Những kỷ niệm với Thầy Đặng văn Châu

Những kỷ niệm với Thầy Đặng văn Châu

Lê Châu An Thuận – K13 Pont

Thầy Cô Đăng Văn Châu tại nhà hàng Soir d’ Asie của Anh Chị Nguyễn Ngọc Nhơn năm 2006

 

          Thầy Đặng Văn Châu, nguyên Giám Đốc Trường Việt Nam Hàng Hải hiện đang sinh sống với Cô tại Grenoble, Pháp Quốc.
Trước khi di chuyển về Grenoble, Thầy Cô cư trú cách Saint Maximin hơn 20km, và những ngày cuối tuần, thỉnh thoảng Thầy Cô đến thăm vợ chồng người học trò củ, Nguyễn Ngọc Nhơn, cựu sinh viên khóa 13 ngành Pont trường Việt Nam Hàng Hải, hoặc vợ chồng của Nhơn lên thăm Thầy Cô khi rảnh rỗi công việc.
Nay Thầy đang tạm ở trong một nhà dưởng lão tại Grenoble, Cô vẫn còn ở tại nhà riêng nhưng Cô cũng đau yếu nên không thể chăm sóc Thầy đúng như ý muốn được, còn các em thì bận rộn với công việc làm hàng ngày và lo cho các con, nên cả nhà cùng đến thăm Thầy khi điều kiện cho phép.
Cách đây một tháng vợ chồng Nguyễn Ngọc Nhơn và bà bạn thân lái xe khoảng trên 600km để thăm Thầy nhưng sự phối hợp giữa anh Nhơn và người con của Thầy bị trục trặc vào giờ chót, nên phải lái xe về không trong sự ấm ức của mọi người, vì chị Nhơn và bà bạn làm nhiều món ăn mà Thầy rất thích.
« Thua keo nầy ta bày keo khác« , Anh Chị Nhơn và bà bạn sẽ tổ chức chuyến thăm viếng khác trong một ngày gần đây.

Thầy Đặng văn Châu ở nhà dưỡng lão – Grenoble

Qua sự thông báo của anh Nguyễn Ngọc Nhơn và anh Lâm Chí Hiếu, chúng tôi được biết cô Jeanne, con của Thầy Châu, đã vào thăm trang blog của Hội Thân Hữu Hàng Hải Thương Thuyền Việt Nam, và đã in hình, thơ của thầy Châu, đem vào nhà dưỡng lão trao cho Thầy đọc. Nhìn vào khía cạnh tốt đẹp, thì ngoài sự chăm sóc thương yêu của Cô, của các con, các cháu, Thầy còn được sự thăm hỏi thường xuyên của các cựu sinh viên trường Hàng Hải.

Chúng tôi kính chúc Thầy, Cô và toàn thể gia đình an lành, hạnh phúc.
Bức thư của Thầy Đặng văn Châu gởi anh Phạm văn Phú

Thầy Nguyễn Phong

Thầy Nguyễn Phong

Lê Châu An Thuận

            Trong kỳ Đại Hội Hàng Hải năm 2007, theo ý kiến của một số anh em, Ban Chấp hành Hội đã thực hiện việc vinh danh quý Thầy theo truyền thống « Tôn Sư trọng Đạo » của đạo lý dân tộc hay « Không Thầy đố mầy làm nên » vì nghĩ rằng quý Thầy đã đem hết tâm huyết để trang bị cho chúng ta những kiến thức căn bản để chúng ta có thể áp dụng khi làm việc trên các thương thuyền. Việc làm nầy được quý Niên trưởng ủng hộ, mạnh mẽ nhất là Niên trưởng Bùi Ngọc Hương.
Tuy còn nhiều sơ sót nhưng cũng là bước đầu đáng hoan nghênh.
Các hình ảnh trên được chụp tại tư gia của thầy Nguyễn Phong tại Việt Nam. Anh Nguyễn Văn Kiệm, Pont 16, đã đại diện anh em trao tấm plaque vinh danh Thầy vào những ngày cuối năm 2007.
Cảm ơn bạn Kiệm và tôi cũng thấy « ganh » với bạn vì bạn đã có những giờ hạnh phúc bên cạnh Thầy sau hơn 30 năm xa cách.

 

Bức thơ của Thầy Jean Ducasse

Thăm Thầy và bức thơ của Thầy Jean Ducasse
           Chúng tôi cảm ơn các bạn và các anh đã dành nhiều thời giờ để thường xuyên đến thăm viếng Thầy, người thầy đã dành nhiều tâm huyết cho các sinh viên của mình, ở trường học cũng như dưới các tàu dầu của hãng Shell, khi mùa hè thầy xuống tàu để thay thế các thuyền trưởng cần nghỉ phép.
  
