quyết các khác biệt bằng các nỗ lực hoà bình, đa phương phù hợp với luật pháp thông dụng quốc tế. Bản Tuyên Bố về Ứng Xử ký năm 2002 là một bước quan trọng đi về hướng này và chúng tôi hi vọng rằng công việc cần thực hiện một các cụ thể sẽ được tiếp tục.”

Bộ trưởng Gates còn nhấn mạnh tới tự do lưu thông trên không, trên mặt biển của cả Thái Bình Dương. Như vậy, Mỹ coi các vùng này là tài sản chung của mọi người.

-Tháng 7, 2010, Bộ trưởng Ngoại Giao Hillary Cliton tuyên bố tại Hội Nghị ASEAN ở Hà nội, nhắc lại rằng Mỹ chia vấn đề khu vực này ra làm 2 là: vấn đề lưu thông và vấn đề tranh chấp chủ quyền các đảo trên Biển Đông.

-Về vấn đề lưu thông trên Biển Đông: Mỹ chủ trương Tự Do Lưu Thông. Mọi quốc gia đều có quyền tự do đi lại trên vùng biển này, không ai được ngăn cản. Đây là quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ sẽ bảo vệ. Như vậy là Mỹ chủ trương quốc tế hoá Biển Đông.

-Về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên các đảo. Mỹ không đứng về phe nào. Các quốc gia phải thương thảo một cách hoà bình để xác nhận chủ quyền của họ, cấm sử dụng võ lực. Điều này đã được chấp thuận từ năm 2002 khi các bên tranh chấp ký Bản Tuyên Bố Về Cách Ứng Xử tại Cao Miên (DOC): các quốc gia ASEAN một bên và bên kia là TC. Mỹ chủ trương thương thảo đa phương để giải quyết tranh chấp về chủ quyền.

Để thực hiện chính sách của Hoa Kỳ qua tuyên bố của Bộ trưởng Quốc Phòng Robert Gates tại Shagrri-la và Bộ trưởng Ngoại Giao Hillary Clinton tại Hà nội vừa kể, vào tháng 8, 2010 Mỹ đưa Hàng Không Mẫu Hạm (HKMH) George Washington vào đậu tại bờ biển VN, cửa bể Đà nẵng, đối diện với căn cứ Tam Á của TC trên đảo Hải nam, dù có mời các sĩ quan hải quân VC lên thăm tàu, chơi thể thao, thực tập cứu nạn trên biển….Sau đó, Mỹ đưa ngay một HKMH thứ hai là Ronal Reagan đến Okinawa để tăng cường cho Hạm Đội 7. Đây là hành vi thị uy về sức mạnh, thực hiện các lời tuyên bố của Mỹ.

Thực tế, Mỹ đã chuẩn bị từ nhiều năm trước.

Người ta đã lưu tâm tới lời tuyên bố của Phó Tổng Tư Lệnh Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Hoa với China News vào 7 tháng 4, 1992, tướng Zhang Xusan về nhiệm vụ hải quân TC yểm trợ công tác khai thác vùng biển này, gồm cả bảo vệ các đảo đang có tranh chấp trong vùng Trường Sa. Vào thời gian này, Phó Đô Đốc Zhang Lianzhong, Tư Lệnh Hải quân TC loan báo với China News Services rằng Quân Ủy Trung Ương ra lệnh cho hải quân phải sẵn sàng bảo vệ lãnh hải và vùng phụ cận, vì vậy với các khai thác kinh tế các vùng biển sâu, tình thế sẽ phức tạp hơn, và công tác chiến đấu bảo vệ biển sẽ trở thành khốc liệt.

Âm mưu bành trướng của Bắc Kinh không chỉ dừng ở tại Biển Đông, ở toàn Á Châu, Thái Bình Dương và còn cả ở khắp nơi trên thế giới, ngay cả Hoa Kỳ. Trong những năm gần đây, người ta đã thấy có các bằng chứng này.

Để đối phó với âm mưu đó của TC, Mỹ đã chuẩn bị đối phó từ lâu.

TT Barrack Obama trong văn thư đề ngày 4 tháng 10, 2011 trả lời thư của ông Nguyễn trung Châu, chủ tịch Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị, viết rằng “ Chính quyền của tôi đang sử dụng mọi thành tố của sức mạnh quốc gia để duy trì quốc gia của chúng ta được an toàn, thịnh vượng và tự do. Chúng tôi đã tái thiết lập quyền lãnh đạo của chúng ta trên thế giới bằng cách củng cố các mối liên minh cũ, và tôi luyện các hợp tác mới để đối phó các thách thức chung, như chặn đứng các cuộc tấn công của quân khủng bố, đảo ngược cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu…..” (1)

Tư tưởng này đã được Ông Obama nhấn mạnh tại Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN, kỳ II, họp tại Nữu Ước tháng 9, 2010: “ Với tư cách Tổng Thống Mỹ, tôi minh bạch xác nhận rằng Hoa Kỳ có mục tiêu đóng vai trò lãnh đạo ở Á Châu. Chúng tôi tăng cường các liên minh cũ. Chúng tôi củng cố các hợp tác mới. Chúng tôi tái cam kết với các tổ chức trong khu vực trong đó có ASEAN….”    

LIÊN MINH CŨ VÀ HỢP TÁC MỚI LÀ GÌ?

CHÍNH TRỊ VÀ QUÂN SỰ. Đó là chiến lược mà Hoa Kỳ hình thành một vòng cung để cân bằng thế lực đang lên của Bắc Kinh. Vòng cung này bao gồm Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, và Úc.
Các đồng minh của Washington từ Đông Bắc Á đến Đông Nam Á xuống tận Nam Thái Bình Dương tham gia vào chiến lược mới với mục tiêu là ngăn chặn tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.
LIÊN MINH và VIỆN TRỢ QUÂN SỰ với ASEAN, ngày22/07/2009 ngoại trưởng Mỹ ký Hiệp ước bất tương xâm với ASEAN.

             – PHI LUẬT TÂN: Ngày 12/11/2009, Washington và Manila đã ký thỏa thuận cho phép 600 lính Mỹ đóng quân tại Phi. Từ sau loạt khủng bố ở New York vào ngày 11/09/2001, Hoa Kỳ đã viện trợ quân sự cho Philippines để chống lại các tổ chức hồi giáo cực đoan vũ trang.

Nay trước tình hình mới, Phi là nước quyết liệt kêu gọi Mỹ viện trợ quân sự để bảo vệ nền độc lập. Tổng tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương, Đô Đốc Villard đã đến Phi và cam kết hỗ trợ. Mỹ đã huấn luyện quân đội Phi từ 2 năm nay, một phi đội phản lực cơ tối tân đã được chuyển giao cho không lực Phi. TT Aquino kêu gọi Mỹ yểm trợ một phi đội thứ hai. Trong năm qua, Phi tiếp nhận một khu trục hạm và một khu trục hạm thứ hai sẽ được chuyển giao. Cả Phi lẫn Mỹ có nhắc đến nhu cầu bảo vệ Phi chiếu theo hiệp ước phòng thủ mà hai bên đã ký năm 1951. Ngoại trưởng Philippines, ông Albert del Rosario hôm 27/01/2012, tuyên bố Manila sẽ chấp nhận sự hiện diện quân sự lớn hơn của Mỹ để giúp nước này bảo vệ quyền lợi và bảo đảm hòa bình trong khu vực, trong bối cảnh căng thẳng với Trung cộng gia tăng. Ông muốn có thêm nhiều cuộc tập trận với Hoa Kỳ, cũng thông báo kế hoạch cho phép quân đội Mỹ gia tăng lực lượng đồn trú tại Philippines. Báo Bưu điện Washington ngày 26/1 cũng cho biết các cuộc hội đàm tiếp theo dự kiến diễn ra trong ngày 26 và 27/1 tại Washington trước khi có các cuộc gặp cấp cao hơn được tổ chức vào tháng 3.

