ĐOẢN PHÓNG SỰ VỀ ĐÁM TANG CỦA THẦY DUCASSE
Liêm Nguyễn tường trình từ Pháp Quốc
23 Septembre 2012

Sau đám tang của Thầy Ducasse và đưa anh Thụy về nhà ở Paris, còn trên đường đang về nhà, cell phone của tôi đà réo lên, giọng của anh Nhơn nói chủ bút trang Kỷ Yếu Hàng Hải đang thúc hối gởi gấp hình ảnh sốt dẻo cho các bạn cùng xem. Về đến nhà gần 09.00 giờ tối, tôi chỉ có thì giờ ăn qua loa mấy cái trứng luộc, mấy cái biscotte và uống ly sửa là bắt tay vô việc, chuẩn bị rút các hình ảnh từ mấy cái clip vidéo và ghi chú thích cho từng tấm hình rồi gởi liền cho anh Thuận cho kịp gởi lên trang mạng. Xong công việc cũng khoảng 00 giờ sáng, nhưng công việc được tốt đẹp tôi cũng thở phào nhẹ nhỏm sau một ngày bận rộn.

Trước đó một ngày, tôi gọi cô Elisabeth để biết giờ động quan, tức là giờ cảnh sát và nhà hòm đến để niêm phong hòm và chở hòm đi nhà thờ, cô cho biết là giờ liệm là 13 giờ. Tôi và anh Thụy đến nhà quàn ở bịnh viện trước 13.00 giờ một chút, lúc đó chưa có ai đến, cửa nhà quàn còn đóng, vòng hoa đặt trước ở Interflora của Hội Thân Hửu Hàng Hải đã được giao không lâu trước đó, được đặt dưới đất trước cửa ; nhân viên sở an táng túc trực ở đó bèn mở cửa cho chúng tôi vào và đem vòng hoa đặt trước quan tài. Tôi và anh Thụy đến xá trước quan tài Thầy Ducasse và tôi bắt đầu công việc quay phim, nhứt là quay gros plan mặt Thầy. Một chút sau đó, cô Elisabeth và cô con gái Caroline đến, tôi tự giới thiệu tên mình và hỏi có phải có phải là cô Elisabeth, cô cảm động và ôm chầm lấy tôi, sau đó cô và cô con gái đến bên quan tài đặt những vật kỹ niệm chung quanh thi hài Thầy. Sau khi cảnh sát đến làm biên bản và đóng khằn trên quan tài, sở an táng đóng quan tài và di chuyển ra xe lúc 13.00 giờ như đã dự định. Tôi nhân dịp nầy hỏi cô Elizabeth rõ hơn một chút về gia đình Thầy Ducasse, cô cho biết anh em Thầy có bốn anh chị em tất cả, một người anh cả mất, người chị lớn hơn Thầy hai tuổi đi phải chống gậy như trong hình chụp, kế đến là Thầy và người em út giống Thầy.

Khi di chuyển, tôi chạy xe theo xe của chị Elisabeth vì không rành đường vì nơi Thầy ở đường xá quanh co, nhiều người có GPS vẩn đi lạc vòng vòng. Khi đến nhà thờ, nhiều người đã chờ sẳn, tôi nhận ra ngay em Thầy, tôi có dịp gặp mặt anh Chấn, chồng chị Elisabeth, Nicolas và chị của Thầy cùng gia quyến. Quan tàu Tường đến hơi trể cũng vì đường xá quanh co nên cũng bị đi lạc mất thời gian nên ngồi ở phía sau QT Tường bây giờ yếu nhiều, đi chừng hai chục thước phải ngồi nghỉ chân, sự hiện diện của Ông ở đám tang là một cố gắng lớn lao đối với một người trong tình trạng sức khỏe hiện tại. Khi tôi giới thiệu QT Tường đến em Thầy Ducasse, QT Tường có cho hay là đã có lúc hai người đã đi chung tàu Cypréa, Thầy Ducasse làm Commandant, QT Tường Second Capitaine, em Thầy Ducasse liền nhận ra QT Tường, Ông nói là lúc đó cũng có mặt trên tàu Cypréa dù rằng thời gian mấy chục năm cách xa. Tang lễ ở nhà thờ theo nghi lễ Thiên chúa giáo trôi qua với nhiều cảm động, Nicolas đọc diễn văn với cô em gái Caroline, sau đó mọi người tuần tự lên rải nước thánh lên quan tài, QT Tường có nói với tôi, khi đó Ông nói thầm với Thầy Ducasse : » Ông đi trước rồi tôi sẽ theo sau ». Đây là dịp hiếm hoi được dịp gặp mặt nhiều người mà bình thường không bao giờ được biết đến chứ đừng nói đến chuyện gặp. Chị Elisabeth có dịp gặp những người học trò củ của cha của cô mà cô cũng không thể tưởng tượng đến dự mà cô cũng không