Thầy Jean Ducasse
Capitaine au long cours
Professeur de l’École de la Navigation du Viêtnam
Giáo sư cột trụ ban Pont đã đào tạo nhiều thế hệ Sinh Viên

Dédiant ces pages à la mémoire de certains professeurs de l’École de la Navigation du Vietnam (Trường Việt Nam Hàng Hải) en particulier notre si cher et vénérable Professeur Jean Ducasse, au nom des anciens élèves des classes Pont, nous exprimons nos meilleures pensées.
Cher Vénérable Professeur bien-aimé (car nous tous savons que vous nous aimez comme vos propres enfants), vous êtes le Pilier de l’École car sans vous nous ne pouvons pas récolter de grands succès durant notre carrière de navigateur. Vous avez sacrifié votre carrière de Capitaine au Long cours ! Vous avez sacrifié vos rêves de navigateur pour nous! Nous ne pouvons comment exprimer nos émotions pour ce suprême sacrifice. Avec votre assiduité a travers vos précieux cours de navigation, de cartes marines, d’instruments maritimes et vos cours de calculs nautiques, nous, les novices, les naifs marsouins de la marine, sommes comme les petits enfants en train d’apprendre à marcher. Nous vous devons beaucoup, cher Professeur. A part des cours de théorie, vous nous accueillez aux examens des brevets d’application et évidemment nous supportez sans cohérence. Nous ne savons comment vous remercier sinon prier pour vous et votre famille. Vous êtes pour nous comme un second père plus qu’un professeur a l’École de la Navigation car certains ont la chance de naviguer avec vous en temps de vacances scolaires a bord du M/T Cypréa ou vous avez paternellement instruit le métier pratique du navigateur avec grande minutie. Que le Bon Dieu vous protège dans votre retraite. Nous nous souvenons de vous éternellement bien que notre si chère École n’existe plus en ce monde et un grand nombre d’anciens élèves sont forcés d’abandonner leur carrière de marin…
Quant à moi, personnellement, humble auteur de de ces pages, vous dois beaucoup plus car je me souviens pour l’éternité la précieuse attention que vous, cher Vénérable Professeur, avez réservé pour moi depuis les premiers jours d’entrée à l’École jusqu’aux derniers jours navigant sous vos ordres a bord du M/T Cypréa. Vous m’avez traité tendrement comme un bon père a l’égard d’un si faible fils. Je me souviens toujours des périples que feu Mr Che cong Ta a fait avec moi à chaque Noël pour vous présenter nos voeux de Nouvel An et mille autres inoubliables si chers souvenirs.
Nous vous souhaitons une bonne santé et une longévité espérant un de ces jours,venant vous rendre visite a domicile.
Respectueusement,
Lâm Chí Hiếu promo 1964, Nguyễn Văn Kiệm, Nguyễn Xuân Tùng, Phạm Thanh Tùng, Vũ Trọng Thanh. Hồ Văn Phú, Phùng Văn Thành., Đặng Thế Vinh et Lê Thúc Dũng promo 1968, Trịnh Ngọc Hồng promo 1970

Bức thơ Thầy Phạm Văn Sanh

Bức thư của Thầy Phạm văn Sanh gởi các cựu
Sinh Viên Trường VN Hàng Hải
Cergy, 8/11/07
Các em cựu Sinh viên Hàng Hải thân mến,    
      
            Thầy đi tỉnh vừa về đến nhà, có nhận được thơ và món quà lưu niệm quí báu các em đã gởi tặng. Thầy rất cảm động trước sự đoàn kết của Đại gia đình giáo huấn Hàng hải Việt nam, và đặc biệt là thâm tình của các em dành cho các bạn đồng nghiệp và thầy đã cùng các em chung sống nhiều năm dưới mái trường thân yêu của chúng ta với những kỷ niệm êm đẹp không bao giờ phôi pha qua bao sóng gió của thời gian và không gian.Thầy rất cám ơn các em và mến chúc các em được nhiều sức khỏe và thâu đạt thêm những thành công tốt đẹp trên đường đời.
Rất thân mến

