Những quyển sổ tay của Mũi Horn
Phần 3
Lễ Thành Hôn của Marie Jo
Theo truyền thuyết của gia đình được gìn giữ với sự khôi hài của họ hàng, Pierre và Marie-Joséphine được gọi một cách thân mật là Marie-Jo, đã gặp nhau trong một chuyến ghé bến ở Brest trong những hoàn cảnh độc đáo nhưng không vinh quang cho lắm đối với Pierre.

Nàng là cô gái tóc nâu với đôi mắt đen trông coi cùng với chị em một cửa hàng chuyên bán những vật dụng cho nghề đi biển trên bến cảng. Chàng là một Thuyền Trưởng trẻ tuổi, thân mình mảnh khảnh và có râu quai nón dài, cởi xe đạp chạy qua chạy lại để mong thu hút sự chú ý của người đẹp. Làm càng nhiều và cho đến nổi bánh chiếc xe đạp bị mắc kẹt vào đường rầy của xe Tramway và nằm dài dưới chân của hai chị em làm hai người cười rộn rả. Piere bị chạm tự ái nhưng vẫn kiên trì. Không lâu, Pierre nài nỉ xin làm lễ cưới.
Marie-Joséphine Le Hégarat sinh năm 1884 trong một gia đình bao gồm những Thuyền Chủ nhỏ của tàu đánh cá ở Brest và có bảy người con. Một gia đình hãnh diện có gốc gác Ái Nhĩ Lan. Người cha tên Roland và những người con trai đi đánh cá ở ngoài khơi Mauritanie và đánh bắt tôm hùm ở Bồ Đào Nha để nuôi trong bể nước ở Brest do người mẹ trông coi. Bà mẹ cứng rắn với nhiệm vụ, chăm sóc lủ con một cách khắc khe. Bà làm việc trong trong bể nước lạnh lẽo hàng ngày nhưng chỉ trong một khoảng thời gian trong năm. Bà mất vào năm 50 tuổi vì bệnh hư khớp.
Những anh em của Marie-Jo tên là Roland, Émile và Louis ; những chị em : Marie, Françoise và Louise. Những người con trai làm việc rất sớm trên tàu của người cha đều có số phận bi thảm. Roland, cha của năm người con chết vì bệnh cúm Tây Ban Nha vào năm 1919.
Émile, biệt danh « Đầu đỏ », đã đánh mất lý trí vì một người đàn bà lẵng lơ, Aline, được mệnh danh « người đàn bà Paris » mà anh ta đã cưới làm vợ. Gia đình đã làm tất cả để Aline hòa nhập vào xã hội tốt, nhưng họ đã sửng sốt, càng khi mà Aline không chờ đợi lâu để phản bội Émile. Một cách rõ ràng, « người đàn bà Paris » chỉ thích những Sĩ Quan Hải Quân hiện diện rất nhiều ở Brest hơn là ông chồng đánh cá thường xuyên ở trên biển.
Aline buồn bả. Émile mòn mõi vì ghen tương. Một buổi chiều, khi Aline về trể, hai vợ chồng gây gỗ dử dội, Émile trở ra ngoài, tan nát cỏi lòng. Một chút sau đó, anh ra khơi. Vào lúc anh xuống tàu, người anh Roland chào « Chút nửa gặp lại », Émile trả lời bằng câu : » Tôi không nói chút nửa gặp lại nhưng tôi nói với anh vĩnh biệt ». Coi những lời nầy thốt ra từ sự hờn dỗi, Roland không thèm để ý. Hai ngày sau, Émile, một Thuyền Trưởng từ gốc rễ đã mất tích trong thời tiết tốt nhưng trong lòng ngập tràn bảo tố. Cuộc điều tra cũng không dẫn đến kết luận nào. Và gia đình giữ im lặng. Một người đàn bà phóng đãng cộng với một vụ tự tử, thật quá đáng !
Về phần Louis, người con trai cuối cùng cũng không có một chút thời gian để hưởng thụ đời sống. Tử thần đã đem anh đi vào năm 1917, lúc mới 23 tuổi trong đường hào ở Aisne, cùng với thế hệ của những công dân Pháp vào tuổi đó.
Về phía con gái, Marie-Jo và những cô em đã trải qua nhiều năm trong trường nội trú công giáo để học cách cư xử của giới thượng lưu để trở thành những người có tiếng tăm và cũng để gặp một ông chồng xứng đáng. Đối với Marie-Jo thì đó là điều sắp xảy ra. Pierre Stéphan sinh ngày 29 tháng Hai năm 1880 tại Paris trong một gia đình khiêm tốn gốc gác Breton mà ông ít khi nói đến. Cha của ông, khi còn trẻ, nằm trong số người Breton đi sang Nga để tìm mua ngựa đem về xuyên qua Âu Châu, họp thành một đoàn ngựa đông đảo mênh mông chạy lộn xộn, để bán chúng sau đó cho người hạ thịt và cho quân đội. Sau đó, ông mở một tiệm bán thịt ngựa ở Paris. Không thành công to lớn, Pierre theo học trường trung học Turgo ở Paris, quận 13 và là một cậu học sinh tốt. Khi được 15 tuổi, Pierre đang học lớp 10 và mơ ước trở thành Giáo Sư. Nhưng cha ông không đủ tiền trả học phí của ông và của em ông, Renée. Một người khách hàng của cha ông và cũng là người môi giới hàng hải, đề nghị một giải pháp. Sau đó, cha ông gọi ông nói riêng với mình ông : » Pierre, con là một người đàn ông, bây giờ con phải đi kiếm tiền nuôi thân. Trong một tuần, con sẽ xuống tàu ở Le Havre. »
Chính vì vậy mà Pierre đã đi biển lần đầu tiên ở lứa tuổi 15, giản dị như một thủy thủ tập sự. Mười năm sau, ông trở thành một trong những Thuyền Trưởng trẻ tuổi nhất của thế hệ của ông ; ông chỉ huy một trong những chiếc tàu buồm đẹp nhất của nước Pháp và ông kết hôn với một cô gái trẻ đầy duyên dáng. Trong đồ sính lễ của cô dâu, ông đã giúi vào đó một chuyến du lịch tân hôn không phải tầm thường : một chuyến đi vòng quanh thế giới bằng tàu buồm.
Một người đàn bà trên tàu
Khi trở về Le Havre sau đám cưới ở Brest, tôi tìm lại được người bạn thân Léon Corblet, người con trai út của Thuyền Chủ. Sau vài lời nhã nhặn, anh hỏi tôi : » Này Pierre, anh không muốn xem miếng tôn của chiếc Félix-Faure đã gây cho anh nhiều lo âu ? » Chiếc tàu đang được sửa chữa ở lườn tàu và được sơn phết lại như người ta vẫn làm sau mỗi chuyến tàu viễn dương. Thật ra, trong vùng biển nóng, cỏ biển và sò ốc xâm lấn vỏ tàu làm nó chạy chậm lại.
Chúng tôi lấy xe taxi đi đến ụ tàu. Khi tôi trông thấy nằm trên mặt đất, miếng tôn sắt dài mười một thước cong vẹo, với đường nứt và những lỗ ri-vê hoàn toàn biến thành hình bầu dục (thay vì hình tròn), tôi hoảng sợ và nói với bạn tôi :
– Mày thấy không Léon, nếu tao biết trước là tấm tôn nầy trong tình trạng như vậy, tao xin mầy hãy tin tao là tao sẽ dừng tàu ở bến Valparaiso.

Chuyến tàu đầu tiên với sự chỉ huy của tôi trên chiếc Félix-Faure là một sự rất thành công về vấn đề hải hành, bởi vì tôi đã bắt kịp và qua mặt một chiếc tàu Pasqualino đã rời bến từ 25 ngày trước. Nhưng chuyến trở về thì bị xui rủi hơn. Điều chắc chắn là tôi đã mang con tàu về bến của nó, đó là điều chính yếu, nhưng chuyến đi thật là nặng nhọc. Trong một trăm ngày, lo lắng bởi những rủi ro do quyết định của tôi có thể xảy đến cho thủy thủ và con tàu, làm tôi không ngũ được nhiều. Chính vì vậy mà tôi bắt đầu có tóc bạc trong khi tôi chỉ có 25 tuổi, nhưng chính những nổi lo lắng của chuyến đi đã góp phần làm tóc bạc sớm.
Sau chuyến đi đầy sóng gió nầy, tôi đã được thỏa thuận của công ty mang theo người vợ trẻ trên tàu theo ý muốn. Bảy hoặc tám tháng lênh đênh trên biển không làm cho cô nàng sợ, dù sao nàng cũng có người để tin cậy. Bản chất hay làm cho người khác vui, nàng gây cảm tình một cách dễ dàng với tất cả mọi người dù trong điều kiện hoàn cảnh nào. Tuy nhiên, nàng cũng biết làm một cách kín đáo trên tàu. Thật là hạnh phúc vì không phải dễ dàng đối với một người đàn bà trẻ ở lứa tuổi đôi mươi độc nhất hiện diện trong số ba mươi người đàn ông thiếu bóng đàn bà trong nhiều tháng và họ cũng mơ tưởng mỗi ngày. Thêm vào đó, những mê tín đặc biệt bền bỉ trong giới hàng hải. Nhiều công ty không cho phép mang vợ trên tàu. Đặc biệt, trong hãng tàu Bordes, người ta kể lời ngạn ngữ cũ cho rằng, đem đàn bà xuống tàu là đem ma quỉ xuống tàu. Nhiều khi cũng đúng, nhưng không phải trường hợp của người vợ trẻ của tôi. Và tuy nhiên, ở hãng Brown et Corblet, người ta dĩ nhiên thích sự lịch sự và rượu champagne hơn là những mê tín dị đoan khó hiểu.
Khi tôi giới thiệu vợ tôi cho ông Corblet cha, ông tỏ ra ưa thích và đưa ra cho nàng những lời khuyên cho chuyến du hành đầu tiên vòng quanh thế giới. Hơi rụt rè, vợ tôi cám ơn lòng tốt của ông bởi vì trước khi chúng tôi trở về Brest, ông đã cho một cửa tiệm nổi tiếng ở Angoulême giao những thức ăn hảo hạng xuống tàu dành riêng cho vợ tôi : đồ hộp thượng hạng, những món ăn nấu sẳn, bánh pudding … Thêm vào đó, rượu champagne, một thùng rượu vang trắng, dù sao, tất cả đó là những món ngon vật lạ.
Nguyên tắc đầu tiên, để tránh tạo vấn đề với bọn thủy thủ, tôi đã nói với Marie-Jo rằng : »Phải luôn luôn ở trong vai trò của người hành khách và nhất là không nên xen vào chuyện điều hành của con tàu, công việc của thủy thủ hoặc của nhà bếp. Nhưng cũng không nên giữ khoảng cách quá xa. »
Nàng có một appartement đẹp và một người Maître d’Hôtel. Nàng thức dậy lúc tám giờ, sửa soạn trang điểm và lên boong tàu bằng cầu thang từ phòng đến phòng canh (chambre de veille). Nếu tôi có mặt ở đó, tôi sẽ chỉ cho nàng xem vị trí con tàu và giải thích tình hình. Nàng đi dạo trên boong tàu. Tôi đã cho phép nàng có thể trao đổi, nếu muốn, vài lời với thủy thủ. Khi một trong những thủy thủ bị bệnh, nàng đến thăm viếng, mang đến cho họ một quả trứng, một chút sửa hoặc một chút mứt kẹo ; làm tất cả những điều đó thật tự nhiên và vui vẻ từ trong lòng.
