Trường Cao Đẳng Vô Tuyến Điện

Trường Cao Đẳng VÔ TUYẾN ĐIỆN

 École Supérieure de Radio Electricité

Tống hữu Sáo

            Cho đến giửa Thế Kỷ 20 ngành truyền tin  thông ở Việt Nam vẫn chưa phát triển được bao nhiêu nên v/đ truyền tin, thông tin liên lạc vẫn còn dựa vào mấy yếu tố Điện thoại - Điện tín (Téléphonie – Télégraphie); Vô tuyến điện thoại – Vô tuyến điện tín (Radiophonie– Radiotélégraphie). Vô tuyến điện Radiophonie chỉ có thể liên lạc được ở tầm gần thôi, liên lạc tầm xa phải nhờ đến hữu tuyến và vô tuyến qua những tín hiệu Morse tít tít ta ta… (Télégraphie & Radiotélégraphie)..

Lúc xưa người ta đi gởi điện tín (télégramme) thì thường hay nói là đi đánh giây thép, nhân viên làm công việc nầy được gọi là Opérateur télégraphiste hoặc là Thầy Ký giây thép….!

Trường Vô tuyến điện là nơi đào tạo những nhân viên cho ngành nầy. Đây là Trường của Nhà nước . Trước  đây  Saigon cũng có 1 trường Vô tuyến điện Tư thục (Lectason), nhưng đào tạo người chỉ để xữ dựng trong 1 phạm vi hạn chế ở trên  bộ (không đi máy  bay  hay  tàu  biển được).

Trường Vô tuyến điện Nhà nước nầy là  Trường Cao Đẳng Vô tuyến điện (Ecole Supérieure de Radioélectricité); chỉ có 2 ban; Cán sự điện (Agent technique de radioélectricité) & Điện tín viên (Opérateur radiotélégraphiste).

Điện tín viên được chia ra 3 hạng: 1ère classe – 2ème classe & Spécial . Bằng cấp khi tốt nghiệp ra trường là Certificat (chớ không phải Brevet hay Diplôme gì hết);

  • Certificat d’opérateur radiotélégraphiste de 1ère classe
  • Certificat d’opérateur radiotélégraphiste de 2ème classe
  • Certificat Spécial de radiotélégraphiste.

Ban Cán sự điện học 2 năm, còn Vô tuyến điện chỉ học 1 năm là ra trường.

Trường Cao Đẳng Vô tuyến điện nầy trước năm 1945 chỉ có ở Hànội thôi! Vì thế  nhiều HS trong Nam tốt nghiệp xong Tú tài, đi ra Hànội học tiếp, không vào Đại học Y khoa hay là những Đại học gì gì khác…mà cũng có người chịu chui vào trường Cao Đẳng Vô tuyến điện nầy…!!

Sau Đệ nhị Thế chiến 1945, trường nầy mới được mở trong Saìgon, nằm trong khuôn viên của trường Pétrus Trương Vĩnh Ký, bên cạnh trường Hàng Hải & trường Cán sự Công Chánh. Đến  năm  1952  cả  3  trường  nầy  được dời về Trung Tâm Phú Thọ cùng một lúc. Còn là một trường của Nhà nước Pháp nên mọi việc thi tuyển, học hành, thi tốt nghiệp (thi viết, vấn đáp v..v) đều dùng tiếng Pháp. Cho đến lúc dời về Trung Tâm Phú Thọ năm 1952, trường mới được chuyển giao lại cho Nhà nước Việt Nam Cộng Hòa…

Học thì ở trường Vô tuyến điện nhưng bằng tốt nghiệp là do nhà nước Bưu Điện Pháp (Administration des Postes Télégraphes & Téléphones (PT&T ..) cấp, dưới Tiêu đề của: Phủ Cao uỷ Pháp tại Đông Dương (Haut Commissariat de France en Indochine).

Về chuyện học hành và thi cử, 2 bằng 1ère & 2ème classe chẳng có gì khác biệt với nhau bao nhiêu! (bằng Spécial học chung chương trình với 2ème classe), 2 bằng đều có quyền và đủ điều kiện đi làm việc trên máy bay hay tàu biển như nhau, không bị chi phối bởi quyền ưu tiên lớn nhỏ…c ho nên đại đa số anh em học ngành nầy đều chọn thi 2ème classe… khi nào không đậu được 1ère hoặc 2ème classe thì mới đăng ký thi bằng Spécial (chỉ sau đó 1 tuần thôi).

Bằng Spécial chỉ đươc phép đi làm trên tàu biển (không được làm trên máy bay) khi thiếu người, nhưng phải nhường chỗ lại cho những 2ème hoặc 1ère classe, nếu có sư khiếu nại!! Trên nguyên tắc là như vậy, nhưng làm gì có những chuyện đi giành chỗ với anh em… chỗ làm thì chẳng thiếu…!!

Tóm lại; 3 bằng Vô tuyến điện nầy đều có quyền được đi làm trên tàu biển, với những điều kiện như trên và còn được hành nghề mình trên bờ: PTT, Cty Air nội địa nhỏ, đồn điền cao su, hoặc những Cty lớn có nhiều chi nhánh mà có trang bị máy phát sóng Vô tuyến điện để tiện việc liên lạc tin tức trong nội bộ……

PTT liên lạc thông tin với những tàu biển qua Đài Duyên hải (Station côtière), mỗi điạ phương cảng biển nào tàu biển thường lui tới đều có một Đài Duyên hải (cả trên Thế giới cũng vậy)…

Vô tuyến điện làm việc trên máy bay (chỗ làm nầy rất hiếm) gọi là Radio navigant .

Vô tuyến điện làm trên tàu biển gọi là Officier Radio de bord (SQVTĐ) được phong chức sĩ quan ngay, lieutenant (Dịch) mà không cần phải tập sự một ngày nào, nhưng cứ là Dịch cho đến già…!! Mỗi tàu hàng (Cargo) lớn hay nhỏ đều chỉ có 1 SQVTĐ, riêng những tàu hành khách (Paquebot), tùy theo lớn nhỏ mới có 2 hoặc 3 SQVTĐ, ở đây mấy anh chàng có bằng 1ère classe mới thấy được hưởng quyền ưu tiên của bằng cấp mình: được làm Trưởng Đài (Chef de station – đài Vô tuyến điện trên tàu là 1 station mobile) và được thăng chức Capitaine…(Quan 3).  Vô tuyến điện đi làm trên bờ là Opérateur télégraphiste, nếu làm PTT mà rơi vào những trạm chuyển/nhận điện tín (Télégrammes) thì chắc chắn sẻ được gọi là………….Ông Ký giây thép………!!!

 Sgn – VN  20/3/2006

Tống Hữu Sáo

SQVTĐ Hàng Hải 1950 – 1972