 Thầy Phạm Văn Sanh
Nguyên Giám Đốc Trường Cao Đẳng Hàng Hải – 1975
Học Viện Quốc Gia Kỷ Thuật Phú Thọ
Lâm Chí Hiếu P-12 (1964)
            Trong tinh thần trân trọng ghi ơn các Thầy Trường Việt Nam Hàng Hải Phú Thọ, chúng em mạo muội nhớ đến Thầy Giám Đốc Phạm Văn Sanh, người thầy khả kính. Thầy đã tận tụy gắn bó, tận tâm tận lực dạy dỗ chúng em môn Thiên Văn và một số môn học khác và cuối cùng đứng ra lèo lái và tranh đấu với bộ Giáo Dục để nâng Trường lên hàng bậc Cao Đẳng sau này. Mặc dù thầy rất bận với chức vụ trong quân đội, Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, ở Trung tâm Huấn luyện Bổ túc Saigon, thầy vẫn tranh thủ đến với chúng em, tỉ mỉ dạy dỗ như người cha với đàn con khờ dại, mới tập tểnh học hỏi nghề đi biển phần lý thuyết.
Sau 1975, nhà trường đóng cửa, thầy ra đi và tiếp tục sự nghiệp giảng dạy nơi xứ lạ quê người và nay đã về hưu. Chúng em vẫn nhớ đến Thầy, người thầy gắn bó với trường Hàng Hải như bao nhiêu thầy quí mến khác: Thầy Lusinchi, Thầy Quyền, Thầy Khánh, Thầy Gần, Thầy Sang, Thầy Thắng..v.v…
Mặc dù xa cách một (1) lục địa, chúng em, cựu sinh viên trường Hàng Hải, vẫn hướng về trường xưa và luôn luôn nhớ đến các bậc thầy đã dạy dỗ chúng em và nhơ’ mãi mãi cội nguồn. Chúng em đa số đã bất đắc dĩ rời bỏ nghề biển cả nhưng vẫn gắn bó với nhau để cùng tưởng nhớ đến công các Thầy, trong đó có Thầy là một trong những cột trụ chính của trường Hàng Hải xa xưa với tấm lòng kính chúc các thầy và quý quyến an khang trong tuổi hồi hưu.
 

TÌNH BUỒN

TÌNH BUỒN

Bùi Khắc Thạch K19 Pont

Viết cho Mỹ

 

Cuộc tình vĩnh viễn xa rời

Chỉ còn thương nhớ mà thôi …

           Con đường dẫn ra Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ thật vắng người trong buổi chiều học muộn, nắng vàng thật đẹp trải dài trên thảm cỏ, cái nắng vàng  của hoàng hôn mờ nhạt. Tôi đi thật chậm trên con đường của ngày hai buổi đến trường. Có lần, tôi kể cho Mỹ nghe về con đường nầy, tôi yêu nó với những chiều nắng hanh vàng …

            Những buổi chiều như thế, tôi thường ngồi ở nhà hàng Ngân Đình với Mỹ, tấm trải bàn màu trắng sang trọng lất phất tung trong gió ; ngoài kia, nắng nhuộm vàng cả bờ sông, nắng ôm ấp những con tàu thân yêu ngoài bến. Còn một năm nữa thôi, Mỹ ạ, một năm nữa ra trường, anh sẽ cưới em ; rồi những chuyến hải hành sẽ mang anh đi vô tận, mỗi buổi chiều như thế nầy, anh sẽ đứng trên boong tàu, nhìn về đây, nhìn về thành phố có em trong đó, em sẽ đợi chờ anh, đợi chờ người về từ lòng biển khơi. Em đã chấp nhận cuộc sống phiêu bồng của bầy chim hải điểu, của biển xanh và mây trắng …

Đường Nguyễn Tri Phương – Sài Gòn

            Nhưng đời không đẹp thế, Mỹ ạ ! Ngày đó Mỹ có bao giờ nghĩ thế không ? Dầu không nghĩ, bây giờ chúng mình cũng phải ở trong hoàn cảnh nầy, chắc anh không có gì oán hận em. Hoàn cảnh chua cay nầy đâu phải do chúng mình tạo ra, còn sống với cha mẹ thì nào ai cải được ; anh biết bây giờ em vẫn còn buồn lắm, hi vọng thời gian sẽ làm phai lạt tình yêu này trong em. Bây giờ, anh vẫn còn yêu em như ngày nào. Ngày của nụ cười mủm mỉm, ngày của bờ tóc xỏa ngang vai, anh còn nhớ rất nhiều, làm sao bôi nhòa được dĩ vảng, làm sao xóa bỏ hình bóng dịu dàng ngày xưa đó …          

Anh vẫn còn hảnh diện đã sống thật nhiều cho dĩ vảng, anh đã sống thật nhiều cho riêng anh, một lần cay đắng đó vẫn chưa nguôi, anh thường hát cho người bạn  thân nghe :

                             Ai … có về phố Nguyễn Tri Phương,

                             Nhắn người duyên dáng tôi thương,

                             Bây giờ tôi vẫn cô đơn …

            Lắm khi anh sợ hải, không dám đối diện cùng cô đơn, không dám nghĩ đến em lúc tâm hồn trống vắng, những giây phút ấy, anh phải rúc đầu vào sách vở, anh muốn quên đi thật nhiều hình ảnh của Mỹ. Hình ảnh của những chiều thứ Bảy, Chúa Nhật ngày xưa với Mỹ, nào Ngân Đình với những chiều tâm sự, nào Anh Đào với những lần ngụp lặn, đùa dưới nước, em nghịch ngợm tát nước vào mặt anh và cười thơ dại, nào những buổi Ciné với nụ hôn ban đầu … Anh không làm sao chối bỏ những hình ảnh đó được, mỗi lần ra phố, mỗi lần cùng bè bạn đến chổ ngày xưa là một lần nghẹn ngào, chua xót.