Khi trời tốt, nàng đọc sách trên boong, chơi những trò chơi, bắt chim biển. Nàng cũng thêu thùa, viết nhật ký, nói tóm lại, nàng biết xử dụng thời giờ của mình. Chúng tôi nói chuyện cà kê cũng nhiều, tiếp tục tìm hiểu. Trong luồng gió mùa Alizé, chúng tôi chơi đánh bài hay chơi domino trên boong ; chơi poker, có khi với các Sĩ Quan. Nàng thật táo bạo và thường gom hết những hạt đậu dùng để làm tiền cuộc chơi. Vào thời đó, đàn bà còn mặc robe thật dài và đội nón lớn, nhưng nhà tôi có thể đã đi tiên phong trong lãnh vực thời trang mà không biết, mặc những robe chỉ dài đến… mắt cá chân. Nàng có những đôi giày cao cổ thật đẹp và Chúa ơi, những thứ đó làm cho nàng càng thêm thon thả và càng trẻ thêm. Nhất là thật tiện dụng.
Tuy có dáng dấp cục cằn và dù rằng với những ngạn ngữ và những bài hát không êm dịu với giới phụ nữ, những thủy thủ thường tỏ ra rất tôn trọng quí bà. Thật là kỳ cục nhưng đó là như vậy và mỗi lần họ có thể làm một cử chỉ tử tế cho nàng, họ không hề từ nan. Thí dụ như trong những ngày đẹp trời, những con cá chuồn nhiều khi bay qua khỏi thành tàu và rơi xuống trên boong trong đêm tối. Sáng ngày hôm sau, khi lau rửa, người ta lượm được ba hoặc bốn con cá. Thông thường, bọn thủy thủ mang ra phía sau để tặng cho Marie-Jo. Đây là loại cá giống như cá maquereau nhưng ít mở hơn. Thật ngon !
Tôi không muốn nhà tôi xen vào chuyện bếp núc. Tôi đã biết rằng trên một vài tàu, những bà vợ của những Thuyền Trưởng đã làm như vậy và điều đó đã dẫn đến những va chạm với thủy thủ. Tôi cũng không cho nàng phơi quần áo trên boong vì tôi có một kỹ niệm về những thủy thủ đùa giởn thúc cùi chõ vào nhau khi khám phá cái quần lót thật lớn của bà vợ Thuyền Trưởng đang phơi trên boong bị gió thổi phồng lên.
Người đầu bếp lên phòng canh để nhận lệnh mỗi buổi chiều. Để giản dị hóa, tôi làm một loại thực đơn mẫu cho mỗi ngày. Điều đó có nghĩa là tùy theo món ăn mà người ta nhận ra ngày của tuần lễ : thứ Sáu : cá morue, ngày Chủ Nhật : thịt gà, thứ Năm : món thịt hầm … Người ta ăn cũng nhiều ốc vùng Bourgogne. Người ta dọn món nầy vào món ăn chơi (entrée) và mỗi lần như vậy, một người nào đó reo lên : « Nầy ! Hôm nay là ngày thứ Tư ». Sau cùng thì thời gian được điều chỉnh.
Điều nầy có thể thấy dường như làm người ta ngạc nhiên nhưng nhà tôi đã đi những chuyến đi dài 90 ngày ngoài biển không ghé bến mà không thấy đó là lâu. Nhà tôi cũng đã có thể nhiều khi lo lắng vì thời tiết xấu, có một chút sầu khổ nào đó nhưng buồn chán thì không. Một ngày khi biển động mạnh, lúc đó tôi cấm không cho nhà tôi lên trên boong, nhà tôi nghe thấy tôi ra lệnh kéo xuống cánh buồm lớn étai (grand-voile d’étai). Khi tôi xuống lại, nhà tôi nói : »Pierre, khi anh ở trên boong, em không bao giờ sợ ! » Đó là một lời khen lớn đối với tôi.
Trong ba chuyến tàu đi vòng quanh thế giới, nhà tôi không bao giờ bị bệnh. Tổ tiên đi biển của nàng đã truyền lại cho nàng một bao tử có thể chịu đựng được mọi thử thách. Bọn thủy thủ thương mến nàng rất nhiều. Nhà tôi đối xử rất tốt với những thủy thủ và họ cũng biết rằng nàng không làm bộ kiểu cách như mệnh phụ phu nhân dù rằng nàng đã được giáo dục kỹ lưỡng. Họ cũng biết rằng nàng xuất thân từ một gia đình có nhiều thế hệ đi biển, là con gái và bây giờ trở thành vợ của người đi biển. Nhà tôi biết giới hạn trong vị trí của mình. Những thủy thủ chắc chắn thương mến nàng hơn cả thương tôi vì tôi thì đúng ra nghiêm khắc.
Tôi lúc nào cũng được xem như một Thuyền Trưởng có thể nói đòi hỏi quá nhiều. Tôi muốn vận tốc nhanh, những vận chuyển, như vậy thì … Nhiều năm sau đó, tôi gặp lại những thủy thủ ở Brest đã nói thẳng thừng, không vòng vo với tôi : »A ! Bây giờ thì bình đẳng. Thuyền Trưởng. Ông đã làm cho chúng làm việc nổ đom đóm, ông hén ! Ông thật là đòi hỏi quá xá ! » Các bạn muốn gì bây giờ, tôi là một người được gọi là » người thích treo nhiều buồm ». Nghĩa là người cho kéo lên hết tất cả những cánh buồm trong thời gian càng lâu càng tốt. Đó là một cách nói bởi vì dù sao, không nên để cho một vài cánh buồm bay mất, nó bay vuột đi thường thường vào lúc người ta hạ buồm xuống vì nó không được kéo lên lại. Bọn thủy thủ có cảm tình với mẫu người Thuyền Trưởng như vậy cho dù đôi khi họ cũng hơi sợ. Phải nói rằng khi sự vận chuyển buồm được thành công thì hay nhưng tôi cũng đã biết có nhiều lúc quyết định giữ buồm trong khi cũng muốn thu buồm lại… Tôi đã biết rằng nếu tôi ra lịnh hạ buồm xuống bây giờ thì nó có thể nổ tung và bay theo gió. Vậy khi còn giữ buồm căng trong 10, 12 hay 14 giờ và nếu gió có dịu bớt thì cũng đi được một đoạn đường khá dài.
Bây giờ trở lại chuyện của Marie-Jo. Trong một chuyến đi trên chiếc Félix-Faure, một thủy thủ đem xuống tàu một con chó màu nâu, nó lớn bằng con chó phốc. Một buổi sáng, người thủy thủ đem nó đến, lịch sự tặng cho nhà tôi. Người thủy thủ nhận thấy là anh không thể chăm sóc nó được và con vật tốt hơn phải được nuôi ở dunette hơn là trên boong, nó có thể rủi ro bị con sóng quét xuống biển. Nhà tôi nhận nuôi con chó tức thời và nó quấn quít bên cạnh nàng trong nhiều tháng.
Một ngày kia, trong vùng biển phía Nam, nhân dịp thời tiết tốt, thủy thủ sửa chữa một cánh buồm trên dunette, đó là một khoảng không gian thường khi khô ráo. Cánh buồm khá lớn. Con chó nằm hoàn toàn ở phía sau tàu, gần tay lái và khi đó bọn thủy thủ quan sát cánh buồm và gấp nó lại từng nếp một, những nếp to khổng lồ, nhà tôi chợt kêu lên : »Con chó đâu rồi ? ». Chúng tôi đi tìm khắp nơi nhưng không thấy bóng dáng nó đâu. Khi cánh buồm được sửa chữa xong, phải dở từ nếp một ra, để cuộn tròn nó lại, như người ta nói quấn thuốc lá. Vào lúc đó, chúng tôi nghe một tiếng kêu. Đó là con chó nhỏ, phân nửa bị ngộp thở trong một trong những nếp gấp của cánh buồm. Nó trở thành hoảng loạn và chạy tứ tung. Nó cũng không biết nó đang ở đâu nữa và trước khi người ta có thể bắt lấy, nó chạy qua thành tàu và rơi xuống biển ở phía sau con tàu. Marie-Jo hét to : »Hãy cứu lấy nó » ! Tôi nói với nàng : »Người bạn tội nghiệp của tôi ơi ! Không thể làm gì được ! Chúng ta chạy thêm ít nhất một hải lý nữa trước khi có thể vận chuyển tàu và hạ những cánh buồm xuống. Kế đó phải hạ một chiếc ca-nô xuống biển. Không thể để rủi ro gây tai nạn mất người vì một con chó. Không thể được ! » Chúng tôi đang ở trong vùng biển phía Nam, vùng biển có nhiều chim và điều đó xảy đến không bao lâu. Một con chim albatros đã nhận ra con chó nhỏ và đã mổ một cú trên đầu. Chúng tôi đã thấy điều đó. Những con chim khác cũng trông thấy bay đến và bắt đầu xẻ thịt con chó. Marie-Jo chắc chắn đau khổ rất nhiều.
Sau cùng chúng tôi đến Nouméa. Trong chuyến đi lần trước, tôi đã cho các bạn tôi biết trước là tôi sẽ trở lại không bao lâu và sẽ lập gia đình. Họ đã trả lời và chế diễu tôi : » Vậy à ! Thiệt hôn vậy ? Tất cả Thuyền Trưởng đều nói là đã đính hôn và tất cả đều nói về chuyến du lịch tuần trăng mật ở Nouvelle-Calédonie nhưng chúng tôi chưa bao giờ thấy ai đến cả. » Lần nầy, bạn hữu và những người quen biết đã biết rằng tôi đã lập gia đình và rằng bà Stéphan đang ở trên tàu. Do đó, khi chúng tôi đến neo trong bến Nouméa, một tiểu hạm đội xuồng từ đất liền tiến đến tàu. Có rất nhiều thổ dân, mỗi người mang một mâm phủ đầy hoa, trên đó có một tấm thiệp với những lời khen tặng và cầu chúc của Ông Bà Untel gởi đến Bà Stéphan. Trong thời gian lưu lại ở đây mà tôi đã nói qua, chúng tôi đã được tiếp đón mỗi nơi một chút.
Trong chuyến đi đầu tiên nầy, Marie-Jo, theo lời khuyên của Pierre, không chen vào công việc giao dịch của tàu. Tuy nhiên, vì có nhiều thì giờ, nàng đã quyết định ghi chép lại trong quyển nhật ký trên tàu gởi cho các em gái ở Brest. Trong thế giới đàn ông, cứng rắn và nguy hiểm, đó là một cái nhìn tươi mát của một người phụ nữ về cuộc sống hàng ngày trên tàu. Một chứng cớ đơn giản và tự nhiên. Một tài liệu hiếm có.
Nhật ký trên tàu của Marie-Jo Stéphan
Trên biển, ngày 20 tháng 12 năm 1905
Từ ngày khởi hành rời Le Havre đã được một tháng, những ngày trôi qua nhanh chóng lạ lùng ; tuy rằng chị đã tin rằng sẽ cảm thấy thời gian dài trên biển. Có thể điều đó sẽ đến, đến lúc nầy, anh chị ở vào ngày 20 tháng 12 mà chị không cảm thấy buồn. Chị cảm thấy sung sướng vì không phải chịu đựng sự khổ sở vì bị say sóng ; chị bây giờ trở thành một thủy thủ thật sự : lắc ngang, lắc dọc không có ảnh hưởng chút nào đối với chị và chị vẫn bình thản với mọi chuyển động của con tàu.
