Sơ lược về Trường Hàng Hải

SƠ LƯỢC VỀ TRƯỜNG HÀNG HẢI

1946-1949

NGUYỄN VĂN BA

            Đây chúng ta nên nói đến sự thành lập của trường Hàng Hải Thương Thuyền theo sự hiểu biết và nhận xét của riêng cá nhân, cái gì mình thấy và mình nghe mình mới dám trình ra chớ không phải nghe người khác nói lại.

Xin dài dòng một chút cho có đầu đuôi góc rể ngọn ngành ...

NIên Trưởng Nguyễn văn Ba ngồi đầu tiên từ phải

Năm 1945 (một ngàn chín trăm bốn mươi lăm), sau khi Nhựt đầu hàng trong thế chiến thứ II thì người Pháp toan tính trở lại Đông Dương bằng nhiều cách; Quân Sự, Kinh Tế, Văn Hóa ... vv, nên cuối năm đó tôi và người bạn cũng trở về Tề ... đi tìm tương lai bằng sự học. Bây giờ học nghề gì và học ở đâu cho có tương lai tốt đẹp? Thế là chúng tôi bàn nhau học nghề. Riêng tôi lúc bấy giờ thích học nghề Điện, Radio những ngành nào liên hệ với Điện và Điện tử ... Chúng tôi đi lần đến trường mà sau nầy gọi là Kỹ Thuật Cao Thắng (College Technique).

Trường đó năm 1945 có tên là École des Mécaniciens École Rosel. Chúng tôi dòm vào tấm affiche ngoài cổng trường trong một cái hộp cây vuông có mặt kiến bên ngoài cho khỏi văng mưa và sự cố ý vẻ bậy lên đó của lớp thứ ba là Học trò như người ta thường nói Nhất Quỷ, Nhì Ma, thứ ba Học Trò.

Sớn sát dòm vô thấy đăng có lớp sắp mở là lớp Radio Navigant (lắp ráp, sữa chữa, lý thuyết và thực hành, điều khiển đài vv ...) nghe hợp ý muốn, nên liếc nhìn những giấy tờ cần thiết để nộp vào lớp Radio. Ngày hôm sau ôm mớ giấy tờ đi nộp thì tá hỏa hết hạn nộp đơn. Ông thầy nhận đơn khuyên bây giờ có lớp cơ khí học tạm đi chờ năm tới nếu có mở khóa Radio thì được quyển ưu tiên xin chuyễn ngành nên thuận ý Trời xin nộp đơn học Cơ khí.

Qua năm sau 1946 mùa Xuân thấy treo tấm bảng lớn chần ngần ở dải lầu bên trái của trường từ ngoài nhìn vào cổng bít bùng École de Navigation Maritime Section Pont & Machine. Đó là tin mừng vì trường Hàng Hải "mượn" trường nầy để đào tạo các vị thủy thủ tương lai bắt đầu năm 1946 tại trường École Rosel tiền thân của College Technique sau nầy.

Trường tọa lạc trên bốn mặt tiền đường, cửa chánh ngó ra đường Aviateur Garros, bên trái là đường Mac Mahon, bên phải là đường Pellerin, và sau lưng là Boulevard de la Somme.

Sau nầy trường được đổi là Collège Technique và chủ quyền cũng trao lần lại cho Việt Nam nên đường sá cũng đổi tên luôn. Đường Aviateur Garros nơi cổng chánh được đổi tên đường Đỗ Hữu Vị, đường bên hông Mac Mahon được đổi là đường Công Lý, đường Pellerin được đổi là Pasteur (???), đường Boulevard de la Somme được đổi là đường Hàm Nghi. Lúc đó có đường rầy xe điện đôi đi từ Chợ Cũ ra Chợ Lớn Mới dài theo Boulevrad Gallieni (đường Trần Hưng Đạo).

Lề đường xung quanh trường thật rộng và lót gạch xi măng vuông xám có trồng cây trong khuôn khổ rất đẹp và mát. Người ta thưòng dùng vĩa hè rộng rãi đó để họp chợ trời, trước là bán chim các loại chim nuôi trong lồng tre trúc, bán thức ăn cho chim, bán sách cũ. Sau nầy bán thêm chó, các loại chó quý, luôn cả nghề bói toán do các ông thầy đồ từ ngoài Bắc vô Nam. Đến năm 1960-61-62 lúc lính Mỹ "xen" vào chánh phủ miền Nam thì lề đường bán thêm thực phẩm hộp của Mỹ (Ration C Quân đội), rồi bán tới thứ nhảy dù trong quân đội đem ra. Trong quân đội Mỹ có thứ gì thì ngoài lề đường xung quanh trường Kỹ Thuật Cao Thắng đều có bán với giá rẻ không ngờ nên phải mua bằng tiền Mỹ, dollars Xanh hoặc dollars Đỏ ...

Đó là hiện thân của trường Hàng Hải lúc bấy giờ vì tôi là nhân chứng bằng cách thi nhảy qua trường Cơ Khí Hàng Hải từ năm 1946 tới năm 1949 thì ra trường.

Lúc tôi học lớp Machines gồm có vài anh như là Đỗ Bá Ngôn (anh Đỗ Bá Ngữ học Pont), Nguyễn Xuân Kim, Nguyễn Văn Thành .., ở nội trú Bùi Văn Nghiêm, Huỳnh Văn Lãm. Lớp Pont gồm có các anh Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Chơn, Chung Tấn Cang, Lâm Nguơn Tánh, Đoàn Luyện, Võ Bá Như, Đỗ Bá Ngữ, Tôn Thọ Khương, Nguyễn Văn Trương, Đào Quang Ngải, Tôn Thất Tuyên ...

Ra trường năm 1949 kẻ thì đi tàu, người đi Tây ít dịp gặp lại nhau.