Một viên chức cấp cao Philippines tiết lộ: « Chúng tôi có thể lấy ví dụ các nước khác: Australia, Nhật Bản, Singapore… Chúng tôi không phải là nước duy nhất thực hiện điều này, và chỉ vì muốn có sự tốt đẹp. Tất cả những gì chúng tôi muốn là được thấy một khu vực hòa bình và ổn định. Không ai muốn đối mặt hay đối đầu với Trung Quốc ».

Khi công du Nhật Bản, hôm nay 27/9/2011, tổng thống Philippines Benigno Aquino đã gặp thủ tướng Yoshihiko Noda để bàn về các vấn đề an ninh, trong bối cảnh mà Manila đang tìm hậu thuẫn từ Tokyo, trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa một số nước Đông Nam Á với Trung Quốc.

Theo báo chí Nhật hôm nay, Tokyo và Manila chuẩn bị ký một hiệp định hợp tác quân sự để tăng cường quan hệ về an ninh hàng hải.
Trong một bài phỏng vấn ngày 26/9, một giới chức cao cấp của văn phòng thủ tướng Noda cho biết, hai nhà lãnh đạo Philipines và Nhật có thể xem xét khả năng tiến hành thường xuyên hơn các cuộc thao dượt chung giữa lực lượng tuần dương của hai nước, cũng như tham vấn thường xuyên hơn giữa các quan chức hải quân hai nước.

            – NHẬT BẢN: cũng thiết lập cơ chế hợp tác với Hoa Kỳ, Australia và Ấn Độ.

Mỹ, Ấn và Nhật đã quyết định hình thành một cơ chế đối thoại an ninh tay ba. Nguồn tin này được một tờ báo Ấn Độ tiết lộ ngày 1/9/2011. Ngày 19/12/2011, các viên chức ngoại giao cao cấp thuộc ba nước Mỹ, Ấn và Nhật gặp nhau tại Washington để tham dự cuộc họp đầu tiên của một cơ chế đối thoại ba bên vừa được hình thành. Nhật cũng đã có nhiều động thái về nhiều mặt để bảo vệ trong trường hợp có xâm lăng. Nhật sản xuất thêm tàu ngầm, sản xuất tên lửa và đã bàn tới vấn đề tái võ trang. Nhật rất cần Mỹ hỗ trợ trong công cuộc phòng thủ Nhật. Ngày 22/04/2011, bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa cho rằng Nhật Bản cần tăng cường quan hệ quân sự với hai nước Hoa Kỳ và Hàn Quốc để kềm chế đà bành trướng của Trung Cộng. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật tuyên bố ưu tiên của Tokyo là làm sao cho quan hệ Mỹ – Nhật trở nên « vững như đá ».

Vào tháng 12 năm ngoái, Bộ Quốc Phòng Nhật Bản đã công bố chiến lược mới về an ninh quốc gia, tập trung tiềm lực quân sự cho hải phận và không phận ở miền Nam và miền Tây, để đối phó với việc Trung Cộng đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội.

Đặc biệt, theo lời bộ trưởng Kitazawa, Nhật Bản đã thảo luận với Hoa Kỳ cũng như với Hàn Quốc và Úc để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chống các cuộc tấn công tin học.

Thông qua một chương trình hợp tác mang tên « Tomodachi » ( Hữu nghị ), hải quân Mỹ đã gởi hơn 13 ngàn quân và 16 chiến hạm, trong đó có cả hàng không mẫu hạm Ronald Reagan. Ông Kitazawa cũng đi thăm Washington vào tháng 6 để thảo luận về các vấn đề song phương, trong đó có việc củng cố liên minh an ninh quân sự Mỹ – Nhật.

Bắt đầu từ tháng 3/2010, Nhật Bản đàm phán mua 40 máy bay tiêm kích. Boeing có hy vọng sẽ bán cho nước này các máy bay F-15 hoặc F-18 Super Hornet. Nhật Bản hiện có 16 chiếc tàu ngầm, sẽ tăng thêm từ 16 lên 22.

            – ẤN ĐỘ

Ấn Độ đặt mua 6 tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp. Loại tàu này cũng đang được Malaysia sử dụng. Hải quân Ấn Độ được trang bị 18 tàu ngầm hiện đại, Ấn Độ cũng đang bổ sung thêm hơn 10 tàu ngầm mới. Pháp sẽ cung ứng cho Ấn Độ 126 chiến đấu cơ loại Rafale với trị giá hàng tỷ đô la. Theo dự trù, Dassault sẽ giao cho Ấn Độ 18 máy bay hoàn chỉnh đầu tiên – chế tạo tại Pháp – kể từ giữa năm 2015 trở đi. 108 chiếc còn lại sẽ được sản xuất ngay tại Ấn Độ, trong thời hạn sáu năm, sau khi phía Dassault chuyển giao công nghệ cho tập đoàn hàng không không gian Ấn Độ Hindustan Aeronautics.

Ngay từ tháng 2005, Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua Hiệp ước hợp tác về nguyên tử với Ấn Độ, chuẩn bị giúp Ấn Độ có một vai trò quan trọng tại Á Châu. Mỹ đã bãi bỏ cấm vận nguyên tử đối với nước này là bước đầu tiên. Đến 2008, Quốc Hội Mỹ thông qua một đạo luật cho phép hành pháp cung cấp nhiên liệu vả kỹ thuật nguyên tử cho Ấn Độ. Và tháng 11, 2011, Úc cung cấp uranium cho Ấn Độ. Mỹ và đồng minh của Mỹ là Úc châu công khai khuyến khích Ấn Độ hãy thực hiện chính sách “Nhìn Về Hướng Đông” (India’s « Look East » Policy). Mỹ cũng đang thúc đẩy một thoại an ninh tay ba với Ấn Độ và Nhật Bản. Còn Nhật Bản giờ đây không ngại ngùng cho thấy ý định tăng cường liên hệ mật thiết với nước Ấn Độ.

Thế liên hoàn Mỹ-Úc-Ấn-Nhật Bản hình thành. Hồi giữa năm vừa rồi, hải quân Mỹ, Úc, Nhật Bản lần đầu tiên tập trận chung tại Biển Đông. Tàu chiến Úc cũng đi lại thường xuyên hơn tại Ấn Độ Dương. Tàu chiến Úc và Ấn Độ tập trận tại Ấn Độ Dương.

            – ÚC. Hợp tác giữa Mỹ và Úc rất chặt chẽ.

Ngày 15/09/2011 Mỹ và Úc mở cuộc đối thoại thường niên cấp bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng, tại San Francisco, Hoa Kỳ. Nhân dịp này, hai nước đã bổ xung vào bản hiệp định phòng thủ chung, được ký từ năm 1951, một lĩnh vực hợp tác mới: đấu tranh chống chiến tranh tin học.

Theo giới phân tích, cuộc đối thoại thường niên lần này có mục đích xác định lại vai trò của Mỹ và Úc trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và Nam Thái Bình Dương vào lúc Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng tại đây. Do vậy, trong thông cáo chung, Washington và Canberra chính thức kêu gọi Ấn Độ đẩy mạnh chính sách hướng sang phía đông.

Đồng thời, Úc và Mỹ cũng nhấn mạnh sự cấn thiết thúc đẩy việc hình thành một khu vực kinh tế trong khuôn khổ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP, trong đó không có Trung Quốc.

Tổng thống Barrack Obama đã loan báo như trên nhân chuyến viếng thăm nước Úc trong hai ngày, bắt đầu từ 16/11/2011. Trong cuộc họp báo chung với ông Obama, thủ tướng Úc Julia Gillard cho biết là trong thời gian đầu, Mỹ sẽ gởi 250 lính thủy quân lục chiến đến miền Bắc nước Úc kể từ giữa năm 2012.

Theo thủ tướng Úc Julia Gillard, việc Hoa Kỳ gởi lính thủy quân lục chiến đến miền Bắc nước Úc là nhằm tăng cường liên minh quân sự giữa hai nước. Số lính Mỹ có thể dần dần được tăng từ 250 lên tới 2.500. Lực lượng Mỹ sẽ được phân bổ theo thời hạn mỗi 6 tháng đến căn cứ quân sự của Úc và sẽ cùng tập luyện với binh lính Úc.