Trong tám ngày đầu, cậu bé thủy thủ và người Maître d’Hôtel bị bệnh đã ngạc nhiên thấy chị vẫn như bình thường. Ăn uống ngon miệng thì không thiếu với chị và chị vinh danh tài nấu bếp của người đầu bếp. Pierre rất vui khi thấy chị chịu được đời sống mới vì anh ấy cũng lo sợ khi thấy chị bị khổ sở. Anh cũng hãnh diện dùng chị để làm gương cho mọi người.
Đối với lúc đầu, chị hài lòng. Thật ra thì chị tìm được nhiều tiện nghi trên tàu. Chị thích căn appartement của mình và cảm thấy thật dễ chịu, hít thở thoải mái. Giường ngũ của anh chị thật tuyệt vời và khi trời tốt, chị cảm thấy khoan khoái để nó nhè nhẹ đong đưa theo sóng biển.
Tàu bây giờ đến ngang Peneao de San Pedro, ở bờ biển Phi Châu, trong vùng « Pot au-noir ». Thời tiết bây giờ giông gió và có nhiều lúc, mưa dầm xối xả đến nổi có thể hứng đầy trong nhiều thùng chứa. Từ vài ngày nay, bầu trời rực rỡ, nhiều khi trở nên quá rực rỡ. Ban đêm quá nóng và anh chị thích nằm dài trên boong, trên ghế dài, như thế, anh chị chợp mắt được một phần trong đêm. Chị cảm thấy khỏe khoắn thoải mái và thích cảm giác làn gió nhẹ thổi đến mát mẻ. Người ta không thể mơ ước một khí hậu tốt hơn : trong vùng biển nầy, bầu trời thật đáng chiêm ngưỡng và hoàng hôn tuyệt đẹp.
Bây giờ chị phải nói với các em tổ chức của mọi ngày của chị. Giờ thức dậy của anh : 7 giờ 30, giờ thức dậy của chị : 8 giờ 00. Điểm tâm đối diện nhau : 8 giờ 30. Chị làm vệ sinh và khoảng 9 giờ 00, nếu thời tiết cho phép, chị lên trên boong để hít không khí trong lành, kế đó chị ngồi trên ghế hoặc để đọc sách, hoặc để may vá.
Giữa trưa : Ăn trưa đối diện.
Buổi xế trưa cũng giống như buổi sáng, không buồn.
Năm giờ chiều : Ăn tối với các Sĩ Quan.
Buổi tối cũng hay trong vùng biển nầy, đó là khoảng thời gian tốt đẹp nhất trong ngày. Chính trong buổi chiều mà người ta thích tìm đến trong những người thân thuộc bằng ý nghĩ và khơi lại những kỹ niệm thân thương ; chính lúc đó, người ta nghĩ đến những những người thân mà họ xa cách ở một khoảng cách thật lớn.
25 tháng 12
Chính hôm nay tàu sẽ vượt xích đạo. Thời tiết tuyệt đẹp, như vậy gáo nước lạnh mà chị nhận được từ buổi lễ vượt xích đạo chỉ làm cho chị mát thêm. Sáng hôm nay, người hoa tiêu được tháp tùng bởi Ông già vùng Nhiệt Đới khả kính và cô con gái đến tàu, người hoa tiêu đã trao lại cho chúng tôi thơ từ và báo chí đến từ nước Pháp. Trong một bức thư gởi đến địa chỉ của mình, chị đã tìm thấy một thỏi sô-cô-la Suchard. Sau cùng, sau khi chỉ dẫn cho chúng tôi sự diễn tiến phải theo và sau khi đứng trên cao, các vị nầy đã gọi tên những người trẻ để làm thánh lễ. Tất cả có sáu người. Phải xem những người hiến binh chạy truy lùng những người nầy. Thật là tức cười. Khi tất cả bị bắt, những người trẻ nầy được dẫn đến tòa sám hối, sau đó đến người thợ cắt tóc, có nhiệm vụ cạo đầu với một chất đặc biệt. Khi « trang điểm » họ xong, người ta dìm tất cả vào trong một hồ chứa nước. Khi tất cả đã xong, Ông già vùng nhiệt đới đến thỉnh cầu Thuyền Trưởng cho phép đem chị đi xuống từ phòng lái để làm lễ xuyên xích đạo cho chị, thì cũng phải qua nghi thức nầy vậy. Bằng một cách tế nhị, ông đổ vào chị một cái phễu chứa nước gắn vào một cái cán, nhưng anh Pierre thân mến của chị không đồng ý như vậy, vì vậy, để khắc ghi nghi lễ nầy trong ký ức của chị, ông được phép đổ nguyên một sô đầy nước trên đầu chị. Kế tiếp đó là một trận chiến với nước, nó chỉ chấm dứt khi mọi người đều bị ướt đẫm ; vậy nên mọi người vào bàn ăn với cơn đói cồn cào. Buổi xế trưa cũng rất dễ chịu. Chúng tôi đã tổ chức tất cả mọi trò chơi và chị đoan chắc với các em là mọi người rất vui vẻ. Chị cười nhiều và ngày đáng ghi nhớ nầy sẽ sống mãi đối với chị trong số những kỹ niệm đẹp.
30 tháng 12
Ngày hôm nay, thủy thủ bắt được một con cá thật lớn, gọi là tazar và mọi người sắp sửa làm một bửa ăn trưa thật ngon. Người ta đã giao nhiệm vụ nầy cho chị vì người đầu bếp chểnh mảng công việc từ nhiều ngày nay. Chị bắt tay vào việc và trổ tài nấu nướng của mình. Và cũng may mắn, cái lò chạy bằng dầu lửa hoạt động tốt.
Thực đơn của bửa ăn trưa như sau :
– Cá nấu sauce rượu vang trắng ;
– Thịt bò con và đậu petits poids ;
– Fromages ;
– Tráng miệng : plum-pudding, nho khô.
Các em có thể thấy rằng mọi người được ăn uống đầy đủ. Mỗi ngày, được hai hoặc ba quả trứng tươi để ăn trong bửa điểm tâm. Chị vui thích thăm chừng chuồng nuôi gà và thật đặc biệt là những con chim bồ câu nhỏ. Khởi đầu có 12 con chim, bây giờ chỉ còn 5 con vì những con chim khác đã bay mất. Nhưng chị tin là từ đây đến Nouméa, sẽ có những con gà con để bù trừ lại những hao hụt.
1er tháng Giêng
Sáng hôm nay, anh chị đã nhận được lời chúc mừng Năm mới của những Sĩ Quan, kế đó, trên dĩa ăn của Pierre, anh chị có để một bức thư, trong đó, thủy thủ đoàn gởi đến anh chị những lời cầu chúc tốt đẹp nhất. Ông Rivoire, người Quartier-Maître đã đi đến bắt tay anh chị và cầu chúc anh chị có một đứa con dễ thương vào cuối năm. Dọc theo bờ biển Phi Châu vẫn luôn luôn có bầu trời nắng đẹp và những cơn gió nhè nhẹ. A ! Nếu thời gian như thế có thể kéo dài và đem anh chị mau chóng đến Nouméa ! … Nhưng thôi, đừng nên mơ tưỡng. Sau rốt, chị có thể luôn luôn nói là phần đầu của chuyến đi thì đúng ra dễ chịu. Ông Juge, người thủy thủ tập sự đã chụp hình cho anh chị trên cột buồm hune. Trong một bức hình khác, chị đứng cầm tay lái và kế đó trên boong với một nhóm thủy thủ. Chị không biết những bức hình có thành công không, nhưng nếu có hình đẹp, chị sẽ gởi cho các em.
20 tháng Giêng
Từ hai ngày nay, tàu bị lắc ngang thật mạnh, chiều hôm qua, chén dĩa bị rơi và tiếng đổ vỡ nghe vang trong chổ để dọn ăn. Một tá dĩa ăn đã bị vở. Cũng phải nói rằng người đầu bếp không dự trù cơn lắc ngang và không ràng chặc tất cả đồ dùng. Phần chị, chị làm hết sức để dọn dẹp với tất cả những gì rơi ngổn ngang trong phòng ngủ và trong phòng vệ sinh. Anh chị không chợp mắt ban đêm vì con tàu bị lắc ngang một cách liên tục. Hôm nay, một luồng gió mạnh thổi đến và con tàu chạy được 11 gút. Chị thích xem con tàu lướt sóng trên biển vì thân tàu nhô lên cao khỏi mặt nước. Tuy vậy, con tàu cũng không xuất sắc hơn vì nó có thể chạy đến 15 gút. Từ nhiều ngày nay, chị thấy nhiều loại chim khác nhau : albatros, malamok, dadaim, damier. Đó là những loại chim của vùng biển Nam Cực bay theo tàu. Chị cũng định bắt lấy một vài con nhưng tàu chạy mau quá.
Cuối thư, chị nói về những bữa ăn, thí dụ đây là những thực đơn ngày 20 tháng Giêng năm 1906.
Ăn trưa:
– Ốc sauce brune ;
– Trừu rô ti khoai tây chiên ;
– Phó mát ;
– Tráng miệng : mứt lê, noix (trái óc chó), noisettes.
Ăn tối:
– Súp Condé ;
– Đậu peties poids nghiền ;
– Thịt bò xốt cà ;
– Pâté de grives (Pa tê chim hét) ;
– Phó mát ;
– Tráng miệng : nho khô, noix (trái óc chó).
Bữa ăn anh chị luôn có hai món nấu, với món nhập bữa (hors-d’œuvre) và tráng miệng. Cho đến nay, chị thấy rằng các món ăn thật tuyệt vời. Thật ra thì người đầu bếp bắt đầu làm nhiều món ngon. Chúng tôi có bánh mì ra lò mỗi ngày và người sếp chúng tôi cũng rất thích món bánh ngọt với kem. Chị cũng sắp phải hỏi anh ta vài chiêu !
Thời tiết trở nên lạnh hơn khi mọi người càng tiến gần đến Mũi Hảo Vọng (Cap de Bonne Espérance) mà chúng tôi tính độ chừng sẽ qua trong hai hay ba ngày nữa nếu gió không thay đổi. Từ bây giờ, phải xếp những quần áo bằng bông vải và mặc quần áo cho ấm.
22 tháng Giêng
Hôm nay, gió lớn thổi lên và tàu chạy được đến 14 gút. Như chị đã nói, chị thích khi con tàu lướt nhanh và nó gây ấn tượng lướt qua mọi vật. Sở thích của chị là được đi đến phía trước tàu để nhìn thấy con tàu chẻ sóng và ngắm những con sóng dội lại sau đó. Khi chị có thể dẫn theo Pierre đi cùng thì chị rất càng sung sướng hơn. Nhưng không may, gió thổi nhiều ở gaillard phía trước và không dễ dàng ở đó lâu. Lần đầu tiên từ lúc khởi hành, chị đã trông thấy những con sóng phủ trên boong. Chuyện đó làm cho chị hơi sợ nhưng người ta đã mau chóng trấn an chị rằng đó chỉ là chuyện nhỏ so với những gì đang chờ đợi, không ở chuyến đi nhưng chắc chắn ở trong chuyến trở về, khi vượt qua Mũi Horn với con tàu chở hàng ngập đầy tàu.