            Có lẽ em tưởng anh còn đi chơi nhiều lắm, không còn nữa, Mỹ ạ ! Ngoài những giờ học, anh chỉ thích nằm nhà, anh trở lại ghiền thuốc và sách báo như xưa. Anh không bao giờ bỏ thuốc được như em muốn. Anh hút thật nhiều, anh xem nó như một người bạn đời, một người bạn thân thiết nhất. Vì lúc buồn, vui, lúc làm việc nhiều hoặc căng thẳng là anh cần đến nó, hình như nó là một người vỉnh viển thay thế em. Có lần, anh đã đọc cho em nghe một đoạn văn của Bữu Ý, chỉ một đoạn văn thôi, phút chốc, ông ta đã gây cho anh một cảm tình, cái cảm tình huyền thoại :

             » Khói thuốc vờn bay lơ lững, hai bàn tay tôi đã bốn ngón tay hoen vàng. Bàn tay nào cũng thay nhau ôm ấp điếu thuốc, khi vui, khi buồn, khi có bạn, khi một mình. Điếu thuốc nho nhỏ, thế mà không những nó chỉ tranh chổ với cây bút trong bàn tay, có khi nó thay thế cả người bạn, hay choán chổ của người yêu. Ta có thói quen hút thuốc trong khi làm việc, có ngờ đâu lắm khi điếu thuốc hút luôn công việc và muốn giải sầu, ta không khỏi có khi hút luôn cả sầu muộn vào lòng ».

            Em không muốn anh gửi đoạn văn đó, em cũng không muốn anh giống Bữu Ý, anh bằng lòng chìu em ; nhưng sự chìu chuộng đó không vĩnh cửu, Bữu Ý xem điếu thuốc như người tình, và anh cũng chẳng khác gì. Ngày xưa em thế nó trong vòng tay anh, bây giờ nó thế em. Anh thường ngồi nhìn làn khói thuốc quyện vào nhau, những sợi khói thuốc trắng, mong manh, nhẹ nhàng, như mái tóc, như nụ cười thơ dại của em. Bây giờ có lẽ em không cười được nữa, anh cũng chẳng bao giờ được nhìn thấy nụ cười ngày trước của em. Riêng anh, nụ cười chỉ rất dễ dàng đến với anh, khi anh ngồi vào bàn tiệc rượu cùng bạn bè, chỉ có rượu làm cho anh cười, chỉ có rượu làm tình ta bay đi và bay đi mãi mãi, cho :

                                    Cuộc tình vĩnh viễn xa rồi,

                                    Chỉ còn thương nhớ mà thôi …(1)