Trong cuộc họp báo, tổng thống Obama nhấn mạnh việc phát triển hợp tác quân sự Mỹ – Úc và chuyến công du của ông đến châu Á – Thái Bình Dương là nhằm phát ra một tín hiệu rõ ràng đến các nước đồng minh trong khu vực này. Ông tuyên bố : « Vùng này có tầm quan trọng chiến lược rất lớn đối với chúng tôi. Cho dù chúng tôi đang phải thông qua nhiều quyết định về ngân sách ở Mỹ, hiện diện ở châu Á – Thái Bình Dương vẫn là ưu tiên hàng đầu của tôi ».

Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở phía Bắc, canh chừng tình hình bất ổn tại Biển Đông, gia tăng hiện diện quân sự tại Ấn Độ Đương, đó là những mục tiêu mà hải quân Úc phải đảm trách trong chiến lược tái phối trí quốc phòng đang được chuẩn bị. Sức mạnh đang lên của Trung Quốc được xem là mối đe dọa.

Theo Reuters, hôm nay 30/01/2012, các nhà hoạch định chiến lược quốc phòng Úc thúc giục quân đội phải tăng cường lực lượng tại vùng bắc Úc, nơi có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên từ kim loại đến dầu khí. Trang bị thêm tàu tấn công và đổ bộ, Quân đội Úc cũng cần phải sẵn sàng đối phó với những bất ổn và thách thức tại Á châu, đồng thời phải gia tăng « hiện diện » tại Ấn Độ Dương.

Trong khuôn khổ chuẩn bị một chiến lược quốc phòng mới cho hai thập niên tới, Úc có kế hoạch nâng lực lượng tàu ngầm lên 12 chiếc, trang bị thêm ba khu trục hạm có khả năng không chiến, mua 100 chiến đấu cơ tàng hình F35 của Mỹ.

           – MÃ LAI Á phải mất một thời gian rất dài để Malysia có thể chính thức tham gia diễn tập quân sự chung với Hoa Kỳ.

Malaysia tiếp nhận chiếc tàu ngầm đầu tiên từ quân cảng Toulon của Pháp. Tàu này được đạt tên là Tunku Abdul Rahman, thủ tướng đầu tiên của Mã Lai. Một chiếc tàu ngầm khác nữa của Malaysia, mang tên vị thủ tướng thứ hai Tun Abdul Razak được giao nhận ở cảng Cartagena của Tây Ban Nha. Hai chiếc đều thuộc dòng Scorpène, có khả năng tấn công tàu và tàu ngầm của đối phương bằng tên lửa, thủy lôi và mìn từ độ sâu 200m. Sau khi được đưa vào hoạt động, hai chiếc tàu ngầm sẽ gia tăng đáng kể tiềm lực phòng thủ của Malaysia xung quanh lãnh hải của mình.

Vấn đề là phòng thủ chống ai?

Hai chiếc tàu ngầm tấn công được đặt hàng từ năm 2002 trong chính sách hiện đại hóa toàn diện do phó thủ tướng Najib Razak và cũng là bộ trưởng quốc phòng thời bấy giờ đề ra (hiện đang là bộ trưởng tài chính và được đề cử lên làm thủ tướng).

Ông khởi xướng quá trình nâng cấp quân đội bằng hợp đồng mua 18 chiếc tiêm kích Su-30MKM của Nga, tám chiếc máy bay huấn luyện MB-339CD của Ý, và bốn chiếc máy bay vận tải hạng nặng A400M của tập đoàn Airbus ở châu Âu, cùng với 48 xe tăng PT-91M của Ba Lan và nhiều võ khí cho cả không quân, hải quân và bộ binh.

            – NAM DƯƠNG

Trong địa hạt song phương Mỹ – Indonesia, sau 12 năm bị gián đoạn vì các vi phạm nhân quyền trầm trọng của lực lượng đặc biệt Kopassus của quân đội Indonesia dưới thời nhà độc tài Suharto, quan hệ quân sự giữa hai bên bắt đầu được cải thiện dần dần từ năm 1998, khi chế độ Suharto sụp đổ.

Bước đột phá là vào tháng Bảy năm 2010, khi người tiền nhiệm của ông Panetta là Robert Gates thông báo nối lại hợp tác với lực lượng Kopassus một cách « hạn chế và dần dần từng bước ». Chuyến ghé thăm Bali lần này của tân bộ trưởng Panetta là nhằm đẩy mạnh thêm tiến trình hợp tác với quân đội của một nước được xem là thiết yếu cho chính sách châu Á của Hoa Kỳ.

Nếu hợp tác quân sự Mỹ – Indonesia trước đây chủ yếu được thực hiện ở cấp cao, thì giờ đây, công việc này có thể mở rộng xuống thành phần trực tiếp tác chiến. Hai bên sẽ tăng cường trao đổi nhân sự, chuyên gia, cũng như tổ chức thêm các cuộc tập trận hỗn hợp. Ngoài ra, Hoa Kỳ không loại trừ khả năng bán thêm một số vũ khí cho Indonesia

HỢP TÁC QUỐC PHÒNG HÀN QUỐC VÀ INDONESIA

Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin sẽ đến Indonesia trong tháng 9 tới nhằm thảo luận về việc bán tầu ngầm ngầm trị giá 1.1 tỉ đô-la; tiềm thủy đĩnh bán cho Indonesia có thể chở 40 thủy thủ và sẽ được trang bị 8 ống phóng vũ khí để có thể bắn cả ngư lôi lẫn ‘tên lửa được dẫn đường’. Các tàu này chạy bằng điện và diesel, nặng 1400 tấn.

Nhận định về vấn đề này, ông Paul Burton thuộc nhóm tình báo an ninh IHS Janes, cho Radio Australia biết trong bối cảnh gia tăng tranh chấp lãnh hải giữa các nước trong khu vực hiện nay, việc mua tàu ngầm sẽ giúp Indonesia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của mình ở Biển Đông, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt.

Theo ông Burton, hiện Trung Quốc có tới 60 chiếc tàu ngầm, trong khi đó Indonesia chỉ có hai chiếc đời cũ, vì vậy, Jakarta cần phải nhanh chóng tăng cường khả năng tác chiến của hải quân nước này.

Bên cạnh đó, một số nước Đông Nam Á trong những năm gần đây cũng đã mua tàu chiến, ví dụ trong năm 2009, Malaysia mua 2 tàu ngầm Scorpene, Singapore tiếp tục việc mua 1 trong 2 tàu ngầm lớp Västergötland (A17.)

Trên thực tế, trong thời gian gần đây, Hàn Quốc và Indonesia đã hợp tác quốc phòng tương đối chặt chẽ và sâu sắc.

Vào tháng 5/2011, Indonesia mua 16 máy bay huấn luyện phản lực T50 Golden Eagle từ Công ty Korea Aerospace Industry.

HỢP TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP). Đây là một thoả hiệp toàn diện bao gồm tất cả các ‘cột trụ’ chính yếu của nền tự do mậu dịch như trao đổi hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, bồi thường trong mậu dịch, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, cây cỏ vả súc vật, các rào cản kỹ thuật về thương mại, trao đổi dịch vụ, sở hữu trí tuệ, chính sách cung cấp và cạnh tranh cho chính quyền. Đến năm 2015, sẽ gỡ bõ hết hàng rào quan thuế.