25 tháng Giêng
Một tai nạn khủng khiếp đã xảy ra trong đêm nay. Thủy thủ Gaubert leo lên cột buồm để xiết chặc lại cánh buồm cacatois đã bị té dẹp xuống boong tàu từ trên độ cao 40 m. Khi nghe tiếng động rơi, những thủy thủ khác đổ xô đến. Người Thuyền Phó đến báo tin cho Pierre hay và anh ấy đi đến ngay chổ xảy ra tai nạn và cho khiêng nạn nhân lên phòng canh tàu. Nhưng không còn cách nào để làm gì được, nạn nhân đã chết ngay. Gaubert không bị thương tích nào bên ngoài, nhưng chỉ có một chân bị gãy và lồng ngực bị lún sâu. Cái chết đã gây sửng sốt trong giới thủy thủ. Gaubert đã để lại một người vợ góa và hai đứa con và được mọi người quí mến. Hởi ôi ! Đời thủy thủ là như vậy ! Đời thủy thủ cống hiến cho người ta những lúc hạnh phúc, nhưng cũng có những lúc thật nhọc nhằn và nhiều khi tang tóc !
26 tháng Giêng
Thi thể của nạn nhân xấu số Gaubert đã được thủy táng trước sự hiện diện của thủy thủ đoàn. Chị không muốn tham dự và vả lại, Pierre, lo sợ rằng chị quá xúc động nên cấm chị không được đến. Chỉ là một nghi thức ném một thi hài xuống nước, giản dị và buồn thảm. Điều gây ấn tượng nhiều hơn hết chính là sự đơn giản nầy.
Gió thổi luôn luôn thật mạnh, tàu lắc lư ngang liên tục và những đêm tối đen như mực.
01 tháng Hai
Đây là lần đầu tiên, chị bắt được hai con chim damier một cách thật dễ dàng. Ở phía sau tàu, chị căng nhiều sợi dây, ở một đầu chị móc những miếng thịt heo muối nhỏ. Khi thử bắt những con chim, chúng bị xoắn vào những sợi dây và cũng dễ dàng đem nó lên tàu để giữ lại. Đó là những con chim nhỏ thật đẹp và chị cũng rất tiếc đã thả chúng nó bay đi bởi vì người Second-Maître nói với chị là anh ta có thể nhồi rơm nó. Dù sao, cũng để lần sau hay trong chuyến trở về vì ở Mũi Horn cũng có nhiều chim hơn.
3 tháng Hai
Chị viết thư nầy khi tàu đang bị lắc ngang dữ dội, khó ngồi yên một chỗ ; thật là bực mình vì tất cả mọi thứ rơi rớt lộp độp và người ta khó giữ thăng bằng. Nhưng may sao, người ta đã dựng cái bàn « chống lắc ngang » vì nếu không có nó, mọi người thông thường không thể nào ăn uống được. Từ vài ngày nay, mọi người ăn nhiều thịt heo vì người đầu bếp đã hạ thịt một trong những con heo mang theo. Dù rằng những phương cách nấu nướng được thay đổi, mọi người bắt đầu ngán ăn.
Không thể nào tiếp tục viết cho các em : nghiên mực của chị vừa bị lật đổ và chị bị hất khỏi bàn làm việc cho đến cái canapé, nhưng cũng may không sao. Chị bắt đầu làm quen với những chuyển động nhiều khi bất thình lình của con tàu.
6 tháng Hai
Hôm nay gió thổi cũng còn rất mạnh và sóng phủ lên boong không ngưng. Trong nhiều ngày, nó làm cho chị hơi hoảng sợ nhưng chị bắt đầu quen. Suốt đêm, sóng ngang làm con tàu lắc lư thật kinh khủng và làm anh chị không chợp mắt được một chút nào. Chính ở trong những giây phút đó mà người ta tiếc không ở trong giường nệm êm ấm trên đất liền. Buổi xế trưa, tàu giương buồm hunier volant (buồm tối thiểu giương khi trời xấu), con tàu bị lắc thật mạnh bởi những cơn gió giật thật mạnh và những con sóng biển tràn lên boong, quét tất cả những gì nó chạm phải. Những hạt mưa giáng xuống với vũ lực to lớn của nó, tất cả mọi người đều ra làm vận chuyển và Pierre phải vận dụng mọi năng lực để điều khiển. Nếu tất cả mọi ngày đều như ngày hôm nay, chị đoan chắc với các em là nghề đi biển bằng tàu buồm không có gì hấp dẫn. May sao, một khi thời tiết tốt trở lại, người ta sẽ thôi không nghĩ đến nó nữa !
Cho đến bây giờ, anh chị hài lòng với chuyến tàu ; nếu gió vẫn tiếp tục thổi theo chiều hướng tiện lợi thì tàu phải đến phía Nam Tasmanie trong 10 ngày nữa và 10 ngày sau đó có thể trông thấy Nouméa. Nếu mọi chuyện suông sẻ như vậy, chị sẽ đến Nouvelle-Calédonie không đến 90 ngày trên biển. Chính những người Thuyền Chủ sẽ hài lòng !
Các em nhỏ thân mến, chị không có ý định viết tập nhật ký trên tàu ngay từ đầu chuyến đi nhưng chị lung lay sự lười biếng của mình và nghĩ rằng điều đó có thể làm các em vui lòng và cũng giải trí cho chính mình. Tuy nhiên, chị cũng có công bởi vì, trong những ngày thời tiết xấu, chị cầm bình mực trong một tay và cây viết trong tay kia, vậy cho nên, chị xin các em tha lỗi cho chị về những dòng chữ không được đẹp mắt.
Luồng gió vừa thình lình đổi hướng, từ hướng Tây-Bắc sang Tây-Nam, nhưng không hề gì, đó cũng là gió thuận lợi và chúng tôi theo hải trình không bị mất tốc độ. Mỗi ngày, chị tham khảo hải đồ và khi người ta làm một điểm định vị vào giữa trưa, chị được thông tin về khoảng đường đi. Bây giờ tàu ở cách Nam Úc Châu khoảng từ hai đến ba ngày đường.
Các em nhỏ thân mến, chị ở xa các em và khoảng cách to lớn quá tách rời chúng ta ! Anh chị trôi đang lênh đênh giữa Ấn Độ Dương với phong cảnh mỗi ngày : trời và nước. Nhưng bây giờ thì Pierre đang gọi chị để mang đến cho anh cái áo suroît, bởi vì mưa đang rơi tầm tả. Về phần chị, chị hài lòng về cái áo manteau của Françoise : nó giúp cho chị nhiều lắm. Chị còn giữ một hộp kẹo ngon tuyệt của Louise và Aline ; khi anh chị nhai dòn viên kẹo, nó nhắc nhỡ lại những kỹ niệm khó quên của các em.
Chủ Nhật, 11 tháng Hai 1905
Sáng hôm nay, chị không bước lên boong, Pierre đã nói với chị rằng trời ẩm ướt và chút sương mù ; chị thích ở lại phía dưới vì như mọi Chủ Nhật, anh chị cần làm vệ sinh nhiều hơn và làm chậm rãi hơn. Hôm nay, bữa ăn được sữa soạn như sau :
– Pâté de galantine (món giò đông) ;
– Omelette ;
– Tripes à la mode (lòng bò nấu với sauce)
– Gâteaux secs (bánh khô như biscuit) ;
– Fruits au jus ;
– Rượu Bénédictine.
Trong buổi xế trưa, chị định bắt mấy con hải điểu albatros nhưng không thành công. Kế đó, chị chơi đánh cờ với Pierre. Đây là lần đầu tiên chị thắng luôn hai bàn và để tưởng thưởng, Pierre đã rót cho chị một ly Peppermint. Và thật sung sướng, chị trông thấy Úc Châu hiện ra gần, điều đó càng làm cho mọi người vui vẻ và đếm số ngày còn lại đến Nouméa.
12 tháng Hai
Pierre buồn phiền vì một vấn đề đáng buồn : đêm hôm qua, nhiều thủy thủ đã leo xuống hầm tàu, đập bể ống khóa, đục lỗ những thùng rượu và chưởi mắng người Quartier-Maître. Tất cả mọi người trong nhóm đều say tí bỉ. Trong lúc nầy, Pierre đang viết một bản phúc trình về vấn đề nầy, nó cũng không phải là lần đầu tiên. Từ ngày khởi hành từ Le Havre, thì đây là lần thứ ba sự việc nầy xảy ra và Pierre đã hết kiên nhẫn. Kẻ chủ mưu sẽ phải ra tòa ở Nouméa. Điều mà người ta sợ nhất trong vấn đề loại nầy là hỏa hoạn bởi vì trong hầm tàu có chất chứa thuốc súng mà thủy thủ say rượu lại đốt đèn bằng nến để soi sáng.
17 tháng Hai
Hôm nay, trời xấu, có lúc, trời mưa thật lớn, chị bắt buộc phải ở bên trong, vì vậy chị nhân cơ hội để ủi quần áo. Người SQ Cơ Khí trên tàu đã chế ra hai miếng sắt làm bàn ủi thật thích hợp.
Đêm qua, chị đã vượt qua Tasmanie (Úc). Cho đến bây giờ, chúng tôi có thời gian của chuyến đi bằng với số ngày của chuyến đi trước trên chiếc Félix-Faure. Nếu tình trạng biển êm không thay đổi, chúng tôi sẽ đến Nouméa vào ngày thứ 87 trên biển, đó cũng là một chuyến hải hành tốt đẹp.
Tuần tới, chúng tôi sẽ bắt đầu những công việc chuẩn bị cho ngày đến, khởi sự bằng tổng vệ sinh hết tất cả. Thế là chị có thể vài tấm hình trong phòng ngũ của anh chị vì trong chuyến vượt biển, anh chị không thể làm nếu không nó rơi xuống chỉ với cái lắc ngang đầu tiên. Chính vì vậy mà cái bồn tắm trong một cơn sóng lớn của biển mà nó đã làm thủng vách của phòng vệ sinh và đè bẹp những gì nó đụng phải khi di chuyển. Phải nhìn thấy đồ đạc lung tung, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, miếng chùi bằng bọt biển, chậu tráng men : một sự tàn phá. Từ đó, chị cũng đề phòng, chị cột chặc những đồ đạt. Chỉ có vấn đề là những thiệt hại chỉ xảy đến khi người ta không đề phòng.
Pierre chăm sóc, canh chừng những cánh buồm. Anh đã cắt trong tấm vải buồm một cánh buồm perroquet và một buồm foc d’artimon mới tinh. Chuyện đó làm cho anh giải trí vì anh buồn khi không có gì để làm. Chính vì vậy mà anh đã đem theo nhiều cuốn sách cho chuyến đi vì anh đọc sách nhiều. Anh cũng nhân dịp nầy giải thích cho chị nhiều điều quan trọng, điều đó cũng không tệ bởi vì chị không phải là một trong những người giỏi về lịch sữ và những môn học khác. Tuy nhiên, từ một vài lúc gần đây, chị đã bắt đầu đọc những tác phẫm văn chương nổi tiếng và trong lúc nầy, chị đang đọc những tác phẫm của Corneille. Pierre luôn luôn chế nhạo chị vì anh nhận thấy là chị chưa tôn trọng đầy đủ những chấm câu. Chị cũng bắt đầu chơi đàn mandoline. Về phần Juge, anh chơi đàn violon cho anh chị nghe. Tất cả những chuyện nầy đều để làm anh chị vui và giúp anh chị quên thì giờ.
Anh Rabecq vừa đem đến cho chị hai quả trứng tươi. Pierre và chị sắp nuốt tươi nó vì bây giờ chị thích ăn trứng còn tươi. Trên tàu còn hai mươi con gà mái và tất cả đều là gà đẻ. Người Thuyền Phó cũng chăm nom về việc đó, lượm được hai hoặc ba quả trứng một ngày.