                                    Bùi khắc Thạch

                                    Những ngày cuối Đông

                                    Viết cho Mỹ (B.M.O), người tình ngày cũ …

(1) Dạ khúc của Phạm Duy

GIẤC MƠ XUÂN

                                GIẤC MƠ XUÂN
Nguyễn văn Thiện Hòa – K19 Cơ khí
(Les pieds noirs)
           Con tàu cập bến an toàn ở hải cảng OSAKA, một thủ phủ danh tiếng của Nhật Bản.
– Khỏe rồi, bây giờ rảnh ít nhất là hai tuần, lên trình diện Thuyền Trưởng và đi là vừa.
Hoàng thở dài nhẹ nhỏm, chàng Sĩ Quan Cơ khí trẻ tuổi, miệng huýt sáo ra chìu vui vẻ lẹ bước về phòng.
Lần đầu tiên trong cuộc đời hải hồ, chàng đặt chân lên xứ Phù Tang thơ mộng nầy. Hòa mình trong đám đông trên bến tàu với cặp kính trắng, cái mũ kết có vành phía trước, miệng lẫm bẫm mấy câu tiếng Nhật, ai dám bảo chàng là người ngoại quốc ?
Dường như đã biết tường tận về phong tục tập quán xứ nầy, Hoàng xách va ly trên tay, tung tăng đi trên đường phố hoa lệ của thành phố Osaka, nơi mà trước kia được chọn làm Hội chợ Quốc tế nổi tiếng trên thế giới.
Đi ngang qua Viện Hối Đoái, chàng chợt nhớ mình chưa đổi tiền để xài. Dân Nhật chỉ chịu bán với tiền yen thôi, bất đắc dĩ mới nhận tiền dollar vì phải tốn công ra ngân hàng đổi tiền.
Trời mùa Đông khá lạnh, Hoàng khoác vội chiếc áo blouson và tìm đến trạm xe lửa tốc hành để mua vé đi Saitama. Loại xe lửa tốc hành nổi tiếng của Nhật trên thế giới về tiện lợi và nhanh chóng. Dân chúng thường dùng đến loại xe công cộng này.
Phong cảnh xứ Phù Tang thật đẹp, khí hậu mát lạnh trên cây cỏ xanh tươi, hoa trổ đầy đồng, trông thật vui mắt.
Chàng tiếc rằng xe lửa chạy nhanh quá không ngắm phong cảnh kịp, nhưng chợt nhớ đến người con gái chàng sắp tìm tới, lại mong mau đến nơi.
Những năm còn học ở Trường Hàng Hải, chàng được một người anh họ giới thiệu cho một người bạn gái Nhật để kết bạn tâm thư. Lúc ban đầu, chàng định viết một lần xem sao, nhưng dần dần những bức thư từ phương trời xa xôi kia trở thành quen thuộc, đến nay hơn bốn năm rồi.
Từ những bức thơ viết bằng tiếng Anh ngượng ngịu, lúc đầu cả hai cùng chế ra những chữ để viết cho nhau hiểu, rồi dạy nhau tiếng xứ mình, dần dần Hoàng biết thêm một sinh ngữ mới – Nhật ngữ và trong những bức thư hồi âm của Youko Mori đã bắt đầu xuất hiện những câu Việt ngữ thật dễ thương.
Đến một hôm, Hoàng đến Công ty và được biết lần này, chiếc tàu của chàng sẽ chuyên chở cao su sang Nhật và sẽ chở hàng hóa về. Vui mừng khôn tả, chàng nghĩ ngay đến một người bạn gái chưa một lần gặp mặt. Chàng sẽ dành cho Youko Mori một sự ngạc nhiên.
Sau nhiều ngày bềnh bồng trên biển cả, bây giờ chàng đã đặt chân lên xứ hoa anh đào mà ngày nào lòng mình hằng mơ ước.
Vung vai khoan khoái, Hoàng dựa lưng vào thành ghế và nhắm mắt lại. Hình dung đến một bóng hình mà chàng chỉ thấy qua những tấm ảnh màu, loáng thoáng một vẻ đẹp kín đáo, ngây thơ.

Chiếc taxi đưa Hoàng đến một ngôi nhà xinh xắn, tô điểm một mảnh vườn đầy hoa. Không cần xem lại địa chỉ, chàng cũng biết ngay là nhà của Youko Mori. Không có gì thay đổi so với bức ảnh chàng đã nhận được.
Chàng đứng lại ngắm ngôi nhà bằng gỗ, khung cửa kính xinh xinh, một vườn hoa tràn ngập màu sắc, với những cây hoa anh đào phủ đầy bông.
Tiếng sỏi xào xạc dưới chân, đưa chàng đến tận cửa. Khẻ đưa tay bấm chuông, Hoàng quay lại nhìn ra cổng, thật vắng vẻ, nhưng chàng cảm thấy dường như ở đây có một cái gì thân thương và ấm cúng lạ.
Cánh cửa mở rộng, một người con gái xinh xinh xuất hiện. Cả hai bổng bàng hoàng, họ nhìn nhau im lặng …
Những câu tiếng Nhật văn hoa bóng bẩy mà Hoàng định trước bổng biến mất, chàng chỉ thốt được một câu thật nhỏ, vô nghĩa :
– Youko Mori !                                                               

Trong nhà ồn ào hẳn lên, Hoàng được Youko Mori dẩn đi giới thiệu với mọi người. Chàng cũng nhận biết được những người thân của Youko Mori và dường như họ cũng biết chàng từ trước. Bao nhiêu vốn liếng Nhật ngữ được Hoàng xử dụng hết rồi đến tiếng Anh. May ba của Youko Mori là một công chức ở bộ Ngoại giao nên có thể xử dụng được tiếng Pháp một cách dễ dàng hơn với những câu hỏi thăm không dứt của mọi người.