Trong những cuộc đàm phán trước khi ký TPP, các đối tác đều thỏa thuận mục tiêu của TPP là tập hợp kinh tế các quốc gia thành viên – phát triển cũng như đang phát triển – thành một cộng đồng thương mại tự do duy nhất không còn hàng rào quan thuế. Cộng đồng này sẽ gồm 800 triệu người, nắm 40% kinh tế thế giới với 2 nước chủ chốt là Mỹ và Nhật, siêu cường thứ nhất và thứ 3 trên thế giới.
Nhưng Mỹ cũng đặt điều kiện là các đối tác trong TPP phải:                                                    – phải tuân theo những quy định về mậu dịch, về xuất xứ hàng hóa, về rào cản kỹ thuật và về trao đổi dịch vụ.                                                                       – Những đối tác nằm trong TPP phải tôn trọng những luật lệ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ các sáng kiến và phải minh bạch trong chính sách cạnh tranh.
Cũng trong khuôn khổ TPP, những khế ước ký với các chính phủ phải có những điều khoản:

                       – Bảo vệ công nhân, bảo vệ môi trường và công việc làm phải phù hợp với nhân phẩm.                                                                            

                    – Dòng giao lưu tự do của ngành thông tin (báo chí, truyền thông) cũng phải được khuyến khích.
Khó mà không thấy là TPP, tuy được coi là hậu thân của P4, (Brunei, Singapore, Chili, New-Zealand đã ký một văn kiện thành lập vào năm 2005) nhưng thật ra chỉ là sáng tác của Mỹ. TPP còn có mục đích ngăn chặn bành trướng Trung Quốc về kinh tế và quân sự ở Tây Thái Bình Dương.

Tóm lược, Mỹ đặt điều kiện là các đối tác trong TPP phải tuân theo những quy định về mậu dịch, về xuất xứ hàng hóa, về rào cản kỹ thuật và về trao đổi dịch vụ. Những đối tác nằm trong TPP phải tôn trọng những luật lệ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ các sáng kiến và phải minh bạch trong chính sách cạnh tranh…..

Có những ràng buộc rất kỹ đối với các đối tác.

TC bị dồn vào thế lưỡng nan: Gia nhập thì hệ thống quốc doanh độc quyền dựa trên nền kinh tế thị trường tự do không còn tồn tại và đưa đến nguy cơ chế độ tan rã. Còn, đứng ngoài thì thèm, vì nhu cầu tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của 800 triệu dân trong khu vực quá hấp dẫn.                                      

Những gì qui định trong Hiệp Ước đều là những cái mà gian manh TC đang làm sẽ bị tuyệt đối cấm chỉ: từ gian lận trong thương mại, thực phẩm có chứa chất độc, sản xuất hang hoá giả mạo,ăn cắp sáng quyền, công nhân bị bóc lột, tù nhân “lao cải” sản xuất hàng hoá để xuất cảng, môi sinh bị ô nhiễm, báo chí bị bịt miệng, đàn áp nhân quyền, tước đoạt tài sản của dân, quốc doanh độc quyền trong mọi lãnh vực, không có cạnh tranh, cấm cản tư nhân tham dự cuộc chơi… Chính nhờ thói gian manh cố hữu của con nhà Hán này mà TC có thặng dư mậu dịch với Hoa Kỳ. Năm 2011, thặng dư này xuống còn 160 tỉ MK (từ 270 tỉ năm 2010). Khi TPP bắt đầu thực sự hoạt động, thì hàng hoá, dịch vụ trong khối sẽ được tự do lưu thông. Lúc đó, hàng hoá và dịch vụ TC sẽ không còn được xuất cảng nhiều như trước nữa, mất một thị trường gồm 800 triệu dân, nhất là ở ngoài thì khó có thể xâm nhập vào khối này. Tình trạng này sẽ đưa TC vào thế lâm nguy: hàng trăm triệu công nhân sẽ không có việc làm v.v., gây xáo trộng xã hội, và đây bắt đầu một nguy cơ lớn xảy ra ngay trong nội bộ TC, từ đó đi tới tan rã.

PHẢN ỨNG CỦA TC TẠI HỘI NGHỊ ĐÔNG Á.

Ý thức được kế hoạch phòng thủ của Mỹ rất qui mô và quyết liệt, và có tính cách toàn diện, nên tại Hội nghị Thượng Đỉnh Đông Á, ở Bali vào ngày thứ Bảy (19 tháng 11), Ôn gia Bảo nhìn nhận rằng Ôn không nêu vấn đề “thương thảo đa phương về Biển Đông” tại Hội nghị dù ngày hôm trước Ôn con hung hăng tuyên bố rằng các thế lực bên ngoài đừng xen vào cuộc tranh chấp nội bộ các quôc gia ASEAN và TC. Ôn còn thêm rằng thật là “vô lễ nếu không đáp ứng các quan tâm của các quốc gia láng giềng của tôi về yêu sách này”. Yêu sách ấy là 17 trong số 19 nguyên thủ quốc gia tham dự Hội Nghị, về hùa với Obama, tự lên tiếng đòi hỏi giải quyết vấn đề Biển Đông bằng hội nghị đa phương như Mỹ đòi hỏi, bác bỏ phương cách chỉ giải quyết tranh chấp bằng song phương như TC khăng khăng đòi hỏi từ trước đến nay. Hơn thế nữa, vào ngày 19 tháng 11, tại Hội Nghị, Ôn còn xin gặp riêng TT Obama để nói về vấn đề này. Tại sao Ôn gia Bảo lại có sự thay đổi đột ngột và có tính cách quị lụỵ như vậy? Đó là 17 trên 19 nguyên thủ quốc gia tham dự Hội nghị tự lập thành liên minh để đi với Mỹ, và nhất là vì Obama tuyên bố 2 điều trước hội nghị: Mỹ lập căn cứ quân sự ở Darwin để bảo vệ Đông Nam Á và đầu tháng 12 Hillary Clinton sẽ thăm Miến Điện.

TÌNH HÌNH SẼ DIỄN BIẾN RA SAO?

Trong năm qua, TC đã thể hiện các hành vi hung hãn trong âm mưu bá quyền của chúng trên Biển Đông. Đây chỉ là bước đầu. Còn nữa, chúng đang chuẩn bị thực hiện hành vi “khoanh vùng” chiếm trọn Á Châu và đồng thời xác nhận chủ quyền trên toàn vùng phía Tây, Thái Bình Dương, đẩy lùi ảnh hưởng của Hoa Kỳ về Hawaii qua bản đồ Đại Hán và bản đồ với hai vành đai phòng thủ Thái Bình Dương. Nhìn xa hơn, chúng còn ước vọng đặt ách thống trị trên tòan thể thế giới trong đó Hoa Kỳ là mục tiêu chính, khi mà chúng trở thành một cường quốc trên biển.

Âm mưu này đang bị chặn đứng và TC đi tới lâm nguy:

Hai con đường quan trọng giúp cho TC thực hiện âm mưu bá quyền trong giai đoạn này: Miến Điện với chế độ độc tài quân phiệt và Việt nam với Đảng CSVN đang bị khoá chặt.                      

            – Với Miến Điện: Chiến lược của Mỹ bủa vây chặt TC bằng sức mạnh được bao yểm bằng Hợp Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương. Ý thức được điều này, TC đã thay đổi thái độ tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Bali. Trước các quyết tâm thực sự của Mỹ, và TC đang bị cô lập, bị khống chế, nhiều kẻ hợp tác với TC đã có triệu chứng bắt đầu bỏ chạy. Miến Điện tự bỏ chế độ độc tài quân phiệt, rõ rệt đang xa lìa bọn bá quyền gian ác Bắc Kinh, hợp tác với Tây Phương, nhất là sát cánh với Ấn Độ để bảo vệ nền độc lập quốc gia. Con đường Miến Điện này đang bị đóng chốt. Mất Miến Điện, TC cũng mất luôn “Sâu Chuỗi Ngọc Trai”. Đó là 6 hải cảng nằm trong sâu chuỗi này, bắt đầu từ Cao Miên, qua Miến Điện, Banglades, Sri Lanka, Maldives, đến Pakistan. Tham vọng kiểm soát sâu chuỗi này là giúp TC kiểm soát Ân Độ Dương và đi tới Phi Châu. Nay nước này đang chuyển đổi rất mạnh và mắt xích trong sâu chuỗi này đã thấy bị vỡ và đứt đoạn. Hải cảng Iles Cocos ở Miến Điện đã rõ rệt vượt khỏi tầm tay của TC.