Sáng hôm nay là một ngày tuyệt đẹp và thật là vui sướng khi đứng trên boong tàu để hít thở không khí trong lành và đầy sinh lực. Chúng tôi đang ở trong ngày hải hành thứ 80 và chị bảo đảm với các em rằng anh chị không có gì quá đáng để than phiền với các em. Thời tiết trong chuyến đi không quá xấu lắm. Trong vài ngày sắp đến ở Nouméa, anh chị sẽ vui sướng đọc thưởng thức những bức thư thân mến của các em, nếu các em vẫn không quên anh chị.
Những con chim biển vẫn bay lượn phía sau con tàu nhưng để bắt lấy nó thì đừng trông mong ! Anh Rabecq giởn chơi bằng cách lấy súng ra bắn và đã hạ được bốn con ngày hôm nay.
Thời tiết luôn luôn vẫn rạng rỡ. Cơn gió nhẹ không rời bỏ chúng tôi trong khi tàu đang hướng trở lên phía Bắc dọc theo bờ biển Úc Đại Lợi. Trên tàu, mọi người xao động vì phải chuẩn bị mọi thứ trước khi đến. Những dây cáp kéo tàu được sắp xếp thẳng trên boong và không bao lâu nữa, những cái palan (một loại hệ thống ròng rọc mà người ta xỏ những dây thừng qua đó để làm giảm sức căng của nó) dùng để xuống hàng sẽ được thiết kế.
21 tháng Hai
Gió bị đứng sáng hôm nay và làm vận tốc con tàu bị giảm còn phân nữa. Miễn là gió đứng không làm con tàu đứng lại, thật là lấy làm tiếc sau khi nó đã chạy thật quá tốt. Nhưng phong vủ kế chỉ thật cao và trời quá nóng. Với thời tiết như vậy thì không có gì sung sướng hơn là ở ngoài biển. Pierre hoạt động luôn luôn vì trong buổi xế trưa nầy, người ta sẽ cho hoạt động những máy kéo chạy bằng hơi nước và chuẩn bị dây neo.
Buổi xế trưa cùng ngày
Tàu vừa bị đứng lại vì trời đứng gió, thật là đáng tiếc ! Chiếc tàu không còn động đậy chút nào. Mong sao tình trạng không kéo dài lâu.
Các em thân mến, chị luôn nói với các em về thời tiết, chuyện đó nghe hoài cũng nhàm chán, chị biết chắc chắn như vậy nhưng chị không có đề tài nào khác. Chị không buồn trên tàu, chị thỉnh thoảng câu chim để giải khuây nhưng những chú chim albatros không muốn cắn những miếng thịt heo muối hấp dẫn. Chị không nản lòng và nhiều khi chị ném cho chúng những mẫu bánh mì khô, chị chỉ thích xem chúng đáp trên mặt nước.
23 tháng Hai
Từ hai ngày nay, trời nổi một cơn cuồng phong từ phía Bắc và không còn hi vọng gì nữa đến Nouméa trong thời gian dưới 90 ngày hoặc đến dự lễ messe ngày Chủ Nhật sắp tới ở Nouméa. Ngược lại, chúng tôi phải đi hướng về Tân Tây Lan (Nouvelle-Zélande). Nhưng, các em muốn gì bây giờ ? Phải đi theo thời tiết mà không nên lo lắng !
Trong buổi chiều tối, gió đổi chiều, thổi theo hướng Tây-Bắc và chúng tôi lại quay về hướng Nouméa, nhưng gió trở nên dịu xuống và tàu lắc ngang thật nhiều. Sáng hôm nay, Pierre cho chị uống thuốc xổ. Chính vì thế, chị ngủ dậy trưa. Anh chị đã chơi bài và đánh cờ như thường lệ vừa tố nhau ăn gian, vừa cãi nhau đôi chút. May mắn là tất cả chỉ để cười đùa vì anh chị rất hợp ý nhau. Ông chồng của chị thật là hoàn toàn tử tế và cẩn trọng đối với chị. Chắc chắn, chính vì thế chị được hạnh phúc trên tàu.
24 tháng Hai
« Trời lại im gió » ! Thật là không có chút may mắn nào ! Điều nầy còn đáng buồn hơn nữa khi tàu còn cách Nouvelle-Calédonie chỉ có 800 hải lý. Nếu có gió nổi lên, chúng tôi có thể đi đến trong vòng ba ngày. Các em thân mến, hãy tha thứ cho chữ viết của chị ; chị đang ở trên phòng lái nên không tiện lợi lắm. Trời thật nóng bức và dù rằng chị không khổ sở lắm, Pierre đã cho dựng một chiếc lều nhỏ trong bóng râm nên chị ở dưới đó cũng thấy thật dễ chịu.
Chị rất muốn các em có mặt ở đây trong khoảng thời gian đẹp tuyệt vời nầy. Chị chắc chắn là thời tiết sẽ làm các em vui lòng. Chị em mình xa cách gần bốn tháng rồi. Các em có bao giờ nghĩ đến những người thân yêu xa cách ? Chị nghĩ rằng có vì về phần anh chị, anh chị không quên các em. Buôn bán có luôn luôn tốt đẹp ? Chị hi vọng nó tốt đẹp hơn nữa từ ngày chị ra đi bởi vì chị phải đã làm cho khách hàng sợ. Nhiều khi chị do dự ngưng viết quyển nhật ký nầy nhưng chị đã nghĩ đến Louise luôn đòi chị viết. Chị hi vọng là cô em chị không kết án chị là lười biếng !
Chủ Nhật 25 tháng Hai
Thời tiết thật tuyệt vời. Một cơn gió mạnh thổi từ hướng Đông-Nam ; nếu nó có thể kéo dài thì nó sẽ đẩy con tàu đến Nouméa mau chóng. Sáng hôm nay, anh chị đã kiểm soát lại quần áo ; chị vui đùa thử trang điểm mình. Về phần của Pierre đã thử kỹ lưỡng giày của mình. Công chuyện đó làm cho anh chị có một buổi sáng Chủ Nhật thật dễ chịu.
Buổi xế trưa hôm nay, anh Juge đã chụp ãnh anh chị trong khi đó chị đang ở trên boong, nằm trên ghế dài với Pierre ở kế bên. Chị không biết bức ãnh có thành công hay không vì chị đã cười ngay trong lúc đó. Anh chị sẽ gởi vài bức ãnh cho các em, chắc chắn là các em sẽ vui lòng. Các em hãy trân trọng gìn giữ những bức ãnh nầy vì sau nầy chị sẽ vui được xem lại.
Những ngày nầy, trên tàu hết sức nhộn nhịp. Trong lúc nầy, những thủy thủ lo treo cầu thang dọc theo thân tàu. Những thủy thủ tập sự kỳ cọ đồ dùng bằng đồng. Chúng tôi nóng lòng hơn từ ngày một. Được gặp lại đất liền là một niềm hạnh phúc to lớn, vậy nên, xin các em tha lỗi cho anh chị nếu anh chị không biên thư cho các em khi tàu đến bến. Quyển nhật ký nầy vẫn luôn luôn hiện diện để cung cấp cho các em tin tức của anh chị.
26 tháng Hai
Người Sĩ Quan Phụ Tá vừa loan báo đất liền vừa được trông thấy. Đó là hòn đảo Norfolk ở cách Nouméa 375 hải lý. Pierre sắp leo lên cột buồm để quan sát. Nếu gió không thay đổi, chúng tôi sẽ có thể đến neo trong vịnh Nouméa vào ngày mốt. Nhưng cũng không có gì chắc chắn vì thời tiết bên ngoài có vẽ cho thấy trời lại đứng gió.
27 tháng Hai
Sáng hôm nay, chị viết trong phòng salon của tàu. Pierre đang thảo những bản báo cáo. Anh chị còn 90 hải lý trên biển và anh chị nghĩ đến lúc lên bờ ở Nouméa vào chiều mai. Tàu sẽ không thể vào chiều nay vì xung quanh Nouvelle-Calédonie dẫy đầy những bãi đá ngầm. Mọi người sẽ phải đợi đến sáng ngày hôm sau và một người hoa tiêu đến tàu để có thể đến neo ở đúng chổ. Cũng hi vọng rằng mọi chuyện sẽ xảy ra tốt đẹp.
Ngày hôm qua, chúng tôi đã làm lễ Mardi Gras (lễ của Công Giáo) : người đầu bếp đã làm cho chúng tôi những bánh crêpe (bánh xếp) thật tuyệt ! Hồi sáng nầy, hai thủy thủ được giao phó nhiệm vụ lau chùi sạch sẽ phòng của anh chị. Các em hãy tưỡng tượng những vật dụng bằng đồng sẽ sáng chói như thế nào ! Các em thân mến, trong trường hợp chiếc tàu du lịch trở về Pháp vẫn còn ở trong vịnh khi anh chị đến, chị sẽ nhân dịp nầy để gởi đến các em quyển nhật ký nầy để đem đến cho các em những tin tức của anh chị một cách nhanh chóng. Kế tiếp, chị sẽ viết cho các em từ Nouméa.
6 giờ chiều
Pierre đã leo lên trên cột buồm để xem nếu có thể trông thấy bờ biển của Calédonie trước khi trời sụp tối. Chúng tôi đã kéo siết buồm cacatois, cánh buồm lớn phía sau và phía trước để giảm bớt tốc độ, nhưng dù sao tàu cũng còn chạy đến 6 gút. Nơi đây, ngày thì ngắn : mới bảy giờ thì trời tối đen. Vào giờ mà chị viết thư nầy cho các em thì chắc chắn các em đang đắm chìm trong giấc ngũ vì thời gian nơi đây và nước Pháp cách nhau 11 giờ. Các em tha lỗi cho chị viết chữ quá xấu, nhưng hôm nay, những tấm bản đồ được trải ra trên bàn và chị phải viết đứng. Pierre chuẩn bị canh chừng suốt đêm vì gió thật mạnh và tàu ở trên vùng biển nguy hiểm.
29 tháng Hai
Các em thân mến, anh chị sắp kết thúc một chuyến đi tuyệt vời và ngắn hạn : tổng cộng là 89 ngày. Người Thuyền Trưởng trước đã mất đến 94 ngày.
Chị vui sướng khám phá Nouvelle-Calédonie. Từ xa, người ta thấy những ngọn núi và, gần nhất là biển cả đập vào rặng san hô tung bọt trắng xóa. Chị sắp ngưng nhìn phong cảnh một chút để chuẩn bị những quần áo Pierre sắp mặc để tiếp đón chánh quyền Nouméa xuống tàu Président-Félix-Faure, ngay sau khi tàu bỏ neo trong vịnh.
Bây giờ là 10 giờ sáng và chị trông thấy rõ ngọn hải đăng Amédée. Bây giờ phải đi vào bằng con lạch, một điều không phải lúc nào cũng dễ dàng. Khi mục kích tất cả những đá ngầm vỗ sóng làm chị cũng hơi lo sợ. May mắn thay, người hoa tiêu dẫn dắt tàu chúng tôi cũng sắp đến. Chị thấy ông tiến đến gần trên một chiếc xuồng chèo bởi sáu người da đen mặc quần áo thổ dân.
Giữa trưa
Tàu đang đi trên con lạch và chạy khá nhanh. Chỉ còn 13 hải lý từ đây đến bến Nouméa. Pierre muốn tặng cho chị một cuộc đi dạo bằng xe ngựa ngay khi tàu cập bến. Người hoa tiêu báo tin sẽ có một chuyến ghé bến của một chiếc tàu thư tín trong những ngày nầy, như vậy chúng tôi sẽ nhận được tin tức của các em.