Cả nhà cảm động khi Hoàng trao tận tay những món quà Việt Nam. Trong lúc mọi người còn đang ngắm những tặng vật, Youko Mori dẫn chàng đến một phòng trống dành riêng cho khách trong gia đình.
Youko Mori mở gói quà ra : một hộp nử trang, đồ tiểu công nghệ thật tinh xảo, và một chiếc áo dài màu hoàng yến thật đẹp. Nàng ngạc nhiên :
– Làm sao anh biết kích thước để may áo cho Youko Mori ?
– Tôi có người em gái trạc tuổi với Youko Mori, tôi nhờ may giúp.
Nàng cầm chiếc áo đứng dậy :
– Anh đợi Youko Mori một chút nhé !
Và Youko Mori trở lại với chiếc áo trên người. Hoàng nhìn không chớp mắt. Thật đẹp ! Trong chiếc áo dài Việt Nam, Youko Mori đẹp hơn lúc mặc Kimono. Áo dài Việt Nam làm người con gái Nhật đẹp hơn lúc mặc quốc phục của họ.
Nàng mỉm cười và chạy nhanh ra ngoài và khoe với mọi người.
Sau kỳ thi đại học, Youko Mori được rảnh suốt mùa Giáng sinh. Vì Hoàng là khách riêng nên Youko Mori được phép làm hướng đạo viên để dưa chàng dạo chơi các thành phố và vùng ngoại ô. Cả hai được trọn quyền xử dụng chiếc xe hơi nho nhỏ của ba Youko Mori. Sau vài lần lúng túng trong việc di chuyển bên trái con đường, Hoàng bắt đầu quen thuộc với sự giao thông ở xứ Nhật.
Cả hai đưa nhau đi viếng khắp nơi trong thành phố Saitama rồi Tokyo. Nhìn đến sự nguy nga của các thành phố Nhật, chàng nhớ đến xứ Việt Nam thân yêu vừa thanh bình từ hơn năm nay. Người dân đang nổ lực kiến tạo lại tất cả những sự đổ nát do chiến tranh gây ra, cố gắng xoa dịu lại vết thương bi thảm còn để lại và với niềm tin vửng mạnh, chàng còn thấy tương lai Việt Nam thật tươi sáng.
Trời mùa Đông, Tokyo bắt đầu có tuyết rơi. Hoàng nhớ đến một thắng cảnh nổi tiếng của Nhật : núi Fuji. Ngọn núi lửa cao ngất và quanh năm tuyết phủ trắng xóa, nơi để lại nhiều huyền thoại về những mối tình tha thiết. Sau một buổi mệt nhọc, cả hai lên đến một nơi khá cao. Một thành phố vuông vức, một đồng cỏ xanh tươi chạy dài tận chân trời xa.
Nghe tiếng gọi, Hoàng nhìn lại, vừa kịp thấy Youko chụp lén một tấm ảnh. Nàng đến gần kể cho chàng nghe những mối tình tuyệt đẹp của xứ Phù Tang và bảo :
– Những cặp tình nhân thường hay đến đây để thề nguyền chung thủy.
Hoàng mỉm cười nhìn nàng. Youko chợt hiểu, hai má đỏ bừng lên.

Đêm Giáng sinh …
Youko Mori được mời đến nhà một người bạn. Tối nay nàng mặc chiếc áo dài và rủ Hoàng cùng đi. Trời còn sớm. Hai người thả bộ dài theo những con đường trong thành phố. Họ như nổi bật trong đám đông. Cũng màu sắc rực rỡ, cũng y phục hợp thời trang nhưng tất cả dường như biến thành một cái nền để chứa đựng chiếc áo dài Việt Nam rực rỡ huy hoàng. Mọi người nhìn vào họ. Hoàng mỉm cười nhìn nàng. Có vẻ thẹn thùng, Youko Mori cúi mặt xuống không dám nhìn ai.
Trong buổi tiệc, các bạn của Youko Mori vây quanh lấy hai người. Chuông nhà thờ đổ, tiệc tàn, mọi người chia tay hẹn ngày mai mang quà Noël đến cho nhau xem.
Trên đường về, Youko Mori bổng hỏi :
– Anh nhận điện tín báo gì lúc chiều vậy ?
– Thuyền Trưởng gọi anh về, tàu đã hoàn tất công việc và sẽ nhổ neo về Việt Nam. Chúng mình chỉ còn ngày mai thôi.
Nét mặt thật buồn, nàng lặng lẽ bước chậm.
Đến sân nhà, Youko Mori đứng lại nhìn Hoàng, nước mắt long lanh trên cặp mắt. Hoàng nắm lấy tay nàng, im lặng. Thật lâu, Youko Mori bổng rút tay và chạy nhanh vào nhà.
Buổi tiệc chia tay thật buồn. Hoàng định nói thật nhiều với mọi người nhưng lời nói như nghẹn ở cổ. Youko Mori hoàn toàn im lặng, đôi mắt thật buồn. Tất cả giúp Hoàng một tay thu xếp hành trang và những món quà gởi về gia đình chàng. Đêm nay là đêm cuối cùng chàng ở lại đây, Hoàng không sao ngũ được, chàng cảm ơn và từ giã mọi người để mai đi sớm.
Trời còn tối, Hoàng xách va ly ra xe và Youko Mori sẽ đưa chàng ra ga. Nàng mở chiếc nhẫn trong tay tặng. Hoàng đeo vào ngón út. Chàng bổng cuối nhanh xuống hôn Youko Mori.
Xe lửa đã đến. Youko Mori nắm lấy tay chàng, nước mắt đầm đìa trên má. Hoàng khẻ hôn trên má và xách va ly lên xe, không dám nhìn lại.
Sài Gòn, ngày … tháng … năm …

Youko Mori thương,
Sau những ngày cô đơn trên biển cả, anh thấy rằng không thể thiếu em được. Ngày xưa anh vẫn tưởng ngôn ngữ và nòi giống là những trở ngại mà tình yêu không thể vượt qua nổi. Nhưng anh đã lầm ! Ở nơi em, anh thấy được trọn vẹn mẫu người Á Đông lý tưởng, một tình yêu đậm đà, tha thiết nhưng cao thượng.
Và bây giờ, cái tư tưởng sống độc thân của anh ngày xưa được thay thế bằng hình bóng của em, người anh yêu suốt đời.
Em chờ anh trở lại trong thời gian thật gần, em nhé.
Thương và nhớ em nhiều.