            – Con đường thứ 2 là CHXHCNVN độc tài với Đảng CSVN. Với vòng vây mà Mỹ đã đưa ra, liệu Đảng CSVN còn có thể quyết tâm mù quáng đóng vai trò tay sai cho bá quyền bành trướng Bắc Kinh? Miến Điện là bài học đáng giá trước mắt để họ tự cứu mình. Và Phi Luật Tân nữa! Chỉ mới vài ngày ngay, Hoàn Cầu Thời Báo của TC tỏ thái độ ôn hoà với Phi, dù trước đây vài ngày lên tiếng đe doạ Phi rất dữ dội vì tội “chạy” theo đế quốc Mỹ.

Một số thành tố khác đưa TC vào con đường lâm nguy vì tham vọng quá lớn của dòng dõi gian ác nhà Hán. Đó là căn cứ quân sự cũ của Mỹ tại Á châu được củng cố như ở Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, Tân Gia Ba. Và Mỹ đã phát triển thêm căn cứ mới là Guam. Khỏang hơn 3 năm về trước Hoa Kỳ đã biến đổi căn cứ quân sự này thành một căn cứ tiếp vận đồ sộ cho hải lực không quân. Hiện nay HK đã đưa ít nhất hai phi đội máy bay tối tân nhất đền đồn trú, chưa kể đến phi đội B52 có sẵn ở đó. Căn cứ tiếp vận đồ sộ này là nguồn tiếp liệu quan trọng quân dụng và các loại võ khí cho một cuộc chiến tranh dài hạn. Trong tháng 11, vừa qua một căn cứ khác đuợc thiết lập tại Darwin, Bắc Úc Đại Lợi. Một điểm cũng cần nhấn mạnh thêm trong lãnh vực tiếp vận: Mỹ có khả năng thiết lập các căn cứ tiếp vận nổi to lớn, trên biển để hỗ trợ cho một cuộc chiến ở xa; và cuối cùng hải quân Hoa Kỳ tiếp tục cải tiến bằng các du nhập kỹ thuật cao vào các tầu chiến để thay thế cho thuỷ thủ đoàn “khổng lồ” mà trước đây vẫn được sử dụng để dành chỗ cho kho chứa tiếp liệu ngay trong mỗi HKMH. Vào đầu thập niên 1980, một HKMH phải dùng tới 16,000 thuỷ thủ. Giữa thập niên đó, số thuỷ thủ rút xuống còn 6,000 người nhờ tiến bộ khoa học và kỹ thuật học; ngày ngay, chỉ cò 4,600 người và khả năng tác chiến cao hơn, vì võ khí tối tân hơn. Các HKMH này là một thành phố đồ sộ tự hoạt động trên biển trong nhiều tháng.

Trong những năm tới, TC đi con đường nào? Chắc chúng không từ bỏ tham vọng. Chúng lựa chọn con đường mềm? Tuy nhiên, liệu còn tồn tại để thay đổi chiến lược hay bị huỷ diệt?

BẢN ĐỒ LIÊN MINH và CĂN CỨ QUÂN SỰ BAO VÂY TC

Xin chân thành cảm ơn Thầy đã gửi bài viết về Kỷ Yếu Hàng Hải.

(1)     Ông Nguyễn trung Châu, với tư cách là Chủ Tịch Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt nam gửi cho 193 nguyên thủ các quốc gia, nhân dịp họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào 19 tháng 9, tại Nữu Ước một văn thư đề ngày 15 tháng 8, cảnh báo một nguy cơ bất ổn cho thế giới do TC có sự tiếp tay của VC. Văn thư có kèm theo một hồ sơ, 28 trang, có tiêu đề “Phản Kháng Hành Vi Bá Quyền Bắc Kinh và Lên Án CHXHCNVN Đồng Loã với Bắc Kinh”, với đầy đủ hình ảnh do Trung tâm Nghiên Cứu VN của Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ soạn thảo. Hồ sơ này chứng minh tham vọng tối hậu ca Bắc Kinh l tiến tới thống trị thế giới. Một bản hồ sơ này đã gửi thẳng đến TT Obama, ở Toà Bạch Ốc, Hoa Thịnh Đốn.

Vinh Danh Giáo sư Jean Ducasse

Vinh Danh Giáo sư Jean Ducasse.

Phạm Quang

Khi được tin ông Jean Ducasse qua đời, tôi thầm nghĩ : « You were my boss, you treated me like a friend, but really you were my teacher. I got a lot of benefits from you, I appreciate it. »

PQL, Cựu thuyền trưởng VN – Texas 11/26/2016

                        Một đêm trước lễ Tạ Ơn 2016 (Thanksgiving day) ở Mỹ trong lúc ngồi thiền tôi đã nghe được âm thanh hỏi tôi vì sao  không viết về ông Ducasse. Tôi không phải nhà văn, tôi cũng không nhận thức được âm thanh phát xuất từ ai. Tiếp tục ngồi thiền, âm thanh ấy trở lại giống như lần trước. Sự kiện này buộc tôi phải suy nghĩ. Sáng thức dậy tôi vội ghi vào computer dòng chữ “ Vinh danh Giáo sư Ducasse” để giúp tôi nhớ là có việc cần giải quyết. Buổi chiều sau khi vui vẻ dự lễ Tạ Ơn với các cháu nhỏ, tôi bắt tay làm việc và hoàn tất bài viết để đóng góp vào quyển Đặc San Xuân Hàng Hải 2017.             

M. Ducasse et ses amis au Camp des Mares 1967

                       Tôi xuất thân từ trường Hàng hải Việt Nam năm 1954. Với cấp bằng Thuyền trưởng viễn duyên tôi được hãng tàu Chargeurs Réunis nhận cho làm học viên boong (élève pont) trên tàu St Michel. Tàu dài khoảng 120 mét là loại tàu vừa chở hàng vừa chở hành khách, chạy đường Saigon – Hải Phòng. Cấp chỉ huy trên tàu đều là người Pháp trừ 2 người Việt Nam là tôi và một  người bạn đồng khoá làm học viên máy (élève machine). 

                        Giáo sư chính của trường Hàng hải lúc ấy là ông Patron, được người Việt Nam quí trọng, trong khi đó có nhiều người Pháp chê ông là điên khùng. Dĩ nhiên là tôi cũng quí trọng thầy tôi. Trong thời gian học việc tôi thường bị người Thuyền phó (Second Capitaine) khảo bài  thay vì hướng dẫn kinh nghiệm. Một hôm lúc đang đi ca trên phòng chỉ huy người Thuyền phó hạch tôi và nói là tôi trả lời sai ; tôi nói là tôi đã học từ ông Patron, thì cả 3 người sĩ quan Pháp có mặt lúc đó đều cười, họ bảo rằng không tin ông điên ấy được. Tôi hỏi lại ai là người đáng tin thì họ kể ra tên vài tác giả sách hàng hải Pháp; tôi bảo họ hãy đến phòng tôi mở quyển sách Pháp để trên bàn, đọc trang số …. Khoảng mấy phút sau anh SQ Phụ Tá 2, người Pháp chạy lên phòng lái thở hổn hển (phòng leo nằm ở đuôi tàu, phòng chỉ huy nằm ở giữa tàu), anh ta nói là tôi trả lời đúng và nói với mọi người là trang sách  gạch đầy màu bút chì xanh đỏ. Người Thuyền phó thắc mắc về ý nghiã của màu bút chì, tôi nói rằng màu xanh chỉ học cho biết còn màu đỏ phải học thuộc lòng. Anh dịch 2 la lên thế thì phải gọi nó là savant chứ không gọi là élève được và giải thích cho điều đó hắn nói cả quyển sách trang nào cũng đầy màu xanh đỏ ; tôi khiêm nhường nói là các bạn tôi đều học như thế cả.                                  