Còn phải nói gì bây giờ, các em thân mến ? Nếu không nói rằng anh chị được hạnh phúc. Chuyến ghé bến ở Nouvelle-Calédonie sẽ kéo dài khoảng hai tháng, trong đó hai ngày ở Nouméa để bốc hàng và phần còn lại sẽ ở bờ biển phía Đông để chất hàng nickel.
Anh chị sống sung sướng như đế vương và hơn nữa, anh chị làm lễ Sinh Nhật năm 26 tuổi của vị Thuyền Trưởng của chị, anh Pierre thân mến của chị, trên boong tàu. Ngày lễ Sinh Nhật của anh trùng hợp đúng với ngày tàu đến bến. Bánh ngọt, café, rượu liqueur được phục vụ trên dunette. Tất cả mọi người đều hoạt động tích cực cho đến những chuẩn bị sau cùng. Công việc thật là nhộn nhịp. Pierre không chợp mắt ban đêm, canh chừng mọi thứ, bắt đầu cảm thấy mệt mõi nhưng anh thấy cũng mãn nguyện, vì mọi chuyện trong hành trình nầy đều trôi qua tốt đẹp.
Chị đi ra gaillard phía trước để thưởng thức cảnh tàu vào trong vịnh, nó cũng không phải tầm thường. Tàu thả neo ở bến đến vào lúc 14 giờ 15 phút. Thủy thủ hạ chiếc xuồng nhỏ xuống nước vì anh chị sắp đi bờ liền bây giờ. Còn vui mừng nào hơn nữa khi gặp lại đất liền ! Hôn một ngàn lần tất cả mọi người và tất cả các em.
Marie-Jo.
Narka
Từ chuyến ghé bến ở Nouvelle-Calédonie, đôi vợ chồng mới cưới đã đem về, trong số kỹ niệm khác, những bức hình của Marie-Jo trên lưng ngựa, jupe dài và nón rơm, cũng như một vật tổ (totem) của người kanak (dân bản xứ Nouvelle-Calédonie) là một cái mặt nạ đáng sợ, nằm chễm chệ từ lâu trong ngôi vườn của biệt thự « Les Goélands » và nó làm những đứa trẻ mơ ước.
Chuyến trở về từ Nouméa-Le Havre lần nầy không có vấn đề gì nhưng không phải không có chuyện buồn. Nhiều khi cũng có những người tù khổ sai sau khi mãn án, nhứt là những chiến sĩ công xã Paris được cho phép lên tàu trở về quê quán. Đó là trường hợp vào năm đó.
Pierre Stéphan kể tiếp : »Tôi nhớ người tù kỳ cựu nầy đã mãn án 20 năm khổ sai và chúng tôi đem anh ta trở về Pháp. Anh nôn nóng gặp lại gia đình mà anh nhắc đến không ngừng cũng như gặp lại các con anh mà anh không thấy chúng khi khôn lớn. Khi nào gặp lại, anh sẽ bù đắp lại thời gian đã mất. Bọn thủy thủ cũng ưa thích anh. Nhưng than ôi, một buổi sáng, thủy thủ trông thấy anh nằm bất động trên tấm đệm ngũ. Là một người trách nhiệm hộ tịch trên tàu, tôi làm một biên bản tử vong, điều đó được thực hiện chính yếu bằng cách đặt một miếng gương trước miệng đương sự, nếu không có hơi nước hiện ra trên đó thì cái chết được chính thức nhìn nhận. Người cựu tù nhân cấm cố của chúng tôi đã không hưỡng được một chút tự do nào, anh đã chết. Thật là buồn ! Người ta bọc anh ta trong một tấm vải được khâu lại, rồi cho tàu dừng lại, hạ cờ rũ trên phân nữa cột, kế đó đặt thi hài trên tấm ván nằm nghiêng trên thành tàu. Một người nào đó đọc kinh cầu nguyện, tôi ra lịnh : »Ném xuống biển » và thi hài được dằn bằng một thỏi gan biến mất trong sóng biển. Cũng giống như vậy, tôi đã chứng kiến 6 người bị mất tích. »
Đối với chuyến đi đầu tiên, Marie-Joséphine Stéphan đã chịu đựng những thử thách một cách tốt đẹp. Nàng đã tìm được một niềm hạnh phúc thật sự để tham dự một cách kín đáo đời sống gian khổ và nguy hiểm của những người đi biển trong ngành Hàng Hải của tàu buồm. Người đàn bà trẻ sẽ còn đi vòng quanh thế giới thêm hai lần nữa với Pierre vào năm 1907 và 1908. Tất cả là ba lần. Vào thời gian đó, đối với một người đàn bà, thật là chưa bao giờ có ! Trên chiếc Félix-Faure, nhưng cũng như khi chỉ huy những chiếc tàu-bốn-cột-buồm Ernest-Siegfried và Émilie-Siegfried, Pierre sẽ còn đi nhiều chuyến tàu chở nickel cho hãng Brown et Corblet, trước khi nhảy ra làm chuyện khác.
« Đối với hạm đội tàu chở nickel, cảng trở về không phải lúc nào cũng là Le Havre. Nhiều khi có thể là Glasgow thuộc Tô-Cách-Lan với chặng đường khó khăn nằm ở phía Bắc Ái-Nhỉ-Lan. Tôi đã đi nhiều chuyến tàu đến Glasgow, nhưng tôi nhớ nhất là chuyến cuối cùng mà tôi gặp khó khăn. Lúc đó tôi đang chỉ huy chiếc Ernest-Siegfried. »
« Khởi hành từ Nouvelle-Calédonie, chúng tôi đến một trong hai cảng nói trên, nơi đó có những xưởng đúc. Thông thường, người ta làm một chuyến tàu buồm đi Le Havre, một chuyến đi Glasgow. Chúng tôi không thích lắm đến Tô-cách-Lan vì những cảng của Anh Quốc thường hay bị kẹt và chúng tôi phải làm nhiều vận chuyển từ bến nầy sang bến nọ. »
« Chính vào lúc rời những cảng, nơi mà tôi đã chất hàng quặng mỏ – ở Thio, Poro, Canala hay Koné – mà người ta cho biết cảng sẽ đến. Người Thuyền Trưởng là người sau cùng đến tàu bằng tàu xà-lúp với chỉ thị của Thuyền Chủ. Tất cả thủy thủ nghiêng mình trên thành tàu tìm cách đoán tin tức. Khi Thuyền Trưởng lắc đầu với vẻ thiểu nảo khi leo lên cầu thang, tất cả mọi người đã hiểu : đó là Glasgow ! Đối với người thủy thủ, sự chọn lựa của cảng lớn nầy ở Tô-cách-Lan cũng làm mọi chuyện phức tạp thêm. Khi xuống tàu, phải lấy xe lửa đi Luân Đôn, rồi lấy một chiếc xe lửa khác từ Luân Đôn đi Southampton, từ đó lấy tàu đi Saint Malo và lấy thêm một xe lửa đi Le Havre. Và trong trường hợp nầy, thủy thủ không còn có cảnh được tiếp đón long trọng ở Le Havre với những khán giã ngưỡng mộ và những cô chiêu đãi ngồi trong xe ngựa. Ở Glasgow, không có những cảnh tiếp đón như thế, nhưng những Sĩ Quan, những người chủ nhân của vùng cảng bắt chúng tôi vận chuyển tàu và lên tàu với cái chai rổng để xin chúng tôi rượu cognac. Chúng tôi cho họ rượu vì họ là những người can đảm, những thủy thủ như chúng tôi và cũng bởi vì để an tâm làm vận chuyển ít hơn một chút dọc theo bến tàu. Tàu nào không cho gì hết thường hay bị dời bến. »
» Có một lần, tôi nhớ lại, nếu có thể càng nhớ nhiều hơn, trong chuyến tàu viễn dương cuối cùng, tôi đi đến biển Ái-nhỉ-Lan trong tháng Ba, giữa mùa Đông Bắc Cực. Tôi lấy hướng đi về phía Bắc của hòn đảo, được đẩy bằng một luồng gió thật mạnh nhưng đều đặn. Nếu tôi quay mũi tàu về phía Nam, tôi sẽ phải đối diện với gió ngược trong biển Manche nằm giữa Anh Quốc và Ái-nhỉ-Lan và tôi sẽ bị bắt buộc lấy tàu kéo. Tôi nghĩ là nếu đi về phía Bắc, tôi có sẽ thể uốn cong hải lộ và bắt kịp vịnh hẹp Greenock ở cửa sông Clyde và đến Glasgow sau đó. Tôi đã uốn cong vào đường tàu đi và tôi đã đến ngoài khơi Ulster ở gần bên Chausssée des Géants (Con đê của những người khổng lồ) và cũng gần hòn đảo Rathlin. Lúc đó vào ban đêm, tôi được gió đến từ phía sau với một dòng nước cuốn mạnh. Vào khoảng bốn giờ sáng, chiếc tàu đi quá nhanh và tôi đã cho hạ bớt buồm. Chính vào lúc đó mà tuyết bắt đầu rơi. Trời lạnh băng giá. »
« Khi đi ngang qua đảo Rathlin, tôi xin đài kiểm lưu bằng tín hiệu đèn, gởi cho tôi một tàu kéo, nhưng thời tiết lại quá xấu. Vào khoảng chín giờ, gió đột ngột nổi lên, tôi phải đối phó với gió ngược và nằm trong vị thế xấu để đi đến vịnh Greenock, ở cách đó khoảng 12 hải lý. Điều chỉ có thể làm được là neo tàu lại chờ thời tiết tốt hơn và một tàu kéo sẽ đến giúp chúng tôi. Nhưng neo ở đâu bây giờ ? Và ở độ sâu nào ? Không còn sự chọn lựa nào và những vịnh hẹp của Tô-cách-Lan thì sâu. May mắn tình cờ, tôi phát hiện trên bản đồ một hòn đảo nhỏ tên Pladda, nối dài bởi những điểm chấm, chỉ cho biết có bãi cát ngầm và một độ sâu nhỏ. Người ta có thể thử thời vận nhưng phải làm cho nhanh. Chúng tôi đã chuẩn bị tất cả để bỏ neo thật nhanh. Tôi đã đem chiếc Ernest-Siegfried đến trên bãi cát ngầm, ở cách bờ biển không đến một hải lý. Tôi tiến theo hướng gió đẩy, cho hạ hết buồm, kế đó neo tàu với hai mõ neo và siết chặc tất cả những cánh buồm. Chiếc tàu đã đi đến theo ý muốn và chúng tôi cứ thế ở đó trong tuyết và gió, chúng tôi cũng hơi ngạc nhiên ở đó sau 97 ngày lênh đênh trên biển kể từ lúc khởi hành từ Nouvelle-Calédonie. »
Tôi đã thả neo ở độ sâu 35 m, phải thả 200 m dây neo ở mỗi bên mạn. Một cách tổng quát, người ta thả dây neo dài gấp ba lần độ sâu đáy biển và tôi phải thả dây neo 100 m ở mỗi bên, nhưng không dài đến gấp đôi. Nhưng khi thấy thời tiết như vậy, tôi để dây neo kéo dài ra và tự nhủ : với chiều dài của dây neo, mõ neo sẽ bám chặt. Tính với chiều dài của con tàu, chiều dài tổng quát từ chổ neo cắn đất là 300 m. Bờ biển thật gần và tôi không biết biên độ của thủy triều là bao nhiêu. Nói tóm lại, tàu chịu nhiều rủi ro và tôi có thể bị đụng vào đá ở phía sau.