thể biết. Cô có kể lại có hôm cô đến thăm ba cô ở nhà, khi còn sống, lúc đó có mặt tôi đang sửa máy PC trong phòng làm việc của Ông phía sau, cô biết là tôi đang ở đó và muốn đến chào tôi, nhưng Ông không biết vì lý do gì lại không muốn nên cô phải ra về. Ngoài ra, cô có dịp gặp QT Tường, anh Phú và chị Mỹ Ái, con gái của Thầy Sanh, anh Tiếng và anh Giới mà cô đã gặp trước đó mười ngày. Số người đến tham dự tang lễ không quá ba chục người kể cả bảy người học trò củ, đồng nghiệp và gia đình của HHTT. Trong tang lễ có bà mẹ của anh Chấn, bà xui gia của Thầy, bà hết sức cảm động trước sự ra đi của ông xui, tôi phải nói là ít khi nào thấy xui gia mà lại thương mến nhau như vậy làm tôi cũng cảm động. Bà nói có giải thích cho con trai bà hiểu rằng, trong trật tự của nhân đạo của người Á Châu, Quân, Sư, Phụ thì Quân tứ là Vua đứng trên hết, sau đó là Sư tức là Thầy được xếp trước Phụ là Cha rồi mới đến Cha. Chắc Bà và những người Pháp hiện diên cũng để ý đến những người Việt Nam đến chấp tay xá trước quan tài, người Pháp không ai làm như vậy. Những người Pháp hiện diện cũng nhận thấy nhiều người Việt Nam có mặt, là dân Hàng Hải và cũng là học trò củ của người quá cố, ai cũng xưng mình là ancien élève de Monsieur Ducasse trừ QT Tường là collègue. Không ai có thể nghĩ là tình Thầy trò giửa một bên là người da vàng, một bên là người da trắng lại sâu đậm đến như vậy, nhứt là trong bối cảnh hiện tại, tình nghĩa Thầy trò rẽ như bèo. Cô Elisabeth nói bây giờ cô mới biết Ông Ducasse là một nhân vật đặc biệt (personnage), một người được nhiều người trên thế giới biết đến và quí trọng khi cô nhận được nhiều email gởi từ các nơi trên thế giới mà cô không hề biết đến trước đó. Cô cũng tâm sự với tôi là trong di chúc, Ông Ducasse không nói rõ muốn được thiêu hay chôn cất sau khi qua đời, nhưng cô suy nghĩ cha cô đã gắn bó thân thiết với đất nước Việt Nam, từ ngoài Bắc đến trong Nam; cách sống và tinh thần của Ông như một người Việt Nam nên cô đi đến quyết định làm hỏa táng cho Ông và đợi khi mẹ cô qua đời, cô sẽ đem hài cốt hai người về Việt Nam, sau đó thì hài cốt ba cô sẽ được rải xuống biển, nơi quốc gia mà Ông đã tận tụy phụng sự, làm việc với tất cả tấm lòng với đám học trò. Nói chuyện với cô, tôi cũng được biết thêm nhiều chi tiết về cuộc sống của cha cô, cô nói khi lục lạo giấy tờ củ trên bàn làm việc của cha cô, cô mới biết ông đang học thêm tiếng Nga và đọc sách của Léon Tolstöi ; ông già ghê thiệt, vừa thông thạo tiếng Việt, Hoa, bây giờ thêm tiếng Nga. Nicolas, cháu Ông Ducasse cho hay Ông đã hoàn tất bản phiên dịch cuốn sách tàu, tôi suy nghĩ có lẽ Nicolas muốn nói đến bộ truyện Đông Châu Liệt Quốc, bộ sách khá dầy nên ông già phải mất nhiều thì giờ để hoàn tất. Điều đáng để ý là Ông Thầy đã sắp xếp công việc như thường ngày, như cái chết không phải là chuyện làm ông bận tâm. Cô cũng cho hay thêm, ông sắp xếp thời khóa biểu của một ngày làm việc, thí dụ buổi sáng giờ thức dậy, tập khí công, đi bộ dù bị bịnh goutte làm đau nhức, nhưng ông vẫn cố gắng đi bộ một giờ mỗi ngày. Ông có nói với tôi, tôi tạm dịch một cách thân mật ra tiếng Việt : » Tao phải đi bộ mỗi ngày, tao biết tao mà nằm không đi ra ngoài nửa là tao nằm luôn không dậy nửa « . Cái điểm nầy là tôi phải học của Ông, nói thiệt, học cái ý chí và nghị lực của một con người. Ông Ducasse tuổi Dần, tôi cũng tuổi Dần, nhưng ông lớn hơn tôi hai con giáp, Ông là một người sống đơn độc, un solitaire, tối