                        Sau lần khảo bài ấy người Thuyền phó đổi thái độ, giao cho tôi đi ca một mình và hướng dẫn kinh nghiệm chất, dỡ hàng hóa, mọi người đối xử với tôi tốt hơn; người « dịch » (lieutenant hay  SQ Phụ tá) chuyên trách về hành khách và pháp lý (lieutenant commissaire) trong những buổi chiều ngắm biển tâm tình cũng thường xuyên hướng dẫn tôi về công việc của anh ta. Thuyền trưởng hứa hẹn sẽ đề cử tôi lên « dịch ».

                        Sau mấy tháng làm việc « dịch » ăn lương học viên, tôi bất mãn muốn nghỉ việc với mộng ước sang Pháp học lấy bằng viễn dương. Do ảnh hưởng của hiệp định Genève 1954, người Pháp đã đem tàu bán cho các nước trong vùng ; tàu St Michel được đem bán ở Hongkong, tôi và thủy thủ Việt Nam được trả về lại Saigon. Khi ấy tôi hoàn toàn mù tịt về thủ tục hành chánh trong việc xin được xuất ngoại, thêm nữa nhà tôi nghèo sẽ không thể đốn tiền cho tôi đi học xa. Những khó khăn ấy đã làm cho  mộng ước còn trong trứng vỡ ngay khi tôi vừa trở lại ViệtNam. 

                        Nghỉ việc được 2 ngày, tôi đến xin việc ở một hãng tàu nhỏ đang cần mướn « dịch » (lieutenant). Tại trước cửa hãng tôi gặp anh B… ra trường trước tôi, đã từng làm Thuyền trưởng nhiều tàu hàng nhỏ. Anh cũng đến xin việc này, trong khi tôi chỉ là học viên pont có chút khả năng và chưa từng làm SQ Phụ tá. Tôi cố giữ bình thản nói chuyện với anh mà lòng thì đã nghĩ mười phần thất bại trong mối cạnh tranh này . Đang lúc nói chuyện thì một người Pháp đi tới, người này bắt tay anh B..  nói chuyện vui vẻ một hồi như hai người bạn thâm niên » ; anh B.. giới thiệu ông này là Thuyền trưởng tàu đang cần « dịch », ông quay sang chào và hỏi chuyện tôi, ông đánh giá cao việc tôi đảm trách đi ca một mình trên con tàu lớn, sau đó quay sang nói với anh B.. là ông nhận tôi làm việc với ông. Ông Thuyền trưởng này tên là Jean Ducasse.  

                        Hãng tàu làm mọi thủ tục giấy tờ cần thiết cho tôi bay sang Hồng Kông. Tại đây tôi gặp lại thuyền trưởng Ducasse cùng với các sĩ quan chỉ huy người Pháp và thủy thủ đoàn người Tàu. Tôi được Thuyền trưởng hướng dẫn làm những việc trong trách nhiệm của SQ Phụ Tá 2. Vì là tàu mới đăng ký phải hoàn tất nhiều loại giấy tờ nên tôi phải thường xuyên tới làm việc ở sứ quán Pháp. Nhân dịp này tôi ghé thăm sứ quán Việt Nam và được nhà văn nữ Linh Bảo là nhân viên sứ quán khuyến khích tôi viết bài cho báo. Những bài viết của tôi thường là các sự kiện xã hội và thắng cảnh nơi tàu đến.                

                        Thuyền trưởng Ducasse thường hướng dẫn và khen ngợi tôi rất sát trong mọi cuộc hải hành. Trên tàu tôi là người độc nhất nói tiếng Pháp, biết chút ít tiếng Anh và bọ bẹ vài ba tiếng Tàu  nên gần như tôi cứ bị ông cho dính mũi vào các giao dịch giữa tàu và bờ. Sự kiện này giúp tôi hiểu biết thêm và trưởng thành mau trong nghề nghiệp. Trong khi tôi làm việc tại Hongkong thì ở Việt Nam người Pháp bán gần hết tàu chỉ còn lại một số ít tàu nhỏ nên giới hàng hải lâm vào cảnh thất nghiệp trầm trọng. Tôi nghĩ mình phải làm cách nào để cứu các bạn đồng nghiệp, muốn thế thì phải về Saigon mới giải quyết được. Tôi đem ý kiến này nói với Thuyền trưởng và xin được trở về Việt Nam. Ông vui vẻ nhận lời và góp thêm ý về kinh nghiệm giải quyết nạn thất nghiệp ở Pháp ngày xưa.  Về đến Saigon tôi bắt tay ngay vào việc thành lập nghiệp đoàn hàng hải, và được biết là ông Đặng văn Châu (Thuyền trưởng viễn dương từ Pháp về), nhanh chân hơn tôi, đã  thành lập nghiệp đoàn  được một tháng rồi. Tôi được mời dự phiên họp đầu tiên, tại đây mọi người góp ý sôi nổi mong giải quyết được nạn thất nghiệp; giải pháp của tôi được mọi người hoan nghênh và đem ra thi hành ngay trong tuần lễ sau đó. Giải pháp của tôi là làm 1 nghỉ 2, cũng có nghĩa là bóp bụng sống với 1/3 đồng lương hiện có. Tôi tìm hiểu  số lượng tàu đang lưu hành và tổng số thủy thủ đang hành nghề và đưa ra giải pháp này, thỏa đáng giúp cho mọi người sĩ quan cũng như thủy thủ có được 4 tháng làm việc mỗi năm. Thành quả tốt đẹp này có được cũng là nhờ ở phần lớn sự góp ý của ông Ducasse.

Những năm khó khăn sau đó, Thuyền trưởng Ducasse thường đến đón tôi làm việc với ông mỗi năm dăm tháng. Tôi nhập ngũ sau đó và ít tiếp xúc với bên ngoài quân đội, trong khi các bạn đồng khóa vẫn tiếp tục hành nghề và đã làm Thuyền trưởng nhiều năm.         

                        Sau khi giải ngũ tôi làm việc không nghỉ, gom góp cho đủ thời gian hải hành đòi hỏi để được thi bằng Thuyền trưởng thực hành. Giáo sư chính của lớp luyện thi này lại là ông Jean Ducasse. Ngoài giờ học trong lớp, ông đã để thì giờ dạy tôi những kinh nghiệm sống của mọi Thuyền trưởng cần phải có. Tôi đã đem ra áp dụng trong cương vị Thuyền trưởng cho đến ngày tôi đánh mất nước tôi và cả sau này nữa.

                        Trong cuộc sống lưu vong, tôi may mắn được tiếp tục hành nghề đi biển ; và tôi vẫn nhớ người thầy cũ. Tôi có hỏi thăm tin tức ông ; cho mãi đến khoảng 30 năm sau ngày mất nước tôi mới được tin ông đang sống ở Pháp, chúng tôi có thư từ thăm hỏi. Nhờ chú Nguyễn hiếu Liêm sắp xếp, tôi đã đến Pháp gặp được thầy Ducasse. Thầy hỏi thăm tôi về cuộc sống lưu vong, về việc làm sao rời nước được an toàn. Tôi kể cho thầy nghe về hành trình vượt biển  xuôi chèo mát mái, về việc học và hành nghề đi biển ở Canada và nơi đây tôi được mời  làm Thuyền trưởng chiếc tàu dầu dài 600 ft. Chú Liêm ngồi bên thỉnh thoảng giúp tôi nói vài từ Pháp khi thấy tôi ấp úng. Thời gian gặp nhau tuy ngắn nhưng cũng tạm đủ cho khuây đi niềm nhớ thầy và những thắc mắc trong tôi.

                        Ngày nay Ông đã đi xa, nhưng trong lòng tôi lúc nào cũng tưỡng nhớ đến Ông đã giúp đở tôi có những kiến thức cũng như những kinh nghiệm của nghề đi biển trong buổi ban đầu khó khăn. Trong những ngày tháng tận cùng cuối năm Bính Thân (2016), tôi xin ghi lại đôi dòng để tưỡng niệm Ông và cũng để vinh danh vị Thầy kính yêu đã dìu dắt nhiều thế hệ Sĩ Quan Hàng Hải Thương thuyền Việt Nam.       