Hải điểu

Nguyễn văn Thiện Hòa

Nói cho nhau nghe

Nói cho nhau nghe

Hồ thúc Ngọc – K19 Cơ Khí (trích Giai phẩm Xuân Hàng Hải 1971)

Cho thủy thủ

                Chiều đang xuống dần, bóng cây ngã dài theo hè phố, bước chân em ngập ngừng, làn gió vô tình xoắn lấy tà áo làm bối rối thêm người con gái vốn sẵn mang nhiều cô đơn. Em muốn đi lang thang không định hướng như con tàu đang trôi dạt nơi phương trời xa xôi. Đêm nay rồi cũng như bao đêm khác, em sẽ khắc khoải chờ đợi, đại dương mênh mông mà hồn em yếu đuối không theo dỏi nổi bước chân anh. Yêu anh, em bằng lòng chấp nhận tất cả, dù cho nhiều cô đơn và nhớ mong, em sẽ làm kiếp chinh phụ, chờ đợi ngày con tàu quay về bến xưa. Đã chót yêu thủy thủ, em đã xây sẵn cho em một lâu đài hoang vắng chung quanh, mặc cho cuộc sống xoay dần, xoay dần, mãi cho đến khi em mệt mõi, một ngày nào đó, em sẽ bỏ cuộc nếu anh không kịp về dìu em vào con đường thơ mộng của riêng hai đứa mình.

                Nếu em nhắc đến những ngày hoa mộng trong thế giới học trò, anh có cho là em ích kỷ không ? Những ngày em tung tăng trên hè phố cùng các bạn và tiếng cười ròn rã của các em trong không khí ấm cúng của gia đình. Từ khi gặp và yêu anh, em mới biết thế nào là đau khổ trong cô đơn và chờ đợi. Anh đã đưa em vào thế giới biển cả, thế giới của những chàng thủy thủ hào hoa và em đã bị anh bắt cóc giam vào hoang đảo xa xôi, em muốn vùng vẩy nhưng vòng tay anh quá chặt. Em đầu hàng thế giới đầy huyền thoại của anh.

                Em không hối hận đã yêu anh nhưng giận anh thật nhiều. Những buổi chiều tan trường, em ngơ ngác nhìn chúng bạn ríu rít bên người yêu, bước chân chim nhảy nhót trên hè phố làm em ganh tị và tủi thân thêm. Anh thì vẫn biền biệt và em vẫn độc hành trên con đường dài hun hút, những buổi chiều buồn tẻ cứ tiếp nối làm em chóng mặt. Nhưng cứ nhìn bóng anh thấp thoáng ngoài cổng trường, vẫn dáng dấp quen thuộc với điếu thuốc không bao giờ vắng bóng trên môi là tim em muốn ngừng đập. Bao nhiêu giận hờn đều tan biến, em chỉ muốn khóc òa lên vì ghét anh thật nhiều, giận anh thật lâu, nhưng không thể  nào hết yêu anh được. Trước anh, em chỉ là một con cừu ngoan ngoản, ích kỷ, chỉ muốn con chim biển hãy dừng chân lãng du.

                Thời gian anh tạm dừng chân, thật là ngắn ngủi và em càng thấy thua thiệt khi phải chia xẻ thời gian quí báu của chúng ta cho các bạn anh. Tình yêu tha thiết của em vẫn không mạnh bằng những lời mời mọc quyến rủ của các bạn anh, em nhận chịu tất cả cũng như đã không thể níu chân anh trước sự quyến rủ của biển cả. Với anh, em chỉ là một món trang sức tô điểm thêm cuộc sống thay đổi, anh chỉ biết có biển cả và say mê con quái vật đáng ghét ấy. Em biết cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi anh dâng trọn cuộc đời cho biển cả, anh vẫn yêu nếp sống phóng khoáng đầy tự do của chàng thủy thủ đa tình. Trên các bến lạ, có thật nhiều những nàng hương sắc sẵn sàng đáp ứng mối tình nồng nhiệt của chàng thủy thủ độc thân đang cần quên bớt phong sương. Họ thật đẹp, thật âu yếm và đủ mánh khóe, trong khi em chỉ có một tình yêu chân thật và lòng tin nơi anh. Em ghen với biển cả, em ghen với các nàng xuân nữ trên bến nước, nhưng đêm đêm phải cầu nguyện mẹ biển cả trả anh về nguyên vẹn và các nàng ấy hãy tha thứ cho em, trả anh về với tình yêu trong sạch của chúng ta.