ngày ông chỉ lo chuyện dịch thuật cho cuốn sách của ông và đọc tin tức trên internet. Trên PC của ông lúc nào trang của mạng Người Việt online cũng được mở, có lần ông hỏi tôi có biết nguyên nhân tại sao cầu Cần Thơ bị sập không vì ông biết gia đình tôi sống ở Cần Thơ. Ông Ducasse sau nầy ít tiếp người bên ngoài vì ông không muốn người ngoài nhìn thấy bà vợ trong tình trạng bịnh hoạn, chuyện đó dễ hiểu, nhưng cô Elisabeth lại không đồng ý, nói cha cô làm như vậy là mất đi nhiều mối liên hệ cho nên trong nhà ông Ducasse chỉ có tôi và cô có thể đến thường xuyên, mà tôi có đến chỉ để làm bảo trì PC của ông mà thôi. Chuyện gì, ông cũng muốn làm một mình, ngay chuyện đi chợ cũng chính tự tay ông lo. Có lần ông hỏi tôi đi chợ mua đồ Việt ở đâu, tôi nói đi chợ ở Tang Frères Paris, ông nói là ở Massy cũng có một siêu thị nhỏ hơn Tang Frères nhưng ít hơn và khỏi mắc công đi xa ; buổi sáng sớm Chủ Nhựt, ông lái xe đi chợ vì giờ đó ít xe chạy đở nguy hiểm; một người trên tám mươi tuổi mà còn lái xe và đi chợ như vậy và lại phải nấu ăn nửa quả là hết mức. Chapeau ! Tôi ban đầu cũng thắc mắc, hỏi tại sao ông không nhờ con cháu ông giúp đở, và nhứt là những người đó ở gần nhà ông, ông chỉ trả lời là ông có thể tự mình làm được. Bây giờ chị Elisabeth cho hay là ông từ chối sự giúp đở của người khác dù là của con cháu khi mà ông có thể tự mình làm được. Khi hỏi ông có biết nấu món ăn Việt không, ông trả lời : » Je sais faire la cuisine vietnamienne mais seulement les plats simples quoi. Je sais faire la soupe chinoise « . Ông muốn tự tay mình chăm sóc vợ mà không qua trung gian người nào khác dù là người trong gia đình. Do vậy, trong buổi tang lễ, chị Elisabeth cảm động kể cha cô muốn tự tay mình chăm sóc vợ dù trong tình trạng sức khỏe sa sút, ông chẳng những chăm sóc sức khỏe của mình mà phải lo cho bà vợ vì lẽ đó mà sức khỏe cha cô suy sụp trầm trọng hơn. Ông tự tay làm thức ăn cho ông và vợ mình, ngoài ra nhắc nhở bà giờ ăn, uống thuốc.

Thời tiết ngày hôm đó, buổi sáng trời nắng tốt, đến trưa thì mưa lát đát suốt ngày. Buổi lễ vừa xong, quan tài được chuyển ra xe đi lò thiêu, mọi người lục tục kéo nhau chạy sau xe hòm. Trong phòng tiếp thân nhân người quá cố của lò thiêu, trong phần ôn lại những kỹ niệm với người quá cố và phát biểu ý kiến, anh Chấn tỏ ra rất xúc động cũng như những người trong gia đình và bà mẹ anh Chấn cũng vậy. Giây phút đau buồn xa cách vỉnh viển khi quan tài sẽ từ từ được hạ xuống lò thiêu nhưng mọi đau buồn sẽ khuây khỏa theo thời gian. Nicolas có cho tôi coi cuốn sổ Hàng Hải của Thầy với tấm hình thật trẻ của ông lúc mới nhập học, nó khác xa với hình ảnh mà các bạn được biết khi nhập học trường Hàng Hải, tôi nhìn không ra.
Sau khi rời lò thiêu, chúng tôi đi về tiệm ăn Golf de Gif-Chevry họp mặt và uống nước để tưởng nhớ và nhắc nhở đến người đã ra đi. Sân Golf de Golf-Chevry ở cạnh nhà Thầy, là điểm tựa (repère) khi tôi đến nhà Thầy. Đây là giây phút mọi người được thoải mái sau những lúc xúc động, mọi người trò chuyện và chụp hình lưu niệm, ăn bánh uống nước. Người con trai của em Ông Ducasse theo hỏi tôi người capitaine trên tàu Cypréa đâu rồi, tôi nói là Capitaine Tường đã đi về rồi vì sức khỏe không cho phép ở lại lâu hơn, đến dự đám tang là một cố gắng lớn lao, chúng ta không thể đòi hỏi nhiều hơn. Khoảng sáu giờ, tôi và anh Thụy cáo từ anh Chẩn và chị Elisabeth và gia đình Ông Ducasse vì tôi còn phải đưa anh Thụy trở lại Paris.