TÌNH YÊU THỦY THỦ

TÌNH YÊU THỦY THỦ

Phùng Lương Ngọc

Anh người trai biển cả
Em thân gái đô thành
Gặp nhau mỗi chuyến tàu về
Tình như trăng nước mặn mà
 
Đô thành vui tàu về
Tàu đi nhớ đô thành
Đời anh viễn xứ hải hành
Nên cứ vui gần buồn xa
 
Tạm xa nhé, thành đô hỡi !
Còi tàu đã hú rồi
Lòng đau vang tiếng dội
Buồn dâng như muốn nấc
Gọi nhau sao nghẹn lời
 
Tạm xa nhé, thành đô hỡi !
Cờ tàu say khói rồi
Cuộn đau như vẫy vội
Bụi lam cay mắt ướt
Lần nữa cách nhau thôi
 
Đô thành thương biển cả
Biển cả nhớ đô thành
Tình ta trăm nhớ ngàn thương
Chen lẫn vui buồn triền miên
 
Chờ anh nhé, người yêu hỡi !
Rồi đây sẽ có ngày
Hải âu ôm cánh mỏi
Từ phương trời phiêu lãng
Về mãi mãi bên em.

ĐOẢN PHÓNG SỰ VỀ ĐÁM TANG CỦA THẦY DUCASSE

ĐOẢN PHÓNG SỰ VỀ ĐÁM TANG CỦA THẦY DUCASSE

Liêm Nguyễn tường trình từ Pháp Quốc

23 Septembre 2012

Adieu Monsieur Jean Ducasse, cựu Giáo Sư Trường Việt Nam Hàng Hải

                                 Sau đám tang của Thầy Ducasse và đưa anh Thụy về nhà ở Paris, còn trên đường đang về nhà, cell phone của tôi đà réo lên, giọng của anh Nhơn nói chủ bút trang Kỷ Yếu Hàng Hải đang thúc hối gởi gấp hình ảnh sốt dẻo cho các bạn cùng xem. Về đến nhà gần 09.00 giờ tối, tôi chỉ có thì giờ ăn qua loa mấy cái trứng luộc, mấy cái biscotte và uống ly sửa là bắt tay vô việc, chuẩn bị rút các hình ảnh từ mấy cái clip vidéo và ghi chú thích cho từng tấm hình rồi gởi liền cho anh Thuận cho kịp gởi lên trang mạng. Xong công việc cũng khoảng 00 giờ sáng, nhưng công việc được tốt đẹp tôi cũng thở phào nhẹ nhỏm sau một ngày bận rộn.

Người Chị của Thầy Ducasse

                                    Trước đó một ngày, tôi gọi cô Elisabeth để biết giờ động quan, tức là giờ cảnh sát và nhà hòm đến để niêm phong hòm và chở hòm đi nhà thờ, cô cho biết là giờ liệm là 13 giờ. Tôi và anh Thụy đến nhà quàn ở bịnh viện trước 13.00 giờ một chút, lúc đó chưa có ai đến, cửa nhà quàn còn đóng, vòng hoa đặt trước ở Interflora của Hội Thân Hửu Hàng Hải đã được giao không lâu trước đó, được đặt dưới đất trước cửa ; nhân viên sở an táng túc trực ở đó bèn mở cửa cho chúng tôi vào và đem vòng hoa đặt trước quan tài. Tôi và anh Thụy đến xá trước quan tài Thầy Ducasse và tôi bắt đầu công việc quay phim, nhứt là quay gros plan mặt Thầy. Một chút sau đó, cô Elisabeth và cô con gái Caroline đến, tôi tự giới thiệu tên mình và hỏi có phải có phải là cô Elisabeth, cô cảm động và ôm chầm lấy tôi, sau đó cô và cô con gái đến bên quan tài đặt những vật kỹ niệm chung quanh thi hài Thầy.  Sau khi cảnh sát đến làm biên bản và đóng khằn trên quan tài, sở an táng đóng quan tài và di chuyển ra xe lúc 13.00 giờ như đã dự định. Tôi nhân dịp nầy hỏi cô Elizabeth rõ hơn một chút về gia đình Thầy Ducasse, cô cho biết anh em Thầy có bốn anh chị em tất cả, một người anh cả mất, người chị lớn hơn Thầy hai tuổi đi phải chống gậy như trong hình chụp, kế đến là Thầy và người em út giống Thầy.