Trong buổi trưa, hai chiếc tàu kéo chạy đến cặp vào mỗi bên của chiếc Ernest-Siegfried, như hai con chim cốc (cormoran) đang canh chừng con mồi. Một người đàn ông to lớn người Tô-cách-Lan, một người mập bệ vệ với hai gò má ửng đỏ của dân nhậu whisky la to với tôi bằng giọng khàn khàn : »Salvage ? Ok, salvage ? » Lợi dụng tình thế khó khăn, anh ta hỏi tôi có chấp nhận giá cả để cứu tàu không ? Điều đó có nghĩa là chịu một giá cao hơn giá kéo tàu lúc bình thường. Tôi trả lời không.
Sau đó, gió lại đổi hướng và sự giao thông được tái lập trên con lạch dẫn vào cảng. Tôi được biết lúc đó chúng tôi đã neo đúng vào nơi mà những chiếc tàu hướng về bờ biển phía Tây của Ái-nhỉ-Lan và đổi hướng đi. Ban đêm, để báo cho biết vị trí có tàu đang neo, tàu phải cho đốt đuốc ở phía trước và phía sau. Khi có tuyết rơi, người ta đốt đèn và rung chuông.
Trận gió đã kéo dài hai ngày. Những Thuyền Chủ của tôi cũng đã biết rằng tôi đang ở đây. Về phần hai chiếc tàu kéo, họ vẫn luôn luôn ở bên cạnh, chờ đợi tôi bị sút neo hoặc bị đụng vào những tảng đá. Nhưng sau hai ngày, gió đã dịu bớt và một trong đám người trên đó tiến đến gần và nói với tôi : »Bon, good ! » Anh ta quơ quơ bàn tay như để nói với tôi : « Anh thật là không chơi điệu chút nào ». Một lúc sau, anh ta lại nói : « Ok, good tarif for you, but one pound for me, hein ! ». Tôi đã cho anh ta một chút cognac. Sau đó, cả hai chiếc tàu kéo bằng lòng kéo tàu tôi. Một trong hai chiếc đã bỏ tôi trên đường đi, chiếc còn lại dẫn tôi đến Glasgow.
Những chiếc tàu kéo nầy thấy tôi lâm vào trong hoàn cảnh khốn khó nên cũng muốn lợi dụng thời cơ. Phải chờ đợi để chớp lấy cơ hội, wait and see, như họ thường nói. Trong trường hợp bị tai nạn, họ cũng không bỏ chúng tôi chết, nhưng họ làm công tác cứu cấp với một giá rất cao. Những người thủy thủ nầy cũng hơi bất chánh. Người ta đã thấy họ chạy vòng vòng như những con chó sói vây quanh những con tàu tuyệt vọng. Trong những trường hợp như vậy, người ta không cho kéo tàu trước khi điều đình giá cả. Ở vào thời kỳ đó, người ta còn thấy những tàu kéo viễn duyên hoạt động ở lối vào biển Manche. Khi gió thổi từ hướng Đông, những tàu buồm trọng tải lớn muốn tiến vào trong Channel, phải hải hành xoay mạn (louvoyer) giữa đảo Ouessant và Mũi Lizard nhiều khi trong nhiều ngày. Nên ở vào trong một lúc nào đó, người ta tự hỏi có lợi hơn khi dùng một trong tàu kéo nầy hơn là phải mất nhiều ngày để đi quanh quẹo. Những tàu kéo nầy hoạt động theo từng giá cả.
Sau khi chỉ huy những tàu buồm trọng tải lớn nầy trong 12 năm cho một Thuyền Chủ, tôi quyết định làm việc riêng cho tôi. Tôi muốn trở thành Thuyền Chủ, nhưng dĩ nhiên, tôi không có nhiều vốn để sắm một chiếc tàu-ba-cột-buồm. Vậy cho nên tôi đã mua một chiếc tàu-hai-cột buồm (goélette) trọng tải 300 tonneaux (1tonneau=2,83 m3), chiếc Narka, làm cho tôi thật hài lòng nhưng cũng làm cho tôi nhiều lo âu. Chúng tôi làm điều mà người ta gọi là đi săn. Những thợ săn là những chiếc tàu trọng tải từ 150 đến 300 tonneaux, chạy đến Terre-Neuve để tìm mua cá tuyết (morue) được đánh bắt bởi những tàu đánh-cá-tuyết-ba-cột-buồm để mang về Bordeaux và Lisbonne.
Chính trong chuyến tàu đầu tiên nầy, khi tiến đến gần Terre-Neuve, chúng tôi thật ngạc nhiên đã gặp gỡ một « con tàu ma » như người ta đã gặp trong những chuyện truyền kỳ. Một buổi sáng, người Thuyền Phó la to để báo tin cho tôi qua cửa sổ chấn song có một vật gì nhìn không rõ trong sương mù : » Một chiếc tàu hay một ngọn hải đăng. » Tôi chụp lấy cái ống nhòm và lên gặp anh trên boong tàu. Không lâu sau đó, chúng tôi trông thấy hiện ra bên trên sương mù một cánh buồm bay phất phới trên ngọn một cột buồm, sau đó một chút là một chiếc tàu ma quái dường như đã bị bỏ phế. Đó là chiếc tàu-năm-cột-buồm của Mỹ, lớn hơn chiếc Narka rất nhiều. Tôi được biết sau đó con tàu đến từ Pensacola, trên vịnh Mể-tây-Cơ, với một chuyến hàng gồm những thân gỗ tròn. Con tàu tên là Dawson-City, được trang bị ở hải cảng Boston. Khi chúng tôi gặp nó, chiếc tàu đang chạy về phía Bắc với một cột buồm bị gãy. Chính là cánh buồm flèche của cột buồm nầy bay phất phới như một lá cờ đã gây sự chú ý cho chúng tôi. Nếu không có nó, chắc chắn chúng tôi sẽ không thấy con tàu.
Tôi giả dụ rằng chiếc tàu nầy đến từ vịnh Mể-tây-Cơ đã bị rơi trong cơn bảo trong quần đảo Bermudes cũng như những trường hợp thông thường. Một cột buồm bị gãy trên boong, thủy thủ đã hoảng sợ và rời bỏ tàu. Chúng tôi đã thấy những xuồng cấp cứu đã được xữ dụng. Những con ròng rọc đập xuống thành tàu ở mỗi cú lắc ngang. Chúng tôi thận trọng tiến đến gần, từ phía sau, vừa kêu gọi. Nhưng không còn người nào nữa trên tàu. Chúng tôi ở lại đó hai ngày và hai đêm chạy quanh chiếc Dawson-City, nhưng không bao giờ chúng tôi có thể lên tàu. Có quá nhiều rủi ro ! Ngày thứ hai, thời tiết lạnh và chúng tôi cũng xém bị chiếc tàu buồm nầy đâm chìm vì nó di chuyển lệch lạc không thể biết trước. Con tàu không ai lái nên ở mỗi con sóng ngang, nó nghiêng 15 đến 20 độ, kế đó, chỉ một cú, nó nghiêng trở lại từ mạn kia. Thật rất nguy hiểm ! Để có thể lên tàu, trước tiên biển phải êm bớt, kế đó phải vận chuyển tàu đến vùng dưới gió và được che sóng bởi thân của con tàu bị nạn.
Chúng tôi muốn tất cả mọi người lên trên con tàu bị bỏ trôi để chiếm lấy nó vì, với chuyến hàng của nó, chiếc Dawson-City tượng trưng một gia tài thực sự. Tôi không biết sẽ làm thế nào để điều khiển nó, nhưng tôi nghĩ với gió tốt, chúng tôi sẽ đi theo nó hay đúng hơn hộ tống nó cho đến quần đảo Açores. Bởi vì theo quyền tài phán về xác tàu, khi người nào cứu một chiếc tàu bị bỏ trôi trong vùng biển quốc tế thì nó trở thành sở hữu của người đó. Con tàu sẽ được giám định về thân tàu và về hàng hóa trên tàu. Quốc gia không bao giờ bị mất quyền lợi của nó, chính vì vậy mà từ thời của Bộ Trưởng Colbert, quốc gia sẽ lấy một phần ba, một phần ba thuộc về thủy thủ và một phần ba thuộc về Thuyền Chủ. Mặc dầu một cột buồm đã bị gãy, chiếc Dawson-City vẫn còn trong tình trạng tốt và có giá, tệ nhất cũng vào 200 000 quan vào thời đó. Hàng hóa cũng vào giá đó. Tổng cộng là một tài sản nhỏ, nhưng phải trả giá những rủi ro mà tôi thà phải từ bỏ con tàu.
Khi chúng tôi đi ngang qua đường đi của chiếc Dawson-City thì nó chỉ mới bị bỏ trôi không lâu, nhiều nhất là tám ngày. Từ Thuyền Chủ đến công ty bảo hiểm, không ai hay biết rằng chiếc tàu đã bị trôi giạt cùng với hàng hóa nhưng không còn thủy thủ. Sáu ngày sau đó, khi đến Saint Pierre et Miquelon, tôi cho sở Đăng Ký Hàng Hải hay câu chuyện và lập tức họ báo tin cho những Thuyền Chủ của chiếc tàu ở Boston. Những người nầy đã gởi gấp một tàu kéo viễn duyên trong những vùng biển để cố tìm ra chiếc tàu trôi giạt nhưng không kết quả. Điều dĩ nhiên là sau cuộc gặp gỡ với tàu chúng tôi, chiếc tàu buồm đã tiếp tục, không chờ đợi, hành trình của con tàu ma. Tôi đã không bao giờ có thể biết số phận của thủy thủ của nó, tuy nhiên, tôi có những tin tức của chiếc tàu. Nhân một chuyến tàu ghé qua Saint Pierre hai tháng sau đó, tôi được tin qua báo chí địa phương, nó được phát giác ở phía Bắc quần đảo Açores. Trong hai tháng, bị phó thác theo số phận và bị cuốn trôi theo với giòng nước của Đại Tây Dương, chiếc tàu Dawson-City đã di chuyển được 400 hải lý. Một chiếc tàu chở hành khách của Anh Quốc đi từ Ba Tây đã trông thấy nó trên hải trình của mình. Dawson-City chỉ còn lại hai cột buồm trong số năm cột.
Những chuyện như vậy đã xảy ra trên Đại Tây Dương nhưng cũng trên những đại dương khác, những chiếc tàu mà người ta gọi là derelicts (một chữ mà người ta dịch épave trong Pháp ngữ hay xác tàu trong Việt ngữ) được biết đến. Hơn nữa, trong thời kỳ đó, người Mỹ phân phát rộng rãi những tấm bản đồ về hiện tượng nầy và về những trận bảo. Người ta có thể theo dõi sự tiến triển của chúng theo từng tháng. Nhiều xác tàu đi vòng quanh thế giới trước khi trườn lên cạn trên bờ biển hay chìm dưới đáy biển. Những tai nạn hàng hải cũng hiếm và những xác tàu không có gì bí mật. Tuy nhiên, từ một sự thật tầm thường, nhưng nó nuôi dưỡng những chuyện truyền kỳ xa xưa về những con tàu ma thường được làm sống lại.
Trong số những con tàu được biết đến nhiều nhất là chiếc Flying-Dutchman (Hollandais volant hay Người Hòa Lan bay), bị nguyền rủa phải đi lang thang trên biển đời đời vì người Thuyền Trưởng của nó đã xúc phạm đến Thượng Đế trong một cơn bảo của thần thánh. Câu chuyện của chiếc Mary-Céleste, một chiếc tàu-hai-cột-buồm, khởi hành từ New York vào tháng Chạp năm 1872, với một chuyến hàng chở rượu. Được phát giác một tháng sau đó trong tình trạng bị bỏ phế và bị trôi giạt, nó đã làm dấy lên không ngừng bao nhiêu giả thuyết.