                Em mong đợi ngày con tàu quay về bến cũ, sự trở về thật đúng nghĩa của nó, để em có anh thật gần trong tầm tay. Em không có tham vọng làm chùn bước lãng du của kiếp hải hồ nhưng em sẵn sàng mở rộng cánh tay khi anh đã mệt mõi, muốn tìm về tổ ấm gia đình cho kiếp sống lãng du chỉ còn là một dĩ vãng thật đẹp và đầy huyền thoại.

Cho người yêu

                Tàu vừa cập bến, anh đã cố thu xếp cho xong công việc để kịp đón em sau giờ tan học, bao nhiêu nhớ nhung được dịp bùng lên thật mạnh, anh nôn nóng như đứa con trai lần đầu hẹn gặp người yêu. Anh quên ngay những  ngày tháng lênh đênh thật cô đơn, những mệt nhọc của sóng gió, chỉ còn là dư âm. Nhìn gương mặt buồn thảm của bé, đôi mắt ươn ướt như sắp khóc, anh đã cuống lên rồi, anh không sợ những ly rượu nài ép, anh chịu đựng nổi những ngày bảo tố, phải nhịn đói và thức suốt mấy đêm liền, nhưng trước món khí giới tối hậu của em, anh xin đầu hàng vô điều kiện.

                « Con người sinh ra vốn dĩ đã cô đơn. Đời thủy thủ còn cô đơn hơn nữa, em ạ ! ». Anh hối hận khi em chịu một phần trong cuộc sống của anh, thay vì đưa em vào con đường hoa mộng của tình yêu, anh đã vô tình đưa em vào cô đơn. Bây giờ anh mới nhận thấy một giáo sư nói thật đúng, đưa chân vào biển cả, không nên làm bận tâm kẻ khác, đừng để ai ngăn cản bước phiêu lưu, cũng đừng để người yêu lo sợ cho từng bước viễn du. Nhưng nếu không có tình yêu trọn vẹn của người thương ở lại dành cho kẻ tha hương, con tàu đâu có can đảm quay về bến cũ để chứng kiến cảnh hạnh phúc kẻ khác mà thương cho thân phận mình.

                 Anh xót thương cho em, cho những người yêu thủy thủ, cuộc sống thầm lặng, thu hẹp theo ngày tháng, chỉ bùng lên khi người thương trở về nguyên vẹn, rồi tháng ngày lại tiếp nối, họ thu vào vỏ ốc cô đơn để lo sợ và mong đợi. Chúng ta cùng cô đơn, em ạ ! Một sự hi sinh thật cao quí mà chúng ta bắt buộc phải chấp nhận trong ray rức. Có những đêm hải hành, bầu trời đen như mực, chỉ xuất hiện vài con sao bé bỏng mồ côi, trước biển cả, anh thấy mình thật nhỏ nhoi và cô đơn như những vì sao vắng, chúng mình như hai con sao ở hai góc trời, nhìn thấy nhau nhưng không với tới được. Trong những giây phút giao cảm, anh muốn nhìn lại em, muốn nghe những lời nũng nịu của bé, muốn nhìn sâu vào đôi mắt nai tơ của bé để bé hiểu rằng, anh yêu và cần bé đến mức nào ! Nhưng chung quanh chỉ toàn là sóng nước, đâu thấu hiểu tâm tình người đi biển.

                Tuy vậy, mẹ biển cả rất hiền dịu, mẹ nuông chìu đàn con, vì cuộc sống, vì lý tưởng, bỏ tất cả để sống gần gủi bên mẹ. Mẹ sẽ đưa đàn con yêu đi khắp bốn phương trời, cũng như sẽ đưa người thủy thủ về an lành trong vòng tay chờ đợi người thương. Anh như con tàu, dù có trôi dạt phương trời nào, cũng có lúc quay về bến cũ, bao giờ anh cũng hướng về em thật trọn vẹn.

                Mai đây con tàu lại ra khơi, con chim biển trở về với đại dương nhưng tình yêu còn để lại đàng sau. Tình yêu chúng sẽ trường tồn và sâu đậm như những  ngày đầu tiên nghe em, anh tin em sẽ cảm thông cho cuộc sống cô đơn, bạc bẻo nầy. Anh vừa cần một bóng mát của tình yêu để nghỉ ngơi sau chuyến hải hành, vừa cần gần gủi với biển cả. Nhận hai đối tượng yêu cùng một lúc có tham lam lắm không em ? Ngày nào đó, chúng mình sẽ có một tổ ấm, em sẽ không còn cô đơn trong tiếng cười bé thơ, bận rộn với đàn con xinh xắn, em sẽ không còn thấy ngày dài, anh sẽ không còn mang kiếp đi hoang vì ngoài biển cả, anh còn có em bên cạnh.

Thúc Lệ NGHICOC