Người em út của Thầy Ducasse

                                    Khi di chuyển, tôi chạy xe theo xe của chị Elisabeth vì không rành đường vì nơi Thầy ở đường xá quanh co, nhiều người có GPS vẩn đi lạc vòng vòng. Khi đến nhà thờ, nhiều người đã chờ sẳn, tôi nhận ra ngay em Thầy, tôi có dịp gặp mặt anh Chấn, chồng chị Elisabeth, Nicolas và chị của Thầy cùng gia quyến. Quan tàu Tường đến hơi trể cũng vì đường xá quanh co nên cũng bị đi lạc mất thời gian nên ngồi ở phía sau QT Tường bây giờ yếu nhiều, đi chừng hai chục thước phải ngồi nghỉ chân, sự hiện diện của Ông ở đám tang là một cố gắng lớn lao đối với một người trong tình trạng sức khỏe hiện tại. Khi tôi giới thiệu QT Tường đến em Thầy Ducasse, QT Tường có cho hay là đã có lúc hai người đã đi chung tàu Cypréa, Thầy Ducasse làm Commandant, QT Tường Second Capitaine, em Thầy Ducasse liền nhận ra QT Tường, Ông nói là lúc đó cũng có mặt trên tàu Cypréa dù rằng thời gian mấy chục năm cách xa. Tang lễ ở nhà thờ theo nghi lễ Thiên chúa giáo trôi qua với nhiều cảm động, Nicolas đọc diễn văn với cô em gái Caroline, sau đó mọi người tuần tự lên rải nước thánh lên quan tài, QT Tường có nói với tôi, khi đó Ông nói thầm với Thầy Ducasse : » Ông đi trước rồi tôi sẽ theo sau ». Đây là dịp hiếm hoi được dịp gặp mặt nhiều người mà bình thường không bao giờ được biết đến chứ đừng nói đến chuyện gặp. Chị Elisabeth có dịp gặp những người học trò củ của cha của cô mà cô cũng không thể tưởng tượng đến dự mà cô cũng không thể biết. Cô có kể lại có hôm cô đến thăm ba cô ở nhà, khi còn sống, lúc đó có mặt tôi đang sửa máy PC trong phòng làm việc của Ông phía sau, cô biết là tôi đang ở đó và muốn đến chào tôi, nhưng Ông không biết vì lý do gì lại không muốn nên cô phải ra về. Ngoài ra, cô có dịp gặp QT Tường, anh Phú và chị Mỹ Ái, con gái của Thầy Sanh, anh Tiếng và anh Giới mà cô đã gặp trước đó mười ngày. Số người đến tham dự tang lễ không quá ba chục người kể cả bảy người học trò củ, đồng nghiệp và gia đình của HHTT. Trong tang lễ có bà mẹ của anh Chấn, bà xui gia của Thầy, bà hết sức cảm động trước sự ra đi của ông xui, tôi phải nói là ít khi nào thấy xui gia mà lại thương mến nhau như vậy làm tôi cũng cảm động. Bà nói có giải thích cho con trai bà hiểu rằng, trong trật tự của nhân đạo của người Á Châu, Quân, Sư, Phụ thì Quân tứ là Vua đứng trên hết, sau đó là Sư tức là Thầy được xếp trước Phụ là Cha rồi mới đến Cha. Chắc Bà và những người Pháp hiện diên cũng để ý đến những người Việt Nam đến chấp tay xá trước quan tài, người Pháp không ai làm như vậy. Những người Pháp hiện diện cũng nhận thấy nhiều người Việt Nam có mặt, là dân Hàng Hải và cũng là học trò củ của người quá cố, ai cũng xưng mình là ancien élève de Monsieur Ducasse trừ QT Tường là collègue. Không ai có thể nghĩ là tình Thầy trò giửa một bên là người da vàng, một bên là người da trắng lại sâu đậm đến như vậy, nhứt là trong bối cảnh hiện tại, tình nghĩa Thầy trò rẽ như bèo. Cô Elisabeth nói bây giờ cô mới biết Ông Ducasse là một nhân vật đặc biệt (personnage), một người được nhiều người trên thế giới biết đến và quí trọng khi cô nhận được nhiều email gởi từ các nơi trên thế giới mà cô không hề biết đến trước đó. Cô cũng tâm sự với tôi là trong di chúc, Ông Ducasse không nói rõ muốn được thiêu hay chôn cất sau khi qua đời, nhưng cô suy nghĩ cha cô đã gắn bó thân thiết với đất nước Việt Nam, từ ngoài Bắc đến trong Nam; cách sống và tinh thần của Ông như một người Việt Nam nên cô đi đến quyết định làm hỏa táng cho Ông và đợi khi mẹ cô qua đời, cô sẽ đem hài cốt hai người về Việt Nam, sau đó thì hài cốt ba cô sẽ được rải xuống biển, nơi quốc gia mà Ông đã tận tụy phụng sự, làm việc với tất cả tấm lòng với đám học trò. Nói chuyện với cô, tôi cũng được biết thêm nhiều chi tiết về cuộc sống của cha cô, cô nói khi lục lạo giấy tờ củ trên bàn làm việc của cha cô, cô mới biết ông đang học thêm tiếng Nga và đọc sách của Léon Tolstöi ; ông già ghê thiệt, vừa thông thạo tiếng Việt, Hoa, bây giờ thêm tiếng Nga. Nicolas, cháu Ông Ducasse cho hay Ông đã hoàn tất bản phiên dịch cuốn sách tàu, tôi suy nghĩ có lẽ Nicolas muốn nói đến bộ truyện Đông Châu Liệt Quốc, bộ sách khá dầy nên ông già phải mất nhiều thì giờ để hoàn tất. Điều đáng để ý là Ông Thầy đã sắp xếp công việc như thường ngày, như cái chết không phải là chuyện làm ông bận tâm. Cô cũng cho hay thêm, ông sắp xếp thời khóa biểu của một ngày làm việc, thí dụ buổi sáng giờ thức dậy, tập khí công, đi bộ dù bị bịnh goutte làm đau nhức, nhưng ông vẫn cố gắng đi bộ một giờ mỗi ngày. Ông có nói với tôi, tôi tạm dịch một cách thân mật ra tiếng Việt : » Tao phải đi bộ mỗi ngày, tao biết tao mà nằm không đi ra ngoài nửa là tao nằm luôn không dậy nửa « . Cái điểm nầy là tôi phải học của Ông, nói thiệt, học cái ý chí và nghị lực của một con người. Ông Ducasse tuổi Dần, tôi cũng tuổi Dần, nhưng ông lớn hơn tôi hai con giáp, Ông là một người sống đơn độc, un solitaire, tối ngày ông chỉ lo chuyện dịch thuật cho cuốn sách của ông và đọc tin tức trên internet. Trên PC của ông lúc nào trang  của mạng Người Việt online cũng được mở, có lần ông hỏi tôi có biết  nguyên nhân tại sao cầu Cần Thơ bị sập không vì ông biết gia đình tôi sống ở Cần Thơ. Ông Ducasse sau nầy ít tiếp người bên ngoài vì ông không muốn người ngoài nhìn thấy bà vợ trong tình trạng bịnh hoạn, chuyện đó dễ hiểu, nhưng cô Elisabeth lại không đồng ý, nói cha cô làm như vậy là mất đi nhiều mối liên hệ cho nên trong nhà ông Ducasse chỉ có tôi và cô có thể đến thường xuyên, mà tôi có đến chỉ để làm bảo trì PC của ông mà thôi. Chuyện gì, ông cũng muốn làm một mình, ngay chuyện đi chợ cũng chính tự tay ông lo. Có lần ông hỏi tôi đi chợ mua đồ Việt ở đâu, tôi nói đi chợ ở Tang Frères Paris, ông nói là ở Massy cũng có một siêu thị nhỏ hơn Tang Frères nhưng ít hơn và khỏi mắc công đi xa ; buổi sáng sớm Chủ Nhựt, ông lái xe đi chợ vì giờ đó ít xe chạy đở nguy hiểm; một người trên tám mươi tuổi mà còn lái xe và đi chợ như vậy và lại phải nấu ăn nửa quả là hết mức. Chapeau ! Tôi ban đầu cũng thắc mắc, hỏi tại sao ông không nhờ con cháu ông giúp đở, và nhứt là những người đó ở gần nhà ông, ông chỉ trả lời là ông có thể tự mình làm được. Bây giờ chị Elisabeth cho hay là ông từ chối sự giúp đở của người khác dù là của con cháu khi mà ông có thể tự mình làm được. Khi hỏi ông có biết nấu món ăn Việt không, ông trả lời :  » Je sais faire la cuisine vietnamienne mais seulement les plats simples quoi. Je sais faire la soupe chinoise « . Ông muốn tự tay mình chăm sóc vợ mà không qua trung gian người nào khác dù là người trong gia đình. Do vậy, trong buổi tang lễ, chị Elisabeth cảm động kể cha cô muốn tự tay mình chăm sóc vợ dù trong tình trạng sức khỏe sa sút, ông chẳng những chăm sóc sức khỏe của mình mà phải lo cho bà vợ vì lẽ đó mà sức khỏe cha cô suy sụp trầm trọng hơn. Ông tự tay làm thức ăn cho ông và vợ mình, ngoài ra nhắc nhở bà giờ ăn, uống thuốc.

Anh Kiệt và anh Nhơn đến tăm Thầy tại tư gia. Thầy đang nói chuyện với anh LCA Thuận qua cell phone

                                    Thời tiết ngày hôm đó, buổi sáng trời nắng tốt, đến trưa thì mưa lát đát suốt ngày. Buổi lễ vừa xong, quan tài được chuyển ra xe đi lò thiêu, mọi người lục tục kéo nhau chạy sau xe hòm. Trong phòng tiếp thân nhân người quá cố của lò thiêu, trong phần ôn lại những kỹ niệm với người quá cố và phát biểu ý kiến, anh Chấn tỏ ra rất xúc động cũng như những người trong gia đình và bà mẹ anh Chấn cũng vậy. Giây phút đau buồn xa cách vỉnh viển khi quan tài sẽ từ từ được hạ xuống lò thiêu nhưng mọi đau buồn sẽ khuây khỏa theo thời gian. Nicolas có cho tôi coi cuốn sổ Hàng Hải của Thầy với tấm hình thật trẻ của ông lúc mới nhập học, nó khác xa với hình ảnh mà các bạn được biết khi nhập học trường Hàng Hải, tôi nhìn không ra.

                                    Sau khi rời lò thiêu, chúng tôi đi về tiệm ăn Golf de Gif-Chevry  họp mặt và uống nước để tưởng nhớ và nhắc nhở đến người đã ra đi. Sân Golf de Golf-Chevry ở cạnh nhà Thầy, là điểm tựa (repère) khi tôi đến nhà Thầy. Đây là giây phút mọi người được thoải mái sau những lúc xúc động, mọi người trò chuyện và chụp hình lưu niệm, ăn bánh uống nước. Người con trai của em Ông Ducasse theo hỏi tôi người capitaine trên tàu Cypréa đâu rồi, tôi nói là Capitaine Tường đã đi về rồi vì sức khỏe không cho phép ở lại lâu hơn, đến dự đám tang là một cố gắng lớn lao, chúng ta không thể đòi hỏi nhiều hơn. Khoảng sáu giờ, tôi và anh Thụy cáo từ anh Chẩn và chị Elisabeth và gia đình Ông Ducasse vì tôi còn phải đưa anh Thụy trở lại Paris.