Gần đây nhất là chiếc Dalgonar mà chúng tôi đã bỏ lại ở bờ biển của Chí Lợi, cũng là một thí dụ của những xác tàu đã được thêu dệt trong một chương mục về những con tàu ma. Những cột buồm bị gãy và trở thành xác tàu, con tàu buồm Dalgonar xứ Tô-cách-Lan không ngưng lướt trên sóng Thái Bình Dương. Và năm năm sau đó, nó đã chấm dứt số phận do bị mắc cạn trên bờ biển của Nhật.
Khi người ta hiểu biết được khoảng đường con tàu đã trôi trong Nam Bán Cầu và Bắc Bán Cầu để đến Vương Quốc Mặt Trời Mọc, người ta khó tin đó là sự thật ! Năm năm bị trôi giạt và dường như không người nào đã gặp nó. Không người nào đã trông thấy nó ! Dù sao, không có người nào đã báo tin về chiếc tàu. Chắc chắn nó đã bị cuốn theo dòng hải lưu lớn ở Xích đạo, giòng hải lưu Humbolt chảy lên đến tận bờ biển Chí Lợi và uốn cong về phía Xích đạo trong Nam Bán Cầu. Đó chính là dòng hải lưu mà chiếc bè Kon Tiki, mà những nhà hàng hải người Na Uy đã lo sợ, là đi xuyên qua Xích đạo và rơi vào dòng hải lưu khác chạy trở lên trên theo bờ biển Californie về hướng San Francisco, uốn cong về phía Alaska và đi trở xuống Nhật. Người ta gọi dòng hải lưu nầy là Jouro-Shiwo. Chính trên khoảng đường nầy mà chiếc Dalgonar đã trôi theo sau khi chạy xuyên qua Xích đạo từ quần đảo Galapagos.
Pierre kể tiếp : »Nhiều năm sau đó, tấn thảm kịch của chiếc Dalgonar đã được nối tiếp một cách bất ngờ. Tôi đã tình cờ gặp một Thuyền Trưởng người Bỉ của một chiếc tàu hàng ghé bến ở Brest. Chúng tôi đã đi bộ dọc theo bến tàu vừa nói chuyện với nhau, vừa khi ông ta hỏi tôi có biết chuyện của tàu Dalgonar không. Tôi trả lời ông rằng có vì tàu Loire đã cứu nhóm thủy thủ người Tô-cách-Lan, chỉ huy bởi Thuyền Trưởng Michel Jaffré mà tôi đã học hỏi về ngành Thuyền Trưởng với ông và tôi đã có dịp nói đến. Ông nói với tôi :
– Vậy à ! Như vậy, ông biết tất cả mọi chuyện. Nhưng mà ông có biết một người bị chết chìm dưới những con sóng biển vì bị kẹt lại trên tàu, bị mắc kẹt bởi đám dây thừng giữ cột buồm artimon, hai cánh tay đan vào nhau thành hình chữ thập ?
– Vâng tôi biết chuyện đó và thật là đau buồn !
– Thưa ông, người đó chính là con trai của tôi !
Đó là một lúc đau buồn. Tôi không biết nói gì thêm và ông ta rơi lệ. Sau một lúc khá lâu, ông nói thêm :
– Khi mà tôi nghĩ đến chuyện người ta không cứu nó theo !
– Nhưng thưa ông, người đó đã chết rồi, ông ấy bị vướng dây và những người cấp cứu đã chấp nhận bao nhiêu là rũi ro để cứu những người còn sống sót !
– Vâng, tôi biết tất cả những chuyện đó và tôi không biết nói gì hơn nữa. Đó là đứa con của tôi, thưa ông và đó là nổi đau khổ của đời tôi. »
Ngày tàn của những tàu buồm trọng tải lớn
Tháng Tám, 1914 : chiến tranh khởi sự. Pierre Stéphan bán lại chiếc Narka và tình nguyện vào Thủy Quân Lục Chiến. Khi ông rời quân đội bốn năm sau đó, ngành hàng hải tàu buồm đang bị khốn khó. Trận Đệ Nhất Thế Chiến đã là một nhát dao trí mạng đâm vào một hạm đội thương thuyền đang bị suy thoái. Những tiền trợ cấp không còn được phân phối và những tàu bị đắm thật là nhiều. Trong 15 chiếc tàu chở quặng được trang bị ở Le Havre và được xữ dụng cho con đường nickel, năm chiếc đã bị đắm. Một phần ba ! Đó là trung bình. Những chiếc tàu bị mất sẽ không được thay thế.
Cuộc xung đột cũng không chừa những tàu buồm lớn đã tham dự vào cuộc chiến : Émilie-Siegfried, Émilie-Galline, Emma-Laurans, Cannebière, Élizabeth, Bayonne, Anne-de-Bretagne và hàng chục những tàu buồm khác sẽ bị đắm với thủy thủ đoàn của nó bởi những chiếc U-Boat của Đức Quốc Xã. 56 chiếc tàu viễn dương của Pháp cũng chấm dứt.
Nguyên nhân khác của sự suy thoái của thương thuyền chạy buồm là máy hơi nước được phát triển rộng rãi, những thương thuyền hưởng lợi đi xuyên qua kinh đào Suez và Panama.
Phát súng ân huệ đến từ những đạo luật xã hội mới. Tháng Tám 1919, nước Pháp áp dụng một đạo luật cho phép thủy thủ làm việc tám giờ mỗi ngày cũng như những công nhân trên bờ, trong khi trước đó, họ phải làm việc 12 hay 14 giờ hoặc hơn nữa. Đối với Thuyền Chủ, điều đó có nghĩa là họ phải dự trù ba nhóm làm việc thay vì hai trên tàu. Ba chục thủy thủ thay vì hai chục trên tàu-ba-cột-buồm và bốn mươi lăm thủy thủ trên tàu-bốn-cột-buồm thay vì ba mươi, và ngoài chuyện đó, những phí tổn và lương bổng cũng tăng lên nhiều. Nghề nghiệp không còn sinh lợi. Từ năm 1921, giới Thuyền Chủ giải bản. Và không phải riêng ở nước Pháp. Những tàu buồm to lớn ở lại bến hoặc sắp bị mục nát trong nghĩa địa hàng hải. Đó là sự suy tàn. Những con tàu sống sót rất hiếm hoi.
Bị thiệt hại bởi đạo luật tám giờ làm việc và gặp nhiều khó khăn khác, phần đông những Thuyền Chủ quyết định giải bản những thương thuyền chạy buồm viễn dương của họ.
Kinh đào Martinière dọc theo bờ sông Loire ở Nantes được biết đến nhiều nhất như là nghĩa địa hàng hải. Xã Frossay, nơi quản trị con kinh đã báo cáo một kết thúc thật buồn:
« Từ những tháng đầu tiên của năm 1921, sau khi giao những chuyến hàng cuối cùng cho những cảng ngoại quốc, từng chiếc một, như một luyến tiếc, những chiếc tàu-ba-cột-buồm rời bỏ những hải lộ đại dương đến cặp vào bờ kinh. Những cánh buồm được gỡ xuống, những vận chuyển trở thành lỗi thời nhưng những con tàu được sơn phết lần cuối cùng để được đẹp khi chết với hàng cột buồm khổng lồ và những đòn buồm ngang xoay về hướng gió, những chiếc thương thuyền chạy buồm đậu nối nhau thành hàng dài trên nhiều cây số tạo thành một cánh rừng. Đó thật là một cảnh tượng huy hoàng nhưng cũng thật là buồn khi nhìn thấy những bóng dáng thon, trắng, nổi bật trên nền trời màu xanh lá cây của những cánh đồng cỏ màu mỡ của hạ lưu sông Loire bao quanh bởi hàng lau sậy.
Ở đó có những con tàu của hãng Société Générale d’Armement de Nantes bề thế, những con tàu khác đến từ cảng Bretagne và từ những nơi khác đến đây như chuyến an nghỉ sau cùng như một vụ chìm tàu không sóng gió. Giữa năm 1921 và 1927, khoảng 50 tàu buồm lớn cũng đến đây để chịu mục nát trong khung cảnh xanh tươi và trong vũng bùn lầy của » nghĩa địa của những chiếc tàu của Thành phố Nantes « , như người ta vẫn còn gọi phần của con kinh của sông Loire cho đến ngày hôm nay. Biểu tượng đau khổ của một thế giới đã hoàn toàn thuộc về quá khứ, nghĩa trang hàng hải ở Nantes đã lâu dài hằn trong ký ức của những ai đã chứng kiến cảnh những con tàu hấp hối. Pierre Stéphan lúc đó sống ở Brest, đã đi đến đó xem lần chót, những con tàu buồm nầy ông đã từng biết, nó đã tung hoành trên khắp đại dương. Ngày hôm qua, những con tàu tràn đầy sinh lực, ngày hôm nay chỉ còn là những bóng dáng im lìm, chờ đợi bị phân ra thành từng mãnh. Pierre nhiều khi nói về sự chấm dứt buồn thảm, một sự phí phạm khổng lồ.
Tuy nhiên cũng có ngoại lệ, những con tàu hiếm hoi còn sống sót, người ta không còn gặp nữa, như bức hình của Marie-Jo chụp ở phía trước của chiếc Félix-Faure, với vỏ tàu thon thả và mạnh mẻ, cất cao lên và chúi xuống theo hướng những con sóng, với tất cả những cánh buồm được kéo lên. Bị bỏ phế bởi sự tiến bộ, số phận những con tàu nầy bị kết thúc bởi những công ty phân rã tàu sau khi chịu đựng sóng gió biển khơi ; đắm chìm trong sự quên lãng trong vũng bùn và trong trí nhớ của mọi người ; chết trong sự dửng dưng của thế giới tân tiến và tiếng ồn ào của cơ khí.
Anh hùng của một thời, những người đi biển và những con tàu sẽ bị mau chóng quên lãng.
Pierre Stéphan nói tiếp : » Đó là hoàn cảnh đã xảy ra trong nhiều thập niên. Tuy nhiên, trong những năm 1960-1970, sự hâm mộ về tàu buồm và những gì liên quan đến biển cả, về tất cả vật dụng tàu buồm xưa, du lịch bằng đường biển, đua thuyền ngoài biển, hải hành đơn độc đã xuất hiện ở Pháp. Một số sách văn học đã chớp lấy đề tài mà người ta có thể gọi là Chuyện truyền kỳ về những người đi biển vượt Mũi Horn. Vào thời đó, chúng tôi không nghĩ được vinh danh vào một ngày nào đó. Từ hai mươi năm nay, chúng tôi được tiếp đón gần như khắp nơi ; chúng tôi đã tham dự những đại hội ; những phóng viên đã phỏng vấn chúng tôi về những con tàu, những thói quen của thủy thủ, những nguy hiểm của những vùng biển phía Nam và tuổi của Thuyền Trưởng. Chúng tôi sẳn lòng trả lời họ và cũng tự hỏi chúng tôi đã làm được chuyện gì phi thường để trở thành nổi tiếng như vậy, trong khi đó chúng tôi chỉ giản dị làm công việc của mình, gian khổ nhưng hứng thú như những thủy thủ chuyên nghiệp. Đó là những người thủy thủ can đảm, chắc chắn như vậy, nhưng nhất là do họ yêu thích phiêu lưu và biển cả, yêu thích những đại dương vùng Nam bán Cầu, nó trở thành Vương quốc của những thương thuyền chạy buồm to lớn và những « Albatros« .